• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Xương khớp » U Tế Bào Khổng Lồ | Bài giảng CĐHA *

U Tế Bào Khổng Lồ | Bài giảng CĐHA *

08/01/2025 ThS. Nguyễn Long 21 Bình luận  31212

Nội Dung Bài Giảng

  1. I. Đại cương
  2. II. Chẩn đoán hình ảnh
    1. 1. Chẩn đoán x-quang
    2. 2. Chẩn đoán CLVT
    3. 4. Chẩn đoán MRI
  3. III. Phân biệt
    1. * Nang xương phình mạch
    2. * U nguyên bào sụn
    3. * Sarcoma xương – sụn
    4. * U xơ sụn nhầy
    5. * U xơ không cốt hóa
  4. IV. U TB khổng lồ bao gân
    1. * Đại cương
    2. * Đặc điểm hình ảnh
  5. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– U tế bào khổng lồ (Giant cell tumor – GCT), còn được gọi là Osteoclastomas thường chỉ gặp ở người trưởng thành, phát triển từ hành xương và điển hình xâm lấn tới đầu xương dài (xương đùi, đầu trên xương chày, đầu dưới xương quay, thân đốt sống…).
– Hiếm gặp với tỷ lệ mắc ước tính từ 1,2-1,7 trên một triệu người-năm, chiếm 4-5% tổng số khối u xương nguyên phát và khoảng 20% tổng số khối u xương lành tính.
– 80% trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi từ 20-45 tuổi, tỷ lệ cao nhất từ 20 đến 30. Hiếm gặp ở bệnh nhân có bộ xương chưa trưởng thành. Có một sự ưu thế nhẹ đối với nữ giới, đặc biệt là khi khối u nằm ở cột sống.
– Sự chuyển dạng ác tính xảy ra ở <10% các trường hợp và phổ biến hơn ở nam giới (tỷ lệ nam:nữ = 3:1)
– U thường đơn độc, hiếm khi đa ổ. Dạng u nhiều nơi (1%) thường kết hợp với bệnh Paget, là một bệnh liên quan đến chuyển hóa của xương. Tốc độ xương mới được hình thành thay thế xương cũ ngắn. Theo thời gian, các xương bị ảnh hưởng có thể trở nên mỏng.
 – Phân loại:
+ U tế bào khổng lồ thông thường
+ U tế bào khổng lồ ác tính

U tế bào khổng lồ

* Vị trí tổn thương

– Thường xảy ra ở vị trí lệch tâm ở đầu các xương dài trong bộ xương trưởng thành.
– Tổn thương bắt nguồn từ hành xương, lan tới đầu xương, thường tới xương dưới sụn. Mức độ lan rộng liên quan tới kích thước và thời gian tồn tại của khối u.
– 75-90% ở xương dài: đầu dưới xương đùi > đầu gần xương chày > đầu xa xương quay.
– Đầu dưới xương đùi và đầu gần xương chày: 50-65%
– Đầu dưới xương quay: 10-12%
– Đầu gần xương cánh tay: 4-8%
– Xương cùng: 4-9%
– Thân đốt sống: 3-6% (cột sống ngực phổ biến nhất, tiếp theo là cột sống cổ và cột sống thắt lưng). Tổn thương thường ở thân đốt sống kéo dài tới phần sau.
– < 5% liên quan tới xương bàn tay, bàn chân.
– Rất hiếm gặp tổn thương đa ổ. Có thể trong hội chứng di truyền hoặc xương chi ở người trẻ.

* Phân độ mô học

* Đánh giá giai đoạn

– Giai đoạn I (<5%): Khối u nhỏ, không hoặc ít tiến triển, ranh giới rõ, vỏ xương còn nguyên vẹn, thường không có triệu chứng, mô học lành tính.
– Giai đoạn II (70-85%): Có triệu chứng, có thể có gãy xương bệnh lý. Tổn thương xương trên X-quang lan rộng, vỏ xương mỏng và giãn rộng, song chưa phá vỡ vỏ xương. Mô học lành tính.
– Giai đoạn III (10-15%): Có triệu chứng, khối u phát triển nhanh. Tổn thương phá hủy vỏ xương, khối u lan vào mô mềm xung quanh. Tăng sinh mạch máu trên chụp mạch. Mô học lành tính.

