I. Hội chứng ống cổ tay
* Đại cương
– Đau dây thần kinh giữa có thể gây đau và dị cảm trong vùng chi phối của dây giữa. Khi không được điều trị thì yếu và teo cơ gấp ngắn ngón 1, cơ đối chiếu ngón 1 và cơ khép ngón 1 có thể xảy ra.
– Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome – CTS) gây ra bởi sự chèn ép dây giữa do nó đi qua ống cổ tay tại mặt gan cổ tay.
– Dây thần kinh giữa có nguồn gốc từ đám rối cánh tay với nguyên ủy từ tủy trong và ngoài (bao gồm rễ thần kinh C5-T1). Dây thần kinh giữa đi trong khoang trước, ở phía trong cánh tay xuống đến cẳng tay và đi vào bàn tay bằng cách đi qua ống cổ tay. Tại cánh tay, nó tách ra hai nhánh: dây trong xương trước và dây bì lòng bàn tay. Sau khi vượt qua ống cổ tay, nó tách ra thêm hai nhánh: nhánh quặt ngược (chi phối vận động các cơ ô mô cái) và nhánh da bì (chi phối cảm giác cho 3,5 ngón tay ngoài và chi phối vận động cho các cơ giun). Chú ý, nhánh bì lòng bàn tay (chi phối cảm giác lòng bàn tay) thường được bảo tồn bởi vì nó tách ra ở đoạn cao và sau đó đi trên dây chằng vòng.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Nguyên nhân vô căn: khoảng 70% các bệnh nhân mắc bệnh không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Có thế có hiện tượng viêm bao hoạt dịch, tăng áp lực khoảng gian bào trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa. Thực tế thấy các triệu chứng giảm đi khi dùng thuốc chống viêm đường uống hoặc tiêm vào ống cổ tay. – Hội chứng kênh Guyon (Guyon’s cannal syndrome) do chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay. – Chẩn đoán được bắt đầu bằng khai thác tiền sử với các tính chất gồm kiểu đau và vị trí đau. => Case lâm sàng 1: TK giữa biến dạng – bị dẹt => Case lâm sàng 2: TK giữa biến dạng => Case lâm sàng 3: TK giữa biến dạng => Case lâm sàng 4: TK giữa biến dạng – tách đôi => Case lâm sàng 5: TK giữa biến dạng – bị dẹt => Case lâm sàng 6: TK giữa biến dạng => Case lâm sàng 7: TK giữa tăng kích thước – tăng sinh mạch => Case lâm sàng 8: TK giữa biến dạng – bị dẹt – Tư thế: bệnh nhân ngồi với cánh tay ngửa, bàn tay đặt thoải mái trên bàn. Có thể dùng miếng đệm dưới để cổ tay duỗi nhẹ. – Lát cắt ngang trên nếp lằn cổ tay: – Kim: 25G–27G – Tiêm hướng kim vuông góc: – Đau hoặc ấn đau tại khoang duỗi ngón 1 của cổ tay quay ngang mức mõm trâm trụ gây ra do bệnh lý gân cơ dạng dài ngón 1 (abductor pollicis longus – APL) và cơ duỗi ngắn ngón 1 (EPB) được biết là viêm bao gân De Quervain’s. – Những bệnh nhân có biểu hiện đau cổ tay mặt bên quay tại nền ngón 1 với tiền sử vận động quá nhiều mà không có chấn thương cấp trực tiếp. Thường ấn đau tại vị trí của các gân dạng dài ngón 1 và duỗi ngắn ngón 1. – Siêu âm có thể thấy dày mạc giữ gân duỗi gợi ý đến khả năng viêm bao gân. => Case lâm sàng 1: viêm bao gân => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: – Tư thế: bệnh nhân ngồi và tay ở tư thế khuỷu gấp và mỏm trâm quay hướng lên trên, phần còn lại đặt thoải mái trên bàn. – Lát cắt dọc: – Kim: 25G – Tiêm hướng kim song song: – Tiêm mặt phẳng vuông góc: – Ngón tay cò súng (Trigger finger) là viêm bao gân hẹp gây mất cân xứng gấp và duỗi các ngón tay kèm theo đau mặt gan tay quanh các khớp bàn ngón. – Những triệu chứng này có nguồn gốc từ gân gấp bởi vì gân này trượt thông qua hệ thống ròng rọc bàn / ngón tay. – Những bệnh nhân này thường có tiền sử biểu hiện lock hoặc giữ ngón tay bị tác động ở tư thế gấp và có thể gây đau ở mặt gan của khớp bán ngón. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – Tư thế bệnh nhân: lòng bàn tay ngữa và phần còn lại đặt thoải mái trên bàn – Lát cắt dọc khớp bàn ngón – Lát cắt ngang ròng rọc A1 – Kim: 25G – Tiêm theo hướng kim vuông góc: – Tiêm theo hướng kim song song: – Khớp cổ – bàn tay (Carpometacarpal – CMC) 1 là một khớp hình yên xe tạo ra sự ổn định và cho phép vận động ngón 1 theo nhiều mặt phẳng. – Cân nhắc bệnh lý khớp cổ – bàn tay 1 khi đau xuất hiện tăng lên khi thực hiện các vận động ngón 1 đặc biệt là khi vặn hoặc ấn vào ngón. Ngoài ra, có thể gặp yếu hoặc giảm vận động ngón 1. – Tư thế: mặt ngón 1 hướng lên ở tư thế trung gian và phần còn lại đặt thoải mái trên bàn – Kim: 25G – Thủ thuật: – Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc (viêm khớp vi tinh thể), thường khi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc chống viêm, giảm đau.* Nguyên nhân
– Các nguyên nhân ngoại sinh
+ Biến dạng khớp và các chấn thương vùng cổ tay: gãy đầu dưới xương quay, gãy xương cổ tay, khớp giả xương thuyền, bán trật xoay xương thuyền, trật xương nguyệt, viêm khớp cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa trong ống cổ tay
+ Hemophilia, bệnh u tủy
+ Các loại u: u tế bào khổng lồ xương và bao gân, u máu, nang hoạt dịch, u hạt tophy… gây lấn chỗ ống cổ tay và dẫn đến chèn ép thần kinh giữa
– Các nguyên nhân nội sinh
+ Ứ dịch lúc mang thai: Trong thai kỳ, sự ứ đọng dịch làm tăng lượng dịch trong ống cổ tay, dẫn đến tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa.
+ Bệnh gout: Do sự lắng đọng tinh thể urat trong gân gấp gây phì đại gân, hoặc tình trạng viêm phì đại bao gân gấp do gout cũng gây ra chèn ép thần kinh giữa.
+ Suy giáp: Nguyên nhân là do sự tích tụ Myxedemateous mô trong dây chằng cổ tay ngang.
+ Viêm khớp dạng thấp: Gây ra viêm bao gân/màng hoạt dịch dẫn đến phù nề và ứ dịch trong bao gân gấp.
+ Chạy thận nhân tạo định kỳ: Bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn có liên quan tới tăng ure máu.* Hội chứng Guyon
– Kênh Guyon là một kênh chạy dọc mép dưới của bàn tay về phía ngón út của bàn tay. Tại đây, dây thần kinh dây trụ đi vào kênh Guyon cùng với động mạch trụ. Ở giữa kênh dây thần kinh trụ tách ra thành hai nhánh:
+ Nhánh nông – sau khi tách nhánh chi phối cho cơ gan tay ngắn sẽ chi phối cảm giác ngón IV, V
+ Nhánh sâu (vận động) tách ra một nhánh chi phối cho cơ ở ô mô út rồi đi vòng ra phía ngoài chi phối cho các cơ giun, cơ liên cốt mu tay, gan tay và nhánh tận cùng chi phối cho cơ liên cốt mu tay I.
– Khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê tay và teo cơ:
+ Vùng 1: chèn ép thân dây trụ, bệnh nhân bị giảm cảm giác ở ngón V và nửa ngón IV, yếu và teo các cơ ô mô út và liên cốt. Không giảm cảm giác mu tay vì nhánh da trụ mu tay tách khỏi dây trụ ở phía trên của kênh Guyon. Nếu tổn thương nặng, có triệu chứng bàn tay vuốt trụ.
+ Vùng 2: nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Cảm giác bình thường, cử động bàn tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Có thể có triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng. Vùng 2 là kiểu thường gặp nhất của hội chứng kênh Guyon.
+ Vùng 3: chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Giảm cảm giác các ngón 4, 5. Các cơ nhỏ bàn tay không bị. Vùng 3 là kiểu ít gặp nhất.* Lựa chọn bệnh nhân
– Các triệu chứng bao gồm đau kiểu bỏng buốt kèm theo tê bì và cảm giác như kiến bò ở mặt gan của ngón 1, ngón 2, ngón 3 và nửa ngoài ngón 4.
– Cảm giác lòng bàn tay và ngón 5 vẫn còn.
– Các triệu chứng thường nặng lên vào ban đêm và sau khi lặp lại hành động.
– Các nghiệm pháp khám thực thể để tạo ra sự chèn ép thần kinh gồm Tinel’s sign và Phalen’s test đều không có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
– Teo ô mô cái có thể giúp góp phần chẩn đoán.
– Các xét nghiệm chẩn đoán gồm đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ và đo dây thần kinh giữa trên siêu âm.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Dấu hiệu phù nề thần kinh giữa biểu hiện giảm âm của đoạn đi qua ống cổ tay so với đoạn ngang cơ sấp vuông hoặc so với đoạn ngang mức ở tay bình thường bên đối diện.
+ Dấu hiệu tăng tưới máu: bình thường thần kinh giữa không có tín hiệu trên Doppler năng lượng hoặc
Doppler màu, nhưng khi có tín hiệu mạch trên Doppler năng lượng hoặc Doppler màu là thần kinh tăng tưới máu.
+ Dấu hiệu Notch và Notch ngược: là dấu hiệu thần kinh giữa sưng to như củ hành tương ứng đoạn sát bờ gần và bờ xa ống cổ tay.
+ Chỉ số DeltaS và chỉ số CSA W/F: tương ứng là hiệu và tỉ số diện tích dây thần kinh giữa ở sát đoạn vào ống cổ tay so với diện tích dây thần kinh giữa ngang mức cơ sấp vuông.
+ Thần kinh giữa bị cán dẹt ở trong ống cổ tay: đo kích thước ngang dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay so với đường kính trước sau tương ứng, lấy tỉ số chiều ngang/chiều trước sau > 3,3 thì có nghĩa dây thần kinh bị dẹt.
+ Các tổn thương phối hợp khác: thoát vị bao hoạt dịch (cấu trúc dạng nang vùng cổ tay có thông với các khớp cổ tay), viêm bao gân (bình thường bao gân mỏng và không có tín hiệu mạch trên Doppler màu, khi viêm bao hoạt dịch dày và có tín hiệu mạch trên Doppler màu hoặc Doppler năng lượng), bất thường giải phẫu thần kinh giữa.
* Giải phẫu siêu âm
– Đầu dò: Linear tần số cao (10 MHz+)
– Tiêm dưới siêu âm tại ống cổ tay cho phép người làm quan sát dây thần kinh giữa, đánh giá các cấu trúc hoặc các khối bất thường và cuối cùng là đưa thuốc vào đúng vị trí mà không gây tổn thương dây thần kinh.
+ Giới hạn của ống cổ tay là xương thuyền và xương thang ở ngoài và xương móc và xương đậu ở trong.
+ Trần của ống cổ tay là dây chằng vòng. Xác định cơ gấp cổ tay quay (FCR) và cơ gan tay bé (PL) ở trên dây chằng vòng.
+ Dây thần kinh giữa (MN) sẽ biểu hiện giống như tổ ong (honeycomb-like) trong ống cổ tay dọc theo các gân giảm âm của cơ gấp chung sâu, cơ gấp chung nông và cơ gấp ngắn ngón 1 (FPL).
+ Tiêm lý tưởng khi có dây thần kinh giữa được xác định ở mức xương đậu dưới dây chằng cổ tay ngang. Sử dụng doppler màu để xác định động mạch trụ (UA).* Thực hiện thủ thuật
– Thuốc: 1–3 mL gây tê tại chỗ (0.25% plain bupivacaine), 0.5 mL steroid (Depomedrol)
– Tiêm hướng kim song song:
+ Tiêm trong mặt phẳng được thực hiện từ phía xương trụ sang phía xương quay, đầu kim tiếp cận ngay dưới dây thần kinh giữa và động mạch trụ.
+ Tiến hành tiêm thuốc, bởi vì đây là khoang kín nên thuốc sẽ lan và ngấm vào dây thần kinh.
+ Tiếp cận đầu kim hướng đến vị trí mặt trụ của dây thần kinh giữa.
+ Tiến hành tiêm thuốc vào bên cạnh dây thần kinh giữa.II. Viêm bao gân De Quervain
* Đại cương
– Những gân này liên quan đến dạng và duỗi của ngón 1. Qua quá trình cọ sát, các gân này trở nên bị kích thích và gây ra triệu chứng.
– Vị trí gân dạng dài ngón 1 và duỗi ngắn ngón 1 tại mặt mu ngón 1 ngang mức mõm trâm quay.
– Gân cơ dạng dài ngón 1 có nguyên ủy tại xương trụ và bám vào tại nền của xương bàn ngón 1.
– Gân cơ duỗi ngắn ngón 1 có nguyên ủy tại 1/3 dưới của xương quay và bám vào nền đốt gần ngón 1.* Lựa chọn bệnh nhân
– Điển hình, nghiệm pháp Finkelstein sẽ gây ra triệu chứng khi hai gân ngón 1 này bị kéo giãn ra bằng cách gấp ngón 1 và bẻ cổ tay về mặt trụ.
* Giải phẫu siêu âm
– Đầu dò: Linear tần số > 10 MHz
– Lát cắt ngang:
+ Trên mỏm trâm quay, đầu dò được đặt ngang, để quan sát khoang duỗi ngón 1.
+ Gân dạng dài ngón 1 (APL) và gân duỗi ngắn ngón 1 (EPB) được quan sát thấy.
+ Mạc giữ gân duỗi nằm trước các gân này và xương quay nằm sâu dưới các gân này.
+ Chú ý vị trí động mạch quay và thần kinh quay.
+ Mặt cắt dọc theo trục dài của mỏm trâm quay và gân dạng dài ngón 1.
+ Gân dạng dài ngón 1 (APL) và gân duỗi ngắn ngón 1 (EPB) được thấy dọc theo trục dài của nó trên xương quay.* Thực hiện thủ thuật
– Thuốc: 1–3 mL gây tê tại chỗ (0.25% plain bupivacaine) 0.5 mL steroid (depomedrol)
– Tiêm dưới siêm âm đối với khoang duỗi ngón 1 cho phép người làm quan sất thấy được các gân dạng dài ngón 1 và duỗi ngắn ngón 1. Kết hợp steroids và hyaluronic acid đã chứng minh là có hiệu quả giảm triệu chứng đáng kể. Chỉ dưới siêu âm mới có thể quan sát được sự biểu hiện của vách ngăn giữa các khoang. Nếu quan sát thấy các khoang bị phân tách riêng, thì nên tiêm vào mỗi khoang.
+ Đặt đầu dò cắt ngang trên gân dạng dài ngón 1 (abductor pollicis longus – APL) và gân duỗi ngắn ngón 1 (EPB) cạnh mỏm trâm quay.
+ Đầu kim tiếp cận theo hướng từ mặt mu tay đến gan tay, đến bao gân các gân dạng dài ngón 1 và duỗi ngắn ngón 1.
+ Đặt đầu dò cắt ngang trên gân dạng dài ngón 1 (abductor pollicis longus – APL) và gân duỗi ngắn ngón 1 (EPB) cạnh mỏm trâm quay.
+ Chú ý động mạch quay sẽ ở vị trí hướng đến mặt gan tay.
+ Tiếp cận đầu kim tới bao gân dạng dài ngón 1 và gân duỗi ngắn ngón 1.III. Ngón tay cò súng
* Đại cương
– Tình trạng này thường liên quan đến dày hệ thống ròng rọc và gây kẹt thứ phát gân này tại ròng rọc dạng vòng 1 (A1).
– Đau xảy ra khi gân gấp viêm bị kẹt cơ học trước bao gân thường gây lock ngón trong tư thế gấp.
– Hai gân gấp chung sâu ngón tay (FDP) và gân gấp chung nông ngón tay (FDS) đi xuống bám vào mặt gan của ngón tay xuyên qua hệ thống mạc ròng rọc, hệ thống này cho phép các gân này trượt ra sau hoặc ra trước. Gân FDP bám vào nền của đốt xa ở các ngón 2–5 và hoặt động gấp các ngón xa. Gân FDS bám vào thân của các đốt giữa ngón 2–5 và hoạt động gấp các đốt giữa tại khớp liên đốt gần và gấp các đốt gần tại khớp bàn ngón. Tại khớp bàn ngón có hệ thống mạc ròng rọc dạng vòng số 1 (A1).* Lựa chọn bệnh nhân
– Đau có thể lan đến đỉnh của ngón bị tác động hoặc xuống lòng bàn tay.
– Khám độ dày của hệ thống gân ròng rọc này ngay dưới khớp bàn ngón.
– Yêu cầu bệnh nhân gấp và duỗi các ngón tay để cảm nhận sự mất cân đối trong vận động hoặc để tạo ra các triệu chứng của khóa ngón tay.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Dày mạc ròng rọc giảm âm và nốt ở gân.
+ Trong lúc siêu âm, yêu cầu bệnh nhân gấp và duỗi các ngón để phát hiện các bất thường động học.
+ Những trường hợp có mức độ các triệu chứng khóa ngón cao thì trên trên siêu âm sẽ có dày gân và hệ thống mạc ròng rọc nhiều hơn.* Giải phẫu siêu âm
– Đầu dò: Linear tần số > 10 MHz
+ Ròng rọc A1 nằm ở nông và trước khớp này. Đầu xương bàn (MC) và đốt gần (PP) ở dưới.
+ Các gân gấp chung sâu ngón tay (FDP) và gân gấp chung nông ngón tay (FDS) nằm trên các đốt ngón tay từ nông đến sâu.
+ Gân gấp chung nông ngón tay (FDS) và gân gấp chung sâu ngón tay (FDP) và đầu xương bàn ngón (MC) nằm từ nông ra sâu.
+ Nằm trên gân gấp chung nông là bao gân.
+ Sử dụng doppler để tìm các động mạch ngón tay (A).* Thực hiện thủ thuật
– Các thuốc: 1 mL gây tê tại chỗ (0.25% plain bupivacaine) 0.5 mL steroid (depomedrol)
– Tiêm ngón tay cò súng trong bao gân dưới hướng dẫn siêu âm tạo ra hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng. Kết hợp corticosteroid và lidocaine cải thiện đau tốt hơn so với chỉ tiêm gây tê tại chỗ đơn thuần.
– Đánh giá trên siêu âm 1 tháng sau tiêm steroid: giảm độ dày của ròng rọc A1 và các gân gấp.
– Ngoài ra, độ chính xác của tiêm dưới siêu âm làm giảm các nguy cơ tổn thương hoặc vỡ gân.
– Gần đây, thành công trong việc kiểm soát đau và cải thiện chức năng vận động đã đạt được bằng tiêm corticosteroid kèm hyaluronic acid sau 10-15 ngày, điều này giúp căng hệ thống ròng tọc và cải thiện độ trượt.
+ Trong mặt cắt ngang ròng rọc A1 nằm trên gân gấp chung nông ngón tay (FDS) và gân gấp chung sâu ngón tay (FDP).
+ Đầu kim tiếp cận bao gân gân gấp chung nông và gân gấp chung sâu.
+ Tránh các động mạch ngón tay (A).
+ Đặt đầu dò theo trục dọc trên khớp bàn – ngón.
+ Đầu kim tiếp cận bao gân gân gấp chung nông và gân gấp chung sâu.IV. Đau khớp cổ – bàn tay
* Đại cương
– Khe khớp được tạo bởi chỏm xương bàn ngón 1 và xương thang.
– Nguyên nhân gây đau chính tại vị trí này thường là do bệnh lý thoái hóa và mất ổn định khớp. Thường được mô tả là “ngón cái thợ giặt”, loại viêm xương khớp này đi kèm các động tác lặp đi lặp lại được thực hiện trong quá trình nội trợ.
– Trên xương bàn 1 là xương thang. Các vận động của khớp này gồm gấp/duỗi và dạng/khép.* Lựa chọn bệnh nhân
– Thực hiện test kích thích (grind test) bằng cách ép ngón 1 và xoay khớp hoặc test nâng ngón (lever test) bằng cách giữ vào nền của xương bàn ngón bằng ngón chỏ và ngón 1 của người làm, sau đó nâng khớp CMC về phía quay và phía trụ.
– Khi nghe tiếng lạo xạo hoặc đau rõ là gợi ý đến bệnh lý.
– Phim x-quang và siêu âm có thể chỉ ra các thay đổi thoái hóa gồm gai xương, hẹp khe khớp, dày màng hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.* Giải phẫu siêu âm
– Đầu dò: Linear tần số > 10 MHz
– Đặt đầu dò theo trục dọc trên ngón 1 để xác định xương bàn 1 và xương thang.
– Gân cơ dạng dài ngón 1 và cơ duỗi ngắn ngón 1 có thể thấy bởi vì chúng chạy trên khớp cổ – bàn tay 1.
– Khe khớp sẽ thấy giữa xương thang và xương bàn 1.
– Xác định vị trí của động mạch quay trước khi tiêm.* Thực hiện thủ thuật
– Thuốc: 1 mL gây tê tại chỗ (0.25% plain bupivacaine) + 0.5 mL steroid (depomedrol)
– Tiêm corticosteroid trong khớp dưới siêu âm đã được chỉ ra là có hiệu quả giảm đau trong thời gian ngắn. Sự kết hợp giữa tiêm kèm đeo đai cố định ngón 1 có thể cải thiện triệu chứng đau.
– Những bệnh nhân vẫn còn đau sau tiêm 1 tuần thì nhiều khả phải phẫu thuật trong vòng 1 năm.
– Tiêm Hyaluronic acid dưới siêu âm đã được chỉ ra là làm giảm đau cả khi hoạt động và khi nghỉ, đồng thời cũng làm giảm việc sử dụng NSAID.
+ Đặt đầu dò theo trục dọc trên khớp bàn – ngón 1, kim tiếp cận theo hướng vuông góc hoặc song song tới khe khớp.
+ Gấp ngón 1 để mở khớp cổ – bàn tay 1.
+ Tránh tiêm vào gân cơ dạng ngón 1 và động mạch quay.V. Tai biến & Xử trí
– Nhiễm khuẩn do thủ thuật khớp tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
– Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí hoặc tiêm quá nông => Lưu ý không để thuốc trào ra khi vị trí tiêm.
– Biến chứng hiếm gặp: tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi – biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: bệnh nhân choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn….
Tài liệu tham khảo
* Ultrasound for Interventional Pain Management – Philip Peng • Roderick Finlayson Sang Hoon Lee • Anuj Bhatia
* Ultrasound Features of Trigger Finger – Stefano Bianchi, MD
* Ultrasound (US) guided interventional procedures around the hand and the wrist – D. Orlandi
* Peripheral nerve ultrasound – anatomy and technique for diagnosis and procedures – S. J. Mota, F. M. G. S. Pereira da Silva, M. Gil-Pereira, H. Donato, P. Donato, F. Caseiro Alves; Coimbra/PT
* The correlation between sonography and disease severity in carpal tunnel syndrome – E. Alimoglu, H. Ozcanli, S. Dogan Bayraktar, A. Apaydin, S. Tuzuner, E. Luleci; Antalya/TRDOI
* Musculoskeletal Ultrasound Technical Guidelines – Wrist – Ian Beggs
* Sonoanatomy and Stepwise/Systematic Ultrasound Examination of the Extrinsic/Intrinsic Wrist Ligaments – Jia-Chi Wang
* Normal Sonographic Anatomy of the Wrist and Hand – Justin C. Lee, Jeremiah C. Healy
* Ultrasound-Guided Interventional Procedures of the Wrist and Hand: Anatomy, Indications, and Techniques – Sean W Colio
* Ultrasound-guided carpal tunnel injections – Tilen Tumpa
* Ultrasound-guided procedures around the wrist and hand: How to do – Davide Orlandi
* Ultrasound-Guided Hand, Wrist, and Elbow Injections – Marko Bodor, John M. Lesher, and Sean Colio
* Silver’s Joint and Soft Tissue Injection: Injecting with Confidence – David Silver
* Radiological intervention of the hand and wrist – Annu Chopra
* Fundamentals of Musculoskeletal Ultrasound – Jon A.Jaconson
* Practical musculoskeletal ultrasound – Eugene McNally
Great article! I really appreciate the clear and detailed insights you’ve provided on this topic. It’s always refreshing to read content that breaks things down so well, making it easy for readers to grasp even complex ideas. I also found the practical tips you’ve shared to be very helpful. Looking forward to more informative posts like this! Keep up the good work!
Thank you for your comments !
thanks
# Cảm ơn nhận xét của bạn !
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/2/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 2/5/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 23/4/2022