I. Đại cương
– Viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn (Osteomyelitis) hay cốt tuỷ viêm, là tình trạng nhiễm trùng của xương, thường là của vỏ hoặc tuỷ xương, do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên.
– Hay gặp nhất do tụ cầu vàng, thường gọi là cốt tủy viêm
– Thường gặp từ 2-12 tuổi, nam giới phổ biến hơn nữ với tỷ lệ na/nữ = 3/1
– Ổ bệnh đầu tiên thường khu trú ở hành xương nơi có nhiều mạch máu phong phú của đầu xương dài (gần gối xa khuỷu) sau đó có thể lan ra đầu xương, ổ khớp kế cận, dưới màng xương, theo trục của xương và mô mềm xung quanh.
* Vị trí
– Theo hệ xương: chi dưới > đốt sống (thắt lưng – ngực – cổ) > mỏm trâm quay > khớp cùng-chậu.
– Theo vị trí trên xương:
+ Người lớn: vùng đầu xương và dưới sụn.
+ Trẻ em: vùng hành xương, hay gặp quanh khớp gối.
+ Trẻ nhũ nhi: vùng hành xương – đầu xương, hay gặp quanh khớp háng.
* Lâm sàng
– Đau dữ dội vùng hành xương.
– Sốt và các triệu chứng nhiễm trùng.
– Nuôi cấy máu dương tính (50%).
* Phân loại
– Viêm xương tủy nhiễm khuẩn đường máu: chủ yếu gặp ở trẻ em với tổn thương thường ở xương dài, người lớn ít gặp hơn với tổn thương hay ở cột sống.
+ Ở trẻ em: thường diễn biến cấp tính, sốt cao rét run, sưng nóng đỏ vùng tổn thương. Khi có ban đỏ vùng da tại chỗ kèm sưng phồng phần mềm thường do mủ đã vượt qua vỏ xương, màng xương lan vào phần mềm, khớp lân cận có thể bị viêm
+ Ở người lớn: viêm đốt sống đĩa đệm là dạng phổ biến nhất của VXTNK theo đường máu. Bệnh nhân đau âm ỉ tại vùng tổn thương, co cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động cột sống, ấn tại chỗ đau chói kèm triệu chứng chèn ép thần kinh như liệt, rối loạn đại tiểu tiện…do các biến chứng chèn ép của ổ apxe hoặc xẹp, trượt đốt sống. Triệu chứng toàn thân ban đầu có thể sốt cao, gai rét, về sau sốt nhẹ âm ỉ.
– Viêm xương tủy nhiễm khuẩn thứ phát: sau một ổ nhiễm trùng kế cận như tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng… Thông thường chẩn đoán dạng này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Các triệu chứng đau, sốt, sưng nóng đỏ biểu hiện cấp tính có thể do ổ viêm ban đầu. Đau, tiết dịch tại chỗ dai dẳng. Khi phát triển thành viêm mạn tính thường triệu chứng toàn thân và tại chỗ không rầm rộ.
– Viêm xương tủy nhiễm khuẩn mạn tính:
+ Đặc trưng của viêm xương tủy mạn tính là diễn tiến kéo dài, có những giai đoạn bệnh không hoạt động xen kẽ với những giai đoạn bùng phát trở lại.
+ Hình thành lỗ rò từ xương ra ngoài da, chảy mủ, có khi lỗ rò thoát ra cả mảnh xương chết. Khi lỗ rò bị tắc có thể lại có một đợt bùng phát nhiễm khuẩn.
Tài liệu tham khảo
* Use of MR Imaging in Diagnosing Diabetes-related Pedal Osteomyelitis – Andrea Donovan, MD, and Mark E. Schweitzer, MD
* Imaging of Chronic Recurrent Multifocal Osteomyelitis – Geetika Khanna, MD, MS, Takashi S. P. Sato, MD, and Polly Ferguson, MD
* Imaging Diagnosis of Osteomyelitis in Children – A. M. Rueda Mejía, L. Riera, E. Oliva Brañas3, N. Joaqui Lopez
* Pediatric osteomyelitis: an approach to differential diagnoses – C. Sousa, J. Rebelo, A. Moreira
* Childhood osteomyelitis – findings with MRI evaluation – E. Matos, A. T. Almeida, A. Rangel; Vila Nova de Gaia/PT
* The imaging of osteomyelitis – Yu Jin Lee, Sufi Sadigh, Kshitij Mankad
* Hematogenous Osteomyelitis in Infants and Children: Imaging of a Changing Disease – Diego Jaramillo, John P. Dormans, Jorge Delgado
* Magnetic resonance imaging features of osteomyelitis in neonates and infants – G. Sapouridis, A. Baltatzidis, N. Zarbali
* Acute osteomyelitis in children – Radiographic imaging- A. Tereso, E. Rosado, A. Tavares
* Imaging Spectrum of CRMO (Chronic recurrent multifocal osteomyelitis) – Kaila, U. Kaila, R. M. S. V. Vadapalli
* Aggressive osteomyelitis in children – new insights – Murko, M. Kljaic Dujic; Maribor/SI
* Chronic Recurrent Multifocal Osteomyelitis – C. Bishop, A. Vidoni, A. Saifuddin; London/UK
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/7/2023