• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • Tài Liệu
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Tiết niệu » Vỡ Bàng Quang | Bài giảng CĐHA

Vỡ Bàng Quang | Bài giảng CĐHA

27/03/2023 ThS. Nguyễn Long 14 Bình luận  3932

Lượt share507FacebookEmail

Mục Lục Bài Viết

  1. I. Đại cương
    1. * Nguyên nhân
    2. * Phân loại
    3. * Giải phẫu đại thể
    4. * Giải phẫu CLVT
    5. * Phân độ tổn thương
  2. II. Chẩn đoán x-quang
  3. III. Chẩn đoán siêu âm
  4. IV. Chụp UPR – UIV
    1. * Vỡ BQ ngoài phúc mạc
    2. * Vỡ BQ trong phúc mạc
  5. V. Chẩn đoán CLVT
    1. * Dấu hiệu trực tiếp
    2. * Dấu hiệu gián tiếp
    3. * Chẩn đoán phân biệt
  6. Hình ảnh bệnh lý ↵
  7. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Vỡ bàng quang do chấn thương là một cấp cứu niệu khoa thường xảy ra do tai nạn giao thông và tai nạn trong lao động, chiếm 2% các thương tổn ở bụng, 10% các chấn thương về tiết niệu. Bệnh cảnh xảy ra trong tình trạng sốc đa chấn thương, có nhiều thương tổn đi kèm.
– Một chấn thương nhẹ chỉ gây đụng giập bàng quang, chủ yếu ở lớp thanh cơ, nhưng lớp niêm mạc còn nguyên vẹn.

* Nguyên nhân

– Chấn thương kín: Chấn thương do TNGT có 2 loại chấn thương bàng quang xuyên thấu và gãy xương vùng chậu. Khoảng 10% số bệnh nhân bị gãy xương vùng chậu cũng có tổn thương bàng quang đáng kể. Tính chất tổn thương bàng quang có liên quan đến mức độ bàng quang đầy hay không.
– Chấn thương xuyên thấu hay vết thương bàng quang: Do đạn bắn hoặc đâm là điển hình chấn thương xuyên thấu. Thường có tổn thương đồng thời cơ quan trọng bụng và / hoặc tổn thương cơ quan vùng chậu. 
– Chấn thương do sản khoa: Trong thời gian chuyển dạ kéo dài, áp lực liên tục từ đầu thai nhi đối với xương mu của người mẹ có thể dẫn đến hoại tử bàng quang. Rách trực tiếp bàng quang được báo cáo trong 0,3% của phụ nữ mổ lấy thai. Mổ lấy thai trước đó với dính là một yếu tố nguy cơ. Sẹo cũ có thể gây ra làm rách vô ý của các vết rạch vào bàng quang.
– Chấn thương phụ khoa: Chấn thương bàng quang có thể xảy ra trong quá trình cắt bỏ tử cung âm đạo. Bóc tách mù trong mặt phẳng mô giữa bàng quang và cổ tử cung làm tổn thương bàng quang.
– Chấn thương tiết niệu: Thủng bàng quang trong quá trình cắt bỏ sinh thiết, bóp sỏi bàng quang, cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo, hoặc cắt u bàng quang.
– Chấn thương bàng quang trong phẫu thuật chỉnh hình: Chân và ốc vít chỉnh hình thường có thể thủng bàng quang, đặc biệt là trong thời gian cố định gãy xương chậu. Chấn thương thành bàng quang do nhiệt có thể xảy ra trong quá trình đổ các chất xi măng được sử dụng để tạo khớp háng giả.
– Chấn thương bàng quang vô căn: Bệnh nhân được chẩn đoán với chứng nghiện rượu, sau khi uống nhiều nước làm bàng quang căng dễ bị loại chấn thương này. Có tiền căn phẫu thuật bàng quang trước đây là một yếu tố nguy cơ. Loại chấn thương này có thể là kết quả của sự kết hợp của căng quá mức bàng quang và chấn thương nhỏ bên ngoài (ví dụ, té ngã đơn giản).

* Phân loại

– Vỡ bàng quang trong phúc mạc: thường xảy ra trong những trường hợp chấn thương kín vào vùng bụng dưới, khi bàng quang căng đầy nước tiểu. Áp lực trong bàng quang bị tăng lên đột ngột làm cho bàng quang vỡ ở điểm yếu nhất là vùng đỉnh. Máu và nước tiều tràn vào ổ bụng, gây nguy cơ viêm phúc mạc.
– Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: thường do các ngành ngồi mu hay chậu mu bị gãy chọc thủng bàng quang. Lỗ thủng nhỏ, có khi khó thấy, ở thành trên bàng quang, tương ứng với mảnh gẫy của xương chậu. Trường hợp ít gặp hơn là đường vỡ chính giữa thành trước, sát cổ bàng quang, do sự giằng xé mạnh của các dây chằng mu – bàng quang. Máu và nước tiểu thoát vào khoang Retzius, gây nhiễm trùng tiềm tàng, nếu bỏ sót tổn thương.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giải phẫu đại thể

– Bàng quang là một tạng rỗng nằm dưới phúc mạc chứa đựng và bài xuất nước tiểu, có kích thước, hình dạng và vị trí thay đổi theo tuổi, giới…Dung tích khoảng 250 – 350 ml.
– Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước vùng chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu. Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng. Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng. Bàng quang có hình tứ diện có 4 mặt một đáy và một đỉnh.
+ Mặt trên: phủ bởi phúc mạc, lồi khi bàng quang đầy, lõm khi bàng quang rỗng.
+ 2 mặt dưới bên: nằm tựa trên hoành chậu. 2 mặt này gặp nhau ở trước bởi 1 bờ tròn đôi khi được gọi là mặt trước.
+ Mặt sau: còn gọi là mặt đáy, ở phần trên mặt sau có phúc mạc phủ.
+ Đỉnh bàng quang: chỗ gặp nhau của 2 mặt dưới bên và mặt trên có dây chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn.
– Phúc mạc phủ ở đáy bàng quang rồi phủ lên thành bụng trước, thành bên chậu, phía sau phủ lên tử cung ở nữ hoặc túi tinh ở nam tạo nên túi bịt bàng quang sinh dục.
– Thành bàng quang được cấu tạo 4 lớp từ trong ra ngoài có:
+ Lớp niêm mạc.
+ Lớp dưới niêm mạc: không có ở vùng tam giác bàng quang.
+ Lớp cơ: các lớp cơ tròn xếp thành 3 lớp: cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và ở trong.
+ Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc hoặc nơi không có phúc mạc phủ, bàng quang được phủ bởi lớp mô liên kết.
– Khoang quanh bàng quang (Perivesical space): bao quanh và chứa bàng quang, dây chằng rốn trong, dây treo bàng quang (urachus); thông với khoang quanh thận
– Túi cùng bàng quang – trực tràng hoặc – tử cung trực tràng (Douglas): Khoang trong ổ bụng nằm giữa trực tràng và bàng quang
– Khoang trước xương cùng
– Khoang trước bàng quang (Khoang Rezius): liên tiếp với khoang trước xương cùng, lớp mỡ bao quanh cơ bịt trong và bó mạch chậu ngoài. Tách biệt với khoang quanh bàng quang bởi mạc rốn – bàng quang.

[gallery link="file" ids="32281,32282,154113"]

* Giải phẫu CLVT

[gallery link="file" ids="74252,74246,74247,74248,74249,74250"]

* Phân độ tổn thương

– Loại I: đụng dập bàng quang đơn thuần
– Loại II: vỡ bàng quang trong phúc mạc
– Loại III: chấn thương khe, kẽ giữa các lớp bàng quang
– Loại IV: vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
– Loại V: vỡ bàng quang kết hợp

II. Chẩn đoán x-quang

Trong chấn thương bàng quang, chụp hệ tiết niệu và chụp bụng không chuẩn bị có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp: tổn thương xương chậu, cột sống…

III. Chẩn đoán siêu âm

– Phát hiện máu cục trong bàng quang.
– Đụng dập, tụ máu thành bàng quang: dày thành bàng quang
– Vỡ bàng quang: mất liên tục thành bàng quang. Làm nghiệm pháp đè ép đầu dò thấy dòng nước tiểu thoát ra ngoài qua đường vỡ trên doppler.
– Dịch và máu cục ở khoang trước bàng quang, quanh bàng quang, sau trực tràng và dịch tự do trong ổ bụng.
– Các tổn thương tạng phối hợp.

