I. Đại cương
– Túi thừa đại tràng có 2 loại: bẩm sinh và mắc phải. Đây là bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển, với khoảng 5% trong độ tuổi 40 và 80% những người trên 80 tuổi, thường liên quan đến chế độ ăn nhiều thịt. Một túi thừa bao gồm một khối thoát vị của niêm mạc thông qua các cơ đại tràng dày. Viêm túi thừa đại tràng là tổn thương viêm nhiễm trùng của túi thừa, với tỷ lệ khoảng 5% các bệnh nhân có túi thừa đại tràng, hay gặp ở đại tràng Sigma (khoảng 95%).
– Diverticulosis được định nghĩa là sự hiện diện của túi thừa mà không có triệu chứng. Viêm túi thừa (Diverticulitis) được định nghĩa như là có bằng chứng của viêm túi thừa.
– Túi thừa tá tràng thuộc loại túi thừa đẩy, do đó có thể khi mổ ra không thấy vì lúc đó ruột trống nên nó xẹp xuống. Vị trí thường gặp ở bờ trong khung tá tràng, rất ít khi ở bờ ngoài.
– Túi thừa đại tràng hay gặp ở bờ mạc treo, ít gặp ở bờ tự do của ruột.
– Hình dạng: có thể tròn, bầu dục, lồi lõm, không có cổ như túi Meckel thường đổ vào ruột bằng một miệng rộng. Kích thước 1-10cm.
– Phân loại mô học:
+ Loại túi thừa thật: còn gọi là túi thừa đại tràng bẩm sinh, có đủ 4 lớp như thành đại tràng.
+ Loại túi thừa giả: còn gọi là túi thừa đại tràng mắc phải, là kết quả của sự thoát vị lớp niêm mạc và dưới niêm mạc qua lớp cơ của đại tràng.
– Ở phương Tây, bệnh viêm túi thừa đại tràng phổ biến nhất ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Trong khi đó ở phương Đông viêm túi thừa đại tràng lại chủ yếu gặp ở những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi.
– Nguyên nhân của viêm túi thừa có thể do cơ học. Sỏi phân ứ đọng lâu ngày trong túi thừa sẽ gây cản trở dòng máu đến nuôi túi thừa có thành mỏng này và làm nó dễ bị vi khuẩn đường ruột xâm chiếm gây ra viêm và xói mòn dần lớp niêm mạc lót bên trong và dẫn đến thủng túi thừa.
– Bệnh túi thừa thường có liên quan đến đoạn đại tràng Sigma (95%). Manh tràng chiếm 5% tổng số bệnh nhân. Đại tràng Sigma là đọan hẹp nhất của đại tràng, tại đây áp lực trong lòng ruột là cao nhất. Sự kết hợp của cấu trúc nhiều túi phình kết tràng và phân đã được cô đặc ở đại tràng Sigma dẫn đến sự phân đọan và đại tràng sigma đóng vai trò như 1 cấu trúc có nhiều ngăn. Những đặc điểm này góp phần làm tăng tỷ lệ xuất hiện túi thừa tại đại tràng sigma.
* Túi thừa Meckel
– Túi thừa Meckel là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất của ruột non, tỉ lệ gặp khoảng 2% dân số. Hầu hết (75%) túi thừa Meckel được nằm cách van hồi-manh tràng khoảng 40-60cm. Thành túi có đủ cả ba lớp của thành ruột. Khoảng hơn 50% số túi thừa có chứa niêm mạc lạc chỗ.
– Fabricius Hildanus mô tả vào năm 1598 nhưng nguồn gốc tên gọi của nó là từ một nhà giải phẫu người Đức tên là Johann Friedrich Meckel, người đã mô tả các đặc trưng về phôi thai học cũng như bệnh học của hiện tượng này.
– Túi thừa Meckel có thể gắn với rốn bằng một dải xơ (là phần ống rốn – tràng đã bị teo lại) hoặc với các phần khác của ruột và mạc treo bằng các dải xơ bẩm sinh hoặc dính.
* Biến chứng viêm túi thừa
– Thủng, áp xe, viêm phúc mạc: viêm túi thừa có thể tiến triển thành hoại tử và thủng. Nếu được mạc nối và các cơ quan xung quanh đến bọc lại thì sẽ tạo thành khối áp xe trong ổ bụng hay viêm phúc mạc khu trú. Nặng hơn túi thừa thủng có thể dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể.
– Rò: có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm các tạng xung quanh và các tổ chức viêm có thể dính với nhau, khi đó rò có thể xuất hiện, hay gặp nhất là rò đại tràng với bàng quang, ruột non và thành bụng.
– Tắc ruột: tình trạng viêm mạn tính có thể dẫn đến việc hình thành các sẹo ở thành đại tràng và gây nên tắc ruột.
– Chảy máu: chảy máu là một biến chứng hiếm gặp. Nguyên nhân là do các mạch máu của túi thừa bị tổn thương, thành mạch yếu đi và vỡ.
Tài liệu tham khảo
* Chronic Diverticulitis: Clinical, Radiographic, and Pathologic Findings – CT Evaluation of the Colon: Inflammatory Disease – Karen M. Horton, MD, Frank M. Corl, MS, and Elliot K. Fishman, MD
* Sigmoid Cancer versus Chronic Diverticular Disease: Differentiating Features at CT Colonography – Leonie M. J. Lips, MD Pierre T. J. Cremers, MD
* Review: Sonographic findings of complicated and uncomplicated Meckel diverticulum in children – N. Pérez Peláez, C. Gallego, D. Coca Robinot
* CT staging in sigmoid diverticulitis – M. Buchberger, B. von Rahden, J. Schmid
* Ultrasound in accute diverticulitis: the first step for diagnosis and a great leap for an emergency protocol – P. Solano Díaz, E. Navarro-Sanchis, P. M. Leal Oliveira
* Can you spot diverticulitis in the ultrasound? – A. A. Szczurowska, A. Zacharzewska-Gondek, M. Guziński
* CT findings of misleading features of colonic diverticulitis – I. Ben yaacoub, I. Boulay, M. C. Julles
* Computed Tomography (CT) findings in acute small bowel diverticulitis – J. Zhu, M. Chew, A. Newey; Sydney/AU
* MDCT of acute diverticulitis: protocols, common and uncommon CT findings, grading, differential diagnosis and management – V. S. Martín, L. O. ROBADOR, M. F. Nkomy Hinestroza
* Can we rely on radiological tests to differentiate sigmoiditis or acute diverticulitis from colon cancer? – J. P. León Salinas, C. La Parra Casado
* Fat Stranding as a Useful CT Sign in Patient with Acute Abdominal Pain Authors – J. Ninčević, D. Marjan; zagreb/HR
* Acute diverticulitis and its mimics: a diagnostic approach based on CT and US findings – D. Gutierrez, O. Chirife, M. pages
* Radiology Illustrated Gastrointestinal Tract – Byung Ihn Choi
* Imaging features of “no touch” acute inflammatory lesions of abdomen: a pictorial essay – S. Sripathi
* Acute diverticulitis: The usual and the unnusual – L. R. Martins, C. Mota, F. R. Carvalho, D. Castelo
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 26/5/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/3/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/2/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 18/2/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/2/2024