1. Đại cương
– Gãy xương cẳng tay là một chấn thương phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Sau khi bị gãy xương, nếu không xử trí, điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu có thể sẽ dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng, gây tàn phế suốt đời.
* Nguyên nhân và cơ chế:
– Cơ chế trực tiếp: ngã đập cẳng tay xuống nền cứng, cản đỡ lực tác động trực tiếp vào cẳng tay; thường gãy ngang 1 hoặc cả 2 xương ở cùng vị trí.
– Cơ chế gián tiếp: ngã chống tay khuỷu duỗi làm uốn bẻ gập 1 hoặc 2 xương gây nên gãy chéo, xoắn, gãy bậc thang. Hai xương thường gãy ở hai vị trí khác nhau. Xương trụ gãy thấp, xương quay gãy cao.
– Cơ chế hỗn hợp: vừa trực tiếp vừa gián tiếp, gây ra các kiểu gãy phức tạp: gãy 2 tầng, gãy có mảnh xương rời…
* Các thể lâm sàng
– Theo vị trí: chia làm 3 thể (gãy 1/3 trên , 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới).
– Theo tuổi:
+ Gãy xương ở người lớn.
+ Gãy xương ở trẻ em: gãy tạo hình thì xương quay bị cong không thấy đường gãy và gãy cành tươi thì xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ bị uốn cong.
+ Gãy kín hoặc gãy hở.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học xảy ra tại chỏm quay (25 mm đầu trên xương quay) * Phân loại (Mason 1954): * Đặc điểm hình ảnh – Đánh giá đệm mỡ của khuỷu (Dịch khớp khuỷu): => Case lâm sàng: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: – Là gãy phần đầu trên của xương trụ,cùng vói mỏm vẹt tạo thành hõm Zigma lớn. Gãy mỏm khuỷu là gãy xương phạm khớp * Phân loại theo Schatzer * Phân loại Mayo => Case lâm sàng: => Case lâm sàng 1: – Gãy 1/3 trên xương trụ gập góc kèm trật khớp đầu trên xương quay: khớp quay trụ trên (do đứt dây chằng vòng) và trật khớp quay lồi cầu. Gãy xương trụ thường dễ thấy, trong khi trật khớp quay trụ có thể bị bỏ qua, với hậu quả nghiêm trọng về mặt chức năng. + Đôi khi trật khớp đầu trên xương quay có thể bị bỏ qua => đánh giá đường quay chỏm con. Đường quay chỏm con (Radiocapitellar line): là đường vuông góc với bề mặt đài quay. Bình thường đường quay chỏm con phải đi qua chỏm con bất kể tư thế bệnh nhân vì bản lề của xương quay và chỏm con là cố định. => Trong trật khớp xương quay, đường quay – chỏm con sẽ không đi qua trung tâm của chỏm con. * Phân loại (Bado): Hoặc có thể chia gãy Monteggia thành 2 thể: – Gãy 1/3 dưới thân xương quay có di lệch gập góc/di lệch chồng + Trật khớp quay trụ dưới. => Case lâm sàng: – Gãy thân 2 xương cẳng tay là gãy đoạn thân xương có màng liên cốt bám, nghĩa là vào khoảng 2cm dưới mấu nhị đầu (xương quay) và trên nếp gấp cổ tay 5cm * Phân loại: – Là loại gãy xương xãy ra từ mỏm trâm quay lên trên không quá 40mm. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: Salter-Harris IV * Gãy Pouteau-Colles * Gãy Goyrand-Smith * Gãy Barton * Gãy Chauffeau * Gãy Die-Punch – Xương của trẻ có tính đàn hồi gia tăng. Một lực làm gập góc (angular force) tác động lên một xương dài của một đứa bé gây nên gãy cành xanh (greenstick fracture). Một vỏ xương không đủ căng, trong khi vỏ xương đối diện gãy trong đè ép. Gãy xương này tương tự với gãy xảy ra khi chúng ta cố bẻ gãy một cành cây xanh. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Gãy bánh bơ (Torus / Buckle) loại gãy xương này điển hình được thấy ở hành xương của xương quay. Torus có nghĩa là một sưng tròn hay chỗ nhô lên. Ở trẻ em, vỏ xương và hành xương bị oằn do đè ép (buckling), trong khi vỏ xương đối diện vẫn nguyên vẹn. Vùng xương bị oằn do đè ép này tạo nên một chỗ nhô lên (torus). Bởi vì vỏ đối diện vẫn nguyên vẹn, những gãy xương này ổn định và cần đặt nẹp hay bó bột trong 4 tuần. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Gãy xương Salter-Harris là một chấn thương liên quan tới sụn tăng trưởng của xương trẻ em. – Loại 1: Gãy kéo dài qua sụn tiếp hợp đầu xương, làm di lệch đầu xương => tăng bề rộng của vùng sụn tiếp hợp không cản quang. – Loại 2: đường gãy chạy qua sụn tiếp hợp về phía thân xương. – Loại 3: đường gãy chạy từ bề mặt khớp về phía sụn tiếp hợp. – Loại 4: đường gãy từ bề mặt khớp xuyên qua sụn tiếp hợp tới thân xương. – Loại 5: lực tác động theo trục dọc thân xương => xẹp lún sụn tiếp hợp.2. Gãy chỏm quay
– Gãy chỏm quay chiếm 1,5-4% trong các loại gãy xương và 15-20% trong tất cả gãy xương vùng khuỷu ở trẻ em và 30-50% gãy xương vùng khuỷu ở người lớn.
