A. Đại cương
– Giá trị chẩn đoán của XQ bụng tuy hạn chế nhưng vẫn tiếp tục được khuyến cáo là một phần quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh bụng cấp tính.
– Tại Việt Nam, đau bụng cấp tính chiếm 5-10% nguyên nhân nhập viện cấp cứu. Việc phát hiện nhanh chóng và chính xác các tình trạng khẩn cấp là rất quan trọng để kịp thời điều trị cho người bệnh. Chỉ định chụp XQ bụng ở bệnh nhân đau bụng cấp trên cơ sở đánh giá lâm sàng và xét nghiệm đơn thuần có thể dẫn đến các can thiệp không cần
thiết hoặc điều trị chậm trễ các tình trạng khẩn cấp.
– Ngày nay có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ có thể hỗ trợ trong việc ra quyết định lâm sàng, tuy nhiên chụp phim XQ bụng vẫn là một trong những chỉ định được yêu cầu nhiều nhất trong cấp cứu bụng vì giá trị chẩn đoán và tính đơn giản…
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
* Chỉ định: * Chống chỉ định * Chụp tư thế đứng thẳng * Chụp tư thế nằm tia X đi ngang – Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, nín thở tránh nhiễu ảnh, tia X đi từ trước ra sau. * Giới hạn phim * Cường độ tia: – Tiếp cận hệ thống (ABCDE): A (Air – Khí) / B (Bowel – Ruột) / C (Calcification – Vôi hóa) / D (Disability – Xương, tạng đặc) / E (Everything – Tổn thương khác). * Tư thế chụp thẳng-đứng – Khi hơi và dịch trong ống tiêu hóa thoát ra nhiều hoặc do phúc mạc viêm dính tạo hình mức nước hơi trong ổ bụng. * Tư thế nằm tia X đi ngang * Tư thế chụp bụng nằm ngửa – Dấu hiệu Rigler Sign (Double wall sign): sự xuất hiện của khí ở cả hai bên thành ruột, do đó trên X-quang ta sẽ thấy cả thành trong và ngoài của ruột (Bình thường chỉ thấy rõ thành trong của ruột). – Dấu hiệu dây chằng liềm: khi tràn khí ổ phúc mạc số lượng nhiều, khí tập trung trước gan => thấy rõ hình ảnh dây chằng liềm. Dây chằng liềm dưới dạng đường mờ, nằm ở 1/4 trên phải cạnh cột sống hoặc hình ảnh dây chằng tròn. – Thủng tạng rỗng sau phúc mạc: tá tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống, trực tràng. – Khí trong lòng túi mật, khí trong thành túi mật (Viêm túi mật khí thũng). – Những bóng khí nhỏ trong lòng đường mật hoặc thấy được đường mật trong và ngoài gan lấp đầy bởi đậm độ khí, những đường khí này dừng lại cách xa vùng ngoại vi của gan vì hướng đi của dòng chảy dịch mật là hướng về phía rốn gan. – Nguyên nhân phổ biến nhất sau hoại tử thành ruột (43%) do thiếu máu mạc treo ruột. – Tổn thương phối hợp: tắc ruột, khí trong hệ mạch mạc treo, khí thành ruột. * Apxe gan * Viêm thận bể thận => Case lâm sàng 1: * Apxe dưới hoành => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Viêm bàng quang khí thũng (Emphysematous cystitis), thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, suy giảm miễn dịch, bàng quang thần kinh, tắc nghẽn đường ra bàng quang, đặt sonde bàng quang kéo dài. => Case lâm sàng 1: Khí bình thường trong ổ bụng chủ yếu do nuốt. Khí trong dạ dày thường được nhìn thấy với mức khí-dịch thay đổi theo từng bệnh nhân. Khí ruột non thường là các ổ nhỏ, nhiều, phân bố rải rác khắp ổ bụng. Khí ruột non tăng lên khi bệnh nhân uống nhiều đồ uống có ga, nuốt khí kéo dài. Bình thường có ít khí ở ba hoặc bốn quai ruột non và khí khuôn theo hình các quai ruột đó. * Dấu hiệu tắc ruột – Trên phim chụp bụng tư thế đứng hoặc nằm ngửa – nghiêng trái tia X đi ngang: Hình ảnh mức nước hơi thường xuất hiện sau 12-24h sau tắc. => Case lâm sàng 1: * Xác định vị trí tắc – Tắc đại tràng: * Trường hợp tắc ruột đặc biệt – Xoắn đại tràng Sigma: + Dấu hiệu “hạt cà phê”: là hình dáng đại tràng sigma dãn giống hình hạt cà phê. Khi đại tràng sigma bị tắc dạng quai kín, hơi trong đại tràng gây ép thành hai quai ruột tạo dạng khe nứt như hạt cà phê, trong lúc thành bên của quai ruột giãn tạo thành bờ hạt cà phê. Xoắn ở đại tràng sigma có thể chiếm chỗ vùng chậu và có thể toàn bộ ổ bụng. Đỉnh của nó thường vượt qua đốt sống T10 và nằm bên trái hoặc phải đường giữa. – Xoắn manh tràng: + Hố chậu phải có thể rỗng không thấy hình ảnh bóng manh tràng. – Giãn toàn bộ quai ruột non và đại tràng, không xác định vị trí tắc. – Giãn đơn độc một hoặc vài quai ruột do liệt ruột khu trú. => Case lâm sàng 1: viêm tụy hoại tử – Dạ dày giãn lớn, đáy sa thấp xuống hạ vị, giảm nhu động => Case lâm sàng 1: – Hội chứng Chilaiditi là một trường hợp đau bụng hiếm gặp, xảy ra khi một đoạn ruột thường là đại tràng ngang nằm kẹt giữa cơ hoành và gan. Nếu tình trạng này không gây ra triệu chứng lâm sàng thì được gọi là dấu hiệu Chilaiditi. => Case lâm sàng 1: – Hình vôi bệnh lý: sỏi mật, sỏi tiết niệu, vôi hóa thận – tuyến thượng thận, vôi hóa tụy, vôi hóa u xơ tử cung, vôi hóa phình động mạch => Case lâm sàng 1: u quái buồng trứng => Case lâm sàng 2: sỏi ruột thừa – Vôi hóa sinh lý: vôi hóa sụn sườn, vôi hóa động tĩnh mạch, hôi hóa hạch, vôi hóa tiền liệt tuyến… – Thai trong ổ bụng – Đánh giá bóng mờ các tạng: tăng kích thước, đường bờ ranh giới kém rõ. => Case lâm sàng 1: u Wilms => Case lâm sàng 2: RCC thận trái => Case lâm sàng 3: vỡ phình ĐM chủ – Tổn thương xương chậu: gãy xương, tiêu xương, đặc xương – Tổn thương cột sống: gù vẹo, cùng hoá, gai đôi, trượt xẹp, viêm cột sống dính khớp, tiêu cuống sống, đặc xương… – Dị vật: trong ống tiêu hóa, trong ổ phúc mạc – Dụng cụ y khoa: clip, stent, sonde dẫn lưu, dụng cụ tránh thai… – Đáy phổi 2 bên: phim x-quang bụng đứng cần đánh giá bệnh lý vùng đáy phổi 2 bên
– Đánh giá và theo dõi tình trạng chướng bụng, tắc ruột
– Đánh giá hơi tự do trong ổ bụng
– Táo bón, đặc biệt là đánh giá tải phân ở trẻ em
– Đánh giá viêm ruột hoại tử, đặc biệt ở trẻ sinh non
– Đánh giá các bất thường đường tiêu hóa bẩm sinh
– Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật, bao gồm phát hiện các dị vật vô ý sau phẫu thuật
– Đánh giá và theo dõi sỏi đường tiết niệu, bao gồm cả đánh giá bệnh nhân tán sỏi
– Đánh giá nuốt dị vật
– Chụp khảo sát trước khi khảo sát hình ảnh theo kế hoạch, ví dụ chụp cản quang
– Đánh giá vị trí của các thiết bị y tế
– Đánh giá viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính
– Đánh giá bệnh nhân sau chấn thương bụng
– Đánh giá khối sờ thấy được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ
– Định vị sỏi ống tụy trước tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi qua nội soi
– Đánh giá khi nghi ngờ giữ lại viên nang nội soi và xác định vị trí của viên nang
– Đánh giá thời gian luân chuyển trong lòng đại tràng bằng cách sử dụng chất đánh dấu.
– Không có chống chỉ định tuyệt đối
– Mang thai là một chống chỉ định tương đối với XQ bụng vì tử cung nằm trong chùm tia chính cho hầu hết các khảo sát. Nếu chẩn đoán phù hợp, siêu âm hoặc MRI được khuyến cáo là một phương thức hình ảnh thay thế cho bệnh nhân có thai hoặc đang có khả năng mang thai.B. Kỹ thuật chụp x-quang
I. Đậm độ cản quang
[gallery link="file" ids="125575,126160,125719"]II. Chụp bụng không chuẩn bị
– Bệnh nhân đứng thẳng, áp sát bụng vào phim, tia X đi từ sau ra trước hoặc từ trước ra sau (áp lưng vào phim).
– Mục đích phát hiện mức khí – dịch (tắc ruột) hoặc khí tự do ổ bụng.
– Chụp tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái tia X đi ngang.
– Phim chụp cho bệnh nhân không hợp tác: đa chấn thương, tai biến, già yếu…
– Giúp chẩn đoán hơi tự do trong ổ phúc mặc hoặc mức khí – dịch trong tắc ruột.III. Chụp HTN không chuẩn bị
– Phim chụp đánh giá bệnh lý hệ tiết niệu.
– Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Không ăn thực phẩm dễ sinh hơi trước chụp vài ngày.
+ Nhịn ăn trước khi chụp 8-12h
+ Không dùng thuốc có độ cản quang trước chụp 3 ngày: thuốc điều trị dạ dày (Bismuth)
+ Uống thuốc nhận tràng vào đêm trước ngày chụp.
+ Nếu đã chụp dạ dày, lưu thông ruột non, khung đại tràng cản quang thì sau 1 tuần mới được chụp.IV. Đánh giá chất lượng phim
– Phía trên lấy được hết vòm hoành 2 bên (phim chụp bụng đứng)
– Phía dưới lấy đến khớp mu (phim chụp hệ tiết niệu)
– Hai bên lấy được thành bụng
– Phim có cường độ tia thấp có lượng tia X không đủ và thường “mờ hơn” . Phim có cường độ tia cao có quá nhiều tia X và thường ”sáng hơn”.
– Cường độ tia thích hợp thấy được rõ các đốt sống và bóng cơ thắt lưng 2 bên.C. Giải phẫu x-quang bụng
I. Tư thế đứng
II. Tư thế nằm ngửa
[gallery columns="5" link="file" ids="131887,131871,131872,131873,131874,131877,131889,131878,131879,131880"]III. Tư thế nằm nghiêng
D. Tiếp cận hệ thống
– Phim chụp tư thế đứng hay nằm: bóng hơi dạ dày, vị trí vòm hoành, khớp mu…
– Đường viền các tạng: gan, thận, lách, cơ thắt lưng có rõ ràng?
– Hình mờ, hình vôi hóa bình thường – bất thường?
– Vị trí của dạ dày, các quai ruột, đại tràng. Có giãn không?
– Khí vị trí bất thường?
– Đánh giá xương: xương sườn cuối, xương cột sống, xương chậu…
– So sánh với các phim chụp trước đóI. Khí vị trí bất thường
1. Khí tự do phúc mạc
– Hình liềm hơi dưới hoành thấy được khi lượng khí khoảng 20-50ml, thấy rõ sau 6-8h sau thủng.
– Hình liềm hơi dưới cơ hoành 1 hoặc 2 bên, ưu thế bên phải nhiều và dễ phát hiện hơn. Đây là hình sáng, bờ sắc nét, nằm giữa gan-dạ dày và cơ hoành.
– Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái, tia X đi ngang.
– Thấy khí nằm dưới thành bụng.
– Dấu hiệu Football Sign: khi xuất hiện 1 lượng lớn khí tự do trong ổ bụng tạo thành một túi chứa khí, khí nằm ở phần cao, phía trước bụng.2. Khí sau phúc mạc
– Phẫu thuật cơ quan sau phúc mạc: hệ tiết niệu, tuyến thượng thận, phẫu thuật cột sống (đường tiếp cận phía trước).
– Hình ảnh khí bao quanh các cấu trúc sau phúc mạc như thận, cơ thắt lưng, đoạn ruột nằm sau phúc mạc (tá tràng, đại tràng lên, đại tràng xuống, trực tràng.3. Khí trong túi mật
– Khí đường mật khi có rò mật – ruột.
– Hình ảnh mức nước hơi khi có tắc ruột do sỏi mật.4. Khí đường mật
5. Khí tĩnh mạch cửa
– Hình ảnh bóng khí phân nhánh dạng cành cây theo sự phân nhánh tĩnh mạch cửa.
– Xu hướng bóng khí tập trung tại ngoại vi các nhánh tĩnh mạch cửa trong gan.
– Khi số lượng khí nhiều có thể cả ở trung tâm hoặc tĩnh mạch lách.6. Khí trong ổ apxe
– Bóng mờ gan to ra.
– Vòm hoành phải đẩy cao.
– Hình khí bất thường vùng mạn sườn phải: trong ổ apxe, dưới cơ hoành, khí đường mật
– Tràn dịch khoang màng phổi phải do phản ứng hoặc khối apxe vỡ lên màng phổi.
– Xẹp phổi dạng dải vùng đáy phổi phải.
– Có thể thấy nguyên nhân gây tắc do sỏi niệu quản, sỏi đài bể thận.
– Khí trong đài bể thận trong trường hợp viêm thận bể thận khí thũng (Emphysematous pyelonephritis).
– Là sự tích tụ mủ khu trú trong khoang dưới cơ hoành.
– Nguyên nhân: thủng tạng rỗng, viêm tụy, viêm túi mật, apxe gan, chấn thương, sau phẫu thuật, vô căn.
– Vị trí có thể ở bên phải (giữa cơ hoành phải và gan) hoặc bên trái (giữa cơ hoành trái và lá lách), áp xe dưới cơ hoành bên phải phổ biến hơn.
– Ổ tụ dịch dưới hoành kèm bóng khí hoặc mức dịch khí khu trú dưới hoành.
– Có thể kết hợp cơ hoành nâng cao và tràn dịch màng phổi.7. Khí trong bàng quang
– Hình ảnh khí trong thành bàng quang, khí trong lòng bàng quang.II. Ống tiêu hóa
1. Tắc ruột cơ học
– Phim bụng thẳng có thể bình thường trong tắc nghẽn sớm và tắc nghẽn đường tiêu hóa cao hoặc tá tràng. Do đó, khi nghi ngờ lâm sàng về tắc nghẽn cao, nên chụp cắt lớp vi tính.
– Giãn ống tiêu hóa phần trên chỗ tắc: thường gây giãn khoảng 3-8h sau tắc, khẩu kính lòng ruột tăng lên. Ruột non > 3cm, đại tràng > 6cm, manh tràng > 9cm.
– Tắc ruột non:
+ Vị trí mức nước hơi nằm ở trung tâm ổ bụng
+ Niêm mạc chạy ngang hết lòng ruột, kích thước nhỏ, gần nhau
+ Chân đế rộng, vòm thấp
+ Khẩu kính 3-5cm
+ Số lượng nhiều
+ Phân đặc: không có
+ Nếu tắc ruột non thấp nhiều quai ruột giãn => nhiều mức nước hơi xếp theo hình bậc thang từ hố chậu phải tới mạn sườn trái
+ Nằm ở ngoại vi theo khung đại tràng, vùng chậu
+ Chạy ngang một phần, kích thước lớn, nằm xa hơn
+ Chân đế hẹp, vòm cao
+ Khẩu kính > 5cm
+ Số lượng ít
+ Phân đặc: có
+ Tùy mức độ mở đóng van hồi manh tràng mà ruột non có giãn hay không
– Tắc ruột do sỏi mật (gallstone ileus): Có khí trong đường mật – tắc ruột non – sỏi mật lạc chỗ thường ở đoạn cuối hồi tràng.
+ Quai ruột giãn lớn chứa đầy hơi ở đại tràng sigma, xuất phát từ vùng chậu và lan xa lên trên ở mức đại tràng ngang (dấu hiệu “hướng bắc – Northern Exposure Sign”). Bình thường đại tràng sigma nằm ở khoang dưới mạc treo đại tràng ngang. Khi đỉnh của đại tràng sigma nằm ở phía trên đại tràng ngang => xoắn.
+ Manh tràng giãn chứa đầy hơi > 9cm, thường nằm lạc chỗ ở phần tư trên trái hoặc bụng giữa. Tuy nhiên, điều quan trọng để ghi nhận ra rằng, manh tràng có thể bị đẩy lệch ở bất kỳ nơi nào trong ổ bụng.2. Tắc ruột cơ năng
– Tắc ruột cơ năng tất cả các quai ruột đều giãn khác với tắc cơ học giãn phần trên chỗ tắc và mất hơi phần dưới.
– Giai đoạn muộn có thể thấy hình ảnh mức nước hơi. Trong tắc cơ năng mức nước hơi trên cùng quai ruột thường nằm ngang nhau, tắc cơ học thường nằm trên hai mức kháu nhau (giá trị tương đối).3. Liệt ruột khu trú
– Có thể có mức nước hơi.
– Quai ruột giãn này còn gọi là quai canh gác (Sentinel loop), là dấu hiệu chỉ điểm quá trình viêm nhiễm cấp tính lân cận.
– Hỗng tràng hay đại tràng ngang thường giãn trong viêm tụy cấp, đại tràng góc gan giãn trong viêm túi mật, đoạn cuối hồi tràng giãn trong viêm ruột thừa.4. Hẹp môn vị
– Chụp dạ dày cản quang: 3 mức cản quang trong dạ dày: baryte – nước ứ đọng – túi hơi
– Sau 6-12h vẫn tồn đọng nhiều baryte trong dạ dày5. Chilaiditi
– Hình ảnh bóng khí bất thường nằm nằm giữa gan và cơ hoành => Dấu hiệu Chilaiditi.
– Có thể thấy hình ảnh ngấn đại tràng, liên tục với cấu trúc khung đại tràng.III. Vôi hóa
IV. Xương & Tạng đặc
– Các bóng mờ vị trí bất thường
V. Tổn thương khác
+ Khối u phổi: nguyên phát, di căn
+ Bệnh lý màng phổi: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, vôi hóa màng phổi
+ Vòm hoành nâng cao, vòm hoành dẹt (giãn phế nang), thoát vị hoành
Tài liệu tham khảo
* Abdominal X-rays for Medical Students – Christopher Clarke, Anthony Dux
* Abdominal x-ray review: ABDOX – Dr Ammar Haouimi
* The Abdominal Radiograph – Barry James and Barry Kelly
* Interpretation of the Pediatric Abdominal Radiograph – a basic skill or a “lost art”? – Richard I. Markowitz
* Abdominal X-ray – Annelies van der Plas, MSK radiologist Maastricht UMC+
* Kỹ thuật chụp x quang – Phạm Minh Thông
* American College of Radiology (ACR) and the Society for Pediatric Radiology (SPR) (2016). ACR – SPR Practice parameter for the performance of abdominal radiology 2016
* International Atomic Energy Agency (IAEA, 2014). Radiation Protection and Safety of Radiation Sources: International Basic Safety Standards (General Safety Requirements Part 3) 2014
* Plain abdominal radiography in acute abdominal pain; past, present, and future – Sarah L Gans, Jaap Stoker and Marja A Boermeester
* Basic Approach to Reading a Radiograph in the Neonate – Mary Whalen
* Analysis of abdominal X-ray: A simple technique but full of information – P. Servent Sáenz; Majadahonda/ES
* Abdominal x-ray: “paleontoradiology” or back to the future? – I. GALÁN GONZALEZ, A. Verón Sánchez, C. Idoate Ortueta, J. M. MUÑOZ OLMEDO; Madrid/ES
* Abdominal X-ray Signs: all that a radiologist should remember – J. C. Ruivo Rodrigues, B. Rodrigues, C. F. R. C. Ribeiro
* A Systematic Approach to Reporting an Abdominal Radiograph – S. Arrigo, S. P. D. Vella, R. Gatt
* Abdominal X-ray Interpretation – Daniel Ward and Dr Lewis Potter
* Abdominal radiopacities on plain abdominal radiograph – P. T. R. Marques, A. S. C. C. Germano, P. Joao
* Misleading abdominal calcifications on plain film with CT correlation: A series of challenging cases – . F. Santoscoy Gutierrez, A. O. Quiroz-Casian, M. Santoscoy
* Abdominal radiograph pearls and pitfalls for the emergency department radiologist: a pictorial review – Jerry T. Loo, Vinay Duddalwar, Frank K
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/10/2023
em cảm ơn thầy cô
# Cảm ơn nhận xét của bạn !
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/10/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/2/2023