1. Đại cương
– Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA – Fine Needle Aspiration) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hạch di căn vùng cổ, khối u tuyến giáp. Nó được áp dụng rộng rãi và phổ biến với rất ít tai biến khi thực hiện.
– Thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm hoặc không nhưng sẽ chính xác hơn nếu dưới sự hướng dẫn siêu âm.
– Đây là phương pháp hữu ích để đánh giá một khối u tuyến giáp với nhiều ưu điểm:
+ Kỹ thuật đơn giản
+ Độ nhậy, độ đặc hiệu cao.
+ Thực hiện nhanh, ít tốn kém
+ An toàn, ít tai biến
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Nhân tuyến vú có kích thước nhỏ khó sờ thấy trên lâm sàng (≥ 0,5 cm và ≤ 1,5 cm) hoặc những tổn thương nằm sâu khó xác định bằng sờ nắn, các nhân tuyến vú nghi ngờ ác tính trên siêu âm (BIRADS 4 trở lên). – Máy siêu âm có đầu dò Linear với tần số 6-12 Mhz – Giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu về thủ thuật sẽ được làm. – Xác định lại vị trí khối u, hạch nghi ngờ cần tiến hành chọc hút trên máy siêu âm. => Case lâm sàng 1: – Chọc kim song song: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: – Chọc kim vuông góc: => Xác định vị trí đầu kim (hướng kim vuông góc đầu dò). – Khi kim chọc đã đi vào bên trong khối u hoặc hạch => Di chuyển kim lên xuống cùng một hướng và nhiều hướng khác nhau đồng thời xoay kim để cắt các thành phần khác nhau của khối u hoặc hạch (Ato and fro action). Do áp lực âm trong lòng bơm tiêm, các tế bào sẽ bị hút vào. – Sau khi di chuyển khoảng 10 lần thấy máu xuất hiện ở đầu đốc kim thì rút kim ra. Dán băng Urgo vào vị trí chọc hút. – Bệnh phẩm được xịt vào lam kính và được dàn đều tế bào trên lam kính bằng phết lam. + Chỉ xịt một lượng bệnh phẩm vừa đủ lên lam kính để dàn không lam sẽ rất dầy và không thể quan sát. + Thực hiện phết lam kính. – Đánh số thứ tự các lam kính theo nhóm – Đau tại vị trí chọc thút. * Case lâm sàng 1 * Case lâm sàng 2 * Case lâm sàng 3 * Case lâm sàng 4 * Case lâm sàng 5 * Case lâm sàng 6 * Case lâm sàng 7 * Case lâm sàng 82. Chỉ định
– Nhân tuyến giáp có kích thước nhỏ (≥ 0,5 cm và ≤ 1,5 cm) thường khó sờ thấy trên lâm sàng hoặc nhân tuyến giáp to nhưng nằm sâu ở cực dưới hoặc mặt sau của tuyến giáp, các nhân nghi ngờ ác tính trên siêu âm (TIRADS 4 trở lên).
– Hạch ngoại vi có kích thước nhỏ (≥ 0,5 cm và ≤ 1cm) hoặc nằm sâu thường khó sờ thấy trên lâm sàng hoặc những hạch nằm sát bó mạch thần kinh.
– Tổn thương phần mềm nằm sâu dưới da hoặc trong cân, cơ hoặc những tổn thương phần mềm khó xác định khi sờ nắn bằng tay.
– Chống chỉ định: bệnh nhân không hợp tác: trẻ nhỏ, rối loạn tâm thần.3. Phương tiện
– Lam kính
– Kim tiêm 21-25G / Bơm 5-10ml
– Găng, gạc vô khuẩn, băng Urgo.
– Dung dịch cồn sát khuẩn.
– Dung dịch cồn tuyệt đối để cố định bệnh phẩm.
– Hộp thuốc và dụng cụ xử trí tai biến.4. Kỹ thuật tiến hành
* Chuẩn bị bệnh nhân
– Giải thích các yếu tố nguy cơ và tai biến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật.
– Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, kê cao vai (chọc tế bào tuyến giáp, hạch cổ).* Thực hiện thủ thuật
– Xác định hướng kim chọc hút.
– Rửa tay, đi găng vô khuẩn, tiến hành sát khuẩn vùng chọc hút và sát khuẩn đầu dò siêu âm.
– Có thể tiêm thuốc tê Lidocain 1-2% vào da và tổ chức dưới da vùng chọc hút hoặc không.
– Bệnh nhân được hướng dẫn không được nuốt, nói (vùng cổ) hoặc thay đổi tư thế trong quá trình thực hiện thủ thuật.
– Tay phải cầm bơm tiêm có hút khí trong bơm tiêm, đầu bơm gắn kim chọc, đâm kim qua da vào khối u hoặc hạch.* Kỹ thuật chọc kim
+ Đặt đầu dò cắt vuông góc qua vị trí khối u cần chọc hút.
+ Vị trí chọc kim ở 2 cạnh nhỏ của đầu dò, hướng kim song song với mặt phẳng quét của đầu dò, nếu mặt phẳng hướng kim và mặt phẳng quét trùng nhau => quan sát và kiểm soát được toàn bộ quá trình di chuyển của kim.
+ Tiếp tục chọc kim tới vị trí đầu kim nằm trong khối u => Tiến hành lấy bệnh phẩm.
+ Nhược điểm của kỹ thuật này là hướng kim tiếp cận tổn thương theo đường chéo => nếu kim không đủ dài sẽ không tiếp cận được các tổn thương nằm sâu.
+ Đặt đầu dò cắt vuông góc qua vị trí khối u cần chọc hút.
+ Vị trí chọc kim ở cạnh lớn của đầu dò, hướng kim cắt ngang mặt phẳng quét của đầu dò.
+ Hướng đầu kim chọc về khối u.
+ Nhược điểm: đầu kim chỉ là 1 điểm tăng âm là điểm giao giữa mặt phẳng siêu âm và hướng kim => khó kiểm soát đầu kim.
+ Mặt phẳng siêu âm cắt vuông góc qua khối u. Chọc kim hướng theo vị trí khối u tới khi thấy rõ đầu kim trong khối u (Hình A) => Tiến hành lấy bệnh phẩm.
+ Nếu không thấy vị trí đầu kim: giữ nguyên kim chọc, quét đầu dò để tìm vị trí đầu kim (Hình B-C). Vị trí đầu kim thường sẽ ở trên hoặc dưới so với vị trí của khối u.
+ Tiến hành rút nhẹ kim (Hình D). Quét đầu dò xác định lại vị trí đầu kim. Giữ nguyên kim, quét đầu dò cắt qua vị trí khối cần chọc hút. Hướng kim về phía khối cần chọc hút (Hình E). Giữ nguyên đầu dò, chọc kim theo hướng vào vị trí khối cần chọc hút (Hình F) tới khi thấy được đầu kim nằm trong khối u => Tiến hành lấy bệnh phẩm.* Lấy bệnh phẩm
– Trường hợp ít tế bào có thể kết hợp hút nhẹ đồng thời với di chuyển kim lên xuống.
– Trong quá trình di chuyển đầu kim nếu chưa tới vị trí chọc hút mà đốc kim đã xuất hiện máu => thay mũi kim.
+ Xịt bệnh phẩm về một đầu của lam cách khoảng 1/3 chiều dài lam kính.
– Để khô bệnh phẩm tự nhiên hoặc cố định bằng cồn 95% (nhúng lam kính có bệnh phẩm vào cồn tuyệt đối sau đó để khô tự nhiên) => gửi giải phẫu bệnh.5. Tai biến và xử trí
– Tụ máu dưới da vùng chọc hút.
– Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dò: bác sĩ cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy theo trường hợp.
– Nhiễm khuẩn vị trí chọc hút: bác sĩ đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, chỉ định xét nghiệm cơ bản, bổ sung kháng sinh khi cần thiết.
– Tai biến hiếm gặp do người bệnh quá sợ hãi: người bệnh có các biểu hiện choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn… Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.6. Case lâm sàng
Tài liệu tham khảo
* US-guided Fine-Needle Aspiration of Thyroid Nodules: Indications, Techniques, Results – Min Jung Kim, MD, Eun-Kyung Kim, MD, Sung Il Park, MD
* Simultaneous Fine-Needle Aspiration and Core Biopsy of Thyroid Nodules and Other Superficial Head and Neck Masses Using Sonographic Guidance – Edward B. Strauss, Alan Iovino and Sunil Upender
# Cập nhật nội dung bài viết 13/3/2021
# Cập nhật nội dung bài viết 21/1/2021
# Cập nhật nội dung bài viết 3/8/2020
bài viết dễ hiệu ạ. Em cảm ơn!
Cảm ơn nhận xét của bạn!
# Cập nhật nội dung bài viết 11/3/2020