U trung thất sau (Posterior Mediastinal Tumor) chiếm 20-30% bệnh lý trung thất, chủ yếu là các u có nguồn gốc thần kinh và sụn. U trung thất sau có thể là những khối u nguyên phát hoặc thứ phát, lành tính hoặc ác tính. Ở người lớn u lành tính chiếm 15%, ở trẻ em < 16 tuổi u ác tính chiếm 60%. U trung thất sau thường phát triển chậm và tiềm tàng trong một thời gian dài. Đa phần được phát hiện tình cờ. Khi khối u phát triển mạnh gây chèn ép hoặc xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng: đau ngực, ho, khó thở, khó nuốt...
BỆNH LÝ LỒNG NGỰC
Giãn Phế Quản | Bài giảng CĐHA
Giãn phế quản (Bronchiectasis) là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường. Bình thường khẩu kính phế quản ngang với khẩu kính động mạch đi kèm. Trường hợp giãn phế quản, khẩu kính của phế quản sẽ lớn hơn động mạch đi kèm…
Tràn Khí Trung Thất | Bài giảng CĐHA
Tràn khí trung thất (Pneumomediastinum) là tình trạng khí ở trong trung thất. Tràn khí trung thất ít gặp, có thể gây nên bởi chấn thương hoặc bệnh lý. Hầu hết các trường hợp nó xảy ra do khí rò từ bất cứ phần nào của phổi hoặc đường dẫn khí vào trong trung thất…
Giãn Phế Nang | Bài giảng CĐHA
Bệnh khí phế thũng (Pulmonary Emphysema) đặc trưng bởi sự giãn lớn bất thường của các khoảng chứa khí phía xa các tiểu phế quản tận do hủy thành phế nang và mạng lưới các sợi đàn hồi , không có hình ảnh xơ hóa. Nguyên nhân do tổn thương các sợi đàn hồi gây hủy thành phế nang hoặc tắc nghẽn khí lưu thông…
Chấn Thương Phổi | Bài giảng CĐHA
Dập phổi là tổn thương phổ biến nhất trong chấn thương ngực, chiếm 17-70%. Nó thể hiện tình trạng tổn thương do chấn thương phế nang, xuất huyết phế nang, vỡ phế nang. Dập phổi xảy ra tại thời điểm tổn thương, thường tại vị trí va đập. Dập phổi đối diện cũng có thể xảy ra. Trong 6 giờ đầu, CT có thể giúp phát hiện dập phổi sau chấn thương trong khi X-quang cho hình ảnh không rõ ràng…