Bệnh Hirschsprung còn có tên gọi khác như bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Hirschsprung là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 – 9/1 trẻ. Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ một đoạn ruột, thường ở trực tràng và đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non…
Thoát Vị Hoành | Bài giảng CĐHA
Thoát vị cơ hoành là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi vào trong lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc phải…Các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan hay một tạng nào đó từ ổ bụng thoát vị qua lỗ khuyết tật của cơ hoành vào khoang lồng ngực. Thoát vị cơ hoành thường xảy ra bên trái (75-85%) hơn bên phải (10-15%), hoặc có bị cả 2 bên (3-4%). Thoát vị cơ hoành trái thường xảy ra ở lỗ sau bên trái cơ hoành (lỗ Bochdaleck) chiếm 90% các trường hợp thoát vị cơ hoành trái, cũng có thể xảy ra ở lỗ Morgagni (chiếm 10%).
Túi Thừa Ống Tiêu Hóa | Bài giảng CĐHA
Túi thừa đại tràng (Diverticulosis) có 2 loại: bẩm sinh và mắc phải. Đây là bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển, với khoảng 5% trong độ tuổi 40 và 80% những người trên 80 tuổi, thường liên quan đến chế độ ăn nhiều thịt. Một túi thừa bao gồm một khối thoát vị của niêm mạc thông qua các cơ đại tràng dày. Viêm túi thừa đại tràng là tổn thương viêm nhiễm trùng của túi thừa, với tỷ lệ khoảng 5% các bệnh nhân có túi thừa đại tràng, hay gặp ở đại tràng Sigma (khoảng 95%)…
Sỏi Túi Mật | Bài giảng CĐHA
Sỏi túi mật (Gallbladder Stone) là vật thể hữu hình do sự lắng đọng và kết tinh các chất dự trữ trong túi mật với 2 thành phần chính là Cholesterol và Bilirubin. Nguyên nhân:
+ Tăng Cholesteron máu: rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu, tăng đường huyết, gan nhiễm mỡ =>hình thành sỏi Cholesterol
+ Tăng sản xuất Bilirubin: viêm gan, bệnh tan máu, bệnh viêm gan tự miễn => hình thành sỏi sắc tố.
Lồng Ruột | Bài giảng CĐHA
Lồng ruột (Intussusception) là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp, do một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, là nguyên nhân của tắc ruột cơ học mà cơ chế vừa do bít vừa do thắt. Lồng ruột có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp lồng ruột), trong đó gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi 4 – 9 tháng. Lồng ruột gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 2 – 4 lần. Bệnh ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm…