• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Xương khớp » Chấn Thương Khớp Gối | Bài giảng CĐHA *

Chấn Thương Khớp Gối | Bài giảng CĐHA *

25/12/2024 ThS. Nguyễn Long 33 Bình luận  34450

Nội Dung Bài Giảng

  1. I. Đại cương
  2. II. Vỡ xương bánh chè
    1. * Đại cương
    2. * Xương bánh chè 2 mảnh
    3. * Xương bánh chè 3 mảnh
  3. III. Trật xương bánh chè
  4. IV. Trật khớp gối
  5. V. Trật khớp chày mác
  6. VI. Vỡ mâm chày
    1. * Phân loại Schatzker
    2. * Đặc điểm hình ảnh
    3. * Gãy Segond
    4. * Bong điểm bám DCC trước
    5. * Bong điểm bám DCC sau
  7. VII. Dịch khớp gối
    1. * Chẩn đoán x-quang
    2. * Chẩn đoán siêu âm
  8. VIII. Viêm x sụn bóc tách
  9. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Chấn thương gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời, chấn thương gối dễ để lại những hệ quả phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp.
– Khớp gối là một khớp bản lề, lớn nhất cơ thể, nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động.
– Ngoài ra hệ thống dây chằng bên trong và dây  chằng bên ngoài giữ cho gối không bị trượt sang bên. Lót giữa lồi cầu đùi (hình cầu) và mâm chầy (phẳng) là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều lực tác động lên gối.

Chấn thương khớp gối

* Giải phẫu khớp gối

– Khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày (được gọi là mâm chày), đầu trên xương mác và xương bánh chè. Đầu xương được bọc bởi lớp sụn khớp. Một lớp sụn đệm vào giữa chúng gọi là sụn chêm trong (hình chữ C) và một lớp sụn bên ngoài gọi là sụn chêm ngoài (hình chữ O).
– Hai đầu xương được giữ lại với nhau bằng các dây chằng, ở hai bên là dây chằng trong và dây chằng ngoài, ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Xương bánh chè là một xương vừng, nó nằm ở dưới gân cơ tứ đầu đùi và có vai trò bảo vệ gân tứ đầu cũng như tăng cánh tay đòn của gân này.
– Ngoài ra còn có bao hoạt dịch nằm ở mặt trong gối có cấu tạo là các sợi xơ mềm và mỡ, nó có thể tiết dịch hoạt dịch để làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, nó cũng có vai trò chống lại nhiễm khuẩn viêm.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giải phẫu x-quang

[gallery columns="2" link="file" ids="30853,30854"]

Chú thích: 1. Mâm chày trong; 2. Mâm chày ngoài; 3. Gò gian lồi cầu; 4. Củ gian lồi cầu ngoài (Gai chày); 5. Củ gian lồi cầu trong (Gai chày); 6. Diện khớp đùi chày ngoài; 7. Diện khớp đùi chày trong; 8. Lồi cầu trong; 9. Lồi cầu ngoài; 10. Mỏm trên lồi cầu ngoài; 11. Mỏm trên lồi cầu trong; 12. Thân xương bánh chè; 13. Hành xương đùi; 14. Đầu trên xương chày; 15. Hành xương chày; 16. Đỉnh xương mác; 17. Chỏm xương mác; 18. Thân xương mác; 19. Lồi củ chày; 20. Ludloff spot; 21. Túi hoạt dịch trên xương bánh chè; 22. Gân cơ tứ đầu; 23. Hố khoeo; 24. Đỉnh xương bánh chè; 25. Nền xương bánh chè; 26. Dây chằng bánh chè; 27. Dải mỡ Hoffa; 28. Rãnh liên lồi cầu

[gallery columns="2" link="file" ids="30857,30858"]

Chú thích: 1. Khớp đùi chày ngoài; 2. Lồi cầu trong; 3. Chỏm xương mác; 4. Lồi cầu trong; 5. Nền xương bánh chè; 6. Mỏm trên lồi cầu ngoài; 7. Hố gian lồi cầu; 8. Rãnh liên lồi cầu; 9. Củ cơ khép; 10. Hố khoeo; 11. Hành xương chày; 12. Mâm chày trong; 13. Thân xương đùi; 14. Lồi cầu ngoài; 15. Gai chày; 16. Củ gian lồi cầu ngoài; 17. Lồi củ chày; 18. Thân xương mác; 19. Đỉnh xương bánh chè; 20. Lồi cầu ngoài; 22. Khớp đùi bánh chè trong; 23. Mâm chày ngoài; 24. Củ gian lồi cầu trong; 25. Khớp đùi bành chè ngoài; 26. Khớp chày mác; 27. Gân cơ tứ đầu; 28. Mỏm trâm mác; 29. Thân xương chày; 30. Mỏm lồi cầu trong; 31. Khớp đùi chày trong; 32. Dây chằng bánh chè; 33. Túi hoạt dịch trên xương bành chè; 34. Ludloff’s spot; 35. Medial facet; 36. Hành xương đùi; 37. Sụn tiếp xương đùi; 38. Sụn tiếp xương chày; 39. Sụn tiếp xương mác

[gallery columns="2" link="file" ids="30859,30860"]

Chú thích: 1. Khớp đùi chày ngoài; 2. Lồi cầu trong; 3. Chỏm xương mác; 4. Lồi cầu trong; 5. Nền xương bánh chè; 6. Mỏm trên lồi cầu ngoài; 7. Hố gian lồi cầu; 8. Rãnh liên lồi cầu; 9. Củ cơ khép; 10. Hố khoeo; 11. Hành xương chày; 12. Mâm chày trong; 13. Thân xương đùi; 14. Lồi cầu ngoài; 15. Gai chày; 16. Củ gian lồi cầu ngoài; 17. Lồi củ chày; 18. Thân xương mác; 19. Đỉnh xương bánh chè; 20. Lồi cầu ngoài; 22. Khớp đùi bánh chè trong; 23. Mâm chày ngoài; 24. Củ gian lồi cầu trong; 25. Khớp đùi bành chè ngoài; 26. Khớp chày mác; 27. Gân cơ tứ đầu; 28. Mỏm trâm mác; 29. Thân xương chày; 30. Mỏm lồi cầu trong; 31. Khớp đùi chày trong; 32. Dây chằng bánh chè; 33. Túi hoạt dịch trên xương bành chè; 34. Ludloff’s spot; 35. Medial facet; 36. Hành xương đùi; 37. Sụn tiếp xương đùi; 38. Sụn tiếp xương chày; 39. Sụn tiếp xương mác

[gallery columns="2" link="file" ids="30866,30867"]

Chú thích: 1. Mâm chày trong; 2. Diện khớp chày đùi ngoài; 3. Lồi cầu trong; 4. Gò gian lồi cầu; 5. Nền xương bánh chè; 6. Mỏm trên lồi cầu ngoài; 7. Mặt trong; 8. Hố gian lồi cầu; 9. Rãnh liên lồi cầu; 10. Củ cơ khép; 11. Hố khoeo; 12. Thân xương đùi; 13. Lồi cầu ngoài; 14. Lồi củ chày; 15. Thân xương mác; 16. Lồi cầu ngoài; 17. Mặt ngoài; 18. Khớp chày đùi trong; 19. Hành xương chày; 20. Mâm chày ngoài; 21. Gai chày trong; 22. Khớp chày đùi ngoài; 23. Khớp chày mác; 24. Mỏm trâm mác; 25. Lồi cầu trong; 26. Thân xương chày; 27. Mỏm trên lồi cầu trong; 28. Diện khớp chày đùi trong; 29. Hành xương đùi; 30. Chỏm xương mác; 31. Gai chày ngoài; 32. Đỉnh xương bánh chè.

II. Vỡ xương bánh chè

* Đại cương

– Vỡ xương bánh chè chiếm tỷ lệ 1% tổng số gãy xương. Gãy xương bánh chè là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến, thường xảy ra sau chấn thương trực tiếp vào xương bánh chè hoặc co cơ tứ đầu đột ngột trong bối cảnh chấn thương thể thao.
– Phổ biến nhất ở những người từ 20-50 tuổi. Hai phần ba các trường hợp là nam giới.
– Lâm sàng: bệnh nhân thường có biểu hiện sưng và đau rõ rệt ở xương bánh chè với điểm đau nhạy cảm và giảm đáng kể sức duỗi. Thường có tràn dịch khớp lớn hoặc tràn máu khớp.
– Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất của cơ thể nằm trong gân cơ tứ đầu. Nhân cốt hóa xuất hiện tuổi 2-3, có thể muộn 6 tuổi. Có thể có bất thường về cốt hóa thêm một nhân phụ gọi là xương bánh chè hai mảnh (Bipartite patella) => phân biệt gãy cũ.
– Hình thái tổn thương:
+ Gãy ngang: phổ biến nhất, chiếm 50-80%, có thể gãy cực dưới (36%) hoặc cực trên
+ Gãy nhiều mảnh, gãy hình sao: 30-35%
+ Gãy dọc: 12-27%
+ Gãy giật ở trẻ em

– Đặc điểm hình ảnh:
+ Trên phim thẳng: xương bánh chè di lệch, đường gãy dọc hoặc vỡ nhiều mảnh.
+ Đường gãy ngang trên phim nghiêng, di lệch xương bánh chè vỡ nhiều mảnh.
+ Gãy mảnh nhỏ cực trên hoặc dưới.
+ Đánh giá tràn dịch khớp.
+ Khối mô mềm của gân co rút + phù nề
+
Xương bánh chè cao (chiều cao xương bánh chè so với chiều dài gân bánh chè < 0,8): Gợi ý rách gân bánh chè. Gãy mảnh nhỏ cực dưới.
+ Xương bánh chè thấp (chiều cao xương bánh chè so với chiều dài gân bánh chè > 0,8): Gợi ý rách gân cơ tứ đầu. Gãy mảnh nhỏ cực trên.

[gallery link="file" columns="5" ids="180288,180293,180289,180290,180291,172883,147247,154024,172899,172900,172902,172901,172903,172904,172905,180303,180304"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="83396,83397,83398"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="83399,83400,83401"]

* Xương bánh chè 2 mảnh

– Xương bánh chè 2 mảnh (bipartite patella) khá hiếm gặp với đa số các trường hợp được phát hiện tình cờ. Thông thường, tổn thương này không có triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp có thể gây đau do vận động quá mức của khớp gối.
– Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất cơ thể, phát triển từ mầm sụn và cốt hóa khi trẻ ở độ tuổi 4 – 6 tuổi. 77% trẻ em có xương bánh chè phát triển từ 1 mầm sụn, 23% các trường hợp xương bánh chè có thể có 2 hoặc 3 mầm sụn cốt hóa. Điểm cốt hóa thứ 2 xuất hiện khi bệnh nhân 12 tuổi và thường sẽ liền với phần xương chính, tuy nhiên có khoảng 2% các trường hợp không liền. Đa số các trường hợp, điểm cốt hóa thứ hai nằm ở vị trí trên ngoài  của xương bánh chè.
– Tổn thương xương bánh chè hai mảnh xuất hiện khi điểm cốt hóa phụ của xương bánh chè không liền với xương bánh chè chính, gặp ở giai đoạn phát triển xương tuổi thiếu niên. Tỷ lệ gặp tổn thương này khoảng 2% và 50% các trường hợp bệnh nhân bị cả hai bên.
– Phân loại (Saupe): dựa trên vị trí của điểm cốt hóa thứ hai thành 3 loại (type):
+ Loại I ở vị trí cực dưới (5%)
+ Loại II ở bờ ngoài (20%)
+ Loại III ở trên ngoài (75%)

[gallery columns="4" link="file" ids="180301,180299,180300,180295"]

* Xương bánh chè 3 mảnh

– Xương bánh chè nhiều phần là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp xảy ra khi các trung tâm hóa xương không hợp nhất trong thời thơ ấu.
– Loại phổ biến nhất dẫn đến sự tách rời của góc trên ngoài, được gọi là xương bánh chè 2 mảnh. Hiếm hơn, có thể có một đoạn thứ ba dẫn đến xương bánh chè 3 mảnh (tripartite patella).

[gallery link="file" columns="4" ids="99906,99907,99908,99909"]

III. Trật xương bánh chè

– Trật khớp xương bánh chè chiếm khoảng 3% tổng số chấn thương đầu gối và thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao.
– Trật khớp xương bánh chè thường xảy ra do chuyển động xoắn, với đầu gối ở tư thế gập và xương đùi xoay vào trong trên bàn chân cố định (xoay ngoài-gập-gối).
– Phân loại:
+ Trật cấp tính: trật ra ngoài / trật vào trong khớp (xuống dưới, liên lồi cầu) / trật lên trên / trật liên lồi cầu (kèm gãy các lồi cầu xương đùi)
+ Trật tái diễn: thường kèm dị tật bẩm sinh (gân bánh chè bám tận ra ngoài quá, xương đùi xoay trong nhiều, xương chày bị xoắn ra ngoài nhiều, bánh chè nằm cao bất thường…)
+ Trật một phần
+ Trật thường xuyên: kèm co rút cơ tứ đầu. Mỗi lần gấp gối thì trật, nếu dùng tay giữa bánh chè đúng vị trí thì không gấp được gối quá 30 độ, để cho bánh chè trật ra ngoài thì sẽ gấp được gối. Ví dụ: tiêm khánh sinh từ nhỏ gây xơ hóa cơ trước ngoài đùi.

[gallery columns="2" link="file" ids="18984,172909"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="45445,45448,45447,45446"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="83406,83407,83408"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="83410,83411,83412"]

IV. Trật khớp gối

– Trật khớp gối (Knee dislocation) hiếm gặp, nhưng một số lượng đáng kể có tổn thương thần kinh mạch máu nghiêm trọng. Số bị tổn thương mạch máu là 38%.
– Trật khớp gối chiếm <0,5% tổng số các trường hợp trật khớp. Trật khớp gối xảy ra ở cả hai bên trong 5% các trường hợp. Trật khớp gối do chấn thương ảnh hưởng đến bệnh nhân trẻ tuổi với tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế (tỷ lệ 4:1 so với nữ giới).
– Trật khớp gối thường rõ ràng về mặt lâm sàng với biến dạng rõ rệt. Có nguy cơ cao về các biến chứng thần kinh mạch máu, do đó, đánh giá nhanh và điều trị dứt điểm là rất cần thiết.
– Biến chứng:
+ Tổn thương động mạch khoeo xảy ra ở khoảng 30% (phạm vi 20-30%).
+ Tổn thương thần kinh được báo cáo ở khoảng 30% (phạm vi 16-40%) với dây thần kinh mác chung thường bị tổn thương hơn dây thần kinh chày.
– Phân loại: theo vị trí xương chày so với xương đùi):
+ Trật ra trước (40%): phổ biến nhất, do chấn thương làm gối duỗi quá mức làm rách bao khớp phía sau và làm đứt dây chằng chéo sau. Động mạch khoeo thường bị căng giãn.
+ Trật ra sau (33%): thường bị đứt gân bánh chè, động mạch khoeo thường bị tổn thương (25%). Tỷ lệ rách hoàn toàn động mạch khoeo cao nhất.
+ Trật ra ngoài (22%): thường liên quan tới rách dây chằng chéo trước và chéo sau, tỷ lệ tổn thương thần kinh mác cao nhất.
+ Trật vào trong (5%): thường tổn thương dây chằng chéo sau.
+ Trật xoay (5%): trật khớp xoay sau bên là phổ biến nhất, thường không thể giảm. Lồi cầu xương đùi xuyên qua bao khớp.

[gallery link="file" columns="5" ids="127481,127482,127484,127485,127486"]

* Đặc điểm hình ảnh:
– Thường thấy rõ sự dịch chuyển của xương chày so với xương đùi.
–
Trật khớp xoay có thể khó quan sát:
+ Dịch chuyển sang bên của xương chày < 1/4 chiều rộng của lồi cầu xương đùi.
+ Lồi cầu xương đùi trong chiếu vào trong so với xương chày trên phim X-quang thẳng (AP).
+ Khoảng cách khớp trong rộng ra.
+ Xương chày xoay so với xương đùi trên phim nghiêng.
– Các gãy xương liên quan:
+ Bong điểm bám từ dây chằng: Dây chằng chéo trước (ACL): thường là gai xương chày trước. Dây chằng chéo sau (PCL): mỏm xương chày sau. Dây chằng bên trong (MCL): lồi cầu trong xương đùi. Dây chằng bên mác (FCL): thường là đầu xương mác; có thể là lồi cầu ngoài xương đùi.
+ Mâm chày.
+ Đầu xương mác.
+ Gãy lồi cầu xương đùi không phổ biến.
– Tràn dịch khớp ít phổ biến hơn do vỡ bao khớp, cho phép dịch thoát ra ngoài.

[gallery link="file" columns="5" ids="172911,172912,123188,83421,83422,83423,83424,83425,83426,154021,172325,172324,180271,180272"]

V. Trật khớp chày mác

– Trật khớp chày – mác (Tibiofibular joint dislocation) chủ yếu sau nhảy dù, trượt tuyết, cưỡi ngựa. Chỏm xương mác bị trật ra sau dễ làm tổn thương thần kinh mác.
– Nguyên nhân: chân khép-gối gấp (nhảy dù khi tiếp đất) / trật ra sau khi ngã ngựa, bị cơ nhị đầu co kéo khỏe / trật lên trên, di lệch cả xương mác do tổn thương cổ chân.
– Phân loại Ogden: trật khớp chày mác gần.
+ Type 1: bán trật (thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên).
+ Type 2: trật ra trước (85%).
+ Type 3: trật sau trong.
+ Type 4: trật lên trên.

– Đặc điểm hình ảnh: bình thường trên phim thẳng và nghiêng chỏm xương mác có sự chồng lấn với mâm chày ngoài.
+ Trật ra trước ngoài: trên phim thẳng chỏm xương mác dịch chuyển ra phía ngoài và không có sự chồng lấn với mâm chày ngoài. Trên phim nghiêng chỏm xương mác nằm về phía trước đường khớp chày mác gần, hoàn toàn chồng lên xương chày.
+ Trật ra sau trong: trên phim thẳng chỏm xương mác chồng lấn nhiều vào phía trong với mâm chày ngoài. Trên phim nghiêng chỏm xương mác di lệch ra sau so với đường khớp chày mác gần.
+ Trật lên trên: trên phim thẳng chỏm xương mác di lệch lên trên ngang mức mâm chày ngoài.

[gallery link="file" columns="4" ids="172921,180276,180277,172920,172919,172927,172930,172931"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="83429,83430,83431,83432,83433"]

VI. Vỡ mâm chày

– Cơ chế chấn thương phổ biến nhất liên quan đến lực nén theo trục dọc (ví dụ ngã cao). Ở bệnh nhân trẻ tuổi, kiểu gãy phổ biến nhất là gãy tách, trong khi ở bệnh nhân lớn tuổi, loãng xương, thường gặp gãy lún.
– Chấn thương mô mềm (ví dụ như dây chằng chéo và dây chằng bên) xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân. 80% vỡ mâm chày ngoài: kèm đứt dây chằng bên trong hoặc 1 dây chằng chéo.
– Gãy mâm chày ngoài phổ biến hơn nhiều so với mâm chày trong. Để gây tổn thương mâm chày trong, cần một lực lớn; gãy mâm chày trong thường được thấy cùng với gãy mâm chày ngoài và các xương khác xung quanh khớp gối.

* Phân loại Schatzker

– Type 1: Gãy hình nêm của mâm chày ngoài ít di lệch, không lún.
– Type 2: Gãy hình nêm của mâm chày ngoài kèm lún (liên quan đến chấn thương dây chằng bên trong và sụn chêm trong).
– Type 3: Lún mâm chày ngoài
– Type 4: Gãy mâm chày trong với phần gãy tách ra
– Type 5: Gãy hình nêm của cả hai mâm chày
– Type 6: Gãy ngang của hành xương chày cùng với gãy mâm chày ngoài hoặc mâm chày trong

* Đặc điểm hình ảnh

– Bề mặt mâm chày không nhẵn.
– Bờ xương chày di lệch
– Mảnh gãy lún có thể rõ ràng như một đường xơ cứng ngang dưới mức vỏ xương, không có đường gãy sáng.
– Tràn máu mỡ khớp nhìn thấy trên phim X-quang nghiêng tia đi ngang có thể là manh mối hữu ích cho các gãy xương không di lệch tinh vi.

[gallery link="file" columns="5" ids="147236,147237,147238,147239,147240,147241,146882,146881,146876,83489,180259,180260,180316"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="83440,83441,83442,83443,83444"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="83446,83447,83448,83449,83450"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="83452,83453,83454,83455"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="83457,83458,83459,83460,83461"]

* Gãy Segond

– Gãy Segond là một vết gãy giật liên quan đến mâm chày ngoài và thường xuyên (~75%) liên quan đến đứt dây chằng chéo trước (ACL) và rách sụn chêm (66-75%).
– Lần đầu tiên được mô tả bởi Paul Ferdinand Segond , bác sĩ phẫu thuật người Pháp (1851-1912) dựa trên các thí nghiệm trên tử thi.
– Gãy xương là kết quả của sự xoay vào trong quá mức của xương chày so với xương đùi (cơ chế phổ biến nhất dẫn đến rách ACL) tạo ra lực căng bất thường dọc theo phần trung tâm của phức hợp bao khớp ngoài nơi xảy ra gãy xương.
– Hình dạng cổ điển của gãy Segond là một mảnh xương cong hoặc hình elip song song với mâm chày ngoài. Được nhìn thấy rõ nhất trên phim thẳng.

[gallery link="file" columns="4" ids="173758,174608,173757,173759,173760,173761,173762"]

– Gãy Segond đảo ngược: Năm 1997, Hall và Hochman đã báo cáo về một bệnh nhân bị gãy Segond đảo ngược ở mâm chày trong. Loại gãy này thường liên quan chấn thương dây chằng chéo sau và sụn chêm trong.

[gallery columns="4" link="file" ids="173764,173763,173765,173766"]

* Bong điểm bám DCC trước

– Bong điểm bám dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament avulsion fracture) là một hình thái tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối, xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi thanh thiếu niên gặp nhiều hơn.
– Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn xe máy, xe đạp hoặc chấn thương thể thao. Tổn thương này tạo bởi một lực tác động mạnh vào vùng gối làm căng đột ngột và quá mức dây chằng chéo trước, dẫn đến bong diện bám của dây chằng chéo trước khỏi diện mâm chầy (kiểu bật gốc). Diện bám này bao gồm mảnh sụn kèm xương dưới sụn-gọi chung là mảnh bám, mặc dù sự tách rời tại điểm bám xương đùi là hiếm gặp.
– Chấn thương này phổ biến hơn ở trẻ em từ 8-14 tuổi so với người lớn. Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể do xương chưa cốt hoá hoàn toàn yếu hơn so với các sợi dây chằng hoặc do dây chằng ở trẻ em có độ đàn hồi tương đối cao hơn.

– Phân loại (Mayer và Mc Keevers)
+ Độ I: Không di lệch
+ Độ II: Di lệch một phần mảnh bám phía trước, trên phim Xquang chụp nghiêng giống hình mỏ chim
+ Độ III: Mảnh bám di lệch hoàn toàn khỏi diện bám, nhưng mảnh bám còn nguyên. IIIa: Chỉ bong đúng phần bám của dây chằng chéo trước. IIIb: Bong cả một phần của gai chầy phía sau.
+ Zariczynj thêm độ IV: Bong hoàn toàn, mảnh bám vỡ làm nhiều mảnh nhỏ.

– Đặc điểm hình ảnh:
+ Mảnh xương nhỏ bị dịch chuyển tại vị trí bám của dây chằng chèo trước (trước trong mâm chày).
+ Có thể có sự dịch chuyển ra trước của xương đùi trên xương chày trên phim nghiêng.

[gallery link="file" columns="4" ids="106454,180320,180321,180322,180323,180346,180354"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="83465,83466,83467,83468"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="84964,84965,84966,84967"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="83471,83474,83479,83473,83470,83480"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="89663,89664,89665"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="113050,113051,113052"]

* Bong điểm bám DCC sau

– Những chấn thương này thường gặp trong các tai nạn xe máy hoặc ô tô  khi lực đẩy ra sau tác động lên xương chày trong tư thế gập gối. Chúng cũng được thấy ở những người nhảy và tiếp đất bằng bàn chân gập lòng vào trong khi đầu gối đang gập, thường trong bối cảnh thể thao (đặt xương chày dưới lực đẩy ra sau).
– Phân loại:
+ Loại 1: không di lệch.
+ Loại 2: di lệch lên trên của điểm bám mâm chày.
+ Loại 3: di lệch hoàn toàn điểm bám mâm chày.

[gallery link="file" ids="84932,84933,84934"]

– Đặc điểm hình ảnh:
+ Mảnh xương nhỏ bị dịch chuyển tại vị trí bám của dây chằng chèo sau (bờ sau mâm chày – trên phim nghiêng).
+ Trên hình ảnh MRI hoặc CT, có thể thấy một mảnh xương bị gãy gắn liền với dây chằng chéo sau bị co rút hoặc trùng.

[gallery link="file" ids="180328,180327,180330,180329,180326,180331"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="84925,84926,84919,84917,84916,84918"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="84936,84937,84939,84940,84941"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="84945,84946,84947,84948,84949"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="84959,84960,84961,84962"]

VII. Dịch khớp gối

* Chẩn đoán x-quang

– Rộng khoảng cách giữa hai đường mỡ trước xương đùi và đệm mỡ trên xương bánh chè: khoảng cách giữa 2 đường mỡ chính là độ dày trước sau của túi hoạt dịch trên xương bánh chè.
+ > 10mm: chẩn đoán xác định (khi lượng dịch > 20ml).
+ 5-10mm: nghi ngờ, kết hợp siêu âm đánh giá.
+ < 5mm: không có tràn dịch khớp gối.

[gallery link="file" columns="5" ids="147227,176500,147229,176509,176504,176505,176506,24339,148336,169379"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="101514,101515,101516"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="155589,155590,155591"]

– Xóa mờ đường viền rõ nét của bờ sau gân cơ tứ đầu đùi.

b62103e7ce8f990208925c1cfe2447_jumbo

– Đẩy gân cơ tứ đầu đùi và xương bánh chè ra phía trước: khi lượng dịch > 20ml, tạo bóng mờ hình quả lê trên xương xương bánh chè.

2cd159031005b07013a2358e2178fd_jumbo

– Mức dịch máu – mỡ (Lipohaemarthrosis)

[gallery link="file" columns="4" ids="148330,148331,148332,148333"]

+ Vỡ xương thấu khớp, mỡ và máu từ tủy xương chảy vào ổ khớp tạo thành mức dịch máu-mỡ (Phim chụp tia X chiếu ngang).

[gallery link="file" columns="5" ids="161828,147234,128949,161827,23779,23775,23776,23780,23777,23778,23781,23782,147019,147245,180338"]

+ Trên CLVT có thể thấy 2 mức ngang của 3 thành phần: mỡ – thanh dịch – tế bào máu.

[gallery columns="2" link="file" ids="69924,154019"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="177977,177978,177979"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="68363,68364,68365,68367,68368,68369"]

* Chẩn đoán siêu âm

– Đánh giá số lượng dịch.
– Tính chất dịch.
– Mất liên tục vỏ xương của đường vỡ xương.
– Đánh giá mức dịch máu-mỡ

[gallery link="file" columns="4" ids="23766,23767,23768,23769"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="82313,82314,82315"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="44596,44595,44593,44594"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="44598,44599,44597"]

VIII. Viêm x sụn bóc tách

– Viêm xương sụn bóc tách (Osteochondritis Dissecans – OCD) là tình trạng tổn thương xương sụn xảy ra ở trẻ em/thanh thiếu niên với biểu hiện sưng, đau khớp và hoặc kẹt khớp.
– Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ, có thể bao gồm do gen, sự phát triển bất thường, sự tác động lên vùng dưới sụn kéo dài.
– Quá trình tổn thương từ phù nề xương dưới sụn đến gãy/ vỡ ra từng mảnh dưới sụn và cuối cùng là tách rời mảnh xương sụn ra.

[gallery link="file" columns="4" ids="146668,146663,146662,146664,146665,146666,146667,147386"]

Tài liệu tham khảo

* Bone Contusion Patterns of the Knee at MR Imaging: Footprint of the Mechanism of Injury – Timothy G. Sanders, Lt Col, USAF, MC, Monica A. Medynski, MD
* Fibular head avulsion fractures in patients with medial tibial plateau fractures – T. Sillat, M. Nummela, M. Parkkinen
* Tibial plateau fractures: Review of the classification systems, management, and outcome – S. L. Coleman, R. Parisien, A. Guermazi, A. Murakami; Boston, MA/US
* Radiological classification of tibial plateau fractures: A pictorial essay – M. Winkel; QLD/AU
* The role of CT and MRI in the assessment of tibial plateau fractures according to Schatzker classification – I. Tsifountoudis, M. D. D. Sidiropoulos, I. Kalaitzoglou
* Tibial plateau fractures in CT : What the radiologist needs to know – H. ELASSAAD, N. Touil, O. Kacimi, N. Chikhaoui; CASABLANCA/MA
* Imaging findings and clinical significance of avulsion fractures of the knee – I. Tsifountoudis, I. Kalaitzoglou, A. Haritandi, A. S. Dimitriadis; Thessaloniki/GR
* Differences in adult and child cases of knee injuries after motor vehicle accidents. Importance of urgent MRI and MDCT – T. Milosavljevic, A. Ivkovic, S. Ivkovic; Nis/RS
* Missed transient lateral patellar dislocation – A. McNamee, C. Buchan; TALLAI/AU
* Acute knee trauma: 0,3 T vs 1,5 T – E. Sivakova; Yakhroma/RU
* Pictorial Review of Patella Maltracking – A. Gupta, E. Rowbotham, A. Grainger; Leeds/UK
* All About the Patella: Not Just a Cap for the Knee – E. S. Levin, K. Motamedi, B. Plotkin, L. L. Seeger, B. D. Levine; Los Angeles, CA/US
* Pathologies of the patella and normal variants – R. Kumar, T. Fernandes; London/UK
* A Patello-femoral Pictorial Pathology Review – E. Lightfoot , E. Y. A. Palkhi, D. Fascia, J. sharpe, N. Larkman; Harrogate/UK
* Patellar Instability – What a Radiologist Should Know! – R. D. T. Mesquita, P. M. M. Lopes, M. Castro
* Tibial plateau fractures: what the surgeon expects from the radiologist – M. Jarraya, A. Maalej, M. W. Turki
* Radiologic Review of Knee Dislocation: From Diagnosis to Repair – Richard E. A. Walker, David McDougall, Shamir Patel
* Accuracy of Cross-Table Lateral Knee Radiography for Evaluation of Joint Effusions – Angela W. Tai, Hatice L. Alparslan, Brent A. Townsend

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Viêm Gân Vôi Hóa | Bài giảng CĐHA *
Tiếp Cận Chẩn Đoán U Xương | Bài giảng CĐHA
Loạn Sản Xơ Xương | Bài giảng CĐHA *

Danh mục: Xương khớp

guest
guest
33 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
25/12/2024 12:48 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/12/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
22/12/2024 12:06 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/12/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
15/11/2024 9:53 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/11/2024

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 5 6 7

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12655 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8478 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 798 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN