I. Đại cương
– U tụy (Pancreatic Tumors) được chia làm 2 loại: u lành tính và u ác tính.
– U lành tính: hiếm gặp, phát triển chậm (U biểu mô: Papilloma, papilomatoza, Adenoma / U tổ chức liên kết: Lymphangioma, Hemangioma / U hỗn hợp Dermoid).
– Ung thư tụy chiếm 2-4% trong các loại ung thư. Đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hoá, sau ung thư đại trực tràng. Gặp ở nam hơn ở nữ (1,5/1) thường ở tuổi trung niên, hiếm gặp ở < 45 tuổi…
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
* Giải phẫu tụy – Trên phim chụp tiêu hóa cản quang, u kích thươc lớn vùng đầu tụy tạo hiệu ứng khối có thể đè đẩy làm rộng khung tá tràng. – Ung thư biểu mô tuyến ống (Ductal adenocarcinoma) chiếm đa số trong nhóm này, chiếm khoảng 10% các loại ung thư đường tiêu hóa. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: => Case lâm sàng 11: – U vị trí thân tụy: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – U vị trí đuôi tụy: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: – Đánh giá sự xâm lấn mạch máu xung quanh: thường gặp huyết khối tĩnh mạch cửa, bó mạch mạc treo tràng trên => Case lâm sàng 1: di căn gan => Case lâm sàng 2: di căn hạch => Case lâm sàng 3: di căn hạch => Case lâm sàng 4: di căn gan => Case lâm sàng 5: di căn gan – U dạng đặc nguồn gốc nội tiết (Pancreatic endocrine tumor) chia làm 2 loại: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: * U nang tuyến thanh dịch (Serous cystadenoma): – Dạng nang nhỏ (Microcystic): => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Dạng nang lớn * U nang tuyến nhầy (Mucinous cystadenoma) * U nhú tiết nhầy trong ống tuyến (Intraductal papillary mucinous neoplasm – IPMN) * U đặc giả nhú (Solid pseudopapillary tumor – SPT) – Ung thư biểu mô ống tuyến (Duct adenocarcinoma) trên ảnh cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang, nếu không bị hoại tử hoặc xuất huyết thì các khối ung thư biểu mô rất khó phát hiện do chúng có tỷ trọng gần như mô tụy lành xung quanh. => Case lâm sàng 0: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: => Case lâm sàng 11: => Case lâm sàng 12: => Case lâm sàng 13: – Dấu hiệu gián tiếp: giãn đường mật, giãn ống tụy. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Những ung thư biểu mô ống tuyến không có khả năng phẫu thuật cắt bỏ là những u bao bọc (trên 1800 chu vi) các mạch máu lớn gần tụy (như động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên, động mạch gan chung, trừ động mạch vị tá tràng và xâm lấn đoạn ngắn tĩnh mạch mạc treo tràng trên). – Khi phát hiện một khối đặc ở tụy hoặc xuất hiện tắc ống tụy, ống mật chủ ở người lớn tuổi cần loại trừ ung thư biểu mô ống tụy. Chẩn đoán hình ảnh phân biệt thường gặp và quan trọng nhất trong thực hành với ung thư biểu mô ống tụy là viêm tụy mạn tính khu trú. * U tuyến thanh dịch (Serous cystadenoma) + Dạng đa nang nhỏ (microcystic 70%): nó bao gồm các cụm u nang (> 6) có kích thước từ vài mm đến 2 cm. Được khoanh tròn và có các đường viền chia thùy. Sự xuất hiện của sẹo trung tâm, được thấy trong ~30% trường hợp và đôi khi bao gồm vôi hóa. Chụp cộng hưởng từ với chuỗi xung T2W có thể hữu ích trong việc hiển thị các thành phần nang, đặc biệt là dạng vi nang. + Dạng nang lớn (Macrocystic 25%): được hình thành bởi sự kết hợp của một u nang duy nhất > 2 cm hoặc nhỏ hơn (< 6), đường bờ dạng thùy múi, không bao gồm sẹo trung tâm. + Dạng đặc (Solid 5%): chúng không chứa các nang và được ngăn cách với nhau bằng các dải xơ dày. – U tuyến thanh dịch của tụy hiếm, chiếm 1-2% u ngoại tiết của tụy. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: – Hình ảnh MRI: * U tuyến dịch nhày (Mucinous cystadenoma) => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: * U nhầy – nhú trong ống tụy (Intraductal papillary mucinous neoplasm – IPMN) – U thể nhánh bên (IPMN side branch-type) => Case lâm sàng 1: – U nhầy nhú ống tụy chính (IPMN main duct type): – Thể hỗn hợp: + Thể chuyển dạng ác tính: * U đặc giả nhú (Solid pseudopapillary tumor) – U tụy nội tiết (pancreatic endocrine tumor) là một nhóm nhỏ, chiếm 1-5% u tụy, nhưng quan trọng, trước đây được gọi là “u tế bào đảo” hoặc u thần kinh nội tiết. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – U lớn hoại tử trung tâm thì phần mô đặc ở ngoại vi ngấm mạnh hơn mô lành. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – U lympho nguyên phát chiếm <2% u lympho ngoài hạch và 0,5% u tụy. => Case lâm sàng 1: – Di căn tụy hiếm khi dược chẩn đoán về lâm sàng, nhưng các kết quả mổ tử thi cho thấy di căn tụy có tỷ lệ cao gấp 4 lần ung thư tụy. Ngày nay nhờ công nghệ chẩn đoán hình ảnh phát triển nên phát hiện di căn tụy không còn là trường hợp hiếm. Các khối u nguyên phát thường di căn tới tụy gồm có ung thư biểu mô tế bào thận (RCC), ung thư biểu mô vú, ung thư biểu mô phổi, ung thư hắc tố, ung thư biểu mô dạ dày và đại tràng, ung thư xương. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: – Khối ranh giới đều rõ, khu trú trong nhu mô tụy, tỷ trọng -30 => -120HU => Case lâm sàng 1: – MRI: tăng tín hiệu trên T1W và T2W, giảm trên chuỗi xung xóa mỡ. => Case lâm sàng 1: – Các tổn thương phát sinh từ các cấu trúc kế cận có thể giả u tụy: => Case lâm sàng 1: viêm tụy mạn
– Tụy là tạng nằm ngoài khoang phúc mạc. Nằm trước khối cơ thành sau ổ bụng. Bắt ngang qua cột sống, cực phải (đầu tụy) bắt đầu từ tá tràng, cực trái (đuôi tụy) kết thúc ở lách. Là một tuyến tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (amylase, lypase, trypsin) vừa có chức năng nội tiết (insulin và glucagon).
– Dài 12-15cm, cao 6cm, dày 3cm, nặng 70-80gram.
– Tụy được chia thành 5 phần: mỏm tụy, đầu tụy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy.
– Dịch tụy được dẫn ra ngoài bởi 2 ống tụy:
+ Ống tụy chính (Wirsung): chạy dọc chiều dài tụy và kết hợp với ống mật chủ tạo thành bóng Vater trước khi đổ vào thành của tá tràng (khúc II tá tràng).
+ Ống tụy phụ (Santorini): thu nhận dịch tụy ở đầu và mỏm tụy đổ vào lỗ tụy phụ, lỗ này nằm phía trên lỗ đổ của bóng vater 1 chút.
+ Quanh lỗ đổ của bóng Vater có cơ vòng Oddi bao quanh, điều tiết lượng mật và dịch tụy đổ xuống tá tràng.
Ống tụy chính và ống tụy phụ có liên thông với nhau ở trong tụy.II. Chẩn đoán x-quang
III. Chẩn đoán siêu âm
1. U đặc ngoại tiết
– Tỷ lệ nam:nữ = 1.5:1 , hay gặp tuổi > 40.
– Rượu, thuốc lá, chế độ ăn giàu thịt, tiểu đường, viêm tụy mạn là yếu tố nguy cơ.
– Lâm sàng: Biểu hiện vàng da tắc mật là triệu chứng xuất hiện sớm khi u định vị ở đầu tụy dù kích thước nhỏ.
– U tụy ngoại tiết phát triển rất nhanh và mạnh, thường xâm lấn vào các mạch máu, hệ bạch huyết và mô thần kinh. Có khoảng 80% bệnh nhân được phát hiện đã có di căn xa và 80% mẫu mô sau mổ cho thấy người bệnh đã di căn hạch vùng. Những cơ quan thường bị di căn là gan (80%), phổi và màng phổi (khoảng 50 – 70%), phúc mạc (60%), tuyến thượng thận (25%)…
– Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân mắc phải u tụy ngoại tiết chỉ chiếm dưới 5%, nếu được phẫu thuật Whipple thì tỷ lệ này đạt 15 – 25%, và có thể lên tới 30 – 40% đối với bệnh nhân được phẫu thuật Whipple có khối u nhỏ và chưa di căn hạch.
– Những loại u tụy ngoại tiết hiếm gặp khác có thể kể đến như: carcinoma tế bào khổng lồ, carcinoma tế bào vảy tuyến, carcinoma tế bào dạng túi, carcinoma thanh dịch, u phôi bào tụy
* Hình ảnh siêu âm:
– Biểu hiện khối đơn độc, vị trí đầu tụy (60%), thân tụy (16%), đuôi tụy (5%), giáp ranh (20%).
– U vị trí đầu tụy:
+ Đường bờ khối u dạng nhiều thùy, u lớn làm thay đổi hình dạng tụy, nhất là khi lan tràn ra xung quanh.
+ Khối u dạng đặc rất giảm hồi âm.
+ Hiếm khi có hiện tượng hoại tử trong u nên hồi âm thường đồng nhất.
+ Giãn ống tụy, teo nhu mô tụy.
+ Có thể kèm theo giãn đường mật => Dấu hiệu “Double duct sign”
+ Hình ảnh tương tự như u vùng đầu tụy nhưng do không có chèn ép ống mật chủ nên không có dấu hiệu giãn đường mật.
+ Có thể giãn ống tụy kèm teo nhu mô tụy.
+ Khi u được phát hiện thường có kích thước lớn do tiềm ẩn trên lâm sàng.
+ Hình ảnh tương tự hai loại trên nhưng không kèm theo giãn ống tụy.
– Đánh giá di căn hạch vùng và di căn xa: Hạch di căn thường thấy ở chuỗi hạch thân tạng, mạc treo tràng trên, rốn gan, vùng đầu tụy.
2. U đặc nội tiết
+ U gây ra hội chứng nội tiết trên lâm sàng do chế tiết các nội tiết tố, gọi là u chức năng.
+ U không gây ra các hội chứng nội tiết gọi là u không chức năng.
– Rất khó để phát hiện u nội tiết tụy bằng siêu âm ổ bụng thông thường, chúng thường rất nhỏ đã gây triệu chứng do tăng kích thích tố.
– U chức năng: thường vị trí thân và đuôi tụy, riêng loại Gastrinoma thì 30% định vị bên ngoài tụy (trên thành tá tràng và dạ dày). Kích thước nhỏ (1-3cm). Ddạng khối tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ, bờ đều, cấu trúc hồi âm khá đồng nhất, độ hồi âm giảm nhiều, có thể đẩy lồi đường bờ tụy hoặc không. Rất hiếm thấy giãn ống tụy.
– U không chức năng: kích thước khi phát hiện thường lớn hơn u thể hoạt động, hình tròn hoặc bầu dục, giảm âm; các khối lớn có thể có hoại hoặc vôi hóa. Tuy là u đặc nhưng thường hiện diện những hốc nang hóa không có hồi âm hoặc rất giảm hồi âm kèm hiện tương tăng cường âm phía sau.
– Biểu hiện xâm lấn mạch máu, di căn hạch.3. U dạng nang
– Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên hoặc tuổi già, là u lành tính, còn được gọi là “u của bà”.
– Hay gặp vùng đầu tụy (> 50%).
– Không liên quan tới ống tụy.
– Hình thái tổn thương:
+ Dạng nhiều nang nhỏ (microcystic 70%)
+ Dạng nang lớn (Macrocystic 25%)
+ Dạng đặc (Solid 5%)
+ Cấu thành từ nhiều nang (> 6), kích thước < 2cm hoặc dạng tổ ong với vô số nang kích thước rất nhỏ.
+ U có hình ảnh cấu trúc tăng âm do hình ảnh vô số mặt phẳng phản hồi âm từ thành nang
+ Thành nang mỏng và không có chồi, bên trong chỉ chứa chất thanh tơ và glycogen không chứa hoặc rất ít chất nhày.
+ Trung tâm thường hiện diện sẹo hình sao có thể có vôi hóa với các vách xơ phân kỳ định hướng ra ngoại vi – đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
+ Vôi hóa có thể gặp (18%).
+ Hiện diện phần cấu trúc dịch không có hồi âm bên trong các nang lớn, thường 1-2 nang, thành nang mỏng đều, phần nhu mô và ống tụy còn lại bình thường.
+ Bờ thùy múi.
+ Chẩn đoán phân biệt khó khăn với u nhầy nang tụy và nang giả tụy.
– Còn gọi là u tuyến dạng nang lớn, thường gặp ở phụ nữ trung niên – “U của mẹ”.
– Khối u tiền ung thư – có thể chuyển dạng ung thư biểu mô tuyến dịch nhầy – mucinous cystadenocarcinoma.
– Cấu trúc dạng nang kích thước lớn, có thể > 10cm, giới hạn rõ, một hoặc nhiều thùy, được cấu tạo từ nhiều nang kích thước > 2cm.
– Thành nang có chồi nhú dạng đặc, vách dày, vôi hóa ngoại vi bên trong chứa dịch nhày.
– Thường gặp ở thân và đuôi tụy.
– Có 3 thể:
+ Dạng nang đơn độc, thành dày không vách ngăn
+ Thể nang đơn độc nhiều vách ngăn
+ Thể nhiều nang trong đó nang lớn ở trung tâm và xung quanh có nhiều nang nhỏ
– Có nguồn gốc từ lớp lót thượng bì của hệ thống ống tuyến tụy, có 2 đặc điểm chính là phát triển u nhú và tăng tiết dịch nhầy trong lòng ống tuyến => ống tuyến giãn lớn.
– Thường gặp người lớn tuổi
– Phân loại:
+ Thể ống tụy phụ
+ Thể ống tụy chính
+ Thể hỗn hợp
+ Thể chuyển dạng ác tính
– Hình ảnh siêu âm: tùy thuộc u thuộc ống tụy chính hay nhánh bên
+ U trong ống tụy chính: hình ảnh giãn lớn ống tụy khu trú hoặc lan tràn. Có thể bắt gặp cấu trúc chồi nhú trong lòng ống.
+ U trong nhánh bên: thường nhánh bên ở mỏm móc tụy. Hình ảnh giãn ống tuyến còn thấy cấu trúc dạng nang ở mỏm móc tụy. Bản chất cấu trúc dạng nang là sự giãn ra dạng chùm nho của các nhánh tuyến bên.
– Khối u giả nhú đặc giả nhú còn được gọi là khối u Frantz, là một khối đặc và nang hỗn hợp có khả năng ác tính thấp. Khối u này chiếm 2-3% khối u tuyến tụy ở mọi lứa tuổi và 6% trong tất cả các khối u tuyến tụy ngoại tiết. Chiếm 1% các loại tổn thương dạng nang tụy.
– SPT thường biểu hiện dưới dạng khối lớn (kích thước trung bình > 5cm), giới hạn rõ.
– Chảy máu trong u là phổ biến.
– Âm vang không đồng nhất, gồm thành phần đặc và nang đại diện cho vùng thoái hoá của u, có thể vôi hoá.
– Trung tâm giảm âm do hoại tử chảy máu.IV. Chẩn đoán CLVT
1. Ung thư ống tuyến
– Sau tiêm, pha tĩnh mạch cửa sớm (pha tụy) sau tiêm 35-40 giây => pha quan trọng nhất: khối u ngấm thuốc kém so với nhu mô lành bao quanh nên dễ phát hiện.
– Đánh giá xâm lấn và di căn hạch.
– Di căn xa: di căn chủ yếu đến gan, tuyến thượng thận, phúc mạc, phổi, xương, mặc dù di căn xương thường xảy ra ở giai đoạn muộn.2. U dạng nang
– 3 hình thái tổn thương:
– U loại này được coi là lành tính. U thường xảy ra ở nữ, tuổi > 60.
– U có tỷ trọng thấp do chỉ chứa thanh dịch, bờ thùy múi.
– Vôi hóa, nếu có thường tập trung ở trung tâm (18%), thường được sắp xếp theo kiểu hình sao đặc trưng ở trung tâm tổn thương.
– Sau tiêm thuốc cản quang, phần xơ của u ngấm thuốc nếu bên trong có nhiều vách ngăn hoặc khối chỉ có tỷ trọng dịch nếu các nang lớn và ít vách ngăn.
– Sự hiện diện của số lượng lớn các nang nhỏ có thể tạo ra hình ảnh khối đặc với sự tăng cường độ tương phản trên CT => phát hiện một cụm các nang nhỏ chứa dịch trên MRI thường giúp ích chẩn đoán.
+ Xuất hiện dưới dạng một cụm các nang nhỏ trên hình ảnh T2W. Các thành phần nang của u tuyến huyết thanh có tín hiệu cao, và các thành phần sợi có tín hiệu thấp. Không có sự thông thương rõ ràng giữa các u nang và ống tụy.
+ Trên hình ảnh T1W các phần nang của khối u giảm tín hiệu, mặc dù xuất huyết trước đó trong tổn thương có thể làm cho nó có tín hiệu tăng.
+ Các thành phần dạng sợi giảm tín hiệu trên tất cả các chuỗi không tăng cường.
+ Sau khi tiêm thuốc cản quang, sự tăng cường của các thành phần sợi có thể được phát hiện trên hình ảnh sớm và muộn, với sự ngấm thuốc dai dẳng của sẹo trung tâm ở giai đoạn muộn.
+ Vôi hóa xuất hiện giảm tín hiệu trên cả hai chuỗi xung T1W và T2W.
– Các u nang nhầy của tụy hiếm gặp, chiếm khoảng 2,5% các u tụy ngoại tiết và 10% các u tụy dạng nang.
– Nhóm u này chủ yếu xảy ra ở nữ, tuổi trung bình khoảng 50 và thường được phẫu thuật cắt bỏ vì u có tiềm năng ác tính. Ung thư biểu mô xâm lấn chiếm từ 6-36% các khối u nang nhầy.
– Các khối u nang nhầy điển hình là khối dạng nang, kích thước lớn, chủ yếu ở thân và đuôi tụy (95%). Các khối có ít hơn 6 nang và mỗi nang > 2cm, vách trong nang không đều.
– Cắt lớp vi tính:
+ Thành phần của nang có tỷ trọng dịch, nang có giới hạn rõ, đường bờ nhẵn không chia thùy.
+ Có thể thấy rõ vôi hóa hình vòng cung ở ngoại vi.
+ Sau tiêm thuốc cản quang, có thể thấy thành nang, vách và các nốt ở thành ngấm thuốc.
+ Các dấu hiệu hình ảnh gợi ý ác tính là thành hoặc vách dày, vôi hóa thành hoặc vách, nốt đặc ngấm thuốc, kích thước nang lớn > 4cm.
– U nhầy nhú trong ống tụy (IPMN) là u phát triển từ biểu mô ống tụy chính, các nhánh bên, hoặc kết hợp.
– Có sự khác biệt về mức độ xâm lấn, từ những khối khu trú, phát triển chậm tới những khối u xâm lấn và di căn. Loại ít xâm lấn nhất gọi là u tuyến (IPMN adenoma khi có loạn sản nhẹ), loại trung gian ác tính (IPMN borderline khi có loạn sản vừa) và ung thư biểu mô nhầy nhú trong ống.
– U gây tăng tiết nhầy, tắc và giãn ống tụy dần dần, teo nhu mô tuyến giả viêm tụy mạn tính.
– Chẩn đoán hình ảnh phụ thuộc vào việc phát hiện mối liên quan của tốn thương với ống tụy chính, đặc biệt khi tổn thương ở nhánh bên. Những tổn thương dạng nang khác như u nang nhầy, u nang thanh dịch và u đặc giả nhú thường không thông với ống tụy.
+ Chiếm 41%–64%
+ Thường là khối đa hình, giảm tỷ trọng nằm gần nhánh chính.
+ Vị trí kinh điển là ở mỏm móc. Ống tụy chính trong trường hợp này thường không bị giãn. Chỗ thông giữa tổn thương với nhánh chính được bộc lộ tốt trong các ảnh dựng lại bề mặt cong, không thấy trong các ảnh cắt ngang.
+ Xuất hiện dưới dạng một cụm các u nang nhỏ có viền và vách ngăn chia thùy (dạng chùm nho) hoặc u nang đơn độc.
+ Dạng chùm nho: hình oval hoặc hình ống. Tổn thương có thông với ống tụy chính, có thể giãn nhẹ ống tụy ở vị trí nối với tổn thương ống tụy phụ.
+ Đặc điểm gợi ý ác tính: kích thước chùm tổn thương > 3cm, kích thước nang > 2mm, nốt ngấm thuốc sau tiêm, giãn ống tụy chính.
+ Chiếm 15-21%
+ Hiếm gặp, nguy cơ cao chuyển dạng ác tính, gây giãn ống tụy chính lan tỏa hoặc từng đoạn.
+ Có thể nhìn thấy hoặc không thấy khối u.
+ Ngấm thuốc của u thường dưới dạng ổ.
+ Thường gặp, kết hợp tổn thương ống tụy chính và ống tụy phụ
+ Nguy cơ chuyển dạng ác tính cao.
+ Giãn ống tụy chính > 10mm, ống tụy phụ > 3mm.
+ Có nụ sùi trong ống tụy chính hoặc trong ống tụy phụ giãn.
+ Dạng khối tổ chức hoặc khối thâm nhiễm
– Trước đây gọi là u biểu mô nhú và đặc, u hiếm và có tiềm năng ác tính thấp, tiên lượng tốt. Thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ châu Á hoặc châu Phi, tuổi từ thập niên thứ hai tới thứ tư (sau dậy thì).
– Chúng được coi là khối u ác tính mức độ thấp và được phẫu thuật cắt bỏ vì nguy cơ ác tính. Tiên lượng tốt, với tỷ lệ sống sau 5 năm là 71,1%–97,0%
– Chiếm 1% các loại tổn thương nang tụy.
– U thường ở đuôi tụy, có vỏ, kích thước lớn trung bình 9cm (2,5-17 cm), có giới hạn rõ, chảy máu trong u là phổ biến => đặc điểm hình ảnh khác nhau tuỳ thành phần này.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Điển hình khối lớn, ranh giới rõ, thành phần đặc và nang có chảy máu hoại tử.
+ Hình ảnh cộng hưởng từ chứng minh tốt u có vỏ xơ biểu hiện giảm tín hiệu trên các ảnh T2W
+ Ngấm thuốc đối quang từ muộn trong các ảnh T1W tiêm thuốc.
+ Vị trí di căn phổ biến nhất là gan, có thể di căn hạch, phúc mạc hoặc phổi.3. U thần kinh nội tiết
– U nội tiết là hiếm, tỉ lệ phát sinh hàng năm khoảng 5 trường hợp trong 1 triệu dân. Về mặt hình ảnh và lâm sàng có lợi khi chia u làm hai thể, tăng hoạt động và không hoạt động.
– U tăng hoạt động nội tiết có xu hướng biểu hiện lâm sàng khi còn nhỏ, trước khi xâm lấn và di căn (trừ u đơn độc tiết insulin là lành tính). Khoảng 90% u nội tiết tụy là thể tăng hoạt động, trong đó u tiết insulin và gastrin là hay gặp nhất (80% các u hoạt động), tiếp theo là các u tiết kích thích tố vasoactive intestinal peptide, glucagon somatostatin.
– Các u nội tiết không hoạt động không gây triệu chứng liên quan đến nội tiết, do đó u phải lớn mới gây triệu chứng lâm sàng hoặc có di căn mới phát hiện u nguyên phát.
– Chẩn đoán hình ảnh u tụy nội tiết bằng cắt lớp vi tính có độ chính xác cao hơn siêu âm thường quy do các khối u thường nhỏ, phát hiện được di căn và u nội tiết nằm ngoài tụy (gastrinoma nằm trong tam giác u tiết gastrin: một đỉnh là điểm giữa thân và cổ tụy, một đỉnh ở chỗ túi mật đổ vào ống gan chung, điểm đi qua giữa đoạn II và III của tá tràng).
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Khối u nhỏ: tăng sinh mạch, xu hướng đồng nhất và giới hạn rõ.
+ Khối u lớn: có thể không đồng nhất với các vùng thoái hóa nang, hoại tử. Đôi khi có thể biểu hiện chủ yếu là các tổn thương dạng nang và có thể phân biệt với các khối u nang khác bằng viền tăng sinh mạch máu của chúng. Khối u thần kinh nội tiết của tuyến tụy cho thấy sự tăng cường độ tương phản đỉnh ở giai đoạn động mạch sớm (25-35 giây) thay vì ở giai đoạn động mạch muộn (35-45 giây).4. U lymphoma
– U lympho thứ phát chiếm 30% u lympho không Hodgkin với bệnh lan rộng, đây là dạng chiếm ưu thế và là kết quả của sự mở rộng trực tiếp từ bệnh lý hạch quanh tụy.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Dạng khu trú: xảy ra ở đầu tụy trong 80% trường hợp và có kích thước trung bình là 8 cm
+ Dạng lan tỏa: thâm nhiễm, dẫn đến phì đại tuyến tuỵ, các đặc điểm có thể giống viêm tụy cấp.
+ Giảm tỷ trọng đồng nhất, ngấm thuốc kém sau tiêm.
+ Hạch quanh tuỵ.5. Di căn tụy
– Khi có nhiều khối u tụy và ung thư nguyên phát đã biết thì chẩn đoán hình ảnh di căn tụy dễ dàng. Khi có một khối, thì rất khó phân biệt di căn với ung thư biểu mô tụy nguyên phát, đặc biệt do khoảng thời gian phát triển di căn thường từ 1-3 năm nhưng có thể muộn so với ung thư nguyên phát nhiều năm (như trong RCC nhiều trường hợp 10 năm, có trường hợp 24 năm, và mức độ ít hơn một chút trong ung thư hắc tố).
– Trong một nghiên cứu thì di căn khu trú ở tụy chiếm 50-73%, nhiều ổ 15-44%, lan tỏa 5-10%.
– Đặc điểm ngấm thuốc của u tụy di căn rất thay đổi nhưng thường giống u nguyên phát là tăng sinh mạch ít hoặc nhiều.6. U mỡ
– Không ngấm thuốc sau tiêm.V. Giả u tụy
+ U sau phúc mạc
+ Khối u dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng
+ Khối u gan
+ Khối u thận – u tuyến thượng thận
+ Viêm tụy rãnh, chấn thương tụy
Tài liệu tham khảo
* Pancreas – Carcinoma CT Assessment of Resectability – Otto van Delden and Robin Smithuis
* Cystic Pancreatic Lesions: A Simple Imaging-based Classification System for Guiding Management – Dushyant V. Sahani, MD, Rajgopal Kadavigere, MD
* Multimodality Imaging of Neoplastic and Nonneoplastic Solid Lesions of the Pancreas – Gavin Low, MBChB, MRCS, FRCR, Anukul Panu, MD
* Pancreatic Tumors in Children: Radiologic-Pathologic Correlation – Ellen M. Chung, LTC, MC, USA, Mark D. Travis, LCDR, MC, USN
* Pancreatic Ductal Adenocarcinoma Radiology Reporting Template: Consensus Statement of the Society of Abdominal Radiology and the American Pancreatic Association – Mahmoud M. Al-Hawary, MD Isaac R. Francis, MD
* Pancreatic Cancer – CT staging 2.0 Assessment of Resectability – Frank Wessels, Otto van Delden and Robin Smithuis
* Pancreatic Pseudotumors: Lesions that can mimic primary pancreatic neoplasms – D. Strabelli, L. Coura, G. A. B. G. Bandeira, M. H. Verussa, I. S. Oliveira, M. D. S. Rocha; São Paulo/BR
* Beyond pancreatic adenocarcinoma: “by-the-book” cases of non-adenocarcinoma lesions – F. M. A. Coelho
* Nonhypervascular pancreatic neuroendocrine tumors: MDCT imaging findings and differentiation from pancreatic ductal adenocarcinoma – E. Amosova, G. Karmazanovsky; Moscow/RU
* Pancreatic neuroendocrine tumor: correlation between contrast-enhanced CT findings and pathological grading in WHO classification – K. Takumi, Y. Fukukura, J. Ideue, K. KAMIMURA, T. Umanodan, T. Yoneyama, A. Umanodan, H. Hakamada, M. Nakajo; Kogoshima/JP
* Imaging of pancreatic adenocarcinoma in the era of borderline resectable tumor – M. LAGADEC
* Imaging of hypervascular pancreatic lesions: Endocrine tumor and others – S. Arizono, H. Isoda, Y. Maetani, Y. Hirokawa, K. Shimada, K. Togashi; Kyoto/JP
* CT diagnosis of pancreatic solid-pseudopapillary tumor – Z.-H. Liang, X. Feng; Shanghai/CN
* Preoperative imaging of malignant pancreatic tumors: a key determinant in assessing the resecability – G. Berrada, K. Charef, Z. Abbad El Andaloussi, H. El Mrabet, H. LHAJOUI, S. El Manjra, S. lezar, M. P. F. Essodegui, K. Elkhadir; Casablanca/MA
* CT and MRI differential diagnosis of pancreatic tumors and pseudotumors – M. BARBERA
* Staging solid pancreatic neoplasms: what radiologists should report – K. C. Quisiyupanqui
* The Many Faces of Pancreatic Serous Cystadenoma: Radiologic and Pathologic Correlation – L. Chu, A. D. Singhi, R. H. Hruban, C. L. Wolfgang, B. H. Edil, R. D. Schulick, J. L. Cameron, E. K. Fishman; Baltimore, MD/US
* Radiologic – Endosonographic correlation of cystic pancreatic tumors – C. Rodríguez
* An Approach to CT Characterisation of Pancreatic Neoplasms – A. Galvin, A. Little, C. Tartaglia, T. Sutherland; VIC/AU
* Radiology Illustrated Hepatobiliary and Pancreatic Radiology – Byung Ihn Choi
* Pancreatic cancer: the radiological report – A. I. E. Henni
* It’s not pancreatic adenocarcinoma, so what is it? – C. G. D. Clarke
* Radiological types of pancreatic serous cystadenoma: CT and MRI findings – E. Bilek, A. Keven
* Cystic Neoplasms of the Pancreas: Differential Diagnosis and Radiology Correlation – Feixiang Hu
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 11/8/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/6/2024