1. Đại cương
– Bệnh lý trong lồng ngực dưới dạng nốt nhỏ hay u ở nhu mô phổi rất thường gặp, bao gồm các tổn thương dạng nốt nhỏ hay u trong nhu mô phổi. Việc xác định bản chất của những tổn thương này đôi khi gây khó khăn cho việc điều trị vì nguyên nhân tổn thương khá đa dạng, có thể lành tính hay ác tính.
– Nhận diện được tổn thương ác tính ở giai đoạn sớm làm cho kết quả điều trị khả quan hơn rất nhiều, đặc biệt đối với ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi chiếm vị trí thứ nhất ở nam giới, thứ ba ở nữ giới. Bệnh nhân khi đến bệnh viện đa số khi phát hiện hầu hết trong giai đoạn muộn chiếm 55%, di căn hạch vùng 25%, chỉ có 15% bệnh nhân có thương tổn khu trú tại chỗ.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Tiêu chuẩn vàng để xác định và phân loại bệnh ác tính là phải lấy được mẫu trực tiếp từ mô tổn thương và phát hiện được tế bào ung thư trong mẫu mô qua kính hiển vi. – Tổn thương dạng khối u và nốt đặc của phổi. – Rối loạn đông máu – Máy chụp cắt lớp vi tính (> 2 dãy đầu dò). – Giải thích cho bệnh nhân và người nhà về thủ thuật sẽ được làm. – Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp để tránh kim sinh thiết xuyên qua rãnh liên thùy, do đó làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi. – Phải cẩn thận để tránh các mạch máu ở thành ngực, bao gồm các mạch máu vú trong, nách, dưới đòn và liên sườn, cũng như các mạch máu trung tâm. Các mạch máu liên sườn đôi khi khó xác định trên hình ảnh CT không cản quang, nhưng chúng chạy dọc theo bờ dưới của xương sườn. – Đưa bệnh nhân lên bàn chụp. Tư thế nằm sấp, nằm ngửa hay nghiêng tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Nâng cánh tay vượt quá đầu hoặc để xuôi theo thân mình nhằm tách xương bả vai ra khỏi vị trí sinh thiết. – Xác định đường vào: góc tạo bởi đường vuông góc với mặt bàn chụp và đường dự định vào sinh thiết, khoảng cách từ da tới vị trí tổn thương. – Các tổn thương nhỏ dưới màng phổi cũng khó sinh thiết vì chiều dài kim ngắn bên trong phổi không ổn định và có thể dễ dàng bong ra khi cử động hô hấp, dẫn đến rách bề mặt màng phổi. Một số tác giả ưa thích đường tiếp tuyến hơn là đường góc vuông để lấy mẫu các tổn thương dưới màng phổi vì nó mang lại độ ổn định cao hơn cho kim và việc điều chỉnh kim dễ dàng hơn. – Sau khi đã xác định đường vào. Điều khiển bàn chụp về lát cắt đã xác định chọc kim sinh thiết. Bật đèn laser để hiện thị đường thẳng ngang màu đỏ đi qua vị trí tổn thương trên ngực bệnh nhân. – Đánh dấu vị trí chọc: giao điểm vị trí dán lá kim và đường thẳng của đèn laser. – Sát khuẩn vùng sinh thiết => trải săng vô khuẩn. – Quét CT xác định đầu kim gây tê có vào đúng hướng của tổn thương. – Rút kim gây tê, dùng lưỡi dao rạch da, chọc kim sinh thiết. Xuyên kim sinh thiết vào sâu, hết thành ngực đến màng phổi thành thì dừng lại. Lưu ý mũi kim khi xuyên qua mặt da phải hướng theo bờ trên của xương sườn nhằm mục đích tránh tổn thương bó mạch thần kinh gian sườn. – Một tấm săng vô khuẩn có thể được dùng để cố định vị trí kim và duy trì góc kim mong muốn. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi độ sâu từ da đến màng phổi ngắn, kim đi vào từ mặt bên của thành ngực ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp dẫn đến lực cố định kém. => Case lâm sàng 1: – Quét CT kiểm tra góc, hướng đi và khoảng cách của đầu kim sinh thiết so với khối u. Nếu hướng kim không chính xác thì điều chỉnh và quét lại CT. – Đôi khi, mặc dù đã đâm kim chính xác nhưng kim dẫn hướng của hệ thống đồng trục vẫn hơi chạm ra ngoài rìa tổn thương thay vì chạm vào nó. Trong những trường hợp như vậy, có thể chỉnh góc tại thời điểm lấy mẫu. Trục của kim dẫn hướng được đẩy theo hướng mong muốn, sau đó thực hiện lấy mẫu bằng kim sinh thiết bên trong trong khi vẫn giữ kim dẫn hướng ở góc mong muốn. Tương tự, có thể thực hiện các chuyển động nghiêng nhỏ trong khi cắt nhiều lõi mô từ một tổn thương và lấy mẫu từ các khu vực khác nhau của cùng một tổn thương. – Rút nòng của kim dẫn đường ra đồng thời phải đưa ngay kim cắt đã chuẩn bị sẵn vào trong nòng của kim dẫn đường. – Dùng một đầu kim nhỏ để lấy mảnh bệnh phẩm, cho vào lọ đựng bệnh phẩm chứa formon 10%, lau sạch đầu kim sinh thiết sau mỗi lần lấy 1 mẫu bệnh phẩm. * Case lâm sàng 1 * Case lâm sàng 2 * Case lâm sàng 3 * Case lâm sàng 4 * Case lâm sàng 5 * Case lâm sàng 6 * Case lâm sàng 7 * Case lâm sàng 8 * Case lâm sàng 9 * Case lâm sàng 10 * Case lâm sàng 11 (Sinh thiết vú) – Nên xem xét hướng dẫn của siêu âm để sinh thiết các tổn thương phổi ngoại biên > 10mm, vì an toàn hơn, nhanh hơn và có thể chính xác hơn so với hướng dẫn của CT. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Tràn khí màng phổi là biến chứng phổ biến nhất của chọc hút bằng kim hoặc sinh thiết phổi, được báo cáo xảy ra ở 17–26,6% bệnh nhân. Tỷ lệ đặt ống dẫn lưu ngực thấp hơn nhiều, dao động từ 1-14,2% bệnh nhân. => Case lâm sàng 1: – Yếu tố nguy cơ: + Nếu tràn khí số lượng nhiều, kim được gắn bằng khóa ba chiều vào ống tiêm 50mL hoặc được gắn trực tiếp vào ống tiêm và việc hút không khí được thực hiện khi rút kim và rút ra. Việc hút lượng khí màng phổi dư thừa cho phép màng phổi thành và tạng được định vị tốt hơn và ngăn ngừa tràn khí màng phổi lan rộng hơn nữa. – Trường hợp tràn khí nhiều: chuyển về giường bệnh thở oxy theo dõi tiếp. Nếu tràn khí màng phổi sau sinh thiết có triệu chứng hoặc tiếp tục lan rộng trên X-quang ngực, thường sau 1-3 giờ sau thủ thuật => đặt dẫn lưu khoang màng phổi. – Xuất huyết phổi là biến chứng phổ biến thứ hai của sinh thiết ngực bằng kim, với tần suất được báo cáo dao động từ 4-27%. Tỷ lệ thấp hơn dựa trên sự xuất hiện của ho ra máu và con số cao hơn dựa trên sự hiện diện của độ mờ quanh vùng tổn thương sau thủ thuật. => Case lâm sàng 1: – Tràn máu màng phổi là sự hiện diện của máu trong khoang màng phổi. Tràn máu màng phổi lượng lớn thường được định nghĩa là sự tích tụ nhanh chóng ≥ 1000 mL máu. Đây là một biến chứng sinh thiết phổi cực kỳ hiếm gặp, với tỷ lệ mắc bệnh là 0,092% trong một nghiên cứu. Sốc là phổ biến. => Case lâm sàng 1: – Thuyên tắc khí là một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong. Trong một nghiên cứu 9783 ca sinh thiết, chỉ có sáu trường hợp (0,061%) tắc mạch khí. => Case lâm sàng 1: – Cơ chế tổn thương: – Khối u lây lan vào màng phổi hoặc thành ngực dọc theo đường kim là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp với tỷ lệ được báo cáo là 0,012–0,061%.
