I. Đại cương
– Viêm tuyến nước bọt (Parotitis / Sialadenitis) là hiện tượng tuyến nước bọt bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng. Viêm tuyến nước bọt: (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
– Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Điều trị thất bại trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ áp – xe chít hẹp ống, sỏi hoặc khối u gây nên sự tắc nghẽn…
* Nguyên nhân
+ Vi rút: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, do 1 loại vi rut thuộc nhóm Paramyxo virus có tên Mumps virus, 1 loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh, thiến niên. Bệnh có thể gây ra các tổn thương ngoài tuyến nước bọt: Viêm não, viêm tụy, viêm tinh hoàn và buồng trứng )
+ Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcus và Stretococcus…Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lí nhiễm trùng răng miệng: bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương-hàm…, bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch).
+ Dị ứng sau sử dụng 1 số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, các thuốc hóa trị liệu….
+ Ngoài ra còn các nguyên nhân: nhiễm độc, nhiễm nấm, lao, các bệnh lí hệ thống…
– Các tuyến nước bọt phân bố ở các vị trí khác nhau: có 3 cặp tuyến nước bọt chính đó là một cặp tuyến mang tai ở trước tai hai bên, một cặp tuyến ở dưới hàm hai bên gọi là tuyến dưới hàm, một cặp tuyến ở sàn miệng gọi là tuyến dưới lưỡi. Có nhiều tuyến nước bọt phụ phân bố khắp khoang miệng như ở lưỡi , khẩu cái, môi, má…
II. Giải phẫu
Có 3 tuyến nước bọt chính nằm xung quanh xương hàm dưới và nhiều tuyến nước bọt phụ phân bố khắp khoang miệng như ở lưỡi, khẩu cái, môi, má…
* Tuyến mang tai
– Tuyến mang tai (Parotid gland) nằm ở sau hàm, trước tai và cơ ức đòn chũm. Các phần của thùy nông che phủ hàm dưới và phần sau của cơ cắn.
– Ranh giới giữa thùy nông và sâu được tạo bởi mặt phẳng chứa dây thần kinh mặt và các nhánh của nó. Tĩnh mạch sau hàm – thường nằm ngay trên dây thần kinh mặt được dùng làm mốc siêu âm để chia thùy nông và thùy sâu.
– Đậm độ tuyến thường đồng nhất, hồi âm tăng mạnh hoặc chỉ hơi tăng âm so với cơ quan lân cận. Đậm độ âm phụ thuộc mô mỡ trong tuyến.
– Trong nhu mô tuyến mang tai có thể thấy các hạch bạch huyết, nằm chủ yếu ở cực trên và dưới của tuyến. Hạch có hình bầu dục hoặc thon dài.
* Tuyến dưới hàm
– Tuyến dưới hàm (Submadibular gland) nằm ở phần sau của tam giác dưới hàm. Khoảng trước tuyến dưới hàm là mô liên kết và các hạch bạch huyết. Tuyến dưới hàm có thể nối với tuyến mang tai hoặc tuyến dưới lưỡi bằng các mỏm tuyến.
– Động mạch mặt có thể chạy trong tuyến dưới hàm. Tĩnh mạch mặt chạy dọc phần trên của tưới. Động mạch và tĩnh mạch lưỡi chạy phía trong tuyến.
– Ống ngoại tiết tuyến dưới hàm (ống Wharton) chạy từ vùng rốn của tuyến dưới hàm ở mức của cơ hàm móng, rồi chạy qua phần tự do của cơ hàm móng và kéo dài tới lỗ của nó ở mào dưới lưỡi theo phần trong của tuyến dưới hàm. Thông thường ống không giãn sẽ không quan sát trên siêu âm.
– Với một số bệnh nhân béo phì, đã xạ trị vùng cổ, nhu mô tuyến dưới hàm có thể cản sóng âm tới độ không thể nhìn thấy các cấu trúc nằm sâu sau tuyến và bờ sau của tuyến.
* Tuyến dưới lưỡi
– Tuyến dưới lưỡi (Sublingual gland) nằm giữa các cơ của sàn miệng: cơ cằm móng, cơ trong lưỡi, cơ móng lưỡi và cơ hàm móng. Mặt ngoài tuyến sát xương hàm. Trên mặt cắt ngang tuyến có hình bầu dục, trên mặt cắt song song với thân xương hàm tuyến hình hạt và thuôn dài, ống ngoại tiết của tuyến chạy dọc theo phần trong của tuyến.
Tài liệu tham khảo
* Acute Sialadenitis in Childhood: CT Findings and Clinical Manifestation according to the Gland Involvements – A. Lee; Bucheon/KR
* Sonography in the evaluation of major salivary glands in childhood: A pictorial review – M. Vakaki, G. Pitsoulakis, E. Dagiakidi, C. Koumanidou
* Major Salivary Glands: Sonographic Anatomy and Pathologic Conditions – E. Papadaki, I. Tritou, E. Sfakianaki
* Ultrasound of salivary glands: a pictorial review – B. M. Torres Rodrigues, J. C. Ruivo Rodrigues, C. Albuquerque, D. Silva; Viseu/PT
* Mimics of neoplastic lesions in neck imaging – A. A. Momin, S. G. A. Momin; Mumbai/IN
* Infectious head and neck emergencies: CT findings – S. Sánchez Rodríguez, J. P. Ruiz Gutierrez, R. Sanchez Oro
* Causes and Effects of Major Infections in Different Areas of the Neck – F. X. Aragon Tejada, I. Herrera, M. E. Capilla
* Imaging of sialadenitis – Ahmed Abdel Khalek Abdel Razek
* Diagnostic work-up in obstructive and inflammatory salivary gland disorders – L. Ugga, M. Ravanelli, A.A. Pallottino
* Review of the Major and Minor Salivary Glands: Anatomy, Infectious, and Inflammatory Processes – Alexander T Kessler, Alok A Bhatt
* Ultrasound in sialadenitis – M. A. Orlandi, V. Pistorio and P. A. Guerra
* Imaging of Inflammatory Disorders of Salivary Glands – Asim K. Bag, MD Joel K. Curé, MD Philip R. Chapman, MD Aparna Singhal, MD
* Diagnostic imaging in sialadenitis – Johannes Zenk, Heinrich Iro, Nils Klintworth, Michael Lell
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 6/6/2021
bài viết hay
Cảm ơn bạn!
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/1/2020
Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 23/6/2019
# Cập nhật Case lâm sàng 29/11/2018