• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • Tài Liệu
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Tiêu hóa » Chấn Thương Gan | Bài giảng CĐHA

Chấn Thương Gan | Bài giảng CĐHA

01/04/2023 ThS. Nguyễn Long 25 Bình luận  18763

Lượt share928FacebookEmail

MỤC LỤC BÀI GIẢNG

  1. I. Đại cương
  2. II. Chẩn đoán x-quang
  3. III. Chẩn đoán siêu âm
    1. * Đụng dập nhu mô
    2. * Đường vỡ gan
    3. * Máu tụ nhu mô
    4. * Máu tụ dưới bao
    5. * Dấu hiệu gián tiếp
  4. IV. Chẩn đoán CLVT
    1. * Thâm nhiễm quanh TMC
    2. * Tụ máu dưới bao
    3. * Đụng dập nhu mô
    4. * Tụ máu nhu mô
    5. * Đường vỡ gan
    6. * Tổn thương mạch máu
    7. * Dịch máu ổ bụng
    8. * Tổn thương phối hợp
    9. * Phân độ AAST 2018
  5. V. Chụp mạch DSA
  6. VI. Biến chứng
    1. * Chảy máu muộn
    2. * Apxe gan / quanh gan
    3. * Tổn thương đường mật
  7. VII. Chấn thương túi mật
  8. Hình ảnh bệnh lý ↵
  9. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Gan là tạng đặc lớn nhất trong ổ bụng với vị trí tương đối cố định, vì vậy mà nó dễ bị tổn thương-đứng thứ 2 trong chấn thương bụng nhưng lại gây tử vong cao nhất khi bị các vết thương bụng.
– Nguyên nhân thông thường nhất gây nên vết thương ở gan là chấn thương bụng kín gây ra bởi vật tù bởi tai nạn giao thông bằng motor trong hầu hết các trường hợp.
– Trong quá khứ, hầu hết những vết thương này được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, y văn khẳng định rằng khoảng 86% vết thương của gan ngưng chảy máu trước thời gian thực hiện thăm dò bằng phẫu thuật và 67% ca mổ cho chấn thương bụng kín là không dùng vào việc điều trị.
– Kỹ thuật hình ảnh, đặc biệt là CT scan, đã có 1 tác động lớn đến điều trị cho bệnh nhân tổn thương gan và sử dụng những kỹ thuật này dẫn đến giảm đáng kể số bệnh nhân cần phẫu thuật và trải qua những ca mổ không mang tính điều trị.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán x-quang

– Không đặc hiệu, có thể thấy các dấu hiệu gián tiếp và tổn thương phối hợp:
+ Bóng mờ gan to ra.
+ Vòm hoành phải đẩy cao.
+ Tràn dịch, tràn khí màng phổi phải.
+ Gãy xương sườn cuối bên phải.
+ Tràn dịch ổ bụng nếu số lượng nhiều biểu hiện mờ vùng thấp, mờ rãnh thành đại tràng.

[gallery link="file" columns="5" ids="54898,54899,54900,54901,54902"]

III. Chẩn đoán siêu âm

* Đụng dập nhu mô

– Vùng nhu mô gan tăng hồi âm tương đối so với nhu mô xung quanh, sự tăng hồi âm này do fibrine và máu thoát ra ngoài lòng mạch và dập mô ở mức vi thể.
– Đôi khi nhận biết được đường rách nhu mô tạo nên hình ảnh chân chim.

[gallery link="file" columns="2" ids="15116,15115"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="57014,57016,57017,57018"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="57027,57028,57029,57030"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery columns="5" link="file" ids="57031,57032,57033,57034,57036"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="57055,57056,57057,57058"]

* Đường vỡ gan

– Tổn thương dạng đường hoặc hình chêm trong vùng nhu mô gan bị đụng dập, âm vang không đều.
– Sự mất liên tục bao gan, tương ứng vị trí này là đường rách nhu mô gan dạng hình chêm bờ nham nhở

[gallery link="file" columns="5" ids="165752,165755,33480,15109,129841"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="57004,57005,57006,57007"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="57009,57010,57011,57012"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="57038,57039,57040,57041,57043"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="57050,57051,57052,57053"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="57020,57021,57022,57023,57025"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="130635,130636,130637"]

* Máu tụ nhu mô

– Cấu trúc hồi âm thay đổi theo thời gian, lúc mời hình thành rỗng âm, với sự hiện diện hồi âm lợn cợn bên trong hoặc có thể đồng âm với nhu mô gan xung quanh.
– Vài giờ sau với sự hình thành cục máu đông và tổ chức hóa tạo hình ảnh một cấu trúc tăng hồi âm rõ
– Sau đó thì bắt đầu quá trình hóa lỏng từng phần để lại khối huyết thanh => khối dịch.
– Sau đó vài ngày hoặc vài tuần do sự hấp thụ dịch mà kích thước khối huyết thanh giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn hoặc để lại di chứng là cấu trúc dạng nang hoặc vết sẹo xơ hóa tăng hồi âm mạnh, đôi khi là nốt vôi hóa.

[gallery link="file" columns="5" ids="165758,165759,120291,15114,15113"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="56998,56999,57000,57001,57003"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="57045,57046,57047,57048"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="57059,57060,57061,57062"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="57063,57064,57065,57066"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="98517,98519,98520,98521,98522"]

* Máu tụ dưới bao

– Bao gan không bị rách mà chảy máu ở vùng dưới bao làm tách bao gan khỏi nhu mô gan.
– Khối máu tụ hình liềm nếu máu tụ ít, nếu khối máu tụ lớn đẩy nhu mô gan lõm vào phía trong, đẩy lồi vào gan ra phía ngoài tạo nên hình thấu kính 2 mặt lồi.
– Độ hồi âm của khối máu tụ thay đổi theo thời gian: rỗng âm ngay sau chấn thương để trở thành có âm và tăng âm vào khoảng 6h tương ứng với quá trình tạo thành cục máu đông và sau đó dần dần trở thành rỗn âm khi cục máu tan.
– Hiện tượng tái chảy máu ở khối máu tụ có thể gặp làm cho bên trong khối máu tụ tồn tại nhiều thành phần khác nhau

[gallery link="file" columns="5" ids="165745,165748,120289,15111,15112"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="56992,56993,56994,56995,56996"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="57068,57069,57070,57071"]

* Dấu hiệu gián tiếp

– Tràn máu ổ bụng, tùy số lượng nhiều hay ít mà đọng ở các khoang khác nhau: quanh gan, khoang gan thận (morison), quanh lách, khoang lách – thận, rãnh thành đại tràng, túi cùng douglas.
– Dịch máu không đồng nhất, có cặn tăng âm.
– Dịch khoang màng phổi.

[gallery link="file" columns="4" ids="116618,116619,116620,116621"]

=> Case lâm sàng:

[gallery link="file" columns="4" ids="96470,96471,96472,96473"]

IV. Chẩn đoán CLVT

* Thâm nhiễm quanh TMC

– Thâm nhiễm quanh tĩnh mạch cửa (periportal infitration) thường gặp trong chấn thương gan do thoát mạch quanh tĩnh mạch cửa vì ứ trệ đường về của tĩnh mạch hoặc do giãn bạch mạch quanh tĩnh mạch cửa.
– Tổn thương biểu hiện bằng hình ảnh giảm tỷ trọng quanh tĩnh mạch cửa.

g05ja19g11x

* Tụ máu dưới bao

– Tổn thương dạng hình liềm nếu tụ máu ít hoặc hình thấu kính lồi hai mặt, bờ ngoài đều và kích thước thay đổi. Nhu mô ngay dưới khối máu tụ bị đè lõm xuống.
– Tỷ trọng khối máu tụ cũng thay đổi, lúc đầu tăng tỷ trọng tự nhiên 60-80HU, sau đó giảm tỷ trọng dần ở các ngày sau.
– Khối máu tụ thường không ngấm thuốc cản quang sau tiêm, có thể thấy ổ chảy máu hoạt động trong khối máu tụ.

