I. Đại cương
– Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô mềm và khớp, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
– Gout thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Bệnh có xu hướng ưu tiên nam giới với tỷ lệ 20:1 và xu hướng này rõ rệt hơn ở người trẻ và trung niên. Ở người cao tuổi, sự phân bố giới tính trở nên cân bằng hơn.
– Viêm khớp gout cấp tính thường xuất hiện với một khớp đơn lẻ bị đỏ, viêm và sưng, thường ở chi dưới và điển hình là ảnh hưởng đến khớp bàn ngón chân cái. Bệnh thường biểu hiện trong khi ngủ, và sau đó có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
– Sau khi giai đoạn cấp tính kết thúc, thường trong vòng 7-10 ngày, sẽ có một giai đoạn không triệu chứng xen kẽ giữa các đợt bùng phát cấp tính. Giai đoạn không triệu chứng này là đặc trưng của các bệnh lý khớp do tinh thể và có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
– Bệnh nhân bị tăng acid uric máu mạn tính không kiểm soát, chẳng hạn như những người mắc bệnh thận mạn tính, có thể phát triển bệnh gout tophi mạn tính. Trong gout tophi mạn tính, có sự tích tụ của các tinh thể urate rắn (tophi) và các thay đổi viêm mạn tính và phá hủy trong mô liên kết xung quanh. Các tophi này thường có màu vàng-trắng, không đau và thường nằm trong các cấu trúc khớp, bao hoạt dịch hoặc tai.
* Nguyên nhân:
– Nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
– Thứ phát:
+ Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền).
+ Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung
+ Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp.
+ Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…
+ Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (éthambutol, pyrazinamid…
+ Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.
II. Tiêu chuẩn chẩn đoán
* Bennet & Wood
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm:
a. Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tôphi.
b. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:
+ Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
+ Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
+ Có hạt tophi
+ Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
=> Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố b.
* ILAR & Omeract
– Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp và / hoặc:
– Hat tôphi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực và / hoặc:
– Có 6/12 biểu hiện sau:
1. Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
3. Viêm khớp ở một khớp.
4. Đỏ vùng khớp.
5. Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.
6. Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên.
7. Viêm khớp cổ chân một bên.
8. Hạt Tophi nhìn thấy được.
9. Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360mmol/l)
10. Sưng đau khớp không đối xứng.
11. Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X quang
12. Cấy vi khuẩn âm tính.
Tài liệu tham khảo
* Imaging in gout: A review of the recent developments – Priya Varghese Chowalloor, Teck K. Siew, and Helen Isobel Keen
* Clinical Utility of Dual-Energy CT for Evaluation of Tophaceous Gout – Madhura A. Desai , Jeffrey J. Peterson, Hillary Warren Garner, Mark J. Kransdorf
* Imaging in Gout and Other Crystal-Related Arthropathies – Patrick Omoumi
* MR Imaging Manifestations of Gout: A Crystal Clear Review – R. J. Makanji, R. Kedar, N. Rao, S. Anderson, N. Prakash; Tampa, FL/US
* Radiologic manifestations of gout in MRI – D. Gorostiza Laborda, A. Urresola Olabarrieta, B. Canteli Padilla, F. Perez-Ruiz, B. Iturre Salinas; Vizcaya/ES
* Comprehensive multimodality imaging of Gout – a pictorial review – S. Gupta, D. Renu; Singapore/SG
* Usefulness of ultrasonography for gout – W. Elouaer, H. Zaghouani, H. jaafer
* Conventional Radiography (CR), Computed Tomography (TC) and Magnetic Resonance imaging (MRI): What every radiologist should know about gout? – R. Morcillo Carratalá, Y. Herrero Gómez, M. T. Fernández Taranilla
* Diagnostic Imaging: Musculoskeletal Non-Traumatic Disease, 3e (2022) – Davis, Blankenbaker, Bernard
* Pictorial review of gouty arthropathy – S. F. Low, R. SRIDHARAN; Cheras
* Imaging Appearances in Gout – Gandikota Girish
* Advanced Imaging in Gout – Gandikota Girish, Katrina N. Glazebrook
* Diagnosis of gout by ultrasound – R. G. Thiele, N. Schlesinger
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/12/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 6/12/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 1/3/2024