* Lâm sàng

– Ở giai đoạn sớm hoặc khối u nhỏ, bệnh nhân có thể không có triệu chứng
– Các triệu chứng thường không đặc hiệu và thường xuất hiện khi tổn thương bắt đầu phá hủy vỏ xương và kích thích màng xương hoặc khi xương yếu gây gãy xương bệnh lý. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện đau, xuất hiện từ từ, tăng dần.
– Khi u tế bào khổng lồ nằm ở vị trí cận khớp, bệnh nhân có thể có đau và hạn chế vận động khớp, có thể có tràn dịch khớp.
– Một số khối u tế bào khổng lồ có biểu hiện đầu tiên là gãy xương bệnh lý

* Điều trị

– Điều trị ngoại khoa là chủ yếu. Bệnh có thể tái phát tại chỗ sau phẫu thuật. Tái phát tại chỗ sau khi nạo vét đơn thuần có thể tới 50% trường hợp. Tái phát sau khi nạo vét rộng có tỷ lệ khoảng 10%.
– Điều trị nội khoa thường chỉ có tính chất hỗ trợ, giảm triệu chứng nếu có.
– Những khối u không có khả năng điều trị bằng phẫu thuật có thể xem xét điều trị xạ trị.
– Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u lớn nên sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng gãy xương bệnh lý.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán hình ảnh

1. Chẩn đoán x-quang

– U tế bào khổng lồ chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có bộ xương trưởng thành với các đầu xương đã đóng (không còn sụn tiếp hợp).
– Vị trí lệch tâm trong xương, ngược với vị trí trung tâm khoang tủy. Có thể khó đánh giá nếu tổn thương kích thước lớn.
– Tổn thương tiêu xương trong phần lớn các trường hợp, bắt nguồn từ hành xương, lan tới đầu xương, thường tới xương dưới sụn (84-99%) trong vòng 1cm từ bề mặt khớp.
– Tổn thương có ranh giới rõ với vùng chuyển tiếp hẹp, thường không có viền đặc xương (80-85%).
– Dấu hiệu thổi vỏ: đầu xương mở rộng phồng to ra, vỏ xương mỏng nhưng đường viền liên tục, đều và rõ nét.
– Mức độ mở rộng vỏ xương từ nhẹ tới đáng kể.
– Các bè xương giả thường gặp, bờ mịn đều hoặc thô => nhiều vách ngăn thành nhiều hốc như bọt xà phòng.
– Không có phản ứng màng xương trừ khi có gãy xương bệnh lý.
– Không có vôi hóa nền.
– Sự hình thành xương mới ngoại vi với tái cấu trúc vỏ xương có thể được quan sát thấy ở các khối u được điều trị bằng denosumab – là một loại kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị loãng xương và các bệnh liên quan đến xương. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào hủy xương, giúp bảo vệ và tăng cường khối lượng xương.

[gallery columns="5" link="file" ids="179323,18027,18028,18029,18030,18043,171535,171534,18042,18033,90170,90201,90202,90203,144686,144687,144753,179327"]

– Khi ác tính hóa:
+ Tổn thương tiêu xương dạng thấm với vùng chuyển tiếp rộng.
+ Có thể phá vỡ vỏ xương, xâm lấn mô mềm (30-35%).
+ Phản ứng màng xương.

