• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • Tài Liệu
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Xương khớp » U Sụn | Bài giảng CĐHA

U Sụn | Bài giảng CĐHA

18/09/2023 ThS. Nguyễn Long 16 Bình luận  25111

MỤC LỤC BÀI GIẢNG

  1. I. Đại cương
  2. II. Chẩn đoán x-quang
    1. * U sụn
    2. * Bệnh Ollier
    3. * Hội chứng Maffucci
  3. III. Chẩn đoán MRI
  4. IV. Phân biệt
    1. * Nhồi máu xương
    2. * Sarcoma sụn
  5. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– U tế bào tạo sụn được gọi là Chondroma, nếu u sụn nằm trong ống tủy được gọi là u nội sụn Enchondroma
– U sụn hay u nội sụn thường gặp trẻ em, do lành tính nên phát hiện muộn (10-30T).
– U nội sụn thường đơn độc
– Vị trí: hay xuất hiện ở đốt ngón tay ngón chân, xương dài, xương sườn.
– Tổn thương dạng nang lành tính phổ biến nhất ở các đốt ngón tay.
– U nội sụn xảy ra ở bất cứ xương nào được tạo từ sụn và có thể ở trung tâm, lệch tâm, phồng, hay không phồng. Chất nền sụn của chúng luôn bị vôi hóa, trừ khi ở các đốt ngón tay. Nếu một tổn thương dạng nang ở bất cứ vị trí nào mà không có chất nền sụn bị vôi hóa thì chúng ta có thể loại trừ u sụn.
– U chiếm 12% các u lành tính của xương, không ưu tiên giới.

U sụn

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán x-quang

* U sụn

– Thường thấy ở tuổi trẻ, không có triệu chứng, đôi khi được phát hiện tình cờ.
– Vị trí:
+ Các xương nhỏ, nhất là xương bàn tay, bàn chân (50%).
+ Xương dài: xương đùi, xương chày, xương cánh tay.
+ Hiếm gặp: xương chậu, xương bả vai, xương sườn
+ Đơn độc hoặc nhiều vị trí (Bệnh đa u sụn / Ollier / Maffucci).
– Đặc điểm tổn thương:
+ Tổn thương kích thước < 5cm.
+ Tổn thương vôi hóa dạng sụn: dạng vòng và vòng cung, bỏng ngô, dạng chấm, dạng bông. Thường không có vôi hóa dạng sụn vị trí bàn tay, bàn chân.
+ Ở bàn tay, bàn chân thường biểu hiện ổ khuyết xương tròn hoặc bầu dục, bên trong có thể có chấm vôi hóa.
+ Bờ viền rõ, có viền đặc xương xung quanh.
+ Có thể có dấu hiệu thổi vỏ: thường gặp ở bàn tay, bàn chân.
+ Có thể gây gãy xương bệnh lý.
+ Không có phản ứng màng xương.
+ Không xâm lấn phần mềm.
+ Không phá hủy vỏ xương.

[gallery columns="5" link="file" ids="166984,169875,18170,18172,18173,80680,144148,144683,165831,146929,146928,144877,80681,169377,31753,31793,46088,46087,158010,144684,31752,144270,144975,146926,146927"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="49714,49713,49712,49711,49710"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="89294,89295,89296,89297,89298"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="2" ids="94670,94672"]

* Bệnh Ollier

– Đặt theo tên bác sĩ ngoại khoa người Pháp Louis Leopold Ollier
– Đa u sụn, xuất hiện ở một bên, giới hạn ở xương bàn tay, bàn chân.

[gallery link="file" ids="82352,144327,144710"]

– Thuật ngữ Enchondromatosis thường được sử dụng trong trường hợp đa u sụn ở bàn tay, bàn chân, xu hướng đối xứng 2 bên và bao gồm cả các vị trí xương khác. Ở xương chi làm cho ngắn hay biến dạng chi với nhiều u sụn ở các hành xương và thân xương.

[gallery link="file" ids="100106,144326,144712"]

– Biến chứng sarcoma sụn gặp trong 25-30% các trường hợp.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="80659,80660,80661,80662,80663"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="105958,105959,105960"]

* Hội chứng Maffucci

– U sụn nhiều nơi phối hợp với u máu của phần mềm.
– Mô tả lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Angelo Maffucci,  một nhà nghiên cứu bệnh học người Ý (1847-1903).
– Vị trí tổn thương: xương chi
 thường bị ảnh hưởng nhất. Các tổn thương xương và mạch máu ở tứ chi thường phân bố không đối xứng, xuất hiện ở 1 bên chi gặp trong khoảng 50% bệnh nhân. Các u máu chủ yếu nằm trong các mô mềm dưới da.
– Khối u sụn thoái hóa thành sarcoma sụn  trong 15-51% và u máu mô mềm chuyển dạng sarcoma mạch máu trong 3-5%.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Nhiều khối u sụn.
+ Tổn thương mô mềm dưới da và vôi hóa mạch (u máu).
+ Có thể gây ngắn chi.

[gallery link="file" columns="2" ids="144713,144714"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="80649,80650,80651"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="80654,80653,80655,80656"]

III. Chẩn đoán MRI

– Tổn thương có giới hạn rõ.
– T1W: tín hiệu trung bình hoặc giảm.
– T2W: tăng tín hiệu, xen kẽ vùng giảm tín hiệu vôi hóa. Không có tín hiệu của tủy xương hoặc phù nề mô mềm.
– Gado: ngấm thuốc viền hoặc vách.

[gallery columns="4" link="file" ids="68487,68488,68489,68491,68498,153727,153728"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="68460,68461,68462,68463"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="68464,68465,68466,68467"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="80668,80669,80670,80671,80672"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="80674,80675,80676,80677"]

IV. Phân biệt

* Nhồi máu xương

– Vị trí: trung tâm trong ống tủy, hành xương.
– Tổn thương “loang lổ” hỗn hợp hủy xương và xơ cứng.
– Ranh giới rõ với đường bờ “ngoằn ngoèo”.
– Thường đối xứng hoặc nhiều vị trí.

[gallery link="file" columns="4" ids="144887,144888,144889,144890,144891,144892,144893,144894,144895,144896,145048"]

=> Đặc điểm MRI:
– T1W: viền ngoại vi rõ, giảm tín hiệu do mô hạt và xơ cứng. Có thể ngấm thuốc sau tiêm. Trung tâm tín hiệu của tủy xương.
– T2W: giai đoạn cấp tính viền tăng tín hiệu, có thể có hình ảnh viền đôi – viền trong tăng tín hiệu của mô hạt và viền ngoài giảm tín hiệu của xơ cứng, trung tâm tín hiệu của tủy xương.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="68470,68471,68472,68473"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="68474,68475,68476,68477,68478"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="68480,68481,68482,68483,68485"]

* Sarcoma sụn

– Phân biệt giữa u sụn và sarcoma sụn bậc thấp là một khó khăn trong chẩn đoán vì các tổn thương cả về mặt mô học và hình ảnh rất giống nhau.
– Kích thước tổn thương: > 5cm nghĩ nhiều tới sarcoma sụn.
– Xâm lấn vỏ xương: gặp trong 90% sarcoma sụn, 10% u sụn.
– Phá hủy vỏ xương: gặp trong 88% sarcoma sụn xương dài, 5% u sụn.
– Xâm lấn mô mềm: gặp trong sarcoma sụn
– Vị trí:
+ Xương bàn tay, bàn chân: sarcoma sụn hiếm gặp.
+ Xương khác: sarcoma sụn thường gặp, tỷ lệ 5:1. Xương cột sống, xương chậu, xương cùng rất hiếm gặp u sụn.
– Tuổi: u sụn thường gặp ở người trẻ, sarcoma sụn thường gặp tuổi trung  niên.
– Lâm sàng: triệu chứng đau thường gặp trong sarcoma sụn, u sụn chỉ gây đâu khi có gãy xương bệnh lý.

[gallery link="file" columns="5" ids="68493,80692,80691,80694,80693"]

Tài liệu tham khảo

* Enchondroma versus chondrosarcoma in the appendicular skeleton: differentiating features – M D Murphey, D J Flemming, S R Boyea, J A Bojescul
* Incidental Enchondromas of the Knee – Michael J. Walden, Mark D. Murphey
* Enchondroma vs. chondrosarcoma: A simple, easy-to-use, new magnetic resonance sign – Daniel Vanel, Jennifer Kreshak, Frédérique Larousserie
* Enchondroma vs (low-grade) chondrosarcoma: where are we at, right now? – N. N. Abreu, L. I. R. Agostinho, R. Cruz
* Enchondroma Vs Low grade Chondrosarcoma : Differentiating features and role of imaging in management – J. B. THAKKAR, S. V. Deshpande, A. Janu; MUMBAI/IN
* Radiologic approach to pediatric lytic bone lesions – J. L. LERMA GALLARDO
* Bone tumors of cartilaginous origin: a pictorial review – A. Figueiredo
* FEGNOMASHIC: a classic never goes out of style – A. S. G. Costa
* Chondroid matrix lesions: a pictorial review – I. GALÁN GONZALEZ
* Emergency Radiology The Requisites – Jorge A. Soto and Brian C. Lucey

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Viêm Gân Vôi Hóa | Bài giảng CĐHA
Tiếp Cận Chẩn Đoán U Xương | Bài giảng CĐHA
Loạn Sản Xơ Xương | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Xương khớp

guest
guest
16 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
21/08/2023 4:18 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 21/8/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 2 3 4

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (442)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (637)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (880)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (356)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1437)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (533)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Bài Giảng XQ-SA-CT-MRI
  • » 9620 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 1049 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 6853 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 10008077 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN