• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Xương khớp » Vỡ Xương Hộp Sọ | Bài giảng CĐHA

Vỡ Xương Hộp Sọ | Bài giảng CĐHA

07/11/2023 ThS. Nguyễn Long 32 Bình luận  23151

MỤC LỤC BÀI GIẢNG

  1. I. Đại cương
    1. * Giải phẫu đại thể
    2. * Giải phẫu CLVT hộp sọ
    3. * Giải phẫu CLVT nền sọ
  2. II. Chẩn đoán x-quang
    1. * Đường vỡ thẳng
    2. * Vỡ lún xương sọ
    3. * Gãy hở
    4. * Gãy toác khớp
  3. III. Chẩn đoán CLVT
    1. * Vỡ xương vòm sọ
    2. * Vỡ xương nền sọ
    3. * Đường khớp sọ
    4. * Nhiễu ảnh chuyển động
    5. * Tụ máu dưới da
    6. * Huyết khối xoang tĩnh mạch
  4. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Vỡ xương sọ là tổ thương hay gặp trong chấn thương sọ não. Xương sọ gồm 3 lớp: bản ngoài (dày) – xương xốp – bản trong (mỏng). Bản ngoài được màng xương và da đầu bao bọc. Bản trong lót bởi màng cứng.
– Hộp sọ được chia thành 2 phần: nền sọ và vòm sọ. Nền sọ phía trước tiếp giáp với xương hàm mặt nên khi vỡ nền sọ tầng trước thường kèm theo chấn thương xương hàm dưới, sương gò má…
– Trẻ em xương mỏng dễ bị lún.

Vỡ xương hộp sọ

* Giải phẫu đại thể

– Vòm sọ: hình vòm, có 5 mặt
+ Mặt trên: hình bầu dục do xương trán, hai xương đỉnh và xương chẩm tạo thành. 2 xương đỉnh nối nhau bằng khớp dọc, 2 xương đỉnh nối với xương trán bằng khớp vành, nối với xương chẩm bằng khớp lăm đa.
+ Mặt trước: phía trên là xương trán, phía dưới là khối xương mặt.
+ Mặt sau: phần trai xương chẩm là chính.
+ Mặt bên: có hố thái dương do các phần sau: mặt thái dương xương gò má, cánh lớn xương bướm, phần trai xương thái dương và xương đỉnh.
– Nền sọ: chia thành 3 hố sọ
+ Hố sọ trước: nâng đỡ thùy trán. Cấu tạo bởi phần ổ mắt của xương trán, mảnh sàng, cánh nhỏ và phần trước của thân xương bướm.
+ Hố sọ giữa: nâng đỡ thùy thái dương. Cấu tạo bởi phần trước của thân xương bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương.
+ Hố sọ sau: nâng đỡ tiểu não và thân não. Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương thái dương, một phần xương chẩm.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giải phẫu CLVT hộp sọ

[gallery link="file" columns="5" ids="63419,63420,63421,63422,63423,63424,63425,63426,63406,88714,88715,88716,88717,88718,88719,88720,88721,88722,88723,88724,88725"]

* Giải phẫu CLVT nền sọ

[gallery link="file" columns="4" ids="88882,145506,88884,88885,88923,88924,88888,88889,88890,88891,88892,88893"]

II. Chẩn đoán x-quang

* Đường vỡ thẳng

– Đường vỡ cắt ngang toàn bộ xương đi từ bản ngoài xương đến tận bản trong xương sọ. Các vết cắt này thường khá thẳng, không có sự dịch chuyển xương vào trong
– Vị trí đường vỡ thường tương ứng vị trí lực tác động.
– Cần phân biệt các đường khớp sọ thường đối xứng hai bên và ở vị trí giải phẫu nhất định, đường bờ đều.

[gallery link="file" columns="4" ids="113129,17871,17872,17873,17874,17875,165907"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="67259,67260,67261,67262,67263"]

* Vỡ lún xương sọ

– Vỡ lún xương sọ (Depressed fracture) là loại vỡ xương trong đó các mảnh vỡ di chuyển vào trong.
– Các mảnh vỡ từ đoạn vỡ xương bắt đầu từ vị trí xương chịu tác động mạnh nhất và lan rộng vào trung tâm.
– Nguyên nhân của vỡ xương loại này thường do lực tác động trực tiếp của các vật cùn như búa, đá, gậy bóng chày…
– Biến chứng của vỡ xương loại này là: Rách màng cứng, màng nhện và dập não. Dịch não tủy có thể chảy vào trong khoang dưới màng cứng. Vỡ xương mở rộng vào tận các xoang tĩnh mạch hoặc hành cảnh  có thể gây huyết khối tĩnh mạch (40%).

