I. Đại cương
– Thoát vị thành bụng (Abdominal wall hernia) là một trạng thái bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong ổ bụng (thường là ruột non và mạc treo) ra phía ngoài thành bụng, qua một chỗ yếu của thành bụng. Chỗ yếu của thành bụng là nơi mà thành bụng không có lớp cơ chỉ có lớp cân hay mạc che phủ.
* Các dạng thoát vị
– Thoát vị gian thành: một hình thức thoát vị thành bụng trong đó tạng thoát vị cũng di chuyển qua một chỗ yếu của thành bụng nhưng không ra phía ngoài thành bụng mà nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Thoát vị richter: một phần của thành ruột phía bên đối diện với bờ mạc treo bị thoát vị. => Case lâm sàng 1: – Thoát vị trượt: là sự trượt của 1 tạng qua chỗ yếu của thành bụng, 1 phần của nó tạo nên túi thoát vị. * Phân loại thoát vị – Thấy được hình khuyết thành bụng: hình ảnh gián đoạn của đường phúc mạc ngăn cách lớp cơ bên ngoài và các tạng ổ bụng. – Thoát vị thượng vị (Epigastric Hernia / Hypogastric Hernia) thường bị ở người lớn, túi thoát vị thường nhỏ, nhưng bệnh nhân thường khó chịu vì đau. => Case lâm sàng 1: – Là thoát vị tự phát của thành bụng bên. Do khiếm khuyết của cân cơ ngang bụng phía bên bao cơ thẳng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: – Thoát vị rốn – cạnh rốn (Umbilical Hernia / Paraumbilical Hernia) là do các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ rốn. Lỗ này có thể còn trong thời kỳ bao thai hoặc hình thành sau khi đẻ. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: – Thoát vị thắt lưng là sự đi ra của bao thoát vị ở thành bụng sau, qua các khe ở giữa các lớp cơ và xương ở vùng thắt lưng. – Siêu âm giúp đánh giá: => Case lâm sàng 1: – Cắt lớp vi tính: => Case lâm sàng 1: thoát vị bàng quang => Case lâm sàng 2: thoát vị bàng quang => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Phân loại thoát vị bẹn: + Thoát vị bẹn trực tiếp (Direct Inguinal Hernia): khối thoát vị thoát ra từ ổ bụng nằm phía trước trong động mạch thượng vị dưới (nhánh bên của động mạch chậu ngoài), phình ra phía trước thành bụng – phía ngoài cơ thẳng bụng. Trong ống bẹn, túi thoát vị đè ép các thành phần trong ống bẹn, tổ chức mỡ của ống bẹn bị đè ép có dạng hình lưỡi liềm (Lateral crescent sign). => Case lâm sàng 1: + Thoát vị bẹn gián tiếp (Indirect Inguinal Hernia): khối thoát vị nằm phía ngoài động mạch thượng vị dưới (nhánh bên động mạch chậu ngoài). – Là hiện tượng ruột thừa nằm trong túi thoát vị, ruột thừa có thể viêm hoặc không, tỷ lệ < 1% thoát vị bẹn. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Thường định vị phía sau trong ống đùi, nó xảy ra bên dưới dây chằng bẹn và phía ngoài của lồi củ xương chậu, phía trong tĩnh mạch đùi chung. – Phân biệt thoát vị bẹn: thoát vị đùi thường gặp ở nữ, túi thoát vị nằm phía ngoài củ mu, nằm cạnh và đè ép tĩnh mạch đùi chung. => Case lâm sàng: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: – Thoát vị De Garengeot được mô tả là có sự hiện diện của ruột thừa ở trong một thoát vị đùi, thường được phát hiện tình cờ trong lúc phẫu thuật thoát vị đùi. Hiếm hơn khi có sự hiện diện của viêm ruột thừa cấp trong một thoát vị đùi, với tỷ lệ 0,08-0,13%. => Case lâm sàng 1: – Thoát vị bịt (Obturator Hernia) được mô tả đầu tiên bởi Armaud de Ronsil vào năm 1724 và đã được điều trị thành công lần đầu tiên bởi Henry Obre năm 1851. Thoát vị bịt xuất hiện qua vòng tròn bao quanh bởi ngành trên xương chậu ở phía trước, ở phía dưới là màng bịt cùng với cơ bịt trong và cơ bịt ngoài, các mạch máu và dây thần kinh bịt ở mặt sau . * Giải phẫu bệnh: * Phân loại (Rochard): => Case lâm sàng 0: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: – Đặc điểm cấu tạo giải phẫu của đáy chậu là hình thành những ngách phúc mạc, đó là điểm yếu của đáy chậu để hình thành thoát vị đáy chậu (Perineal hernia). – Thoát vị ngồi (Sciatic Hernia) đi từ chậu hông đến mông qua khuyết hông lớn hoặc hông bé, ở mặt sau của khung chậu. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Thoát vị đường mổ (Incisional hernia) là hiện tượng các tạng ổ bụng thường là quai ruột và mạc treo thoát vị qua vị trí yếu của cơ thành bụng sau phẫu thuật. => Case lâm sàng: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Biến chứng thường gặp là tắc ruột
– Thoát vị bẹn đùi (Groin Hernias)
+ Thoát vị bẹn trực tiếp (Direct Inguinal Hernia)
+ Thoát vị bẹn gián tiếp (Indirect Inguinal Hernia)
+ Thoát vị đùi (Femoral Hernia)
– Thoát vị thành bụng trước
+ Thoát vị rốn, cạnh rốn (Umbilical Hernia / Paraumbilical Hernia)
+ Thoát vị thượng vị (Epigastric Hernia)
+ Thoát vị Spigelian
– Thoát vị thành bụng sau
+ Thoát vị tam giác lưng trên
+ Thoát vị tam giác lưng dưới
– Thoát vị vùng chậu (Pelvic Hernia)
+ Thoát vị bịt (Obturator Hernia)
+ Thoát vị ngồi (Sciatic Hernia)
+ Thoát vị đáy chậu (Perineal hernia)
– Thoát vị vết mổ (Incisional hernia)II. TV thành bụng trước
* Đặc điểm hình ảnh
– Hiện diện các thành phần của ổ bụng (mỡ trong mạc nối, mạc treo, quai ruột, thậm chí tạng đặc) bên trong túi thoát vị: thường mô mỡ ngoài phúc mạc tạo độ hồi âm rất kém, ngược lại thành phần mỡ trong mạc treo và mạc nối tạo hồi âm tăng hơn nhiều, bên trong mạc nối và mạc treo có thể thấy mạch máu. Ống tiêu hóa với biểu hiện đặc thù là nhu động, khi chứa hơi thì tạo hình ảnh bóng lưng bẩn phía sau.
– Gia tăng thể tích túi thoát vị khi làm căng cơ thành bụng.
– Giảm thể tích túi thoát vị khi đè ép túi vào phía trong thành bụng.
– Trong trường hợp không thấy túi thoát vị, có thể thể cho bệnh nhân co cứng cơ thành bụng bằng cách để bệnh nhân tự nâng đầu lên hoặc làm nghiệm pháp Valsalva (bệnh nhân ngậm miệng, bịt mũi, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi ra) tạo sự gia tăng áp lực trong ổ bụng nhằm đẩy các thành phần trong ổ bụng vào túi thoát vị, riêng thoát vị bẹn có thể thăm khám ở tư thế đứng.* Thoát vị thượng vị
– Thoát vị có thể là một túi hay nhiều túi đi qua một lỗ của đường trắng giữa, nhưng thường ở bên trái cách đường giữa vài mm.
– Thoát vị có khi chỉ là một cục mỡ ở trước phúc mạc qua đường trắng giữa không có túi, nhưng thường là có túi và có tổ chức mỡ ở trước túi. Túi thoát vị thường rỗng, nhưng cũng có khi có mạc nối, đại tràng ngang, ruột non ở trong.
– Dây chằng tròn ở ngay cạnh thoát vị. Hiện tượng đau của thoát vị là do dây chằng tròn bị kẹp.
– Thoát vị vùng thượng vị xảy ra chủ yếu ở nam giới. Vị trí thoát vị nằm trên đường giữa, giữa mũi ức và rốn.
– Trong 20% các trường hợp, bệnh nhân có từ hai thoát vị trở lên.* Thoát vị Spigelian
– Nó thường xảy ra ở giữa đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên, ở bờ ngoài cơ thẳng to, trong vùng mà các sợi cơ của thành bụng chuyển thành cân, nhưng đôi khi nó có thể thấp hơn hay cao hơn.
– Thoát vị Spigel thường nằm trong chiều dày của thành bụng. Nó có thể đi qua lớp cơ ngang và cơ chéo bé, rồi dừng lại ở cân cơ chéo lớn (thoát vị kẽ). Hiếm hơn nó có thể tạo thành một lỗ và đi qua tất cả các lớp cơ của thành bụng và nằm ngay dưới da (thoát vị dưới da).
– Vị trí chính xác của cổ túi thoát vị thường khó xác định, vì nó có vị trí hay thay đổi. Lỗ của cổ túi thoát vị thường là lỗ của thần kinh, mạch máu đi qua ở bờ cơ thẳng to, ở điểm mà nhánh của động mạch thượng vị chọc qua cân ngang.
– Nội dung bao thoát vị thường là mạc nối, ruột non, đại tràng, hiếm hơn là manh tràng, bàng quang, dạ dày, vòi trứng…* Thoát vị rốn – cạnh rốn
– Về mặt điều trị, người ta phân biệt 3 loại thoát vị rốn khác nhau:
+ Thoát vị rốn ở trẻ mới sinh: do teo bẩm sinh thành bụng, ở vùng rốn không có da phủ. Thành của nó mỏng, không có mạch máu, có khi trong suốt, có khi đục. Về lý thuyết người ta phân biệt: thoát vị bào thai (hernie embryonnaiire) có đặc điểm là không còn phúc mạc ở trước bao thoát vị, nội dung của bao thoát vị dính vào túi thoát vị, và thoát vị thai nhi (herniefoetale) có đặc điểm là có túi phúc mạc và các tạng trong bao thoát vị không dính. Trong thực tế người ta thường gặp thể hỗn hợp và thấy gan thường dính ở phía trên và ruột thì tự do ở dưới, thoát vị này thường kèm theo các dị tật khác, vì vậy khi mổ phải kiểm tra như thoát vị hoành, teo ruột, còn ống mạc treo rốn, ống niệu rốn.
+ Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ: bao thoát vị nhỏ, thường bằng đầu ngón tay, thoát vị đi qua vùng rốn và thường nằm ở trên tĩnh mạch rốn. Nó có thể tự bé lại và rất ít khi bị nghẹt. Lỗ thoát vị là bẩm sinh, bờ của nó là một tổ chức xơ. Túi thoát vị nhỏ và rất mỏng và thường trống rỗng, đôi khi có mạc nối bé.
+ Thoát vị rốn ở người lớn: Túi thoát vị có thể nhỏ giống như thoát vị ở trẻ em. Nhưng thường thoát vị rốn ở người lớn là thoát vị mắc phải, có bao thoát vị rất to. Phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Thường gặp ở người nhiều tuổi, đẻ nhiều, béo, thành bụng nhão. Bao thoát vị thường dính với da, nội dung thoát vị hay gặp là mạc nối, ruột non, đại tràng ngang, đôi khi là đại tràng lên, manh trang và dạ dày. Các tạng này thường dính với nhau và dính vào bao thoát vị. Vòng lỗ thoát vị thì dày, nhẵn và rộng (5-6 cm hoặc hơn). Trái lại mặt trong của túi thường không nhẵn, nó thường có những giải xơ. Bao thoát vị nhiều khi rất to sa xuống dưới kéo cả cân có thành bụng và nhiều trường hợp như là sổ bụng.III. Thoát vị thắt lưng
– Có thể là hậu quả của chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường của cân cơ vùng này.
– Borchardt chia thoát vị thắt lưng ra: thoát vị bẩm sinh, chấn thương, bệnh lý và tự phát.
– Thoát vị bên trái gặp nhiều hơn bên phải.
– Giải phẫu bệnh lý:
+ Thoát vị thắt lưng có thể xảy ra ở một trong hai nơi: vùng tam giác Jean Louis-Petit hoặc tứ giác Crtneflt.
+ Thoát vị ở tam giác Jean-Louis-Petit gặp nhiều hơn. Bao thoát vị đi qua khe hở của cân ngang để vào trong tam giác Jean-Louis-Petit. Tam giác này được giới hạn bởi cơ lưng to, cơ chéo lớn và phía dưới là mào chậu.
+ Tứ giác Grynfelt được giới hạn bởi phía trên là cơ răng sau dưới và xương sườn 12, ở phía dưới cơ vuông thắt lưng và cơ chéo bé. Hình dạng kích thước của tứ giác Grynfelt thay đổi theo chiều dài của xương sườn 12. Khi xương sườn 12 dài thì tứ giác Grynfelt đôi khi không có hoặc chỉ là một khe, nhưng khi xương sườn 12 ngắn thì kích thước của nó sẽ to lên.
– Thoát vị thắt lưng có thể có túi mà nội dung của nó là ruột non, mạc nối. Nhưng nó có thể không có túi khi nội dung của thoát vị là một u mỡ, đại tràng lên, đại tràng xuống và thận.IV. Thoát vị bẹn đùi
* Thoát vị bẹn
– Thoát vị bẹn gián tiếp: là dạng thường gặp nhất của thoát vị thành bụng, trong trường hợp này túi phúc tinh mạc còn thông thương chứa các tạng trong ổ bụng, lồi ra bên ngoài qua vòng bẹn ngoài và ống bẹn, có thể đi xuống vào trong bìu trong trường hợp ở nam giới, còn ở nữ giới thì túi thoát vị đi vào trong môi lớn. Tắc ruột, nghẹt ruột là những biến chứng thường gặp của loại thoát vị này.
– Thoát vị bẹn trực tiếp: là dạng thoát vị trực tiếp qua thành bụng dưới, phía trong cuống mạch thượng vị dưới, loại này hay gặp ở người già và ít khi có biến chứng.
– Cả hai loại thoát vị đều có thể phát triển xuống đền bìu.
+ Đường kính lỗ bẹn.
+ Các thành phần trong túi thoát vị: mạc treo ruột, quai ruột, bàng quang.
+ Phân biệt với các tổn thương khác trong ống bẹn như tinh hoàn lạc chỗ, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
+ Đánh giá khối thoát vị xuống đến bìu.* Thoát vị Amyand
– Claudius Amyand là một bác sĩ phẫu thuật người Pháp đã thực hiện ca phẫu thuật cắt ruột thừa thành công đầu tiên vào năm 1735, trên một cậu bé 11 tuổi, bị viêm ruột thừa có biến chứng thủng trong túi thoát vị bẹn.* Thoát vị đùi
– Nội dung thoát vị: quai ruột, mạc treo, ruột thừa.
– Đặc điểm hình ảnh: phát hiện thoát vị đùi dựa vào sự hiện diện của một khối nằm bên trong tĩnh mạch đùi chung, đè ép tĩnh mạch đùi chung.
– Cần phân biệt các khối trong tam giác đùi: máu tụ, giả phình, rò động tĩnh mạch, hạch, giãn tĩnh mạch hiển và thoát vị bẹn.* Thoát vị De Garengeot
– Chiếm 0,5%-5% trong số các thoát vị đùi.
– Trường hợp hiếm gặp này đã được mô tả đầu tiên vào năm 1731 bởi bác sĩ phẫu thuật người Pháp Rene Jacques de Croissant Garengeot.
– Một tài liệu đã được công bố chỉ ra tỷ lệ mắc thoát vị De Garengeot ở phụ nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 13: 1, song song với việc liên quan tới giới tính tác động đến thoát vị đùi. V. Thoát vị vùng chậu
* Thoát vị bịt
– Thoát vị lỗ bịt rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/15000 các trường hợp bị thoát vị, thường bị 2 bên. Theo Sommenet và Coxam: đến năm 1961 mới có khoảng 500 trường hợp thoát vị lỗ bịt được thông báo.
– Thoát vị bịt thường gặp ở phụ nữ đứng tuổi, gầy, rất ít khi gặp ở nam giới. Điều này được giải thích là kích thước của lỗ bịt và ống bịt của phụ nữ lớn hơn, lỗ sau ống bịt của phụ nữ phúc mạc bị kéo căng và dài hơn.
– Do các triệu chứng không đặc hiệu của nó , thoát vị bịt là rất khó chẩn đoán . Hầu hết các bệnh nhân trải qua phẫu thuật vì một tình trạng tắc ruột và được chẩn đoán trong khi phẫu thuật. Tỷ lệ chẩn đoán tiền phẫu được báo cáo là chỉ có 10-30 %.
– Thoát vị lỗ bịt xảy ra ở ống bịt hay còn gọi là ống dưới mu. Đó là một ống cấu tạo bằng xương và xơ dài 2-3 cm, đường đi của ống chéo xuống dưới ra trước và vào trong, thông giữa khoang chậu hông bé với phần trước trong của đùi, đi qua phần trên của lỗ bịt.
– Ống bịt có 2 lỗ: lỗ sau và lỗ trước:
+ Lỗ sau: lỗ sau nằm trong chậu hông bé có hình bầu dục. Bọc quanh lỗ ở phía dưới là cung xos của cân cơ bịt trong. Đó là nguyên nhân làm thoát vị bịt hay bị nghẹt. Lỗ này ở dưới hố bẹn trong, giữa bờ của bàng quang và động mạch rốn, được phủ bởi phúc mạc thành và tổ chức tế bào dưới phúc mạc.
+ Lỗ trước thì ở đùi, nó giới hạn ở dưới bởi dải dưới mu và được che phủ bởi cơ lược.
– Thần kinh bịt, động mạch bịt và tĩnh mạch bịt đi trong ống bịt và xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.
– Thoát vị kẽ: Bao thoát vị mới nằm trong ống dưới mu. Bao thoát vị ở trước cơ bịt ngoài và ở sau cơ lược.
– Thoát vị sau cơ lược: Bao thoát vị đi ra khỏi ống hoặc mới ra khỏi lỗ ngoài hay xuống thấp hơn, ở giữa 2 bó cơ bịt ngoài nằm ngay ở dưới cơ lược.
– Thoát vị trước cơ lược: Bao thoát vị đi vào giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, có thể nằm ngày dưới cân đùi hoặc trong tổ chức dưới da.* Thoát vị đáy chậu
– Phân loại:
+ Giữa bờ trong của cơ nâng hậu môn
+ Khe giữa cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt
+ Khe giữa cơ ngồi cụt với xương cụt
+ Khe bất thường của cơ nâng hậu môn.
– Nguyên nhân: thường là bẩm sinh, còn mắc phải thì hiếm gặp.
– Thoát vị đáy chậu có thể phối hợp với sa sinh dục hoặc sa trực tràng. Hiện tượng sa này có thể là tiên phát hay thứ phát. Ở nữ gặp nhiều hơn nam.* Thoát vị ngồi
– Papen là người đầu tiên thông báo về thoát vị này vào năm 1750.
– Thoát vị ngồi thường gặp ở nữ vì xương chậu ở phụ nữ rộng hơn và kích thước của lỗ ngồi rộng hơn nam giới.
– Bên phải gặp nhiều hơn bên trái.
– Giải phẫu bệnh lý:
+ Lỗ khuyết của chậu hông được chia làm 2 phần bởi dây chằng cùng hông lớn và dây chằng cùng hông bé. Phần trên gọi là khuyết hông lớn, phần dưới là khuyết hông bé.
+ Phần khuyết hông lớn có cơ tháp chạy qua chia làm hai phần. Như vậy lỗ khuyết chậu hông có 3 điểm yếu.
– Phân loại (Waldeyer): thoát vị ngồi có thể đi từ chậu hông đến đùi theo 3 đường khác nhau:
+ Thoát vị trên cơ tháp: xảy ra ở đỉnh khuyết hông lớn, trên cơ tháp. Mạch máu và thần kinh hông nằm ở phía trong. Bao thoát vị nằm ở dưới cơ mông to.
+ Thoát vị dưới cơ tháp: xảy ra ở đáy khuyết hông lớn. Cơ tháp là mép trên của lỗ thoát vị. Phía dưới là dây chằng hông cùng. Phía ngoài là mạch máu và thần kinh thẹn trong, động mạch hông và thần kinh toạ (Sciatique).
+ Thoát vị dưới gai: xảy ra ở trong khuyết hông bé, giữa dây chằng hông cùng lớn và bé. Phía trong của động mạch thẹn trong.VI. Thoát vị đường mổ
– Thường xuất hiện trong vòng vài tháng phẫu thuật nhưng có thể sau nhiều năm. Chúng thường xảy ra sau phẫu thuật nội soi với tỷ lệ ~ 7,5%.
– Biến chứng: tắc ruột, nghẹt ruột.VII. Biến chứng
– Tiến triển nghẹt ruột => Nhồi máu mạc treo ruột
Tài liệu tham khảo
* Abdominal Wall Hernias: Imaging Features, Complications, and Diagnostic Pitfalls at Multi–Detector Row CT – Diego A. Aguirre, MD, Agnes C. Santosa, MD
* Abdominal Wall Hernias: MDCT Findings – Diego A. Aguirre, Giovanna Casola
* Abdominal wall hernias revisited – V. Kalia, V. Kalia; Akureyri/IS, Reykjavik/IS
* CT findings of incarcerated double loop hernia – J. Miyaji, T. Katayama, A. Uchida
* Abdominal Wall Hernias – CT features – P. Paixao, I. Santiago; Massamá
* Abdominalwall hernias – B. Molinares, W. Quiceno, G. Vélez, L. Sanchez; CO
* Abdominal hernias: What the surgeon needs to know – C. Garcia-Villar, M. R. Campos Arenas, M. Á. Mayo Ossorio
* Abdominal Wall Hernias: beyond the common – A. R. Ventosa, C. Carneiro, C. Soares
* Lumbar hernias of the posterolateral abdominal wall: anatomical and pathologic findings at 64-slice multidetector CT – S. Solanas, J. M. Mellado, N. Yanguas
* Diagnosis of inguinal and femoral hernia with CT scan. Is it important to identify “who’s who”? – D. C. Cuellar, A. Fraino, H. Saenz Acuña; Salamanca/ES
* MDCT in abdominal wall pathology and its intestinal complications – V. Navarro-Aguilar, J. Pamies Guilabert, C. Aboud Llopis
* Diagnosis of Inguinal Region Hernias with Axial CT: The Lateral Crescent Sign and Other Key Findings – Joan Hu Burkhardt , Yevgeniy Arshanskiy, J. Lawrence Munson
* Anatomy and pathological conditions of the inguinal region: a pictorial essay – A. Conti, L. Mammino, D. C. Caltabiano, V. Costanzo, G. cocuzza, A. Boncoraglio, A. Basile, P. V. Foti, S. Palmucci; Catania/IT
* Bowel Obstruction in the Adult: A pictorial review of radiological diagnosis and etiology – D. R. Vinha, L. Rosa, A. I. Coutinho Santos
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 26/11/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/11/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 17/7/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 2/1/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/11/2021