– Cơ chế: phần lớn do lực gián tiếp. Ngã chống tay duỗi, lực truyền lên lồi cầu làm vỡ chỏm hay gây gãy chéo chỏm và cổ.
– Mason I: gãy không di lệch (< 2mm)
– Mason II: gãy bờ chỏm di lệch hoặc gãy cổ di lệch (> 2mm)
– Mason III: gãy vụn chỏm hoặc gãy cổ di lệch hoàn toàn
– Mason IV: gãy chỏm kèm trật khớp khuỷu
– Đường sáng mất liên tục đường bờ xương, quan sát tốt nhất trên phim chụp nghiêng.
+ Nằm ngoài bao hoạt dịch khớp khuỷu.
+ Đệm mỡ trước: nằm trước đầu dưới xương cánh tay, áp sát xương, thấy rõ trên phim nghiêng.
+ Đệm mỡ sau: nằm sau đầu dưới xương cánh tay, bình thường không thấy trên phim nghiêng.
+ Khi có tràn dịch khớp => đệm mỡ thay đổi vị trí, bị đẩy lên trên ra trước và ra sau.
+ Đệm mỡ trước bị đẩy lên trên ra trước => Dấu hiệu cánh buồm “Sail sign”3. Gãy mỏm khuỷu
– Gãy mỏm khuỷu là một loại gãy xương nội khớp chiếm tỉ lệ không lớn trong chấn thương, 5,65% trong tổng số các loại gãy xương nội khớp.
– Điểm cốt hóa của mỏm khuỷu xuất hiện vào 10 tuổi và dính liền vào 16 tuổi. Ở một số ít ở người lớn, đĩa sụn đầu xương mỏm khuỷu vẫn còn. Ở trên mỏm khuỷu có thể có một xương phụ: xương bánh chè của xương trụ (Patellae cubitii). Biết 2 điều này để khỏi nhầm vỡi gãy mỏm khuỷu => có thể chụp đối bên so sánh.
– Gãy ngang
– Gãy ngang có lún, vỡ mảnh nhỏ
– Gãychéo
– Gãy nát
– Gãy chéo xoắn
– Gãy trật
– 1A: gãy không di lệch, không có mảnh rời.
– 1B: gãy không di lệch, gãy nhiều mảnh.
– 2A: gãy di lệch, không có mảnh rời.
– 2B: gãy di lệch, gãy nhiều mảnh.
– 3A: gãy không vững, không có mảnh rời.
– 3B: gãy không vững, gãy nhiều mảnh.
4. Gãy Monteggia
– Chiếm khoảng < 1% các gãy xương vùng cẳng tay, thường gặp ở lứa tuổi từ 4-10 tuổi.
– Thông thường gãy Monteggia xảy ra do ngã chống tay duỗi thẳng.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Trật khớp quay lồi cầu: thường trật ra trước, có thể trật ra sau hoặc ra ngoài.
+ Đường gãy 1/3 trên xương trụ.
+ Với trẻ em có tới 24% các trường hợp có liên quan đến gãy đầu xa xương quay.
– Loại I: Chỏm quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc ra trước, chiếm 60% trường hợp.
– Loại II: Chỏm quay trật ra sau hoặc sau ngoài, xương trụ gãy gập góc ra trước chiếm 15%.
– Loại III: Chỏm quay trật ra ngoài hoặc trước ngoài, gãy vùng hành xương ở đầu trên của xương trụ chiếm 20%.
– Loại IV: Chỏm quay trật ra trước kèm gãy thân cả hai xương quay và trụ.
– Thể ưỡn: Chỏm xương quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc mở ra sau (hay gặp).
– Thể gấp: Chỏm xương quay trật ra sau, xương trụ gãy gập góc mở ra trước (ít gặp).5. Gãy Galeazzi
– Gãy Galeazzi chủ yếu gặp ở trẻ em, với tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 9-12 tuổi. Ở người lớn, chúng ước tính chiếm khoảng 7% các trường hợp gãy xương cẳng tay.
– Thường xảy ra do ngã xuống tay duỗi thẳng và dẫn đến sự dịch chuyển phía lưng của xương quay (loại I) nếu lực tác dụng lên cẳng tay trong tư thế ngửa hoặc dịch chuyển về phía lòng bàn tay của xương quay (loại II) nếu cẳng tay ở tư thế sấp.
– Gãy Galeazzi chiếm 3-6% gãy xương chi trên và 7% gãy xương cẳng tay.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Gãy 1/3 dưới thân xương quay với gập góc ra sau.
+ Trật khớp quay trụ dưới: mở rộng khớp quay trụ xa trên tư thế thẳng là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán trật khớp khớp quay trụ dưới.
+ Rút ngắn xương quay có thể xảy ra, và nếu lớn hơn 10 mm, điều này cho thấy sự gián đoạn hoàn toàn của màng gian cốt.
6. Gãy 2 xương cẳng tay
– Gãy hai xương cẳng tay chiếm 15-20% các gãy xương ở vùng cẳng tay. Gặp ở mọi lứa tuổi. Là loại gãy xương có di lệch tương đối phức tạp, nhất là gãy 1/3 trên, nắn chỉnh hình khó khăn.
– Nhóm A: gãy xương quay hoặc / và xương trụ với đường gãy ngang / chéo.
– Nhóm B: gãy xương quay hoặc / và xương trụ với đường gãy có mảnh hỉnh chêm.
– Nhóm C: gãy xương quay hoặc / và xương trụ với đường gãy phức tạp nát nhiều tầng.7. Gãy đầu dưới x quay
[gallery link="file" columns="5" ids="108480,108481,108482,108483,108484"]
– Gãy đầu dưới xương quay chiếm tỉ lệ gần 1 /6 của tất cả loại gãy xương được điều trị tại khoa cấp cứu. Phần lớn gãy xương ở người lớn tuổi là gãy ngoài khớp trong khi đó gãy thấu khớp ở người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn. Phần lớn gãy xương do loãng xương là do té ngã, trong khi đó phần lớn gãy xương ở người trẻ là do tai nạn giao thông và thể thao.
– Gãy xương Colles được mô tả bởi Abraham Colles vào năm 1814, trước khi kỹ thuật chụp X quang thông thường ra đời. Là gãy đầu dưới xương quay phía trên khớp quay – trụ, với di lệch điển hình: Đọan ngoại vi di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên.
– Đường gãy bao giờ cũng ở trên khớp, giữa chỗ nối thân xương với khớp. Khoảng 4cm trên mỏm trâm quay và khoảng 2,5cm trên khớp quay – trụ.
– Hiện nay người ta mô tả 2 loại gãy:
+ Gãy cao (hay gặp: Đường gãy ở khoảng 2,5cm trên khớp quay – trụ.
+ Gãy thấp (ít gặp): Đường gãy ở khoảng 1cm trên khớp quay – trụ.
– Các trường hợp gãy hoàn toàn bao giờ cũng có di lệch rất điển hình. Đoạn ngoại vi di lệch theo 3 hướng:
+ Ra sau: đoạn ngoại vi di lệch ra sau, thường làm cho đường gãy há phía trước (trừ gãy cắm gắn).
+ Ra ngoài: do đầu dười xương quay được cố định bởi dây chằng tam giác và dây chằng quay và trụ-tụ cốt. Do đó khi đoạn ngoại vi gãy kéo mạnh ra ngoài thường làm toác khớp quay-trụ dưới và có thể kết hợp với tổn thương dây chằng tam giác, hoặc gãy mỏm trâm trụ.
+ Lên trên: đoạn ngoại vi lên trên làm cho mỏm trâm quay cao lên > so mỏm trâm trụ.
– Hay gặp người già (do thưa xương), có thể gặp người lớn, trẻ em thường bong sụn tiếp hợp.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Là gãy ngoại khớp.
+ Đường gãy ngang qua hành xương đầu dưới xương quay.
+ Đầu dưới di lệch ra ngoài, ra sau, gập góc ra sau.
– Do ngã chống tay cổ tay gấp, loại này ít gặp hơn. Đại diện cho nhóm này là Goyrand- Smith: đoạn ngoại vi di lệch ra trước, ra ngoài và lên trên.
– Robert William Smith đã mô tả gãy xương Smith vào năm 1847, được chấp nhận là dạng đảo ngược hoặc dạng xoay của gãy Colles.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Gãy ngoại khớp.
+ Đường gãy ngang qua hành xương đầu dưới xương quay.
+ Đầu dưới di lệch ra trước, gập góc ra trước.
– John Rhea Barton đã mô tả gãy xương Barton vào năm 1838, với định nghĩa được Hamilton hoàn thiện sau đó vào năm 1860.
– Kiểu gãy xương này thường được phân biệt với gãy xương Colles và Smith bởi sự liên quan đến khớp cổ tay.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Gãy nội khớp.
+ Gãy Barton: đường gãy kéo dài qua mặt lưng xương quay (mặt sau) đến bề mặt khớp nhưng không đến mặt trước (lòng bàn tay) => Tạo ra 1 mảnh xương hình tam giác, di lệch lên trên, ra sau, làm trật khớp cổ tay ra sau.
+ Gãy Barton đảo ngược: đường gãy kéo dài qua mặt trước xương quay đến bề mặt khớp nhưng không đến mặt sau => Tạo ra 1 mảnh xương hình tam giác, di lệch lên trên, ra trước, làm trật khớp cổ tay ra trước.
– Gãy xương Hutchinson (gãy Chauffeau) đề cập đến một vết gãy xiên của mỏm trâm quay với phần lan vào khớp cổ tay.
– Được mô tả bởi Jonathan Hutchinson năm 1866. Kiểu gãy này còn được gọi là gãy xương do tài xế, lái xe tải vì gãy xương này về mặt lịch sử gắn liền với việc quay tay để khởi động xe cơ giới.
– Có thể liên quan tới chấn thương dây chằng cổ tay.
– Gãy xương die-punch là kết quả của lực tác động theo trục dọc trục của các xương cổ tay lên bề mặt khớp đầu dưới xương quay.
– Đây là gãy nội khớp.
– Có thể gãy xương quay mặt khớp, mỏm trâm quay, lún hố nguyệt.
– Thường gây gián đoạn vòng cung cổ tay thứ 1 và thứ 2.8. Loại gãy đặc biệt
* Gãy cành tươi
– Loại gãy xương này thường xảy ra ở xương quay và xương trụ. Cần nắn những gãy xương này, và gãy xương phải hoàn toàn để đạt được sự nắn đầy đủ. Cần bất động bằng bó bột trong 6 tuần lễ.* Gãy bánh bơ
– Gãy bánh bơ có những dấu hiệu lâm sàng và X quang thường rất kín đáo, thường xảy ra ở trẻ em.* Gãy Salter Harris
– Sụn tăng trưởng là một vùng sụn mềm ở đầu các xương dài.
– Gãy xương Salter-Harris có thể xảy ra ở bất kỳ xương dài nào, từ ngón tay, ngón chân, đến xương cánh tay và chân.
– Sự phát triển xương của trẻ chủ yếu diễn ra ở các đĩa tăng trưởng. Khi trẻ đã trưởng thành đầy đủ, những vùng này cứng lại thành xương rắn chắc.
– Các tấm sụn tăng trưởng tương đối yếu và có thể bị tổn thương do ngã, va chạm hoặc áp lực quá lớn. Thông thường những gãy xương này xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên khi hoạt động thể thao.
– Gãy xương Salter-Harris lần đầu tiên được phân loại vào năm 1963 bởi các bác sĩ người Canada Robert Salter và W. Robert Harris.
Tài liệu tham khảo
* Pediatric Distal Forearm and Wrist Injury: An Imaging Review – Jason T. Little, MD Nina B. Klionsky, MD
* Fracture of the Distal Radius: Epidemiology and Premanagement Radiographic Characterization – Jack A. Porrino
* Fracture of the distal radius: epidemiology and premanagement radiographic characterization – Jack A Porrino Jr
* Comparison of different radiography systems in an experimental study for detection of forearm fractures and evaluation of the Müller-AO and Frykman classification for distal radius fractures – Stephan Metz
* Common forearm fractures in adults – W Scott Black, Jonathan A Becker
* Ultrasound-guided diagnosis of fractures of the distal forearm in children – C Herren
* Does early radiography alter remanipulation rates in paediatric forearm fractures? – Gareth Rooke, Fred T S Phillips
* Diagnosis and guided reduction of forearm fractures in children using bedside ultrasound – Lei Chen, Yunie Kim, Christopher L Moore
* Distal radius fractures and radiographic assessment: a systematic review of measurement accuracy – Janni
bài viết hay
Cảm ơn bạn!
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 6/1/2020
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 17/11/2019
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/6/2019
Cập nhật Case lâm sàng !