– Có nhiều cách thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm từ những tổn thương dạng bóng mờ của phổi: chải rửa niêm mạc phế quản bằng soi phế quản ống soi mềm kết hợp sinh thiết xuyên thành phế quản, nội soi màng phổi, soi trung thất, nội soi lồng ngực sinh thiết u, sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim và thậm chí cả mổ hở để sinh thiết u làm chẩn đoán giải phẫu bệnh.
– Sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim dưới hướng dẫn của CT scanner là một kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán tương đối mới tại Việt Nam và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế.
– Hai tác giả được xem là người đầu tiên đã thực hiện sinh thiết xuyên thành ngực là Leyden và Ménétrier bằng kim 16 G. Vào 1883, Leyden sinh thiết thùy dưới phổi phải trên một bệnh nhân nam 48 tuổi viêm phổi trong tình trạng hấp hối để xác định vi khuẩn. Năm 1885, Menetrier lần đầu tiên chẩn đoán ung thư phổi bằng phương pháp sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim.
– Haaga và Alfidi thực hiện sinh thiết dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp điện toán cho u trong lồng ngực lần đầu vào 1976. Theo nhiều tác giả, giá trị của sinh thiết cắt tổn thương trong lồng ngực có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh lý ác tính của phổi hay của hạch trung thất (80% – 90%) dưới hướng dẫn chụp CLVT, giá trị dự đoán âm tính từ 84 – 96%. Ngoài ra, độ đặc hiệu từ 44 – 100% với các trường hợp trong chẩn đoán lành tính. Trong khi đó so sánh với chọc hút làm tế bào học xuyên ngực bằng kim nhỏ chỉ đạt từ 12 – 47%.
– Có một số nghi ngại về nguy cơ di căn dọc theo đường đi của kim đến thành ngực. Theo Igor Požek khả năng cấy ghép tế bào ung thư dọc đường đi của kim trong tổng hợp các báo cáo của hàng nghìn trường hợp trong nhiều năm của một số trung tâm khác nhau chỉ có một trường hợp cấy ghép tế bào ung thư dọc đường đi của kim do đó nguy cơ này rất thấp. Ngoài ra, khi đánh giá mức độ di căn xa theo đường bạch huyết và đường máu theo nghiên cứu thực nghiệm của Kim JH [84]trên 4365 bệnh nhân nhận xét tỷ lệ sống còn sau 5 năm là như nhau trên bệnh nhân có chọc hút hoặc không chọc hút, cho nên khả năng di căn xa là rất thấp do chọc hút.
– Một số loại kim sinh thiết:
+ Kim Turner: kim nhỏ có lưỡi cắt nghiêng 45 độ lấy được mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, tuy nhiên mẫu thu được khá nhỏ.
+ Kim có nòng xoắn Rotex: có nòng thông xoắn gây tổn thương mô mềm nhiều nên ít sử dụng khi sinh thiết phổi.
+ Kim Westcott: kim nhỏ, có nhiều cỡ khác nhau từ 20-22G, có rãnh cắt ở gần đầu kim thường sinh thiết tốt trong các mô đặc.
+ Kim Silverman: có cấu tạo gồm nòng lớn bên ngoài và kim cắt bên trong từ 14-16G.
+ Kim Tru-cut: thiết kế có tay cầm thủ thuật, trọng lượng kim tương đối nhẹ, có đánh dấu độ dài trên thân kim, giúp đánh giá được độ nông sâu của khối u khi chọc sinh thiết.
+ Kim Franseen: từ 14-22G, có 3 rãnh cắt khi nòng trong được lắp vào kim, nhược điểm là khó kiểm soát mũi kim khi sinh thiết.2. Chỉ định
– Xác định nguyên nhân gây viêm phổi trầm trọng
– Phân biệt các tổn thương giả u của phổi như: tràn dịch khu trú, tràn dịch màng phổi vùng rãnh liên thùy
– Khối u hoặc phì đại hạch vùng rốn phổi không xác định được bằng sinh thiết qua nội soi phế quản.
– Khối u màng phổi hay tổn thương dày màng phổi lan tỏa.
– Tổn thương di căn đến phổi từ những u ác tính ngoài phổi.
– Xâm lấn thành ngực bởi carcinoma phổi.
– Bệnh lý phổi lan tỏa không xác định được qua nội soi phế quản3. Chống chỉ định
– Thời gian Prothombin > 1.5 lần giá trị bình thường
– Số lượng tiểu cầu < 50.000/ mm3
– Bệnh nhân không hợp tác
– Tăng áp động mạch phổi
– Chỉ còn một bên phổi sau cắt phổi
– Nghi ngờ dị dạng tĩnh mạch hoặc phình mạch vùng định sinh thiết
– Nghi ngờ nang sán phổi
– Bệnh phổi tắc nghẽn trầm trọng ( FEV1 < 1 L )
– Không có khả năng kiểm soát biến chứng4. Phương tiện
– Lá kim tiêm định vị
– Kim sinh thiết, thước đo độ.
– Lưỡi dao rạch da.
– Găng, gạc vô khuẩn, băng Urgo, dụng cụ sát khuẩn.
– Lidocain 1-2%, bơm kim tiêm 3-5ml
– Ống nghiệm chứa dung dịch formalin 10% chứa bệnh phẩm.
– Hộp thuốc và dụng cụ xử trí tai biến.5. Thực hiện thủ thuật
* Chuẩn bị bệnh nhân
– Giải thích các yếu tố nguy cơ và tai biến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật.
– Kiểm tra thông số đông máu, tiền sử sử dụng thuốc chống đông, phản ứng thuốc…
– Đặt đường truyền tĩnh mạch.
– Ký giấy cam kết làm thủ thuật.
– Hướng dẫn thở:
+ Hầu hết các tổn thương phổi thùy trên có thể được thực hiện bằng cách thở nhẹ nhàng và không cần hướng dẫn thở đặc biệt.
+ Hướng dẫn nín thở rất quan trọng trong quá trình sinh thiết các tổn thương phổi gần cơ hoành do chuyển động hô hấp. Bệnh nhân được giải thích hít vào nhỏ để có thể có chuyển động tối thiểu khi kim đi qua màng phổi, vì hít vào sâu hơn sẽ gây ra chuyển động kim đáng kể và có nhiều khả năng làm rách bề mặt màng phổi hơn.
+ Bệnh nhân được hướng dẫn nín thở một cách nhất quán (cùng mức độ hít vào) trong quá trình quét hoặc thao tác bằng kim, để tổn thương mục tiêu duy trì vị trí có thể dự đoán được trong suốt quy trình sinh thiết.* Tư thế bệnh nhân
– Tư thế nằm sấp được ưu tiên vì xương sườn sau di chuyển ít hơn xương sườn trước, khoang liên sườn sau rộng hơn, tư thế nằm sấp giúp bệnh nhân không nhìn thấy kim trong khi thực hiện thủ thuật và bệnh nhân có thể hồi phục ở tư thế nằm ngửa thoải mái hơn.
– Tư thế nằm nghiêng kém ổn định hơn các tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp nhưng có thể được coi là một cách tiếp cận tổn thương dưới màng phổi ở mặt bên của phổi để tránh sự xâm lấn của nhu mô phổi bình thường.
– Tuy nhiên, việc định vị tư thế bệnh nhân chủ yếu phải dựa vào khả năng tiếp cận tổn thương và con đường an toàn nhất đến tổn thương.* Xác định hướng kim
– Các tổn thương ngoại biên có thể được sinh thiết mà không cần đi qua mô phổi bình thường để tránh tràn khí màng phổi.
– Nên tránh những kén khí lớn.
– Quỹ đạo của kim nên hướng ra khỏi các cấu trúc quan trọng như động mạch chủ, tim hoặc động mạch phổi.
– Khi thực hiện sinh thiết một tổn thương đậm độ hỗn hợp, lấy mẫu phần rắn là thích hợp hơn. Khi tổn thương có hoại tử trung tâm hoặc tạo hang, nên nhắm vào thành của tổn thương.
– Chọn khoảng cách ngắn nhất.* Tiến hành thủ thuật
– Chụp lại phim toàn thể hoặc phim Scout view.
– Dán lá kim đánh dấu lên vùng thành ngực có tổn thương cần sinh thiết.
– Chụp khu trú vùng tổn thương. Chọn lớp cắt để xác định vị trí sinh thiết. Lớp cắt tối ưu là lớp cắt mà chất lượng khối u tốt nhất (những vùng không có hoại tử, không có hang, đường kính khối lớn nhất), không vướng xương, khoảng cách từ lá tạng đến tổn thương ngắn nhất và không đi qua những cấu trúc nguy hiểm như mạch, kén khí, phế quản lớn…
– Gây tê tại chỗ: gây tê dưới da tại vị trí đã định vị bằng Lidocain 1-2 %. Nên đo khoảng cách giữa da và màng phổi. Đầu kim không bao giờ được xuyên qua màng phổi. Đi sát bờ trên xương sườn. Tạm thời lưu đầu kim gây tê trên thành ngực để định hướng cho kim chọc sinh thiết.
– Tất cả các thao tác bằng kim, ngay cả những thao tác ở thành ngực, phải được thực hiện với bệnh nhân trong tư thế nín thở.
– Bệnh nhân nín thở lại => xuyên kim theo hướng đã xác định. Khi đến màng phổi tạng sẽ có cảm giác nhẹ tay.
– Khi đâm kim đồng trục, nên đâm nhanh vào vùng dưới màng phổi ít nhất 1cm để tránh đầu kim làm rách màng phổi.
– Sau khi đi kim vào phổi, kim phải được để tự do lắc lư theo nhịp thở và chỉ được chạm vào khi nín thở.
– Quét CT kiểm tra, nếu chưa đúng thì chỉnh lại cho chính xác.
– Tiếp tục xuyên kim vào tổn thương, lúc này tay sẽ có cảm giác xuyên qua mô của tổn thương.
– Quét CT kiểm tra lại, nếu đúng vị trí thì tiến hành sinh thiết.
– Bấm kim sinh thiết để cắt để bệnh phẩm. Có thể lấy bệnh phẩm ở nhiều hướng khác nhau (3h-6h-9h).
– Sau khi rút kim sinh thiết ra khỏi nòng của kim dẫn đường phải lập tức đưa lại nòng của kim dẫn đường vào hoặc dùng tay bịt miệng ống kim dẫn đường tránh tắc mạch khí, sau đó bệnh nhân có thể thở lại nhẹ nhàng.
– Kết thúc thủ thuật, rút cả kim sinh thiết và kim dẫn đường sau lần lấy bệnh phẩm cuối.
– Quét lại CT kiểm tra: tràn khí màng phổi, tụ máu nhu mô, tắc mạch khí, tràn máu màng phổi.
– Sát trùng, dán băng Urgo vị trí chọc sinh thiết.
– Theo dõi sau thủ thuật (24h): huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở.6. Xử lý biến chứng
* Tràn khí màng phổi
– Tràn khí màng phổi ngay sau sinh thiết trong khi bệnh nhân vẫn còn nằm trên bàn chụp CT được phân loại là nhẹ (độ co rút bề mặt phổi < 2 cm), vừa (độ co rút bề mặt phổi đo được từ 2-4 cm) và nặng (độ co rút bề mặt phổi > 4 cm).
+ Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
+ Tiền sử phẫu thuật cùng bên.
+ Trường hợp tổn thương ở thành ngực, trung thất, màng phổi hoặc phổi dưới màng phổi và không có phổi thông khí nào được kim sinh thiết đi qua, khả năng tràn khí màng phổi là tối thiểu.
+ Độ sâu của tổn thương hoặc đường kim dài (> 4 cm).
+ Kích thước tổn thương nhỏ cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của tràn khí màng phổi.
+ Yếu tố kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tràn khí màng phổi. Nguy cơ tràn khí màng phổi tăng lên khi số lần chọc thủng màng phổi tăng lên và góc đâm kim rộng hơn – nghĩa là khi kim đâm vào ít vuông góc với màng phổi.
– Biện pháp phòng ngừa:
+ Bệnh nhân được hướng dẫn không di chuyển, nói chuyện, ho hoặc thở sâu trong và ngay sau khi thực hiện thủ thuật.
+ Việc sử dụng kỹ thuật kim sinh thiết đồng trục cho phép lấy được nhiều mẫu bệnh phẩm chỉ với một lần chọc màng phổi.
+ Để giảm số lần chọc thủng màng phổi, nên tránh chọc kim qua các rãnh liên thuỳ thùy.
+ Cần phải lập kế hoạch cẩn thận để đi qua nhu mô phổi ít nhất.
+ Một kỹ thuật xóa hoặc “vá” đường kim bằng cách tiêm 2-3mL máu tự thân trong lần rút kim cuối cùng để giảm thiểu tỷ lệ tràn khí màng phổi sau sinh thiết có thể được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi.
+ Bệnh nhân nín thở sau khi thở ra gắng sức trước khi rút kim.
+ Sau khi rút kim sinh thiết, bệnh nhân phải được đặt ở tư thế với vị trí đâm kim hướng xuống dưới.
+ Thở oxy qua ống thông mũi trong và sau thủ thuật để tăng tốc độ tái hấp thu tràn khí màng phổi nếu có.
+ Nếu tràn khí màng phổi xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ thuật, nó có thể được hút bằng tay trước và trong khi rút kim.* Xuất huyết phổi
– Xuất huyết phổi là do tổn thương lan rộng ở các mạch máu nhỏ ở phổi, dẫn đến ứ máu trong phế nang. Nếu đủ phế nang bị ảnh hưởng, quá trình trao đổi khí bị gián đoạn và có khả năng dẫn đến lượng oxy không đủ. Biến chứng này có thể gây ra vấn đề kỹ thuật trong quá trình thực hiện thủ thuật vì tổn thương có thể bị che khuất bởi máu xung quanh, hạn chế độ chính xác của việc đặt kim và làm giảm hiệu quả chẩn đoán.
– Yếu cố nguy cơ:
+ Kích thước tổn thương nhỏ và độ sâu tổn thương hoặc đường sinh thiết dài.
+ Khí phế thũng, có lẽ do thiếu sự chèn ép hiệu quả bởi các mô lân cận.
+ Bệnh nhân bị tăng huyết áp động mạch phổi cũng có thể có nguy cơ xuất huyết cao hơn.
– Biện pháp phòng ngừa:
+ Sinh thiết kim qua da chống chỉ định ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc những người có tạng đang chảy máu.
+ Nên ngừng dùng thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong khoảng thời gian thích hợp tùy thuộc vào thời gian bán hủy của thuốc.
+ Nên tránh các mạch máu lớn ở trung tâm. Phải cẩn thận để tránh các động mạch hệ thống bao gồm động mạch dưới đòn, nách, động mạch vú trong và động mạch liên sườn.
– Khi xuất huyết phổi biểu hiện dưới dạng mờ khu trú trên CT trong khi thực hiện thủ thuật, nó thường tự giới hạn và thủ thuật nên tiếp tục. Tuy nhiên, nếu xuất huyết trở nên rõ ràng trên lâm sàng kèm theo ho và ho ra máu thì nên chấm dứt sinh thiết.
– Bệnh nhân nên được đặt ở tư thế nằm nghiêng với bên sinh thiết để tránh máu tràn vào phổi đối diện.
– Sau khi rút kim, bệnh nhân nên được khuyến khích ho ra bất kỳ cục máu đông nào có thể cản trở đường thở.
– Nếu ho máu ít (< 20ml) bệnh nhân được chuyển và giường bệnh nằm nghỉ ngơi, thở oxy, theo dõi toàn trạng, huyết áp, tình trạng khó thở, Sp02, số lượng màu sắc đờm.
– Nếu ho máu > 20ml: Bệnh nhân được nằm đầu thấp, mặt quay về một bên. Tiêm Morphin 10mg x 1 ống (tiêm dưới da). Đặt đường truyền tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân ổn chuyển giường bệnh theo dõi.
– Nếu bệnh nhân ho máu máu nhiều, suy hô hấp, bệnh nhân => chuyển cấp cứu.* Tràn máu màng phổi
– Nguồn máu màng phổi có thể là thành ngực, nhu mô phổi, tim hoặc các mạch máu lớn. Trong sinh thiết phổi xuyên ngực qua da, biến chứng này là kết quả của việc kim đưa vô tình xuyên qua nhiều cấu trúc khác nhau, bao gồm các động mạch hệ thống như động mạch dưới đòn, nách, động mạch vú trong và động mạch liên sườn.
– Tràn máu màng phổi dễ phát triển hơn ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc những người bị rối loạn chảy máu, đặc biệt nếu tổn thương sinh thiết nhỏ và sâu.
* Thuyên tắc khí
+ Đầu tiên, nếu kim sinh thiết đi qua tĩnh mạch phổi và lõi kim bên trong bị lấy ra, tắc mạch khí có thể xảy ra khi hít vào nhanh khi áp suất khí quyển vượt quá áp suất tĩnh mạch phổi.
+ Thứ hai, khi kim đồng thời đi qua một khoang chứa không khí và tĩnh mạch phổi liền kề, một lỗ rò có thể xảy ra và không khí sẽ đi vào tĩnh mạch khi áp suất không khí phế nang lớn hơn áp lực tĩnh mạch phổi.
– Phòng ngừa tai biến:
+ Sau khi rút lõi kim sinh thiết phải bịt ống kim bằng ngón tay.
+ Bệnh nhân nên được hướng dẫn tránh thở sâu và ho trong khi sinh thiết. Thuốc giảm ho có thể được dùng trước khi sinh thiết nếu cần thiết.
– Thuyên tắc khí thường biểu hiện dưới dạng rối loạn nhịp tim gây tử vong và trụy tuần hoàn nếu không khí đi vào động mạch vành và dẫn đến thiếu máu cục bộ mạch vành. Thuyên tắc khí não có thể dẫn đến co giật toàn thân và các dấu hiệu thần kinh.
– Nếu thuyên tắc khí được phát hiện ở tim trái hoặc động mạch chủ trong khi thực hiện thủ thuật hoặc nghi ngờ trên lâm sàng, bệnh nhân nên được đặt ở tư thế Trendelenburg nhẹ để ngăn ngừa thuyên tắc khí vào tuần hoàn não. Trong trường hợp thuyên tắc khí động mạch, phải rút kim sinh thiết ngay lập tức và đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng bên phải để giữ không khí trong tâm thất trái và ngăn không cho nó lan vào động mạch chủ.
– Cần cho thở oxy 100% ngay lập tức, điều này thúc đẩy quá trình trao đổi oxy lấy nitơ trong bọt khí và đẩy nhanh quá trình tái hấp thu của chúng. Khuyến cáo điều trị bằng oxy cao áp sớm cho bệnh nhân bị tắc mạch khí não. Có thể sử dụng liệu pháp hỗ trợ bằng thuốc chống co giật hoặc steroid theo chỉ định đối với thuyên tắc khí não.* Lây lan khối u
– Không có yếu tố nguy cơ rõ ràng nào liên quan đến kích thước kim tiêm, kích thước khối u hoặc vị trí khối u được xác định.
Tài liệu tham khảo
* CT-Guided Core Biopsy of Lung Lesions: A Primer – I-Chen Tsai, Wei-Lin Tsai, Min-Chi Chen
* CT-Guided Fine-Needle Aspiration and Core Needle Biopsies of Pulmonary Lesions – Jumpei Takeshita, Katsuhiro Masago
* Pleural and Peripheral Lung Lesions: Comparison of US- and CT-guided Biopsy – Luca Maria Sconfienza, Giovanni Maura, Francesco Grossi
* CT-guided Transthoracic Needle Aspiration Biopsy of Pulmonary Nodules: Needle Size and Pneumothorax Rate – Patricia R. Geraghty, Stephen T. Kee, Gillian McFarlane.
* Complications of CT-Guided Percutaneous Needle Biopsy of the Chest: Prevention and Management – Carol C. Wu, Michael M. Maher, and Jo-Anne O. Shepard
* Complications of CT-guided transthoracic lung biopsy – David Lang, Viktoria Reinelt, Andreas Horner
* CT-Guided Percutaneous Core Needle Biopsy for Lung Lesions: A 14-Year Review of Needle Angle and Lesion Depth – Jee Hyeon Lee
* CT guided percutaneous needle biopsy of the chest: initial experience – Younes Lazguet, Rachid Maarouf, Marouan Karrou, Imane Skiker, Ihsan Alloubi
* Imaging-guided chest biopsies: techniques and clinical results – Michele Anzidei
* What Constitutes Effective Management of Pneumothorax After CT-Guided Needle Biopsy of the Lung? – Linda B. Haramati, MD
* CT-Guided Lung Biopsies: Pleural Blood Patching Reduces the Rate of Chest Tube Placement for Postbiopsy Pneumothorax – Jason M. Wagner, J. Louis Hinshaw, Meghan G. Lubner
* Air Embolism and Needle Track Implantation Complicating CT-Guided Percutaneous Thoracic Biopsy: Single-Institution Experience – Kenji Ibukuro, Rei Tanaka, Takaya Takeguchi
* Extremely rare but potentially catastrophic complications of CT-guided percutaneous chest biopsy: review of risk factors, prevention, and management – C. Parra-Fariñas, O. Persiva Morenza, D. Varona Porres
* Imaging of Post Transthoracic Needle Biopsy Complications – Jean-Philippe Dubé MD
* CT-Guided Percutaneous Biopsy of Intrathoracic Lesions – Hira Lal, MD
* Ultrasound Guidance Versus CT Guidance for Peripheral Lung Biopsy: Performance According to Lesion Size and Pleural Contact – Matthew H. Lee, Meghan G. Lubner, J. Louis Hinshaw
* CT-Guided Percutaneous Needle Biopsy of the Chest: Preprocedural Evaluation and Technique – Carol C. Wu, Michael M. Maher, and Jo-Anne O. Shepard
* CT-Guided Core Biopsy of Lung Lesions: A Primer – I-Chen Tsai, Wei-Lin Tsai, Min-Chi Chen
# Cập nhật nội dung bài viết 6/8/2024
# Cập nhật nội dung bài viết 23/3/2024
# Cập nhật nội dung bài viết 31/1/2024