I. Trật khớp cùng đòn
– Trật khớp cùng-đòn (acromioclavicular joint dislocation) là một chấn thương vai thường gặp, do chấn thương thể thao hoặc do ngã đập vai xuống nền cứng.
– Thường gặp trong các vận động viên xe đạp, trượt tuyết hoặc đá bóng.
– Tuổi thường gặp 15-44 tuổi, hiếm gặp ở trẻ < 12 tuổi.
– Tỷ lệ nam:nữ = 5-10:1
– Những thương tổn này được xếp loại cứ trên mức độ thương tổn của các dây chằng cùng-đòn và dây chằng quạ-đòn.
* Giải phẫu
– Dây chằng cùng đòn và bao khớp: các cấu trúc này chủ yếu giữ vững khớp cùng đòn trên mặt phẳng ngang. Klimkiewicz (1999) khi thực nghiệm trên xác chứng tỏ rằng bó trên và sau đóng vai trò chủ yếu, bó trên góp phần 56%, bó sau góp phần 25% cho sự vững phía sau. Sự mất vững trước sau có thể gây ra sự va chạm giữa xương đòn và gai vai phía sau.
– Dây chằng quạ đòn: dây chằng quạ đòn gồm 2 bó nón ở trong và thang ở ngoài. Dây chằng quạ đòn đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ vững trên dưới của khớp cùng đòn, ngăn sự di chuyển xuống dưới của phức hợp vai cánh tay hoặc di chuyển lên trên của xương đòn. Bó nón cung cấp 60% cho sự vững này. Dây chằng quạ đòn cũng đóng vai trò giữ vững trước sau.
– Các yếu tố giữ vững động khớp cùng đòn: cơ thang và cơ Delta bám ở 1/3 ngoài, mặt trước, mặt sau của xương đòn và bờ trước ngoài mỏm cùng vai. Hai cơ này có hướng tác dụng lực ngược nhau, cùng với các dây chằng cùng đòn và quạ đòn giúp củng cố thêm độ vững chắc cho khớp cùng đòn. Vai trò của các cơ này trong sự vững khớp cùng đòn cần phải được lưu ý trong bất cứ phẫu thuật tái tạo khớp cùng đòn nào. Việc sửa chữa lại lớp cơ cân mạc thang-delta cũng khá quan trọng trong khi xử lí vấn đề trật khớp cùng đòn.
Tài liệu tham khảo
* Shoulder and Humerus Injuries – Robert J.French
* MR Imaging Appearances of Acromioclavicular Joint Dislocation – Faisal Alyas, FRCR, Mark Curtis, FRCOrth, Cathy Speed, FRCP, PhD
* Imaging of the Acromioclavicular Joint: Anatomy, Function, Pathologic Features, and Treatment – Dyan V. Flores
* Acromioclavicular Joint Injuries: Pictorial Review – E. Rossetto
* The Rockwood System of Acromioclavicular Joint Injuries and Novel Imaging Techniques to Improve Accuracy of Injury Classification – H. Thalagala, J. Hocking, A. Coulthard; QLD/AU
* A Novel Radiographic Index for the Diagnosis of Posterior Acromioclavicular Joint Dislocations – Alex Vaisman, Ignacio Eduardo Villalón Montenegro, María Jesús Tuca De Diego and Juanjose Valderrama Ronco
* Acromioclavicular joint injuries: Imaging and management – Sravanthi Mantripragada
* Radiographic evaluation of the acromioclavicular and sternoclavicular joints – Lauren A. Ernberg, MD, Hollis G. Potter, MD
* Sternoclavicular Joint Dislocation – Mike Cadogan
* Posterior dislocation of the sternoclavicular joint – Leila Khorashadi, MD
* Don’t Forget the Physeal Injury: Developmental anatomy of the physes and pictorial review of injury patterns in the shoulder girdle of the immature skeleton – I. Anwar, D. Amiras, M. Khanna, M. A. E. Walker; London/UK
* Clavicle Fracture – Rajesh Nanda and Amar Rangan
* Pediatric Clavicle Fractures and Congenital Pseudarthrosis Unraveled – Lisa van der Water
* Acromioclavicular Joint: The Other Joint in the Shoulder – Alice S. Ha, Jonelle M. Petscavage-Thomas
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 14/12/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 20/11/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 17/11/2024