Đảo ngược phủ tạng là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, bao gồm đảo ngược hoàn toàn hay một phần các tạng trong ổ bụng và lồng ngực. Đảo ngược phủ tạng ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1600 bởi Fabricius. Đảo ngược phủ tạng hoàn toàn là đảo ngược phủ tạng có tim nằm bên phải so với vị trí bình thường…
TIM MẠCH & ĐẦU MẶT CỔ
Bệnh Tim Mắc Phải | Bài giảng CĐHA
Bệnh van tim (Heart valve disease) là tên gọi chung của các tổn thương xảy ra tại van tim, có thể là hở, hẹp hoặc teo van. Khi đó, tim phải co bóp nhiều hơn mới bù đắp được lượng máu bị trào ngược do việc rò rỉ van gây ra. Van tim bên phải (van 3 lá, van động mạch phổi) ít bị bệnh hơn van tim bên trái (van 2 lá, van động mạch chủ) do các van này kiểm soát dòng máu ra vào tim ở vòng tuần hoàn nhỏ (từ tim lên phổi) nên chịu áp lực ít hơn…
Giãn Động Mạch Phế Quản | Bài giảng CĐHA
Hơn 90% các trường hợp ho ra máu từ phổi là do thương tổn các nhánh động mạch phế quản. Ngoài động mạch phế quản, trong những trường hợp thương tổn phổi nặng có kèm các nhánh động mạch nối khác từ động mạch chủ ngực, động mạch thành ngực – bụng đến cung cấp máu cho thương tổn phổi và là nguồn chảy máu quan trọng trong ho ra máu. Các nguyên nhân của thương tổn động mạch phế quản gây ho ra máu thường gặp là giãn phế quản, lao phổi cũ, lao phổi tạo hang, apxe phổi hoặc sau chấn thương nhu mô phổi, nhiễm nấm phổi. Hiện nay việc chẩn đoán nguyên nhân ho máu do bệnh lý động mạch phế quản và tiến hành can thiệp kịp thời mang lại nhiều cơ hội cho người bệnh…
Tĩnh Mạch Đơn | Bài giảng CĐHA
Tĩnh mạch đơn (Vena Azygos) được tạo nên ở đầu sau xương sườn 12 phải do sự hợp lại bởi 3 tĩnh mạch : dưới sườn phải, thắt lưng lên phải và 1 nhánh tĩnh mạch từ tĩnh mạch chủ dưới đi lên. Tĩnh mạch đơn đi lên ở mặt phải của thân đốt sống ngực, sau bờ phải thực quản, đến ngang đốt sống ngực IV, vòng ra trước ở trên cuống phổi phải thành cung tĩnh mạch đơn rồi đổ vào tĩnh mạch chủ trên, tạo nên cung tĩnh mạch đơn (arcus venae azygos)….
Siêu âm cầu tay AVF | Bài giảng CĐHA
Bệnh thận giai đoạn cuối và lọc máu chu kỳ hiện nay đã trở thành một vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu. Ngay cả những trường hợp có cơ hội được ghép thận, chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối, thì thời gian chờ ghép thận trung bình là 2 năm và tất nhiên trong thời gian đó những bệnh nhân này vẫn phải lọc máu chu kỳ. Lọc máu chu kỳ có thể được thực hiện qua catheter trung tâm, qua các cầu nối tổng hợp hay qua cầu nối động tĩnh mạch tự thân AVF (arteriovenous fistula)…