I. Đại cương
– U sụn màng hoạt dịch (Synovial osteochondromatosis) là một dạng dị sản lành tính của màng hoạt dịch, trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Trong ổ khớp các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt màng hoạt dịch, sau đó phát triển cuống và trở thành các u => vôi hóa => xơ cứng lại và được gọi là u sụn.
– Lần đầu tiên mô tả bởi Leannac (1813), còn được biết đến là hội chứng Reichel.
– U sụn màng hoạt dịch có thể xuất hiện ở phía ngoài khớp tại các bao hoạt dịch, bao gân, đôi khi song song vừa ở ngoài khớp vừa ở màng hoạt dịch.
– Bệnh tương đối hiếm gặp và thường ở một khớp, các khớp thường gặp là khớp gối (50-65%), khớp háng và khớp vai.
– Vị trí:
+ Vị trí hay gặp: khớp gối (50-65%) > Háng > Khuỷu > Vai > Cổ chân.
+ Vị trí ít găp: cổ tay, bàn ngón tay, khớp quay trụ xa, khớp cùng vai đòn, khớp thái dương hàm…
– Tuổi thường gặp 40-50T, nam:nữ = 2-4:1
* Nguyên nhân
– Nguyên phát: gặp khoảng từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ do tăng sinh sụn là u hay dị sản.
– Thứ phát:
+ Thoái hóa khớp
+ Viêm khớp do lao
+ Viêm xương sụn bóc tách
+ Gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn
* Giải phẫu đại thể
– Màng hoạt dịch dày dạng thùy múi, nhiều hạt màu trắng xanh tao bởi sụn trong dính vào mặt trong của màng hoạt dịch, bản chất của các khối này là sụn, sau đó lắng đọng canxi vào tạo thành khối cản quang, kích thước đồng đều 2-3cm, hoặc dính nhau tạo thành khối lớn đến 20cm.
– Một số các khối này liên kết với màng hoạt dịch (MHD) của khớp bởi các cuống nhỏ, theo thời gian sẽ rơi vào trong khớp và trở thành các dị vật khớp, sự xuất hiện các dị vật trong khớp sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và gây ra các triệu chứng như đau, hạn chế vận động theo cơ chế cơ học, viêm màng hoạt dịch gây tràn dịch khớp và thường tiến triển từ từ tăng dần.
* Lâm sàng
– Đau: 85-100%
– Sưng: 42-58%
– Hạn chế vận động: 38-55%
– Sờ thấy nốt, khối trong khớp: 3-20%
– Teo cơ: ít gặp.
* Điều trị
Trước đây một số tác giả chủ trương lấy hết dị vật khớp kèm với việc cắt bỏ màng hoạt dịch có u sụn để tránh tái phát, tuy nhiên cơ năng khớp sau mổ bị hạn chế nhiều, vì vậy đa số các tác giả chủ trương chỉ lấy bỏ các dị vật tại ổ khớp để giải quyết triệu chứng đau và hạn chế vận đông. Việc lấy bỏ các dị vật trong khớp có thể được thực hiện với kỹ thuật mổ mở hoặc nội soi, trong đó nội soi khớp có ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật mổ mở. Với kỹ thuật nội soi, có thể vừa thực hiện chẩn đoán, đồng thời thực hiện lấy bỏ cá c dị vật trong khớp một cách dễ dàng mà không để lại di chứng cứng hoặc dính khớp.
Tài liệu tham khảo
* Imaging of Synovial Chondromatosis with Radiologic-Pathologic Correlation – Mark D. Murphey, MD, Jorge A. Vidal, MD
* A pictorial review of synovial chondromatosis – B. Sharif, M. Khoo; Stanmore/UK
* Synovial osteochondromatosis of knee and shoulder – H. Durante, M. F. B. Costa, D. L. Ferreira
* Can MRI diffusion-weighted imaging identify postoperative residual/recurrent soft-tissue sarcomas? – Mai Maher ElDaly, Amr Farouk Ibrahim Moustafa, Suzan Mohamed Samy Abdel-Meguid
* Hình ảnh cộng hưởng từ u bao hoạt dịch – TS. Phạm Mạnh Cường
* Synovial chondromatosis: a pictorial review – L. Silva, M. O. E. Castro, B. M. Q. Santos, C. Bilreiro, F. Aleixo; Portimão/PT
* Synovial osteochondromatosis: the spectrum of imaging findings – RS Ryan
* A pictorial review of primary synovial osteochondromatosis – Glen McKenzie, Nigel Raby, David Ritchie
* Imaging features of synovial chondromatosis of the temporomandibular joint: a report of 34 cases – B.G. Jang
* Endoscopic Resection of the Lateral Ankle Bursa With Synovial Chondromatosis – Tun Hing Lui
* Synovial chondromatosis of the shoulder: imaging findings – Carlos Renato Ticianelli Terazaki
* Tumors and tumor-like lesions of the knee – A. L. Pinto, V. F. Ferrão Mendes, J. P. Vieira, A. Mesquita, C. Pinto, S. Dutra, C. Marques
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/5/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 30/1/2023
# Cập nhật nội dung bài viết 25/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/8/2022
em cảm ơn ạ