I. Đại cương
– Gãy xương sườn là khi xương sườn bị nứt, gãy lìa kèm di lệch ít hoặc nhiều, có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý như u xương, loãng xương, viêm xương tủy xương…
– Gãy xương sườn do chấn thương thường gặp nhất ở Việt Nam. Tỷ lệ chấn thương ngực chiếm 10 – 15% tổng số các chấn thương, trong đó 85% bệnh nhân bị gãy xương sườn.
– Gãy xương sườn có thể gãy đơn thuần hoặc có thể kèm các chấn thương tiềm tàng phức tạp khác như tổn thương tim, phổi, gan, lách, thận, thần kinh cơ, mạch máu lớn.. triệu chứng của gãy xương sườn tùy vào mức độ và thương tổn kèm theo có thể nhẹ hoặc nặng đến mức tử vong.
* Giải phẫu
– Có 12 đôi xương sườn, trong đó có 7 đôi “xương sườn thật” và 5 đôi “xương sườn giả”. Các xương sườn thật có khớp sụn sườn gắn trực tiếp vào xương ức, các xương sườn giả thì không. Các xương sườn 11,12 gọi là xương sườn di động vì đầu trước tự do.
– Xương sườn điển hình: mỗi xương sườn có một chỏm mang hai diện khớp tiếp khớp với thân đốt sống tương ứng và thân đốt sống nằm trên, một cổ sườn, một củ sườn và một phần xù xì không tiếp khớp và một diện khớp nhẵn để tiếp khớp với mỏm ngang của đốt sống tương ứng. Phần còn lại là một thân xương dài, dẹt hai mặt và được chia thành hai phần bởi góc sườn.
– Xương sườn 1: là xương sườn ngắn nhất và cong nhất. Trên bờ trong mặt trên có một củ xương lồi cho cơ bậc thang trước bám. Tĩnh mạch dưới đòn bắt chéo xương sườn 1 ở trước củ. Ở sau củ là rãnh động mạch dưới đòn để động mạch dưới đòn và thân dưới đám rối cánh tay đi qua. Chính đây là nơi có thể làm thủ thuật gây tê tại chỗ đám rối cánh tay.
– Xương sườn 10: chỉ có 1 diện khớp ỏ chỏm.
– Xương sườn 11, 12: ngắn, không có củ sườn và chỉ có 1 diện khớp ở chỏm sườn.
* Nguyên nhân
– Trực tiếp: chấn thương ở đâu gãy ở đó. Đầu gãy có thể đâm vào sâu gây tổn thương màng phổi, nhu mô phổi.
– Gián tiếp: tác nhân ép phía trước thành ngực, sau lưng là vật cản cố định. Ép theo chiều trước sau => dễ gãy cung bên vì là vị trí yếu nhất.
II. Lâm sàng
+ Điểm đau chói hay có tiếng lạo xạo xương
+ Đau tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu
+ Bầm tím, sưng nề, tụ máu vùng chấn thương.
+ Có thể khối máu tụ dưới da (100-300ml/ổ gãy)
+ Gãy di lệch sẽ gây thủng phổi và màng phổi
* Một số loại gãy xương sườn đặc biệt:
+ Xương sườn 1, 2: khó gãy vì có xương bả che, khi gãy gây tổn thương bó mạch dưới đòn, đám rồi TK cánh tay. Sườn 1 ít khi bị gãy đơn độc mà thường gãy cùng xương sườn 2 hoặc 3,4. Sườn 1 được sườn 2 nhô ra như một vòng cung che chở. Phía sau và ngoài có xương bả vai. Phía trước tại nơi nông nhất là có 1 phần xương đòn nho ra. Do đó gãy sườn 1 thường kèm theo gãy xương đòn, trật khớp cùng – đòn hoặc ức – đòn, có khi gãy cả xương bả vai.
+ Xương sườn từ 5 tới 9 có tỷ lệ gãy cao nhất.
+ Gãy xương sườn 8, 9: thường kèm theo tổn thương gan, lách.
+ Gãy xương sườn người già: dễ gãy, bệnh nhâu đau không dám ho và thở mạnh => nguy cơ tắc đờm rãi => xẹp phổi
+ Xương sườn 11, 12: xương sườn nhỏ, lại có đầu tự do nên ít gãy. Gãy sườn 11, 12 ít khi gây tổn thương phổi mà hay gây tổn thương màng phổi. Đầu xương sườn có thể đâm thủng cơ hoành gây tổn thương tạng ổ bụng như gan, lách hoặc tổn thương cơ hoành trái gây thoát vị hoành.
+ Tổn thương sụn sườn: sụn sườn có thể bị gãy, có thể bị tách rời một phần hoặc hoàn toàn khỏi khớp sụn sườn. Thường không phát hiện trên X-Quang vì tổ chức sụn không cản quang.
+ Trẻ em: xương mềm khó gẫy, lồng ngực co giãn, khi gẫy tổn thương rất nghiêm trọng
* Xử trí:
+ An thần, giảm đau, phong bế tại chỗ bằng thuốc tê
+ Là tổn thương nhẹ, không điều trị cũng khỏi
* Mảng sườn di động:
Gãy 3 xương sườn liên tiếp trở lên và 2 đầu gãy cùng 1 xương, các ổ gãy nằm trên cùng 1 đường thẳng => hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất.
* Phân loại theo vị trí:
+ Mảng sườn bên (hay gặp nhất), di động ít hơn mảng ức sườn
+ Mảng ức sườn (mảng sườn trước): nặng nhất
+ Mảng sườn sau: ít di động, không cần cố định
+ Nửa mảng sườn (cung sườn chỉ gãy 1 nơi, mảng sườn di động kiểu bản lề)
* Phân loại theo diễn biến:
+ Mảng sườn di động
+ Mảng sườn cố định:
=> do các đầu xương gãy cài vào nhau
=> nếu cứ cố định sẽ tự khỏi
=> thành mảng sườn di động thứ phát do thay đổi áp lực đột ngột trong khoang màng phổi (Ho, thở mạnh)
=> mảng sườn ngày càng tụt vào trong
* Chẩn đoán:
+ Mảng sườn di động dựa vào lâm sàng (di động mảng sườn ngược với nhịp thở), mảng sườn cố định dựa vào XQ
+ Hội chứng suy hô hấp: thở nhanh nông, co kéo khoang liên sườn và hõm ức, tím môi đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ
+ Mảng sườn di động ngược chiều với lồng ngực khi thở hoặc lõm vào trong
* Điều trị:
+ Cố định ngoài bằng kim Kirchener
+ Cố định bằng máy thở áp lực dương, dùng thuốc giãn cơ
Tài liệu tham khảo
* Keep Your Eyes on the Ribs: The Spectrum of Normal Variants and Diseases That Involve the Ribs – Adam R. Guttentag, MD, and Julia K. Salwen, MD
* Multidetector CT of Blunt Thoracic Trauma – Rathachai Kaewlai, MD, Laura L. Avery, MD
* Chest Radiography in Thoracic Polytrauma – * Child Abuse and Neglect Syndrom – ribs fractures – . Senkyrik, J. Skotakova, L. Dohnalová
* Fixing the Cage: What The Surgeon Wants to Know About Traumatic Rib Fractures – A. Atinga, M. De La Hoz Polo, D. Dalili
* Ultrasound of the thoracic wall: in the first-line of diagnosis – M. del Amo, I. Vollmer, J. Pomes
* Extrapleural density on oblique chest radiographs in non-accidental injury – J. Bomer, H. Holscher; Den Haag/NL
* CT imaging in chest trauma – E. Larrazabal, L. Hernaiz, B. Guantes
* Traumatic Rib Injury: Patterns, Imaging Pitfalls, Complications, and Treatment – Brett S. Talbot , Christopher P. Gange, Jr, Apeksha Chaturvedi
* Costal cartilage fractures: an overlooked injury in polytrauma patients? A review of 978 consecutive blunt trauma patients – M. Nummela, F. V. Bensch, S. K. Koskinen
* Magnetic Resonance Imaging has Better Accuracy in Detecting New-Onset Rib Fractures as Compared to Computed Tomography – Tao Zhang
* Missed rib fractures on evaluation of initial chest CT for trauma patients: pattern analysis and diagnostic value of coronal multiplanar reconstruction images with multidetector row CT – S H CHO, MD
* “Buckle” rib fracture: An artifact following cardio-pulmonary resuscitation detected on postmortem CT – Kyung-mooYang
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/10/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/3/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 18/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/9/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 27/7/2022