[gallery link="file" columns="5" ids="179325,90206,166990,167191,18035,18036,18037,18040,18041,18054"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="56491,56492,56493,56494,56495"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="90105,90107,90108,90109,90110,90111"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="2" ids="90172,90173"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="90175,90177,90178,90179,90180"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="120200,120201,120202,120203"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="148894,148895,148896"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="151986,151987,151988,151989"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery columns="5" link="file" ids="172420,172416,172417,172418,172419"]

2. Chẩn đoán CLVT

– Chụp CLVT có giá trị đặc biệt trong các trường hợp u nhỏ, ở xương dẹt, xương cột sống mà X-quang thường quy không rõ hoặc không thấy.
– Nhằm đánh giá mức độ lan rộng và xâm lấn của u ra ngoài xương cũng như mức độ lan rộng của tổn thương vào ống tủy.
– Đánh giá xâm lấn mô mềm với vôi hóa tinh tế.

[gallery columns="2" link="file" ids="90210,144691"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="32927,32928,32929,32931"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="61593,61595,61597,61598,61599"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="90160,90162,90163,90164,90165"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="90183,90185,90186,90187,90188"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="90191,90192,90193"]

4. Chẩn đoán MRI

– Xung T1W:
+ Phần tổ chức đặc tín hiệu trung bình hoặc giảm.
+ Phần ngoại vi tín hiệu thấp.
– Xung T2W/STIR: tín hiệu không đồng nhất từ giảm tới tăng
+ Tín hiệu tăng không đồng nhất với các khu vực có tín hiệu thấp do hemosiderin hoặc xơ hóa. Có thể dạng nốt, vùng hoặc lan tỏa.
+ Có thể có mức dịch-dịch nếu có nang xương phình mạch.
+ Tăng tín hiệu do phù tủy xương quanh tổn thương.
– Sau tiêm: ngấm thuốc không đồng nhất, ngấm thuốc viền thành phần năng và thành phần đặc ngấm thuốc sau tiêm => giúp phân biệt với nang xương phình mạch.

[gallery link="file" ids="90207,144688,144689,144690,144692,144693"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="26511,26510,26508,26509"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="26515,26514,26513,26512,90168"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="78067,78068,78069,78070,78071"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="90117,90118,90119,90120,90121"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="90145,90146,90147,90148,90149"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="90152,90153,90154,90156,90157"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="127426,127427,127428,127430,127431,127432,127433"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="160495,160496,160497,160498"]

– Hình ảnh mức dịch / dịch nếu có nang xương phình mạch thứ phát

125089fig03b

III. Phân biệt

* Nang xương phình mạch

– Nang xương phình mạch (Aneusysmal bone cyst – ABC) thường gặp lứa tuổi trẻ <30
– Vị trí: hành xương dài
– Dấu hiệu thổi vỏ
– Có thể kết hợp với u tế bào khổng lồ với hình ảnh mức dịch – dịch
– Có hai dạng nguyên phát và thứ phát.
+ 
ABC thứ phát: thường liên quan đến các khối u khác như u tế bào khổng lồ (hay gặp nhất), loạn sản xơ xương, u nguyên bào xương, u nguyên bào sụn. ABC thứ phát chiếm 14% trong tất cả các trường hợp u tế bào khổng lồ.

23-09-2017 12-12-51 AM

+ ABC nguyên phát: phân biệt trong trường hợp u tế bào khổng lồ có nang xương phình mạch thứ phát. U tế bào khổng lồ có thành phần mô mềm ngấm thuốc sau tiêm thuốc trên MRI còn nang xương phình mạch thì không.

[gallery link="file" columns="4" ids="18045,18046,18064,18065"]

* U nguyên bào sụn

– U nguyên bào sụn (Chondroblastoma) thường gặp ở nhóm tuổi chưa trưởng thành bộ xương (còn sụn tiếp hợp).
– Tổn thương bắt nguồn từ đầu xương. U phát triển xu hướng mở rộng về phía hành xương, có thể lan qua sụn tiếp hợp, lan vào sụn khớp.
– Hình ảnh tổn thương khuyết xương hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 3-4cm, bờ rõ, có đường viền vôi hóa mỏng (50%).
– 1/2 trường hợp vượt qua đĩa sụn.
– Vị trí lệch tâm ở đầu các xương ống dài: xương cánh tay, xương đùi, xương chày.
– Thường không phá vỡ vỏ xương.
– 40-60% có vôi hóa trung tâm.
– Biến chứng gãy xương bệnh lý, biến đổi ác tính và di căn.

