I. Đại cương
– Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, chiếm 80% chiều dài và 90% diện tích niêm mạc, là nơi diễn ra sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
– Tuy nhiên, u ruột non chỉ chiếm 5% các khối u đường tiêu hóa nói chung và chỉ 1-2% các ung thư đường tiêu hóa. Lý do cho hiện tượng này được cho là sự lưu thông nhanh của thức ăn, tốc độ sinh sản nhanh của niêm mạc làm giảm tiếp xúc với các chất sinh ung thư, môi trường kiềm của ruột, lượng IgA cao trong thành ruột và ít vi khuẩn trong ruột non.
* U lành ở ruột non:
– U lành tính ở ruột non hay gặp nhất là: u tuyến, u cơ trơn và u mỡ. Các loại u khác bao gồm: tăng sản mô thừa, u mô sợi, u mạch máu, u mạch bạch huyết, u sợi thần kinh, u máu. Trong đó, u tuyến là loại u lành có triệu chứng hay gặp nhất.
– Triệu chứng
+ Triệu chứng của u ruột non thường mơ hồ và không đặc hiệu bao gồm mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu …
+ Triệu chứng có thể có trong nhiều năm trước khi được phát hiện và phẫu thuật. Một số bệnh nhân gần như không có triệu chứng gì, một số khác chỉ được phát hiện tình cờ khi khám định kỳ, khi nội soi tiêu hóa hoặc khi phẫu thuật một bệnh lý khác
+ Một số ít phát hiện ra u ruột non thông qua các tình huống cấp cứu như tắc ruột, lồng ruột hoặc trong tình huống khác như xuất huyết tiêu hóa do sự tăng sinh mạch máu nhiều tại u
* U ác tính ruột non
– U ác của ruột non có mức độ phổ biến giảm dần theo thứ tự: ung thư biểu mô tuyến, ung thư thần kinh nội tiết, ung thư từ mô liên kết và u lympho ác tính
– Triệu chứng
+ Ngược lại với u lành, hầu hết các u ác tính đều tạo ra triệu chứng mà trong đó, thường gặp nhất là đau bụng và sụt cân không rõ nguyên nhân.
+ 15-35% bệnh nhân có biểu hiện tắc ruột, không giống như lồng ruột trong u lành, ở u ác là do dính và thâm nhiễm
+ Tiêu chảy với hội chứng lỵ và đi ngoài do chất nhầy
+ Chảy máu từ khối u làm thiếu máu và tìm thấy máu trong phân, có thể đi ngoài phân đen
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma) chiếm 25-40% các khối u của ruột non * Đặc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: – U chiếm 20-25% các khối u ruột non, 40% u lymphoma nguyên phát ống tiêu hóa. * Đặc điểm hình ảnh: nhiều hình thái – Dạng thâm nhiễm: – Giãn dạng phình mạch: 31% – Dạng gây hẹp: hiếm gặp, thường ở u lympho Hodgkin => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: – U thần kinh nội tiết (Carcinoid) có thể xuất hiện ở nhiều vị trí: – Carcinoid di căn: liên quan kích thước khối u – Hội chứng Carcinoid: * Đăc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Biến chứng: có thể gây thiếu máu ruột, tắc ruột do xơ hóa. – Di căn hạch, mạc treo ruột, di can gan => Case lâm sàng 1: di căn mạc treo => Case lâm sàng 2: di căn mạc treo + tắc ruột => Case lâm sàng 3: di căn mạc treo – thiếu máu ruột => Case lâm sàng 4: di căn mạc treo – thiếu máu ruột – Hay gặp ở người trung niên > 40T * Đặc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Có thể ác tính: xâm lấn ra ngoài thành ruột, hoại tử, chảy máu, vôi hóa, rò. – Di căn ruột non theo đường phúc mạc (50%), đường máu hoặc bạch huyết hoặc trực tiếp. => Case lâm sàng 1: – Chiếm 25% u lành tính ruột non. – Khối u có nguồn gốc mao mạch, trong có các khoang chứa đầy máu được lót bởi lớp nôi mạc mạch. – Là u lành tính, vị trí thường gặp: đại tràng (60-65%), chủ yếu đại tràng phải > ruôt non (20-25%) > dạ dày > thực quản. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Liposarcoma của ruột rất hiếm gặp. Nguy cơ tái phát tại chỗ nhưng ít khả năng di căn. Khối dạng tỷ trọng mỡ, xâm lấn tổ chức xung quanh, ranh giới không rõ, hay gặp nhiều khối. – Khoảng 50% u cơ trơn (Leiomyoma) ở ruột non là lành tính, thường khó phân biệt giữa u cơ trơn lành tính hay ác tính. – Dày thành đáy manh tràng, thâm nhiễm mỡ – Thiếu máu động mạch – Thiếu máu tĩnh mạch – Hội chứng Peutz-Jeghers là một hội chứng ung thư di truyền đặc trưng bởi bệnh đa polyp đường tiêu hóa, các dát sắc tố da niêm mạc và khuynh hướng ung thư. Bệnh nhân mắc hội chứng Peutz-Jeghers có nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa cao hơn đối với các cơ quan đại trực tràng, tuyến tụy và dạ dày cùng với một loạt các khối u ác tính biểu mô ngoài đường tiêu hoá như ung thư vú, tử cung và cổ tử cung, ung thư phổi và khối u của buồng trứng và tinh hoàn. => Case lâm sàng 1: – Đây là khối u nguyên phát phổ biến nhất của mạc treo. – Tổn thương có thể gặp mọi vị trí ống tiêu hóa. 70% có tổn thương hồi tràng. – Nguyên phát hoặc thứ phát sau lao phổiII. Chẩn đoán hình ảnh
1. Ung thư biểu mô tuyến
– Tỷ lệ = 1/50 so với ung thư biểu mô tuyến của đại tràng
– 50% gặp ở tá tràng, chủ yếu quanh các nhú tá tràng, hầu hết phát hiện được qua nội soi. Hỗng tràng là vị trí thường gặp thứ 2.
– Yếu tố nguy cơ:
+ Hội chứng Lynch: ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp. Di truyền trội trên NST thường.
+ FAP (Faminial adenomatous polyposis): đa polyp tuyến gia đình. Bệnh di truyền trong đó hình thành nhiều polyp tuyến.
+ Hội chứng Peutz-Jeghers: là một bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể thường với nhiều polyp mô thừa trong dạ dày, ruột non và đại tràng cùng với những vết hắc tố trên da và màng nhầy, đặc biệt ở vùng quanh miệng, môi và lợi, bàn tay và bàn chân.
+ Bệnh Celiac: là một rối loạn phổ biến nhất liên quan đến gluten và tế bào trung gian miễn dịch T dẫn đến không dung nạp gluten do mất các vi nhung mao ở đoạn gần ruột non và đường tiêu hóa kém hấp thu. Ruột non thường là cơ quan bị ảnh hưởng (lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và thanh mạc không bị tổn thương), các vi nhung mao bị viêm và bị phá hủy. Bệnh thường bắt đầu từ tá tràng và kéo dài đến hồi tràng. Tăng sản các hốc ở ruột và mất các vi nhung mao dẫn đến dư thừa lượng dịch trong lòng ruột non.
+ Bệnh Crohn: sự xuất hiện bệnh ở hồi tràng thường liên quan đến bệnh Crohn.
– Khối tỷ trọng mô mềm không đồng nhất gây hẹp đột ngột đoạn ruột non.
– Dày thành ruột không đều quanh chu vi: gây bán tắc hoặc tắc ruột hoặc hẹp lệch tâm. Thành ruột nhiễm cứng, bờ không đều.
– Ít phổ biến hơn là một khối dạng polyp trong lòng ruột, có thể dẫn đến lồng ruột.
– Khối u lớn, tiến triển nhanh thường có loét, dễ nhầm với lymphoma.
– Ngấm thuốc vừa sau tiêm (các khối u khác thường ngấm thuốc mạnh).
– Thâm nhiễm lớp mỡ ngoài thành ruột (# Lymphoma)
– Di căn hạch (kích thước hạch thường không quá to # lymphoma), di căn gan, di căn phúc mạc.
– Hình ảnh khá giống GIST ác tính (nhưng GIST không di căn hạch và khối thường lớn)2. Lymphoma
– Thường gặp Non-Hodgkin
– Nam > nữ, tuổi > 50
– Thường là tổn thương thứ phát
– Thường phát triển trên 1 đoạn ruột dài 5-20cm.
– Thường gặp ở đoạn xa hồi tràng (60-65%) > hỗng tràng (20-25%) do hồi tràng có nhiều tổ chức bạch huyết.
– Yếu tố nguy cơ: tiêu chảy mỡ, bệnh Celiac, suy giảm miễn dịch, Lupus ban đỏ, Crohn, tiền sử điều trị hóa chất.
– Biểu hiện lâm sàng: chảy máu tiêu hóa, tắc ruột và thủng (rất hiếm gặp).
– Dạng polyp hoặc nốt:
+ Nốt tổ chức đặc đồng tỷ trọng trong lòng ruột hoặc khối lớn lệch tâm xâm lấn mô mềm xung quanh => có thể có loét và tạo đường rò.
+ Vị trí ở lớp dưới niêm mạc.
+ Không dày thành.
+ Có thể gây lồng ruột
+ Dày thành ruột (1-7cm), đều hoặc không đều
+ Lan rộng theo thành ruột
+ Bờ không rõ
+ Ngấm thuốc đồng nhất
+ Kích thước > 4cm
+ Do sự phá hủy thành ruột và đám rối thần kinh ruột. Không gây tắc ruột
+ Có thể gặp cùng dạng thâm nhiễm
– Một số biểu hiện khối phát triển ra ngoài mạc treo ruột: tổ chức lymphoma phát triển tạo khối, 70% trên 5cm khi phát hiện.
– Không thâm nhiễm lớp mỡ ngoài thành ruột (# ung thư biểu mô tuyến).
– Hạch vùng (50%), hạch kích thước lớn.3. U thần kinh nội tiết
+ Hệ tiêu hóa (60-85%): ruột non là vị trí phổ biến nhất chủ yếu ở đoạn cuối hồi tràng (40%), trực tràng (22,5%), đại tràng (15%), ruột thừa (10%), dạ dày (7,5%), tụy (7,5%).
+ Phổi (25%)
+ Gan, buồng trứng, tuyến ức.
– Chế tiết hormone khác nhau: Serotonin, histamine, Kallikrein, Prostaglandins
– Khối phát triển chậm trong nhiều năm. Bắt đầu từ tổn thương nhỏ dưới niêm mạc => dày thành ruột.
– 90% trường hợp ở đoạn cuối hồi tràng, thường dưới niêm mạc, kích thước < 2cm, lớp niêm mạc không bị tổn thương, thành ruột và mạc treo bị co rút, thâm nhiễm. Cũng có thể gặp dạng khối lớn lồi vào lòng ruột, có hoại tử loét.
– Khoảng 45% (30-60%) bệnh nhân biểu hiện di căn khi phát hiện bệnh.
+ < 1cm tỷ lệ di căn 20-30%.
+ 1-2cm: 60-80% di căn hạch, 20% dic căn gan
+ > 2cm: 80% di căn hạch, 40-50% di căn gan.
+ Di căn gan: thường đa ổ, tăng sinh mạch và có thể hoại tử trung tâm, vôi hóa.
+ Di căn hạch thường có vôi hóa.
+ Chiếm khoảng 5% u carcinoid và trở nên điển hình khi các chất vận mạch từ khối u đổ vào hệ tuần hoàn.
+ Hay gặp ở người bị di căn gan
+ Triệu chứng bao gồm cơn đỏ bừng mặt, tiêu chảy ít gặp hơn là co thắt phế quản và suy tim. Suy tim là hậu quả của chất serotonin gây ra xơ hóa các van tim, nhất là van ba lá và van động mạch phổi.
– Vị trí: thường ở đoạn cuối hồi tràng.
– 30% biểu hiện dạng nhiều khối.
– Khối u carcinoid là khối phát triển chậm có thể không nhận ra trong nhiều năm.
– Khối dạng polyp hoặc dạng mảng, có bờ nhẵn trong lòng ruột.
– Thường kèm vôi hóa và có thể gây ra một phản ứng tạo xơ dính mạnh với sự co rút các quai ruột và xơ hóa mô xung quanh “spoke-wheel” pattern, đôi khi dẫn đến thiếu máu ruột.
– Tuy nhiên, do kích thước nhỏ của chúng, không phải lúc nào chúng cũng được nhìn thấy chính xác trên hình ảnh => Di căn mạc treo thường được xác định rõ hơn trên hình ảnh.
– Ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
– Khả năng di căn liên quan đến kích thước khối u.
+ Tỉ lệ di căn hạch và gan khoảng 20-30% ở bệnh nhân có khối u carcinoid nhỏ hơn 1 cm nhưng tăng lên gần 60-80% cho di căn hạch và 20% cho di căn gan khi khối u là 1-2cm.
+ Ở bệnh nhân có khối u nguyên phát lớn hơn 2 cm tỉ lệ di căn hạch là 80% và của di căn gan là 40-50%.
+ Di căn gan thường tăng sinh mạch và có thể thấy hoại tử trung tâm.
+ Hầu hết hạch di căn có vôi hóa tương tự khối u nguyên phát.4. GIST
– 9% tổng số các khối u ruột non.
– Hay gặp nhất ở dạ dày > hỗng tràng > hồi tràng. Ít khi xảy ra ở đại tràng, trực tràng, thực quản và ruột thừa.
– 20-30% biểu hiện ác tính. Tỷ lệ gặp ác tính ở ruột non cao hơn ở dạ dày.
– Các khối u < 2cm thường là lành tính, > 5cm thường là ác tính. Khối u ác tính phát triển ngoài thành ruột, có thể hoại tử chảy máu, tạo đường rò.
– Hình thái tổn thương:
+ Phát triển ra ngoài thành ruột
+ Dạng quả tạ phát triển ra ngoài và vào trong lòng ruột
+ Phát triển vào trong lòng ruột.
– Phụ thuộc vào vị trí và kích thước u.
– Khối lớn tỷ trọng thường không đều do hoại tử, xuất huyết hoặc thoái hóa dạng nang.
– GIST điển hình: ranh giới rõ, phát triển lồi ra ngoài, ngấm thuốc không đồng nhất, gồm phần nang không ngấm thuốc, phần tổ chức đặc có phần ngấm thuốc mạnh và phần xơ ngấm thuốc muộn. Khối nhỏ thường ngấm thuốc mạnh. Khối u lớn tiến triển nhanh thường có loét, dính với ống tiêu hóa khác, dễ nhầm với u lymphoma.
– Cả u GIST và u lympho có thể thấy giãn dạng phình mạch của ruột.
– Hiếm gặp gây tắc ruột vì không ảnh hưởng toàn bộ chu vi thành ruột.
– Di căn hạch: hiếm gặp
– Di căn gan: thường giàu mạch.
– Di căn mạc treo, phúc mạc: thường gặp ở những lần tái phát; thường reo rắc do phẫu thuật.
– Sau điều trị hóa chất (bằng Imatinib hoặc Gleevec), di căn gan và mạc treo trở nên giảm lưu lượng máu hoặc thậm chí hóa nang.
– Mặc dù phẫu thuật triệt căn nhưng 40-90% tái phát bệnh ở gan hoặc mạc treo.5. Di căn ruột non
– Chủ yếu các khối u nguyên phát từ: U buồng trứng, ruột thừa, đại tràng.
– Di căn theo đường máu thường từ các khối u: vú, melanoma, ung thư thận.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Nhiều khối nhỏ tỷ trọng mô mềm, rải rác ở thanh mạc, mạc treo, mạc nối.
+ Tổn thương lồi vào trong lòng ruột hoặc là những khối dạng polyp.
+ Ngấm thuốc sau tiêm.6. U tuyến
– Kích thước thường < 3cm.
– Có thể dạng một hoặc nhiều khối (Hội chứng Peutz – Jeghers)
– Là các tổn thương tiền ung thư, dạng các khối polyp có cuống hoặc không hoặc u nhỏ trong niêm mạc
– Thường ngấm thuốc đồng nhất
– Thường không gây tắc ruột
– Sự mở rộng ra ngoài thanh mạc => gợi ý ác tính7. U máu
– Rất hiếm gặp, chiếm khoảng 0,05% tất cả các khối u đường ruột. 7-10% u lành tính ruột non.
– Hầu hết các khối u máu ruột non đều nằm đoạn giữa hỗng tràng
– 80% có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa cấp, nặng và từng đợt. Hiếm khi gây tắc ruột, lồng hay thủng.
– Có thể có cuống hoặc không. Kích thước vài mm tới vài cm. Có trường hợp 30cm.
– Abrahamson & Shandling chia làm 3 nhóm: u máo mạch, u dạng hang, u hỗn hợp. Dạng hang hay gặp nhất.
– Đơn độc hay nhiều khối.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Có thể thấy nhiều khối thùy múi, cấu trúc không đồng nhất, vùng tăng giảm tỷ trọng xen kẽ.
+ Có thể có vôi hóa.
+ Phát triển từ bờ mạc treo.
+ Ngấm thuốc điển hình của u máu8. U mỡ
– Giải phẫu bệnh: cấu tạo bởi các tế bào mỡ trưởng thành, bao bởi bao xơ.
– Vị trí dưới niêm mạc, dưới thanh mạc, trong cơ, có thể có cuống.
– Có thể gây tắc ruột hay lồng ruột, khối u lớn có thể phát triển qua lớp niêm mạc => ổ loét.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Khối nhỏ, bờ đều, đơn độc, giới hạn rõ, tỷ trọng mỡ (-40 => -120HU).
+ Kích thước 1-3cm.
+ Có cuống hoặc không.
+ Không hoặc kém ngấm thuốc sau tiêm.
+ Kích thước lớn có thể có thoái hóa, hoại tử, vôi hóa.
+ Thường không thâm nhiễm thành ruột và mạc treo.9. U cơ trơn
– Là loại u ruột non thường gặp thứ 2 sau u mô đệm.
– 48% các trường hợp ở hỗng tràng, 31% ở hồi tràng, 21% ở tá tràng.
– Vị trí u thường ở dưới thanh mạc (50%), có thể lồi vào lòng ruột dạng polyp (20%) hoặc cũng có thể phát triển thâm nhiễm trong thành ruột (ung thư cơ trơn).
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Kích thước > 5cm, có chân rộng.
+ Ưu thế phát triển ở bờ mạc treo.
+ Cấu trúc mô mềm, đồng nhất, bờ đều, ranh giới rõ.
+ Ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
+ Có thể có ổ loét hoặc hoại tử trung tâm tạo hang.
+ Có thể có vôi hóa.III. Phân biệt
* Viêm hồi manh tràng
– Thành ruột nhiều lớp: hình bia bắn (2-3 lớp), ngấm thuốc sau tiêm.
– Có thể có các nốt giảm tỷ trọng trong thành do phù hoặc xuất huyết
– Có thể thấy tắc ruột non* Thiếu máu mạc treo
+ Thành ruột dày > 3mm, xếp nếp dày lên.
+ Dịch ổ bụng xuất hiện ở giai đoạn muộn do tăng tính thấm thành ruột và mạc treo bị thương
+ Khí trong thành ruột
+ Khí trong tĩnh mạch mạc treo, tĩnh mạch cửa.
+ Hình ảnh khuyết thuốc trong lòng động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới ở thì tiêm thuốc.
– Đoạn ruột non tổn thương thường rất dài
– Dày đồng tâm các quai ruột, với bề dày lớn 15-2-mm
– Bắt thuốc hình bia sau tiêm.
– Hình ảnh khuyết thuốc trong lòng tĩnh mạch mạc treo tràng trên sau tiêm cản quang.* HC Peutz-Jeghers
– Tiêu chuẩn chẩn đoán: 2/3 tiêu chí
+ Ít nhất 1 người thân được chẩn đoán mắc bệnh PJS
+ Nhiều tổn thương sắc tố (dát) màu xanh đậm đến nâu trên niêm mạc và da thường nhất là trong miệng trên niêm mạc hoặc lợi, môi, quanh miệng, đầu ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
+ Các polyp đường tiêu hoá dạng hamartomatous: thường có trong ruột non, đôi khi xuất hiện ở ruột già, dạ dày. * U xơ
– Là tổn thương lành tính, xơ hóa không do viêm, có xu hướng xâm lấn tại chỗ và tái phát nhưng không di căn.
– Hay gặp ở độ tuổi 20-40, nam/nữ = 2/1
– Khối giới hạn rõ, đồng tỷ trọng hoặc có nốt tăng tỷ trọng, ngấm thuốc ít ở thì tĩnh mạch* Crohn
– Dày thành ruột từng đoạn.
– Thành ruột nhiều lớp: hình bia bắn (2-3 lớp), ngấm thuốc sau tiêm.
– Hẹp lòng ruột, giãn quai ruột phía trước.
– Thâm nhiễm mỡ mạc treo: hình răng lược* Lao ruột
– Dày thành không đối xứng theo chu vi đoạn cuối hồi tràng và manh tràng, chủ yếu tổn thương lớp cơ, có thể có các hạch lớn.
– Hạch to mạc treo hồi tràng. Các hạch to giảm tỷ trọng, kém ngấm thuốc ở trung tâm.
– Xơ hóa, co kéo quai ruột
– Phì đại, vôi hóa hạch mạc treo.
– Biến chứng: rò, apxe.
Tài liệu tham khảo
* CT evaluation of small bowel neoplasms: spectrum of disease – J A Buckley, and E K Fishman
* Small Bowel Tumors – Rinze Reinhard and Gerdien Kramer
* A Pattern Approach to the Abnormal Small Bowel: Observations at MDCT and CT Enterography – Michael Macari, Alec J. Megibow and Emil J. Balthazar
* Small Bowel Tumors: a comprehensive imaging review – M. Pardo Antunez, S. Quiroga Gómez, X. Merino-Casabiel
* Small Bowel Neoplasms: A Pictorial Review – Rahul Jasti
* Multimodality imaging of small bowel neoplasms – Eric A. Williams
* MRI of the small-bowel: how to differentiate primary neoplasms and mimickers – G Masselli, MD
* Imaging of malignant neoplasms of the mesenteric small bowel: New trends and perspectives – Philippe Soyer
* Radiopathological review of small bowel carcinoid tumours – M Wong
* Imaging and Screening of Cancer of the Small Bowel – Jin Sil Kim
* Diagnosis and staging of small bowel tumours – Richard M Gore, Uday K Mehta, Jonathan W Berlin, Vikram Rao and Geraldine M Newmark
* MDCT Features of Small Bowel Tumors – M.-H. Park
* Malignant primary small bowel neoplasms: A pictorial review – C. Eira, J. S. Quadrado, C. Teiga, N. C. Ribeiro; Lisboa/PT
* CT findings of tumors and tumor-like conditions of small intestine – T. Tsuda, M. Takechi, H. Tanaka, T. Mochizuki; Ehime/JP
* A multimodality pictorial review of small bowel neoplasms and their mimics – S. H. Hanfi
* Pattern based approach for differential diagnosis of small bowel neoplasms using MDCT – P. T. Bhari
* The small bowel in CT: not so small! (a pictorial review of small intestine pathology) – A. Grande, G. Tardáguila, C. Martinez, A. Fernandez del Valle, R. Oca Pernas, A. Bustos; Vigo/ES
* Multimodality imaging findings in Small bowel tumors: A pictorial review – H. BANSAL
* Radiology Illustrated Gastrointestinal Tract – Byung Ihn Choi
* Imaging findings of gastrointestinal stromal tumours – J. Praia
* CT Enterography: Interpretation of Findings – R. A. Costa, C. M. Oliveira, L. Teixeira, F. Caseiro Alves; Coimbra/PT
* Small Bowel Obstruction: what a resident radiologist needs to know – F. R. Carvalho, L. R. Martins, C. Mota, I. Matos, F. M. Antunes, L. Batista
* Imaging Features of Carcinoid Tumors of the Gastrointestinal Tract – Dhakshina Ganeshan, Priya Bhosale, Thomas Yang
* Primary Malignant Diseases of the Small Intestine – Patrick D. McLaughlin and Michael M. Maher
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 28/2/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/8/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/8/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/5/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/4/2023