U tuyến yên (Pituitary Tumors) là u lành tính, phát triển từ thùy trước của tuyến yên, đây là loại u thường gặp nhất trong các loại u vùng tuyến yên. U tuyến yên chiếm 10% khối u trong sọ, gặp độ tuổi 38-50, rất hiếm gặp ở trẻ em. Dựa vào sinh lý bệnh chia thành loại tăng tiết và không tăng tiết hormon…
BỆNH LÝ HỆ THẦN KINH
Chấn Thương Đám Rối Cánh Tay | Bài giảng CĐHA
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi một hay nhiều rễ thần kinh bị bứt ra khỏi tủy sống ở phần gốc hay các thân, bó thần kinh bị kéo giãn, đứt, đụng dập, chèn ép… ở phía ngoài lỗ ghép. Đây là loại tổn thương trầm trọng, khó điều trị, khả năng tự phục hồi rất ít, có thể gây liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn và rối loạn cảm giác phần chi mà nó chi phối, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và tâm lý của người bệnh…
Động Kinh | Bài giảng CĐHA
Động kinh xuất hiện khi có tổn thương vỏ não gây mất cơ chế đồng vận kích thích và ức chế thần kinh. Chẩn đoán động kinh dựa trên nhận thấy cơn động kinh lặp lại. Tỷ lệ động kinh gặp trong dân số khoảng 0.4-1%. Động kinh được chia làm 2 nhóm lớn. Động kinh toàn thể (30%): hay gặp ở trẻ em, do ổ kích thích ở cả hai bán cầu. Động kinh cục bộ hay bán phần (70%): hay gặp ở người trưởng thành, xuất phát từ ổ khu trú ở não…
Bệnh Moyamoya | Bài giảng CĐHA
Bệnh moyamoya là một bệnh tắc nghẽn mạch máu não mãn tính tiến triển liên quan đến hẹp hoặc tắc đoạn cuối của động mạch cảnh trong hai bên, chỗ chia đôi phần gần của động mạch não trước và động mạch não giữa. Bệnh moyamoya cũng được đặc trưng bởi sự hình thành thứ phát các bất thường các mạng động mạch xuyên, được gọi là mạch máu moyamoya, gần các khu vực tương ứng với tắc nghẽn hoặc hẹp của động mạch đậu vân và động mạch xuyên đồi thị…
Bệnh Lý Chất Trắng | Bài giảng CĐHA
Bệnh lý chất trắng rất đa dạng, chủ yếu gồm các quá trình bệnh lý liên quan myelin của sợi thần kinh. Các thay đổi myelin được chia thành hai loại chính: bất thường tạo thành, phát triển của myelin (dysmyelinating) và huỷ myelin (demyelinating). Các bất thường tạo thành và phát triển myelin hay gặp ở trẻ em, do các nguyên nhân bẩm sinh, đa số do các rối loạn chuyển hoá (thiếu hụt các men). Còn huỷ myelin hay gặp ở người lớn hơn, thông thường là bệnh xơ não rãi rác (MS), tổn thương do độc chất, tia xạ, viêm nhiễm, chấn thương, mạch máu…