I. Đại cương
– Chấn thương gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời, chấn thương gối dễ để lại những hệ quả phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày (được gọi là mâm chày), đầu trên xương mác và xương bánh chè. Đầu xương được bọc bởi lớp sụn khớp. Một lớp sụn đệm vào giữa chúng gọi là sụn chêm trong (hình chữ C) và một lớp sụn bên ngoài gọi là sụn chêm ngoài (hình chữ O). [member]© Chẩn Đoán Hình Ảnh Xray.vn[/member] [wpmem_logged_in] – Hướng cắt Sagittal – Hướng cắt Coronal – Dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament – ACL) bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chầy, giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước và xoay trong. – Nguyên nhân: – Giải mẫu MRI: – Hình ảnh MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: – Hình thái tổn thương: => Case lâm sàng: type III – Dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament) là cấu trúc ngoài bao hoạt dịch nhưng nằm trong bao khớp. Dây chằng chéo sau xuất phát từ mặt sau ngoài của lồi cầu trong xương đùi và đi đến bám vào hố gian lồi cầu sau của xương chày, cách bề mặt khớp khoảng 1cm. Dây chằng chéo sau thường giảm tín hiệu đồng nhất trên các chuỗi xung. – Giải mẫu MRI: – Hình thái tổn thương: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Dạng cẳng chân quá mức, thường liên quan đến cơ chế vặn xoắn, gây nên tổn thương của một phần hoặc hoàn toàn dây chằng bên chày. Có thể bong điểm bám đùi hoặc điểm bám chày của dây chằng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: – Tổn thương dây chằng bên mác thường đi kèm với các tổn thương của các cấu trúc xung quanh như gân cơ khoeo hoặc dải chậu chày. => Case lâm sàng 1: – Tổn thương sụn chêm (Medial meniscus & Lateral meniscus) hay gặp nhất ở khớp gối trong chấn thương thể thao, ngoài ra khá thường gặp do tai nạn giao thông. – Cơ chế gây thương tổn sụn chêm được Smillie chia ra bốn lực chính. Lực ép từ trên xuống, lực xoay, dạng hay khép, gấp hay duỗi, tuy nhiên khi bị thương tổn sụn chêm, các lực trên thông thường phối hợp với nhau, tùy ưu thế của lực nào mạnh mà cho ra hình dạng thương tổn khác nhau. – Đường rách sụn chêm tăng tín hiệu trên chuỗi xung PD – Rách có mảnh rời > 1 mặt phẳng – Độ I: Tăng tín hiệu dạng ổ trong sụn chêm. – Rách cơ bản: rách dọc, rách ngang, rách hình tia * Đường rách dọc (longitudinal tear / vertical tear) – Đường rách thường ở thân sụn chêm. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Rách quai xô là rách dọc có di lệch hoặc lật lên. Vị trí phổ biến nhất của mảnh bị dịch chuyển là rãnh liên lồi cầu. Dấu hiệu gợi ý rách quai xô: => “Dấu hiệu 2 dây chằng chéo” (Double PCL sign / Double ACL sign): => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Sụn chêm bị bật gốc “Flipped meniscus sign”: mảnh phía sau bị bật về phía trước, nằm ngay cạnh sừng trước làm tăng kích thước sừng trước, sừng trước đôi “Double anterior horn sign”. => Dấu hiệu mảnh rời trong khuyết gian lồi cầu “Fragment in notch sign”: mảnh sụn chêm di lệch vào trong khuyết gian lồi cầu, nằm sát gai chày. Quan sát trên hướng cắt coronal. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Mất dấu hiệu hình nơ thắt của sụn chêm (Absent bow tie sign): + Mất dấu hiệu hình nơ thắt khi không quan sát thấy trên các lát cắt hoặc chỉ quan sát thấy trên 1 lát cắt. => Case lâm sàng 2: * Đường rách ngang (horizontal tear / cleavage tear): – Chúng là những vết rách sụn chêm phổ biến nhất và có xu hướng xảy ra ở thân hoặc sừng sau của sụn chêm trong. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: * Rách hình tia (Radial tear / Root tear): – Đường rách đi vuông góc với trục dài của sụn chêm, làm đứt gãy các bó sợi collagen của sụn chêm, thường do chấn thương mạnh. => Case lâm sàng 0: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Sụn chêm bị đẩy lồi ra khỏi bờ mâm chày (bán trật). => Case lâm sàng 1: – Nang cạnh sụn chêm gặp ở 4% khớp gối được chụp MRI và thường gặp nhiều gấp đôi ở cạnh sụn chêm trong. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Dây chằng ngang “Transverse meniscal ligament”: Dây chằng ngang nối sừng trước hai sụn chêm qua lớp mỡ Hoffa có thể nhầm với rách sừng trước sụn chêm. – Vị trí bám của dây chằng sụn – chêm đùi “Menisco-femoral ligament”: Dây chằng sụn chêm – đùi đi từ lồi cầu trong xương đùi chạy chếch qua khe liên lồi cầu nằm ở phía trước hay sau dây chằng chéo sau bám vào sừng sau sụn chêm ngoài (được gọi là dây chằng Humphry hay Wrisberg). – Hình ảnh giả rách của gân cơ khoeo: Gân cơ khoeo đi từ lồi cầu ngoài xương đùi và mở rộng ra phía dưới giữ sừng sau sụn chêm ngoài và bao khớp, chạy xiên và mở rộng ra sau hợp với gân cơ bụng chân. Vị trí gân cơ khoeo đi giữa sụn chêm và bao khớp có thể thể chẩn đoán nhầm với rách sụn chêm. – Hiện tượng góc ma thuật: Đôi khi sừng sau sụn chêm trong có hình ảnh bờ không đều, giới hạn không rõ do sừng sau sụn chêm trong có độ dốc lên khoảng 55 độ, góc này có thể gây tăng tín hiệu trên phim sử dụng chuỗi xung T1W. – Hình tăng tín hiệu do nhịp đập động mạch khoeo: Động mạch khoeo chạy ngay phía sau sừng sau sụn chêm ngoài và đôi khi có thể gây hình giả rách ở vị trí này. – Sụn chêm bị uốn cong (Meniscal Flounce): biến thể giải phẫu, có thể gặp trong 0.2-0.3% các trường hợp không có triệu chứng. Thường gặp ở sụn chêm trong hơn sụn chêm ngoài. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Thoái hóa sụn chêm: Tổn thương tăng tín hiệu trên T2W FSW xóa mỡ, đồng tín hiệu trên T1W/PDW và không thay đổi theo thời gian. 3 mức độ thoái hóa sụn chêm: => Đánh giá trên mặt phẳng coronal: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Đánh giá trên mặt phẳng sagittal: bình thường thân sụn chêm ngoài chỉ thấy trên 2 lát cắt liên tiếp, khi có sự liên tục giữa sừng trước và sừng sau của sụn chêm trên ít nhất 3 lát cắt liên tiếp => sụn chêm hình đĩa. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Sụn khớp là phần sụn bao phủ đầu xương đùi và xương chầy ở trong khớp. Sụn khớp có tính chất trơn, nhẵn, cho phép gối cử động nhẹ nhàng, đồng thời chịu được sức nặng, giảm chấn động và phân bố lại lực đè ép lên mặt khớp. Sụn khớp không có mạch nuôi, không có đầu mút thần kinh, nên khi sụn khớp bị tổn thương không có khả năng tự liền. – Dập phù tủy xương (bone contusion / bone marrow edema): đánh giá trên T1W, T2W và xóa mỡ (Fatsat hoặc Stir). => Case lâm sàng 1: – Gãy xương => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Phân loại tổn thương xương dưới sụn (Velet) – Dịch máu khớp gối (Hemarthrosis): dịch máu đơn thuần hoặc tạo mức ngang dịch-máu. – Mức dịch máu – mỡ (Lipohaemarthrosis) + Vỡ xương thấu khớp, mỡ và máu từ tủy xương chảy vào ổ khớp, có thể tạo thành mức 3 tín hiệu: mỡ ở trên cùng – huyết thanh, dịch khớp ở giữa – tế bào hồng cầu ở lớp dưới cùng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5:* Giải phẫu đại thể
– Hai đầu xương được giữ lại với nhau bằng các dây chằng, ở hai bên là dây chằng trong và dây chằng ngoài, ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Xương bánh chè là một xương vừng, nó nằm ở dưới gân cơ tứ đầu đùi và có vai trò bảo vệ gân tứ đầu cũng như tăng cánh tay đòn của gân này.
– Ngoài ra còn có bao hoạt dịch nằm ở mặt trong gối có cấu tạo là các sợi xơ mềm và mỡ, nó có thể tiết dịch hoạt dịch để làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, nó cũng có vai trò chống lại nhiễm khuẩn viêm.
– Khớp gối là một khớp bản lề, lớn nhất cơ thể, nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động.
– Ngoài ra hệ thống dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài giữ cho gối không bị trượt sang bên. Lót giữa lồi cầu đùi (hình cầu) và mâm chầy (phẳng) là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều lực tác động lên gối.* Giải phẫu MRI
II. Dây chằng
1. Dây chằng chéo trước
– Dây chằng chéo trước có 3-5 lớp sợi, tạo thành 2 bó: bó trước trong co lại khi gấp gối và bó sau ngoài co lại khi duỗi gối. Bó trước trong thường giảm tín hiệu còn bó sau ngoài thường tăng nhẹ tín hiệu trên chuỗi xung PD FSE xóa mỡ.
– Khoảng một nửa số bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương các dây chằng khác của khớp (dây chằng chéo sau, dây chằng bên…).
+ Chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối (cú va chạm trong tình huống cản bóng, tai nạn giao thông).
+ Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng.
+ Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên
+ Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận
+ Giai đoạn cấp: dây chằng phù nề, tăng tín hiệu trên T2W hoặc PD fat sat, bờ không rõ nét. Dây chằng mất liên tục trong trường hợp đứt hoàn toàn, mất liên tục tín hiệu từng phần (rách bán phần). Đụng dập xương thường ở trung tâm lồi cầu ngoài xương đùi và phần sau ngoài mâm chày…
+ Giai đoạn bán cấp (2-4 tuần): dây chằng mất sức căng, không còn song song với trần của khuyết gian lồi cầu.
+ Giai đoạn mạn (6-8 tuần): dây chằng mất sức căng hoặc không quan sát thấy (rách hoàn toàn) hoặc xơ hóa dính vào dây chằng chéo sau. Thường kèm trượt mâm chày ra trước. Dây chằng chéo sau cong hình móc: phần sau dưới của dây chằng chéo sau cong lõm lại và gấp góc ở phía trên.
+ Type I (48%): Tăng kích thước dây chằng.
+ Type II (21%): Dây chằng nằm ngang, gập góc. Phần bám trên bị giật đứt.
+ Type III (18%): Không quan sát thấy dây chằng chéo trước. Nếu không quan sát thấy trên cả 3 hướng cắt thì chẩn đoán xác định.
+ Type IV (11%): Mất tính liên tục của dây chằng.
+ Type V (2%): Dây chằng có phương thẳng đứng so với bình thường do giật đứt đầu bám dưới.2. Dây chằng chéo sau
– Nếu như dây chằng chéo trước giữ cho mâm chầy không bị trượt ra trước và xoay trong thì dây chằng chéo sau (PCL) lại giữ cho mâm chầy không bị trượt ra sau và xoay ngoài. Tổn thương dây chằng chéo sau có thể gặp đơn thuần (38%), nhưng thường phối hợp với các tổn thương khác (56%).
– Đứt dây chằng chéo sau hiếm gặp hơn dây chằng chéo trước. Cơ chế chấn thương do mâm chày bị di lệch về phía sau khi khối gấp, gối quá duỗi hoặc xoay ngoài.
– Có 2 thể: giật đứt chỗ bám vào xương chày hoặc điểm bám trên xương đùi / Đứt giữa dây chằng bán phần hoặc hoàn toàn.
– Nguyên nhân:
+ Lực đập trực tiếp vào đầu trên xương chầy (tai nạn giao thông, chấn thương thể thao).
+ Ngã khi gối gấp.
+ Cú sút mạnh nhưng hụt bóng.
+ Giai đoạn cấp: phù nề lan tỏa dày lên của dây chằng, bờ không rõ nét, tăng tín hiệu trên các chuỗi xung. Dây chằng mất liên tục trong trường hợp đứt hoàn toàn.
+ Với tổn thương giật đứt có thể thấy mảnh rời và phù tủy xương vị trí điểm bám dây chằng.
+ Gian đoạn mạn: dây chằng có thể dày lên, giảm tín hiệu.3. Dây chằng bên chày
– Tổn thương vặn xoắn của khớp gối thường được chú ý. Đau thường xuất hiện ở mặt trong khớp gối. Trường hợp tổn thương nặng, có thể có tràn dịch khớp gối. Khớp gối có thể bị yếu ở vị trí tổn thương dây chằng.
– Hình thái tổn thương:
+ Dịch quanh dây chằng
+ Rách bán phần
+ Rách hoàn toàn4. Dây chằng bên mác
– Bong cực trên của chỏm xương mác và tổn thương thần kinh mác chung có thể gặp. Đau và yếu có thể xuất hiện ở mặt ngoài của khớp gối. Tụ máu trong khớp gối có thể có.
– Hình thái tổn thương:
+ Dịch quanh dây chằng
+ Rách bán phần
+ Rách hoàn toàn5. Mạc giữ bánh chè
III. Gân bánh chè
[gallery link="file" columns="5" ids="115073,18693,18694,18695,18696,18698,18699,18700,18701,18702"]IV. Sụn chêm
1. Giải phẫu
– Sụn chêm trong: có hình chữ C, dài khoảng 5-6 cm, đi từ diện trước gai chạy vòng theo mâm chày trong ra phía sau và bám vào diện sau gai, bờ ngoại vi dính chặt vào bao khớp trong, sừng sau (16-20 mm) rộng hơn sừng trước (8-10 mm), sừng trước bám vào mâm chày ngay phía trước gai chày trước và dây chằng chéo trước. Sừng sau bám vào mâm chày sau ngay phía trước nơi bám dây chằng chéo sau, liên quan chặt chẽ với dây chằng bên trong sau và gân cơ bán mạc.
– Sụn chêm ngoài: có hình chữ O, phủ bề mặt khớp mâm chày và rộng hơn sụn chêm trong, nó xuất phát từ diện trước gai, hơi ra phía ngoài một chút so với điểm bám của dây chằng chéo trước ở mâm chày. Sừng trước và sừng sau của sụn chêm ngoài rộng bằng nhau khoảng (12-13 mm), sụn chêm ngoài chạy vòng ra sau theo bờ mâm chày ngoài và bám vào diện sau gai cùng với dây chằng đùi SC và dây chằng chéo sau.
– Sụn chêm chịu đựng khoảng 45% trọng lượng của cơ thể và di động trên bề mặt mâm chày song song với việc gấp duỗi gối. Mặt cong của nó có tác dụng phân phối lực và chuyển bớt từ 30%-55% lực sang ngang, khi có đủ sụn chêm thì diện tiếp xúc tăng lên 2,5 lần, khi không có sụn chêm sức ép từ trên lồi cầu xuống mâm chày sẽ tập trung vào một diên tích nhỏ hơn, lâu ngày sẽ dẫn đến hư mặt khớp ảnh hưởng chức năng của gối.2. Nguyên nhân
– Khi gối duỗi nhanh sụn chêm không chạy ra trước kịp, bị kẹp giữa hai mặt khớp gây rách sụn chêm. Khi khớp gối co nửa chừng cùng quá trình xoay cùng lúc với dạng đột ngột cũng làm cho sụn chêm bị kẹp giữa hai mặt khớp.
– Ngoài ra kiểu tổn thương sụn chêm còn tùy thuộc theo tuổi biểu hiện qua độ dày chắc và chất lượng lớp sụn của mặt khớp chày và đùi. Người trẻ mặt sụn khớp dày, đàn hồi, hấp thu lực tốt nên thường thấy rách dọc. Nguời lớn trên 30 tuổi chất lượng sụn bắt đầu suy giảm, không hấp thu được các lực xoay nên cho ra hình dạng rách ngang hoặc rách chéo. Người già sụn khớp thoái hoá nhiều, lớp sụn mất đi, khe khớp gối hẹp lại, cử động lăn của lồi cầu trên mâm chày bị ma sát nhiều, nên thường có rách nham nhở.
– Khi mức độ chấn thương quá lớn ở tư thế gối duỗi tối đa, làm cho mâm chày xoay ngoài quá mức thường gặp kiểu rách dọc, khi mảnh rách dọc sụn chêm quá lớn và có dạng hình quai xách, quai này di chuyển vào trong khuyết lồi cầu và gây kẹp khớp..3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Xuất hiện trên 2 lát cắt liên tiếp
– Bất thường hình dáng sụn chêm: sụn chêm nhỏ hoặc không quan sát thấy4. Rách mất vững
– Rách phức tạp
– Rách dài > 9mm
– Rách tỏa vòng lớn
– Rách gốc sụn chêm5. Phân độ
– Đội II: Tăng tín hiệu dạng đường trong sụn chêm.
– Độ III: Tăng tín hiệu dạng đường lan đến bề sụn chêm (mặt khớp).6. Phân loại
– Rách phức tạp: phối hợp 3 loại trên
– Rách di lệch: rách hình mỏ (rách hình tia di lệch), rách kiểu vạt (rách ngang di lệch), rách quai xách (rách dọc di lệch)
– Đường rách song song với trục dài của sụn chêm, chia cắt sụn chêm thành nửa trong và nửa ngoài.
– Đường rách vuông góc với sụn chêm trên hướng cắt sagittal và coronal, tiếp xúc với bề mặt trên, dưới hoặc cả hai bề mặt của sụn chêm.
– Những vết rách này hầu như luôn liên quan đến chấn thương đầu gối nghiêm trọng, đặc biệt là vết rách dây chằng chéo trước.
– Các vết rách dọc hầu như luôn liên quan đến sừng sau ở cả sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
– Đôi khi rất khó xác định các vết rách dọc ngoại vi ở sừng sau của sụn chêm ngoài do sự bám dính phức tạp vào phía sau của sụn chêm. Trong những trường hợp này, vết rách thường dễ thấy hơn trên hướng cắt sagittal T2W.
+ Dấu hiệu này có giá trị chẩn đoán rách sụn chêm kiểu quai xô (Bucket handle tear).
+ Sừng sau sụn chêm trong là phần dễ chấn thương nhất trong chu trình chuyển động của khớp gối nên rách sụn chêm trong quai xô điển hình thường bắt đầu từ vị trí rách sừng sau và kéo dài ra thân và phía trước. Do đó, sự di lệch của phần sụn chêm rách thường sẽ nằm trước dây chằng chéo sau và sau dây chằng chéo trước tạo nên dấu hiệu “Double PCL sign” trên hướng cắt sagittal.
+ Tổn thương rách quai xô của sụn chêm trong bắt đầu từ sừng trước làm cho phần sụn chêm rách sẽ di lệch ra trước dây chằng chéo trước và do đó tạo nên hình ảnh 2 dây chằng chéo trước (“Double ACL”) trên phim cộng hưởng từ.
+ Bình thường thân sụn chêm tạo hình ảnh nơ thắt trên ảnh sagittal với 2 lát cắt liên tiếp dày 4mm.
=> Case lâm sàng 1:
– Đường rách đi song song với mặt phẳng mâm chày, mặt khớp hoặc bờ tự do, chia sụn chêm thành nửa trên và nửa dưới.
– Bệnh nhân bị rách sụn chêm ngang thường không nhớ lại giai đoạn chấn thương cụ thể nhưng lại báo cáo tình trạng đau đầu gối mới hoặc tăng lên sau khi tăng cường hoạt động thể chất. Bởi vì những vết rách này thường xảy ra ở những bệnh nhân trên 40 tuổi mà không có chấn thương ban đầu nên đôi khi chúng được phân loại là rách thoái hóa. Tuy nhiên, tốt hơn là nên mô tả kiểu vết rách hơn là sử dụng thuật ngữ mô tả nguyên nhân gây ra vết rách.
– Nguyên nhân thường do thoái hóa và là loại rách hay gặp.
– Đôi khi đường rách đi từ bờ trong cho tới bờ ngoài của sụn chêm, làm dịch khớp lách theo đường rách này rồi tập trung ở trong sụn chêm tạo kén sụn chêm. Kén này về sau mất sự thông thương với ổ khớp, dịch khớp bên trong được thay thế bằng chất keo.
– Các vết rách ngang xuất hiện trên MRI dưới dạng một đường tăng tín hiệu trong sụn được định hướng theo chiều ngang, kéo dài đến bề mặt trên hoặc dưới của sụn gần mép tự do.
– Rách hình tia có thể là đường rách nhỏ, giới hạn ở bờ trong sụn chêm hoặc đường rách lớn đi hết qua bề rộng sụn chêm, chia sụn chêm thành mảnh trước và mảnh sau.
– Bờ sụn chêm tại vị trí đường rách không đều, tăng tín hiệu.
– Rách hình tia thường khó chẩn đoán, cần phối hợp trên mặt phẳng coronal và axial.
– Rách hình tia thường gặp ở sừng sau sụn chêm trong > sừng sau sụn chêm ngoài > thân sụn chêm ngoài.
– Rách hình tia hoàn toàn hai phần trước và sau sụn chêm tách xa nhau => dấu hiệu sụn chêm trống trên lát cắt qua chỗ rách.
– Phù nề tổ chức liên kết quanh vị trí rách sụn chêm.7. Rách sụn chêm trong
[gallery link="file" columns="5" ids="17944,17959,17969,17970,17995,17996,17997,17998,17999,88052"]8. Rách sụn chêm ngoài
[gallery columns="5" link="file" ids="18000,18001,18002,18003,18004"]9. Lồi sụn chêm
– Sụn chêm trong > 3mm, sụn chêm ngoài > 1mm hoặc lồi trên 25% bề rộng sụn chêm.
– Lồi sụn chêm thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp. Mức độ lồi sụn chêm tương ứng mức độ hẹp khe khớp. Ngoài ra có thể gặp trong chấn thương khớp gối ở vận động viên trẻ với tràn dịch, rách sụn chêm và đứt dây chằng chéo trước.10. Nang cạnh sụn chêm
– Thường thứ phát sau rách sụn chêm và có thể gây triệu chứng, bị đẩy ra khỏi đường viền của sụn chêm.
– Vị trí: nang cạnh sụn chêm trong thường nằm dọc theo phía sau sừng sau, nang cạnh sụn chêm ngoài thường nằm dọc theo phía trước hoặc trước ngoài sừng trước hoặc thân sụn chêm ngoài.
– T2W: tăng tín hiệu (thường không sáng như dịch khớp).11. Phân biệt
– Vôi hóa sụn khớp: có thể làm tăng tín hiệu sụn chêm.
+ Độ 1: tăng tín hiệu trong sụn chêm khu trú, hình tròn, không thông thương với mặt khớp của sụn chêm. Nó tương ứng với thoái hoá nhầy. Thoái hoá sụn chêm độ 1 không có ý nghĩa lâm sàng.
+ Độ 2: vùng tín hiệu dạng đường không tiếp xúc với mặt khớp. Nó được nghĩ là tiến triển từ tổn thương độ 1 và là biểu hiện của sự phân mảnh các bó collagen do sự khác biệt về lực ma sát của mặt trên và mặt dưới sụn thêm.
+ Độ 3: vùng tăng tín hiệu dạng đường, hình tròn hoặc phức tạp, lan đến ít nhất một mặt khớp. Dấu hiệu này thường tương ứng với rách sụn chêm (rách thấy trên nội soi khớp > 90% trường hợp).
– Biến thể giải phẫu:
+ Sụn chêm hình đĩa (Discoid meniscus): Ở người trưởng thành, sụn chêm trong có hình chữ C, che phủ 50% bề mặt mâm chày trong. Sụn chêm ngoài có hình chữ O, rộng 12 mm, dày 4 mm, che phủ 70% bề mặt mâm chày ngoài. Khi sụn chêm che phủ hết bề mặt mâm chày được gọi là sụn chêm hình đĩa. Sụn chêm hình đĩa thường gặp ở sụn chêm ngoài, rất hiếm gặp ở sụn chêm trong. Watanabe (1974) phân loại các thể sụn chêm hình đĩa như sau: Thể I: sụn chêm hình đĩa hoàn toàn: sụn chêm che phủ toàn bộ mặt mâm chày ngoài, thể này hay gặp nhất (80%) / Thể II: sụn chêm hình đĩa một phần: sụn chêm che phủ một phần mâm chày ngoài, thể này chiếm khoảng 10% / Thể III: thể dây chằng Wrisberg: sừng sau của sụn chêm bong khỏi mâm chày khiến sụn chêm rất di động và gây ra hội chứng ‘snapping knee’ (khớp gối kêu lục khục).
+ Tỷ lệ giữa chỗ hẹp nhất với chỗ rộng nhất của sụn chêm trên mặt phẳng coronal > 20%
+ Chiều rộng của sụn chêm tại vị trí hẹp nhất > 15 mmV. Sụn khớp
– Tổn thương sụn khớp thường kết hợp với tổn thương dây chằng chéo trước, chiếm 20-70% các trường hợp lỏng gối mãn tính.
– Nguyên nhân là do lực tác động từ bên ngoài lên mặt khớp quá nhanh làm bong, vỡ sụn, hoặc do gối xoay và chịu sức nặng lớn, đột ngột. Tổn thương sụn khớp lớn, mảnh sụn có thể tạo thành dị vật khớp, gây kẹt khớp.VI. Xương
+ Đường mất liên tục vỏ xương.
+ Giảm tín hiệu trên chuỗi xung T2W, T1W. Giảm hoặc tăng tín hiệu trên chuỗi xung PD fatsat, STIR.
+ Xung quanh là vùng phù tủy xương tăng tín hiệu trên PD fatsat và STIR.
+ Type A: đụng dập bè xương xốp
+ Type B: gãy xương dưới sụn
+ Type C: biến dạng xương dưới sụnVII. Dịch khớp
+ Phần dịch mỡ giảm tín hiệu trên chuỗi xung xóa mỡ.VIII. Mô mềm
[gallery link="file" ids="17954,17955,18178"]
Tài liệu tham khảo
* MRI of Anterior Cruciate Ligament Injuries and Associated Findings in the Pediatric Knee – Jeffrey S. Prince, Tal Laor and Judy A. Bean
* A Biomechanical Approach to MRI of Acute Knee Injuries – Peter J. MacMahon and William E. Palmer
* How I Diagnose Meniscal Tears on Knee MRI – Arthur A. De Smet
* Diagnostic pitfalls mimicking meniscal tears: MR imaging evaluation with arthroscopic correlation – I. Tsifountoudis, I. Kalaitzoglou, A. Haritanti
* MR Imaging–based Diagnosis and Classification of Meniscal Tears – A. De Smet, Ben K. Graf, Humberto G. Rosas
* Bucket-handle meniscal tears revisited: Value of specific MRI signs and associated findings – I. Tritou, S. Mavrakakis, E. Katechaki
* MR imaging of meniscal tear: Pearls and pitfalls – A. J. Shah, H. T. Patel, D. V. Patel
* The simple and confusing types of meniscal tear in MRI examination – M. Kania-Pudlo, M. Zabicka, E. Frankowska
* MRI trong chấn thương khớp gối – Th.s Phạm Hữu Khuyên – BV Việt Đức
* Hình ảnh cộng hường từ bệnh lý khớp gối – ThS. Đàm Thủy Trang
* Imaging of Concomitant Injuries in Patients with Anterior Cruciate Ligament Tear – N. Egea Medel, A. CONGO, I. Juanico Termes, J. Farelo Villalobos, J. Garcia Barrionuevo, J. L. Dolz; Terrassa/ES
* A picture is worth a thousand words – MRI in ACL injury – F. Abubacker Sulaiman, V. Elangovan; Chennai/IN
* Meniscal tears: Its various faces and common mimickers to watch out for! – S. N. Naik, H. C. Chadaga, S. Gopalan, B. Singh, A. Kumar, D. C, V. H P, R. HASSAN, A. A. Makai
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 30/7/2019
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 12/6/2019
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 26/5/2019
Cập nhật case lâm sàng 23/4/2019
Cập nhật nội dung & Case lâm sàng 29/11/2018