Đa u tuỷ xương (Multiple Myeloma) là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào (plasmocyte) ở tủy xương và một số cơ quan khác. Tăng sinh tương bào dẫn đến: tăng các globulin miễn dịch trong máu, tạo thành nhiều ổ tiêu xương dẫn đến gãy xương bệnh lý, rối loạn chức năng nhiều cơ quan: suy thận, thiếu máu, tăng canxi máu, các triệu chứng thần kinh…
BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP
U Tế Bào Tạo Xương | Bài giảng CĐHA
U tế bào tạo xương (Osteoma) gặp ở tuổi thiếu niên, do tính chất lành tính nên phát hiện ở tuổi trưởng thành. Vị trí: trong xoang, chủ yếu xoang trán, có thể gặp ở vỏ xương sọ hoặc xương hàm. Nguyên nhân của osteomata là không chắc chắn, nhưng lý thuyết thường được chấp nhận đề xuất các nguyên nhân phôi thai, sau chấn thương, hoặc nhiễm trùng…
Chấn Thương Xương Đòn | Bài giảng CĐHA
Chấn thương xương đòn là tổn thương thường gặp trong chấn thương. Bao gồm: gãy xương đòn, trật khớp cùng-đòn, trật khớp ức-đòn. Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp với tần suất khoảng 1/1000 mỗi năm và chiếm 2.6% đến 5% các trường hợp gãy xương. Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69%- 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn…
Thoái Hóa Xương Khớp | Bài giảng CĐHA
Danh từ thoái hóa khớp được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1886 bởi bác sĩ J.K.Spender. Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý xương khớp, liên quan chặt chẽ với tuổi và là nguyên nhân chính gây đau, mất khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí ý tế. Tổn thưởng cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch…
Viêm Khớp Dạng Thấp | Bài giảng CĐHA
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính, với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở các mức độ khác nhau. Chiếm tỷ lệ 05-1% người trưởng thành. Thường gặp ở nữ (nữ:nam = 3:1), tuổi trung niên…