[gallery link="file" ids="17859,17860,17862,17863,17864,17865"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="49558,49556,49555,49554,49553,49552"]

* Gãy hở

– Do vết thương xuyên thấu, loại này nguy cơ nhiễm trùng cao.

[gallery columns="4" link="file" ids="17866,17867,17868,17869"]

* Gãy toác khớp

– Gãy toác khớp (Diastatic Fracture) thường gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ.
– Toác khớp trên 2mm hoặc so sánh với các khớp khác.

kjn-10-123-g001-l

III. Chẩn đoán CLVT

* Vỡ xương vòm sọ

– Vỡ nhiều mảnh, vỡ bong riêng phần bản trong hoặc bản ngoài.

[gallery link="file" ids="53129,53131,53132"]

– Vỡ lún xương:

[gallery link="file" ids="170262,120934,122179,67276,53128,53130"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="115932,115933,115934,115935,115936,115937,115938,115939"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="156519,156520,156521"]

– Đường gãy mảnh, di lệch ít có thể bị bỏ sót => kết hợp tổn thương dưới da đầu và tổn thương nội sọ để xác định vị trí lực tác động.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="70013,70014,70015,70016,70018"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="70562,70559,70560,70561"]

– Đường gãy thẳng: song song với mặt phẳng ngang có thể không quan sát thấy trên mặt cắt Axial => đánh giá trên các hướng cắt Coronal, Sagittal hoặc dựng hình 3D.

[gallery link="file" columns="4" ids="67278,121659,122177,124404"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="104360,104361,104362,104355,104356,104357,104358,104359"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="118361,118362,118363,118364,118365,118366,118367,118369"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="119727,119728,119729,119730,119731"]

– Vỡ theo đường khớp: rộng đường khớp (so sánh với bên đối diện), thường có mảnh vỡ xương nhỏ. Độ rộng đường khớp bình thường:
+ Sơ sinh: < 10 mm
+ 2 tuổi: < 3 mm
+ 3 tuổi: < 2 mm

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="67250,67251,67252,67253,67254,67255,67257,67256"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="67268,67269,67270,67271,67272"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery columns="4" link="file" ids="77661,77662,77653,77654,77655,77656,77657,77658,77659,77660,77663,77664"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="110642,110644,110645,110646,110647,110648"]

– Gãy Ping-pong: lún xương, gặp ở trẻ em, một dạng gãy cành tươi, không làm mất liên tục màng xương => lún xương giống như vết lõm quả bóng bàn.

[gallery link="file" columns="4" ids="67277,122181,122194,169097"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="89406,89407,89408,89409,89410"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="5" link="file" ids="153175,153177,153178,153179,153180"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="156737,156738,156739,156740,156742"]

– Elevated skull fracture: thường kết hợp với kiểu gãy lún xương, nguyên nhân của vỡ “Elevated” là do tác động của vật dài và nhọn làm vỡ xương vòm sọ đồng thời làm các đoạn vỡ nâng lên và xoay vào trong.

– Vỡ sọ tiến triển (Growing skull fracture): xảy ra nhiều ở tuổi nhũ nhi, màng não vị trí tiếp giáp đường vỡ xương bị rách, áp lực khoang dịch não tủy làm đường vỡ xương xu hướng mở rộng, làm mô não thoát vị qua khe nứt sọ, gây ra di chứng teo não, rỗng não, nang màng nhện. Vị trí xương trán, xương thái dương thường gặp nhất. Vỡ sọ tiến triển là một bệnh lý cần cấp cứu để tránh các di chứng và tránh sự xé rộng màng cứng do xương tiếp tục bị toác rộng.
+ Giai đoạn 1: vỡ xương làm rách màng cứng, mô não và màng nhện sẽ thoát vị qua chỗ màng cứng bị rách. Kéo dài từ bắt đầu tổn thương đến trước khi mà vỡ xương lan rộng. Phát hiện sớm giai đoạn 1 và sửa chữa màng cứng ở trong giai đoạn này điều trị đạt kết quả tốt nhất.
+ Giai đoạn 2: thường kéo dài khoảng 2 tháng sau khi tổn thương ban đầu bắt đầu mở rộng. Ở giai đoạn này, khiếm khuyết xương là nhỏ, biến dạng hộp sọ hạn chế, dấu hiệu thần kinh là nhẹ. Tuy nhiên các mô bị tổn thương đã ngăn cản quá trình lành lại của xương.
+ Giai đoạn 3: bắt đầu sau 2 tháng sau giai đoạn 2. Trong giai đoạn này các xương bị ảnh hưởng một cách đáng kể hơn. Mô não và dịch não tủy lan ra chỗ vỡ của xương nhờ chỗ rách của màng cứng và  màng nhện. Giai đoạn này thường gây biến dạng hộp sọ rõ rệt và thiếu hụt thần kinh.

* Vỡ xương nền sọ

– Bao gồm: phần ổ mắt xương trán, mảnh sàng, xương bướm, phần đá xương thái dương, xương chẩm.
– Vỡ xương bướm: trong chấn thương sọ não nếu có dịch xoang bướm có thể là dấu hiệu của vỡ xương nền sọ.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="75098,75093,75094,75095,75096,75097"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="156908,156909,156910,156911,156912"]

– Vỡ xương đá
+ Hình ảnh đường vỡ có thể kín đáo.
+ Dịch ống tai.
+ Dịch sào bào xương chũm
+ Đường vỡ mảnh làm mất liên tục đường bờ xương.
+ Đánh giá tổn thương các xương con trong hòm nhĩ: xương búa, xương đe, xương bàn đạp.

[gallery link="file" columns="4" ids="155551,53124,53125,156558,162956,162957,162958,162959,162960,162961,51542,170265"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="84358,84359,84360,84361,84362"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="67124,67125,67126,67127,67128,67129"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="156919,156920,156921,156922,156923"]

– Vỡ xương chẩm:

[gallery link="file" columns="5" ids="156854,156855,51545,51547,169099"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="65633,65634,65635,65636,65637"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="70021,70022,70023,70024,70025"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="156914,156915,156916,156917"]

– Có thể phối hợp chấn thương cột sống cổ: gãy mỏm nha, vỡ C1,C2, trật khớp chẩm đội.

[gallery link="file" columns="5" ids="53232,53233,53234,53235,53236"]

=> Phân biệt rãnh và đường khớp nền sọ:

[gallery link="file" ids="89369,89370,89371"]

* Đường khớp sọ

– Dựa vào vị trí khớp sọ theo giải phẫu.
– Đường khớp sọ thường dạng răng cưa, cài vào nhau (khác đường vỡ là thường thẳng, bờ mảnh).
– Đường khớp sọ có viền đặc xương của vỏ xương (khác đường vỡ không có vỏ đặc xương).

[gallery link="file" ids="156098,53117,53118"]

* Nhiễu ảnh chuyển động

– Đầu bệnh nhân di động trong quá trình chụp có thể tạo ra ảnh giả gãy xương: quan sát mô mềm tương ứng với vị trí xương sọ mất liên tục cũng thấy sự mất liên tục, đường bờ không đều.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="126259,126260,126261,126262,126263,126264,126265,126266"]

* Tụ máu dưới da

[gallery columns="2" link="file" ids="122192,172012"]

* Huyết khối xoang tĩnh mạch

– Tổn thương nhu mô não đi kèm: tụ máu màng cứng, chảy máu dưới nhện, đụng dập nhu mô não.
– Huyết khối xoang tĩnh mạch:
+ Vỡ xương thái dương => huyết khối xoang ngang, xoang sigma.
+ Vỡ xương chẩm, đỉnh => huyết khối xoang thẳng, xoang dọc trên, hội lưu xoang.

[gallery link="file" ids="167727,167728,167729"]

Tài liệu tham khảo

* Transsphenoid basilar skull fracture: CT patterns – O C West, S E Mirvis, and K Shanmuganathan
* The Mechanism of Skull Fracture – E. S. Gurdjian, M D., J. E. Webster, M.D., and H. R. Lissner, M.S.
* Pediatric Head Trauma: Common and Uncommon Imaging Findings – F. C. Sarioglu, H. Sahin, Y. Pekcevik
* Imaging of head trauma – Sandra Rincon, Rajiv Gupta, Thomas Ptak
* Skull base fractures and their complications – Kristen L Baugnon, Patricia A Hudgins
* Diagnostic and Clinical Management of Skull Fractures in Children – Christoph Arneitz, Maria Sinzig, Günter Fasching
* Pediatric skull fracture diagnosis: should 3D CT reconstructions be added as routine imaging? – Gunes Orman, Matthias W Wagner, Daniel Seeburg
* The Paediatric Skull – Fracture or suture – C. Y. Ng, S. H. M. Y. Y. Alqarooni, C. M. Leung, J. H. Fong, J. Foster; Plymouth/UK
* HRCT Temporal bone pathologies: A pictoral review – A. TANDON, S. Chawla, S. Bhatt

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Viêm Gân Vôi Hóa | Bài giảng CĐHA
Tiếp Cận Chẩn Đoán U Xương | Bài giảng CĐHA
Loạn Sản Xơ Xương | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Xương khớp

guest
guest
32 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
09/09/2023 12:07 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 8/9/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
12/07/2023 4:51 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/7/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
10/04/2023 2:02 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 10/4/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
30/01/2023 9:11 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 30/1/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
10/12/2022 8:29 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 10/12/2022

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 4 5 6

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (449)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (884)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1442)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (543)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Bài Giảng Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 9933 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 35 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 7004 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 10302071 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN