1. Đại cương
– Dẫn lưu bể thận qua da (percutaneous nephrostomy) là một kỹ thuật can thiệp được sử dụng phổ biến trong việc giảm áp hệ thống đường bài xuất thận. Kỹ thuật này được Goodwin và cộng sự lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1955.
– Cho đến nay, dẫn lưu bể thận qua da được phát triển với nhiều cải tiến kỹ thuật khác nhau, cho phép thực hiện an toàn và hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong lâm sàng, giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra do tình trạng tắc nghẽn đường bài xuất cao hệ tiết niệu.
– Dẫn lưu bể thận qua da thường được coi như là một lựa chọn tạm thời, trước khi thực hiện các biện pháp giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.
– Dẫn lưu bể thận qua da có thể được thực hiện kinh điển, không có phương tiện dẫn đường (gọi là dẫn lưu “mù”). Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây thì kỹ thuật này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện hình ảnh dẫn đường như siêu âm, cắt lớp vi tính, X-quang tăng sáng truyền hình (fluoroscopy).
– Tuỳ theo tình trạng lâm sàng cần thực hiện cấp cứu tại giường hay có chuẩn bị tại phòng thủ thuật chuyên dụng mà có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp trong đó siêu âm là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong tình huống cần dẫn lưu bể thận cấp cứu.
Tài liệu tham khảo
* Dẫn lưu bể thận qua da – Bs. Đào Danh Vĩnh
* Kandarpa K, Aruny JE. Percutaneous Nephrostomy and Antegrade Ureteral Stenting. Handbook of Interventional Radiologic Procedures. 2nd ed. 1996. 201
* Dyer RB, Assimos DG, Regan JD. Update on interventional uroradiology. Urol Clin North Am. 1997 Aug. 24(3):623-52
thank
Nội dung bài viết hay, nhưng xin góp ý với anh là trocar” chứ không phải trocha ạ