[gallery link="file" ids="165745,165748,120327,120264,120265,165734"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="54888,54889,54890,54891"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="41590,41593,41592,41591"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="41598,41597,41596,41595"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="95993,95994,95995,95996,95997"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="98525,98526,98527,98528,98530,98531"]

=> Phân biệt tụ máu quanh gan: khối máu tụ quanh gan không đè ép nhu mô gan lân cận.

* Đụng dập nhu mô

– Vùng nhu mô đụng dập thường giảm tỷ trọng không đều trước tiêm cản quang, ranh giới không rõ, sau tiêm ngấm thuốc cản quang kém và không đều.
– Kích thước vùng đụng dập rất thay đổi có thể là một vùng giới hạn hoặc lan rộng chiếm một vùng tạng chấn thương.
– Trung tâm vùng đụng dập có thể chứa khối máu tụ và vùng này sẽ tăng tỷ trọng ngay sau khi bị chấn thương và thay đổi tỷ trọng theo thời gian phù hợp với thời gian hình thành và tan cục máu đông, trên các phim chụp trước tiêm cản quang.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="45734,45733,45732,45731"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="15130,15131,15132,15133"]

* Tụ máu nhu mô

– Khối máu tụ khu trú trong nhu mô, ranh giới rõ, tăng tỷ trọng tự nhiên trước tiêm 60-80HU, sau khi tiêm thuốc cản quang vùng này không thay đổi tỷ trọng.
– Thuốc cản quang có thể thoát vào vùng tụ máu sau tiêm => biểu hiện của tổn thương mạch đang chảy máu (Active Bleeding).
– Tỷ trọng khối máu tụ dần thay đổi theo thời gian. Đụng dập và tụ máu nhu mô thường phối hợp với nhau.

[gallery link="file" columns="4" ids="165758,165759,120293,15138,15173,15136,15137"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="41607,41606,41605,41603,41602,41601"]

* Đường vỡ gan

– Là những tổn thương xé rách nhu mô, dạng dải giảm tỷ trọng, bờ đều hoặc không đều, không thay đổi tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang.
– Có thể một đường rách đơn thuần hoặc nhiều đường phức tạp. Rách nhu mô thường kèm tổn thương đụng dập, tụ máu trong nhu mô.
– Trong đường vỡ nhu mô có thể kèm khối máu tụ tăng tỷ trọng tự nhiên hoặc ổ thoát thuốc cản quang sau tiêm do tổn thương mạch máu (ổ chảy máu hoạt động).
– Đường vỡ rách bao gan gây tụ máu quanh gan, tràn máu ổ bụng với tỷ trọng dịch từ 60-80HU.

[gallery link="file" columns="4" ids="165752,165755,120295,157276,15124,15125,15121,15123"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="41648,41647,41646,41645,41644,41643,41642,41641"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="5" link="file" ids="120083,120084,120085,120086,120087"]

– Nếu vỡ phân thùy I hoặc đường vỡ lan đến phần sau của hạ phân thùy VII, là vùng gan không có phúc mạc phủ, thường kèm tụ máu sau phúc mạc quanh tĩnh mạch chủ dưới và quanh tuyến thượng thận phải.

g05ja19g03x

– Đường vỡ gan sâu lan đến rốn gan thường kèm theo tổn thương đường mật gây ổ tụ dịch mật hoặc mật thoát vào ổ bụng gây viêm phúc mạc mật.

[gallery link="file" ids="15200,15201,15202"]

=> Phân biệt đường vỡ gan:
– Dây chằng tĩnh mạch
– Dây chằng liềm
– Ấn lõm cơ hoành vào bao gan

* Tổn thương mạch máu

– Chảy máu hoạt động (Active bleeding):
+ Là hiện tượng thoát thuốc cản quang ra khỏi lòng mạch.
+ Ổ chảy máu có thể khu trú hoặc lan tỏa, thường hình tia, có tỷ trọng không chênh lệch quá 10HU so với tỷ trọng trong mạch máu kế cận hoặc động mạch chủ.
+ Ổ chảy máu thường tăng kích thước và tỷ trọng tăng dần ở thì muộn.

[gallery link="file" columns="4" ids="157250,153980,157274,157278,157279,157280,157282"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="73707,73708,73709,73710,73711"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="73715,73716,73717,73718,73719,73720"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="84387,84388,84389,84390,84383,84384,84385,84386,84398,84399,84400,84401"]

– Giả phình mạch (Pseudoaneurysm):
+ Giả phình có hình tròn hoặc bầu dục trong khi chảy máu hoạt động thường có hình tia.
+ Ổ giả phình có hình dạng và kích thước không thay đổi.
+ Ổ giả phình mạch sẽ thải thuốc thì muộn trong khi ổ chảy máu hoạt động sẽ có tỷ trọng giữ nguyên hoặc tăng lên.

[gallery link="file" columns="5" ids="15145,54906,54913,54914,54923,54925,54926,73723,73724,73725"]

+ Nguy cơ vỡ => chảy máu hoạt động.

Ổ giả phình vỡ sau 5 ngày

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="45742,45741,45740,45739"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="32956,32957,32958,32959"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="54907,54908,54909,54910,54911"]

– Thông động tĩnh mạch (AV Fistula): tĩnh mạch cửa ngấm thuốc sớm thì động mạch.

[gallery link="file" columns="4" ids="73727,73728,73729,73730,73731,73732,73733,73734"]

– Tổn thương tĩnh mạch cửa: biểu hiện bằng hình ảnh một thùy hay nhiều thùy gan giảm cấp máu.

[gallery link="file" columns="5" ids="54875,54876,54877,54878,54879"]

– Tổn thương tĩnh mạch gan: huyết khối tĩnh mạch gan

* Dịch máu ổ bụng

– Dịch tăng tỷ trọng tự nhiên trước tiêm (dịch máu: 30-45HU / máu cục 45-70HU).
– Vị trí: quanh gan, quanh lách, rãnh thành đại tràng, Douglas…

* Tổn thương phối hợp

– Gãy xương sườn cuối bên phải.
– Tràn dịch, tràn khí màng phổi.
– Dập phổi

[gallery link="file" columns="5" ids="50230,50229,50228,50227,50226"]

* Phân độ AAST 2018

– Độ I (Nếu có 1 tổn thương / Tăng 1 độ nếu có nhiều hơn 1 tổn thương):
+ Tụ máu dưới bao < 10% diện tích bề mặt gan.
+ Đường rách nhu mô sâu < 1cm, rách bao gan.

[gallery link="file" ids="72548,32847,150440"]

– Độ II (Nếu có 1 trong các tổn thương / Tăng 1 độ nếu có nhiều hơn 1 tổn thương):
+ Tụ máu dưới bao từ 10-50% diện tích bề mặt.
+ Tụ máu trong nhu mô kích thước < 10cm.
+ Đường vỡ sâu 1-3cm.

[gallery link="file" ids="72550,15148,15149,24274,150442,150443"]

– Độ III (Nếu có 1 trong các tổn thương):
+ Tụ máu dưới bao > 50% diện tích bề mặt gan.
+ Tụ máu trong nhu mô kích thước > 10cm.
+ Đường vỡ sâu > 3cm.
+ Tổn thương mạch máu (ổ giả phình hoặc thông động tĩnh mạch).
+ Ổ chảy máu hoạt động giới hạn trong nhu mô gan.

[gallery link="file" ids="72552,15150,15151,24276,74081,150445"]

– Độ IV (Nếu có 1 trong các tổn thương):
+ Ổ chảy máu hoạt động lan rộng vào ổ phúc mạc.
+ Vỡ tách rời 25-75% nhu mô trong một thùy.

[gallery link="file" ids="72554,15152,15153,24277,74079,150447"]

– Độ V (Nếu có 1 trong các tổn thương):
+ Vỡ tách rời > 75% nhu mô trong một thùy.
+ Tổn thương tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch trên gan.

[gallery link="file" columns="5" ids="72556,15154,15155,24278,150449"]

V. Chụp mạch DSA

– Chụp mạch được chỉ định trong các chấn thương gan có nghi ngờ tổn thương mạch máu => điều trị cầm máu bảo tồn gan.
– Tổn thương: chảy máu thể hoạt động, giả phình động mạch, thông động tĩnh mạch.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="54927,54928,54929"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="32947,32948,32949"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="32950,32951,32952,32953"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="54916,54917,54918"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="54920,54921,54922"]

VI. Biến chứng

* Chảy máu muộn

– Khoảng 1.7-5.9% điều trị bảo tồn có biến chứng này. Thường do khối máu tụ dưới bao, khối máu tụ lớn trong nhu mô hoặc túi giả phình động mạch gan vỡ vào ổ bụng. Lâm sàng bệnh nhân đau tăng, bụng chướng, tụt huyết áp, giảm Hematocrit.

[gallery link="file" ids="15158,15159,150451"]

* Apxe gan / quanh gan

– Gặp trong 0.6-4% trường hợp chấn thương gan, thường ở bệnh nhân tổn thương nặng. Siêu âm thấy khối dịch không đồng nhất, có thế có khí, đường bờ khối rõ nét. Chụp CT trước và sau tiêm, ổ apxe là khối tỷ trọng dịch, trong có thể có khí, nếu nhiều có thể thấy mức dịch-khí. Thành khối bắt thuốc cản quang với đường viền giảm tỷ trọng bao quanh do phù nề tổ chức quanh apxe.

[gallery link="file" columns="2" ids="15160,15161"]

* Tổn thương đường mật

– Ổ tụ dịch mật (Biloma): đường vỡ gan gây tổn thương đường mật tạo ổ tụ dịch mật trong nhu mô hoặc nằm ngoài gan.

[gallery link="file" columns="4" ids="15164,15165,15166,15167"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="45034,45033,45032,45031,45035,45030,45029,45028"]

– Tổn thương đường mật, chảy  máu đường mật. Chụp cắt lớp và siêu âm có thể phát hiện ổ tụ dịch mật trong nhu mô gan, còn tổn thương đường mật phải chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi hoặc chụp đường mật trong mổ.

g05ja19g27c

– Viêm phúc mạc mật (Bile peritonitis)

[gallery link="file" columns="2" ids="15170,15171"]

VII. Chấn thương túi mật

– Chấn thương túi mật xảy ra trong khoảng 2% các trường hợp chấn thương bụng do vật tù. Thường kết hợp với tổn thương cơ quan lân cận, phổ biến nhất là gan.
– Cơ chế chấn thương do lực nén và cắt.
– 4 loại tổn thương: đụng dập, rách, thủng và lóc tách giường túi mật.
– Đăc điểm hình ảnh:
+ Hình ảnh dịch máu tăng tỷ trọng trong lòng túi mật.
+ Dày thành túi mật hoặc thành không rõ.
+ Chảy máu hoạt động “Active bleeding” trong túi mật.
+ Thay đổi vị trí túi mật trong tổn thương lóc tách giường túi mật.
+ Túi mật xẹp hoặc có hình dạng không đều.
+ Mất liên tục thành túi mật.
+ Dịch quanh túi mật.

[gallery link="file" ids="47678,47681,47682,47680,47677,47679"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="47836,47835,47834"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="62101,62102,62103,62104"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="2" ids="67523,67522"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="81010,81012,81013,81014,81015"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="81018,81019,81020,81021,81022,81023,81024,81025,81026,81027,81028,81029"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="81055,81056,81057,81058,81059"]

Hình ảnh bệnh lý ↵

Tài liệu tham khảo

* Siêu âm tổng quát – GS.TS Phạm Minh Thông
* Siêu âm bụng tổng quát – PGS.TS Nguyễn Phước Bảo Quân
* Chấn thương gan – PGS.TS Nguyễn Duy Huề
* 
CT in Blunt Liver Trauma – Woong Yoon, MD, Yong Yeon Jeong, MD, Jae Kyu Kim, MD
* AAST liver trauma grading system: a pictorial essay – S. Hapugoda, C. Hacking, F. Gaillard
* Gallbladder injury in trauma: CT & US findings – J. Codina, N. ROMERO FLOREZ, A. Villar Cánovas
* Blunt liver trauma- brief review and computed tomography role – S. C. S. Silva, R. Amaral, D. N. Silva
* Role of CT in liver trauma – A. M. Alves, J. S. F. Pinto, J. Carvalho
* Liver trauma: imaging findings and staging with MDCT – G. Ballester, Y. M. López-Álvarez, E. Colón
* Blunt abdominal trauma: Multislice computed tomography findings – P. Martingano, M. F. Cavallaro, B. Cabibbo
* MDCT in liver trauma: Urban center experience in a Rio de Janeiro’s hospital – G. Spilberg, F. Cabral, C. Camisão
* Liver trauma injury grading 2018 update: review of CT imaging features – S. Hapugoda, P. Bekhit, C. Hacking; QLD/AU
* CT Diagnosis of Traumatic Gallbladder Injury – Aaron Wittenberg and Anthony J. Minotti
* Pearls and pitfalls of hepatobiliary and splenic trauma: what every trauma radiologist needs to know – Joseph A Graves, Tarek N Hanna, Keith D Herr
* Liver trauma – Eric Frampas
* Radiology Illustrated Hepatobiliary and Pancreatic Radiology – Byung Ihn Choi
* Emergency Radiology The Requisites – Jorge A. Soto and Brian C. Lucey
* AAST liver trauma grading system: a pictorial essay – S. Hapugoda

Xem thêm bài giảng

Tiếp Cận Chẩn Đoán U Gan | Bài giảng CĐHA
Đọc Phim XQ Bụng | Bài giảng CĐHA
U Phân | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Tiêu hóa

guest
guest
25 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
01/04/2023 11:25 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 1/4/2023

Trả lời ↵
Tong Thi THuy
Tong Thi THuy
Thành viên
09/06/2022 3:27 chiều

Cho em hỏi dấu hiệu cục máu canh gác là gì, tại sao phải tìm dấu hiệu xuất huyết trong chấn thương,

Trả lời ↵
Tong Thi THuy
Tong Thi THuy
Thành viên
Trả lời  Tong Thi THuy
09/06/2022 3:28 chiều

Cho em hỏi tại sao phải tìm dấu hiệu chảy máu hoạt động trong chấn thương

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
Trả lời  Tong Thi THuy
09/06/2022 8:04 chiều

# Dấu hiệu chảy máu hoạt động (active bleeding) biểu hiện tình trạng chảy máu đang diễn biến cấp tính của chấn thương tạng đặc.
# Dấu hiệu cục máu canh gác chỉ điểm vị trí tổn thương chảy máu.

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
19/05/2022 12:27 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/5/2022

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 3 4 5

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (441)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (637)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (878)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (355)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1435)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (530)

×

Thống Kê Website

  • » 354 Bài Giảng XQ-SA-CT-MRI
  • » 8921 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 251 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 6438 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 6756404 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN
Chia sẻ bài viếtGửi tới Email

Email sent!