[gallery link="file" ids="75273,75272,75274"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="62476,62472,62473,62474"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="74174,74175,74176,74177,74178,74179"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="120599,120600,120601,120602,120603"]

IV. Chụp UPR – UIV

* Vỡ BQ ngoài phúc mạc

– Hay gặp nhất (80-90%)
– Vỡ chấn thương vỡ bàng quang thường được kết hợp với gãy xương chậu (89% -100%). Cơ chế chấn thương được cho là từ một thủng trực tiếp bởi một mảnh xương hoặc nghành xương chậu đâm vào bàng quang.
– Vỡ bàng quang thường kết hợp với gãy xương vòm mu phía trước, và có thể xảy ra từ một rách trực tiếp của bàng quang do các mảnh vỡ xương của xương chậu. Mặt trước bên của bàng quang thường bị. Sự gãy xương chậu mạnh và / hoặc căng dây chằng mu tiền liệt tuyến quá mức cũng làm rách thành của bàng quang. Mức độ chấn thương bàng quang liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng gãy xương.
– Một số trường hợp có thể xảy ra bởi một cơ chế tương tự như vỡ bàng quang trong phúc mạc, là một sự kết hợp của chấn thương căng bàng quang quá mức. Phát hiện bởi chụp bàng quang có cản quang cổ điển với hình ảnh thoát chất cản quang quanh đáy của bàng quang, giới hạn không gian quanh bàng quang; có hình giống ngọn lửa được ghi nhận quanh bàng quang. Bàng quang có hình giọt nước từ nén tụ máu vùng chậu, hình ngọn lửa, hình lông chim.
– Với một chấn thương phức tạp hơn, chất cản quang kéo dài đến đùi, dương vật, đáy chậu, hoặc vào thành bụng trước. Chất cản quang sẽ lan đến bìu khi cân của hoành niệu sinh dục hoặc cơ hoành niệu sinh dục bị rách.

[gallery link="file" columns="4" ids="16071,16072,16073,16074"]

– Dấu hiệu bàng quang hình quả lê “Pear sign”: chấn thương vùng chậu dẫn đến vỡ bàng quang ngoài phúc mạc, tụ máu phúc mạc nén đối xứng vào thành bàng quang => bàng quang thuôn như hình quả lê. Nguyên nhân khác: Lipomatosis vùng chậu, phình động mạch chậu hai bên, tắc TM chủ dưới, Lymphoma tiểu khung đối xứng, phì đại cơ Psoas…

[gallery link="file" columns="5" ids="119321,16064,16061,16062,16063"]

– Dấu hiệu răng hàm (Molar Tooth sign): thuốc cản quang thoát ra ngoài bàng quang vỡ, nằm trong khoang retzius, bao quanh bàng quang hình dạng như chiếc răng hàm.

* Vỡ BQ trong phúc mạc

– Hiếm gặp, chiếm khoảng 10-20% các trường hợp vỡ bàng quang.
– Vỡ bàng quang trong phúc mạc thường vỡ một đường ngang ở vòm bàng quang. Vòm là phần yếu của bàng quang duy nhất được phủ bởi phúc mạc. Muốn vỡ được bàng quang phải căng đầy, khi đó bàng quang mỏng yếu nên dễ vỡ.

– Do chấn thương trực tiếp thường có ở người nghiện rượu, ở người ngồi xe hơi đang mang dây an toàn, hay chấn thương trực tiếp từ tay lái. Do vỡ vào trong phúc mạc nên nước tiểu chảy vào ổ bụng. Bụng ngày càng chướng căng, chẩn đoán chậm, rối loạn điện giải do tái hấp thụ nước tiểu ( tăng Kali, Natri, Uré và acid hóa), bệnh nhân có thể có vô niệu.
– Thuốc cản quang thoát vào trong phúc mạc xen lẫn giữa các quai ruột non và ở rãnh đại tràng. Vỡ bàng quang trong phúc mạc thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

[gallery link="file" ids="16069,16070,16068,74227,74229,74230"]

V. Chẩn đoán CLVT

* Dấu hiệu trực tiếp

– Đụng dập tụ máu thành bàng quang:
+ Tụ máu có thể dưới thanh mạc hoặc trong thành bàng quang. Hình thấu kính hai mặt lồi hoặc hình liềm.
+ Tăng tỷ trọng tự nhiên 60-80HU ở thì trước tiêm, không ngấm thuốc sau tiêm
+ Máu tụ lớn có thể đè ép gây biến dạng bàng quang.
+ Thành bàng quang dày > 3mm, biểu hiện vùng giảm tỷ trọng kết hợp tăng tỷ trọng tự nhiên không đều trước tiêm, sau tiêm ngấm thuốc kém không đều, chiếm toàn bộ hoặc một phần thành bàng quang.

[gallery link="file" ids="74264,120588,16104"]

– Rách thành bàng quang:
+ Đánh giá trên phim chụp thì bài tiết, trên cả 2 tư thế nằm ngửa và nằm sấp.
+ Có thể vết rách nông không đi qua tất cả các lớp của thành bàng quang, thấy thuốc cản quang nằm trong thành bàng quang nhưng không mất liên tục thành bàng quang, không thoát thuốc cản quang ra quanh bàng quang.

– Vỡ bàng quang:
+ Thành bàng quang không đều.
+ Hình ảnh mất liên tục thành bàng quang, thoát thuốc cản quang ra ngoài bàng quang.
+ Đường rách có thể giảm tỷ trọng hoặc tăng tỷ trọng do chứa máu đông hoặc thuốc cản quang đọng giữa các lớp từ thanh mạc đến niêm mạc, không ngấm thuốc cản quang sau tiêm.

[gallery columns="4" link="file" ids="164812,120590,16100,74190,16099,16107,16106,16115,74216,74232,120556"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="51010,51011,51012,51013,51015,51016"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="55375,55376,55377,55378,55379"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="62276,62277,62279"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="124967,124968,124969,124970,124971,124972,124973"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="153957,153958,153959,153960,153961,153962"]

* Dấu hiệu gián tiếp

– Máu cục trong bàng quang tăng tỷ trọng tự nhiên, có thể kèm theo bóng khí.

[gallery link="file" columns="2" ids="16097,120572"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="120616,120617,120618"]

– Tụ máu quanh bàng quang: khối máu tụ tăng tỷ trọng tự nhiên trước tiêm.

[gallery link="file" columns="5" ids="16111,16112,16117,74267,74270"]

* Chẩn đoán phân biệt

– Vỡ bàng quang trong phúc mạc: thoát thuốc cản quang thoát ra rãnh thành đại tràng, xen kẽ giữa các quai ruột.

[gallery link="file" columns="5" ids="16118,16080,16084,16083,16098,74213,74214,120533,120550,120576"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="4" link="file" ids="74232,74234,74235,74236"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="74238,74239,74240,74241"]

– Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: thuốc cản quang thoát ra khoang trước và khoang quanh bàng quang, thành bụng, đáy chậu, xuống bìu.

[gallery link="file" columns="4" ids="77525,16094,16095,16093,16092,74219,74220,74221,74222,120578,120579,120594"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="40317,40316,40315,40314,40313,40312,40311,40310,40309,40308"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="74254,74255,74256,74257,74258,74259"]

– Vỡ trong và ngoài phúc mạc

– Tổn thương phối hợp: vỡ khung chậu, cột sống, tổn thương tạng và cơ quan lân cận.

Hình ảnh bệnh lý ↵

Tài liệu tham khảo

* CT Cystography in the Evaluation of Major Bladder Trauma – Jonathan P. Vaccaro, MD , and Jeffrey M. Brody, MD
* Urinary bladder rupture, our experience – M. Grilli Wagnerová, M. Holesta, Z. Valova
* Imaging findings in bladder injuries – P. Concejo Iglesias, J. Cubero Carralero, C. Ferreiro Arguelles
* Imaging of Ureteral, Bladder and Urethral Injuries after Pelvic Trauma in Emergency Radiology – Z. Deák, L. L. Geyer, F. Mück
*
Imaging of urinary bladder injury: the role of CT cystography – Daniel F Fouladi, Shahab Shayesteh, Elliot K Fishman
* Utility of routine trauma CT in the detection of bladder rupture – D M Pao, J H Ellis, R H Cohan, M Korobkin
* Bladder trauma: multidetector computed tomography cystography – Charbel Ishak, Nalini Kanth
* Computed tomography (CT) in the evaluation of bladder and ureteral trauma: indications, technique, and diagnosis – Samir A. Haroon · Hamza Rahimi · Alexander Merritt1

Xem thêm bài giảng

Đọc Phim XQ Bụng | Bài giảng CĐHA
Hội Chứng Kẹp Hạt Dẻ | Bài giảng CĐHA
Nang Niệu Rốn | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Tiết niệu

guest
guest
14 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
13/03/2023 10:18 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/3/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
09/02/2023 10:01 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 9/2/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 3 4 5

Primary Sidebar

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (440)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (634)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (878)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (354)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1431)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (530)

×

Thống Kê Website

  • » 354 Bài Giảng XQ-SA-CT-MRI
  • » 8604 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 1186 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 6249 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 4087737 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN
Chia sẻ bài viếtGửi tới Email

Email sent!