[gallery link="file" columns="5" ids="89558,89543,89544,89545,89546"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="89443,89444,89445,89446,89447"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="89454,89455,89456,89457,89458"]

* Sarcoma xương – sụn

– Sarcoma xương / Sarcoma sụn (Osteosarcoma / Chondrosarcoma) thường gặp ở nhóm tuổi lớn hơn.

[gallery columns="5" link="file" ids="18050,18051,18052,18061,18063"]

* U xơ sụn nhầy

– U xơ sụn nhầy (Chondromyxoid fibroma) là u xương lành tính hiếm gặp, chiếm < 1% các khối u xương.
– Tuổi thanh thiếu niên 20-30T.
– Vị trí tổn thương:
+ 61% gặp ở xương dài.
+ 50% ở quanh khớp gối (đầu gần xương chày là vị trí thường gặp nhất).
+ 25% ở xương dẹt (xương chậu là phổ biến nhất).
+ 24% ở xương chi
+ Hiếm gặp: xương cột sống, sọ mặt, xương đòn, xương gót.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tổn thương khu trú, bờ đa cung, có viền xơ cứng.
+ Vị trí tổn thương: hành xương (53%) hoặc thân xương (43%).
+ Phần trung tâm ở hành xương có thể lan rộng tới xương dưới sụn.
+ Tổn thương phát triển theo trục dọc của xương.
+ Dấu hiệu thổi vỏ có trong 85% các trường hợp, tăng lên ở các xương nhỏ.
+ Tổn thương lệch trục (58%), bờ đa cung, vỏ mỏng.
+ Có thể bào mòn xương, không xâm lấn mô mềm.
+ Có thể có phản ứng màng xương hoặc phù phản ứng xung quanh.
+ Chất nền sụn hiếm gặp (< 10%).

[gallery link="file" columns="4" ids="179166,179167,179168,31770,31771,31772,90195"]

* U xơ không cốt hóa

– Thường gặp ở nhóm tuổi trẻ hơn.
– Hình khuyết xương nằm sát vỏ, phát triển về phía tuỷ xương, trục dọc theo thân xương.
– Bờ đều.

[gallery link="file" ids="18418,18419,18420,18421,18422,18423"]

– Có viền đặc xương mỏng xung quanh, trong có thể có vách ngăn
– Dấu hiệu thổi vỏ có thể có (vỏ xương mỏng, phồng ra ngoài), gặp trong 75% trường hợp.
– Không có phản ứng màng xương

[gallery link="file" ids="18424,18425,18426,18427,18428,18429"]

IV. U TB khổng lồ bao gân

* Đại cương

– U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (tenosynovial giant cell tumor) thường xuất phát từ màng hoạt dịch của bao khớp, bao gân, túi hoạt dịch… Được mô tả lần đầu tiên bởi Jaffe và cộng sự năm 1941, cũng còn được biết như 1 hình thái của viêm nốt sắc tố thể nhú. U tế bào khổng lồ nói riêng và các tổn thương u mô mềm khác trong khớp gối nói chung thường hiếm gặp…
–
Là một nhóm các khối u hiếm, hình thành trong khớp. Những khối u này phát triển trong ba khu vực của khớp:
+ Màng hoạt dịch: lớp mô mỏng lót trên bề mặt trong của khớp.
+ Bao hoạt dịch: túi chứa chất lỏng có chức năng làm lớp đệm cho gân và cơ xung quanh khớp để tránh ma sát.
+ Bao gân: một lớp mô xung quanh gân.
– Vị trí: khớp cổ tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.
– Phân loại:
+ Khối u tế bào khổng lồ cục bộ phát triển chậm. Chúng bắt đầu trong các khớp nhỏ hơn như ở bàn tay. Những khối u này được gọi là khối u tế bào khổng lồ của bao gân.
+ Khối u tế bào khổng lồ khuếch tán phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến các khớp lớn như đầu gối, hông, mắt cá chân, vai hoặc khuỷu tay. Những khối u này được gọi là viêm nốt sắc tố dạng nhú

* Đặc điểm hình ảnh

– Siêu âm: Siêu âm rất hữu ích vì nó không chỉ cho thấy đặc điểm của tổn thương mà còn có thể đánh giá những cấu trúc xung quanh. Khi quét đầu dò, có sự di chuyển tự do của gân trong tổn thương. Thông thường chúng xuất hiện dưới dạng:
+ Những khối tổn thương hồi âm kém, đồng nhất (mặc dù có 1 trường hợp khối tổn thương phản âm không đồng nhất) vị trí ở mặt trong của lòng bàn tay bàn chân
+ Không di chuyển khi thực hiện động tác gấp duỗi các gân cơ xung quanh.
+ Phần lớn có mạch máu xung quanh tổn thương.
– X-quang: Khi các khối này phát sinh từ gân, thường là ở bàn tay, chúng có thể gây ra sự ăn mòn xương bên dưới trong 10-20% trường hợp. Thông thường hơn những khối này phát sinh từ gân bàn tay. Khối lượng có mật độ cản quang dạng mô mềm. Phản ứng màng xương và vôi hóa là không phổ biến.
– Cộng hưởng từ: Về đặc điểm khối u, do sự tương đồng về mô học với u màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố, các khối u tế bào khổng lồ của vỏ gân cũng có hình ảnh tương tự trên MRI, chủ yếu là do sự tích lũy hemosiderin. 
+ Giảm tín hiệu trên T1W và T2W.
+ Gado: thường tăng tương phản ở mức trung bình.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="100071,100072,100074,100075,100076,100077,100078,100079"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="100082,100083,100084,100085,100086"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="100089,100090,100091,100092,100093,100094"]

Tài liệu tham khảo

* Giant Cell Tumor of Bone: Review, Mimics – Corey J. Chakarun, MD, Deborah M. Forrester, MD, Christopher J. Gottsegen, MD
* Mimics on Radiography of Giant Cell Tumor of Bone – Gregory S. Stacy, Terrance D. Peabody and Larry B. Dixon
* Giant cell tumor of knee: Imaging findings of the most common site – V. Zampa, S. Giusti, C. Spinelli, S. Ortori, C. Bartolozzi; Pisa/IT
* Unusual imaging features of giant cell tumor of the bone – J. M. Morales Pérez, A. Cano Rodríguez, V. M. Encinas Tobajas
* Diagnostic Imaging: Musculoskeletal Non-Traumatic Disease, 3e (2022) – Davis, Blankenbaker, Bernard
* Giant-cell tumor of the tendon sheath: when must we suspect it? – C. Santos Montón, J. M. Alonso Sánchez, D. C. Cuellar
* Imaging of giant cell tumors of bone – C. A. S. Ruano, M. Magalhaes, J. M. G. Lourenco, C. B. Marques
* Diagnostic imaging in follow-up and response to treatment of advanced giant cell tumors – U. Grzesiakowska, D. Makuła, M. Olszewski

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Viêm Gân Vôi Hóa | Bài giảng CĐHA *
Tiếp Cận Chẩn Đoán U Xương | Bài giảng CĐHA
Loạn Sản Xơ Xương | Bài giảng CĐHA *

Danh mục: Xương khớp

guest
guest
21 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
08/01/2025 10:35 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 8/1/2025

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 3 4 5

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12836 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8612 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 84 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN