I. Đại cương
– Viêm mủ màng phổi (Pleural Empyema – Pyothorax) là sự tụ dịch mủ ở khoang màng phổi hoặc xuất tiết chứa vi khuẩn. Bệnh xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở người già, suy kiệt. Hay gặp ở bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như u, tim mạch, tiểu đường, nghiện rượu, lạm dụng thuốc. Tỷ lệ tử vong thường < 1% nhưng cũng có thể > 40% ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
– Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là phế cầu và tụ cầu. Vi khuẩn Gram (-) và kỵ khí ngày càng gặp nhiều. Viêm mủ màng phổi do lao và nấm hiếm gặp. Vi khuẩn gây bệnh đến màng phổi thường do lan trực tiếp từ các tổn thương lân cận như viêm phổi, apxe phổi, apxe gan (50-60%) hoặc đi vào khoang màng phổi trực tiếp như sau phẫu thuật, chấn thương (30-40%). Sự phát tán theo đường máu hiếm gặp.
– Có 3 giai đoạn trong tràn mủ màng phổi:
+ Viêm mủ xuất tiết
+ Quá trình lắng đọng fibrin và hình thành vách, mủ
+ Giai đoạn tổ chức hóa với tạo mô xơ, sẹo: lắng đọng fibrin và collagen hay còn gọi là giai đoạn ổ cặn
– Ban đầu là tràn dịch tự do, về sau thường khu trú. Do sự tăng tiết dịch, viêm mủ có thể làm khối mủ có hình hai mặt lồi, hình tròn. Có thể tạo khí trong khoang màng phổi do dò phế quản-màng phổi hay do vi khuẩn sinh khí.
– Viêm mủ màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp trẻ em hơn người lớn. Với người lớn hay gặp ngoài 40T, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, toàn trạng kém, tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
* Nguyên nhân:
– Apxe phổi: vỡ vào khoang màng phổi gây tràn mủ – khí màng phổi (chiếm khoảng 65% các trường hợp). Apxe phổi còn gây viêm mủ màng phổi qua đường bạch mạch.
– Viêm phổi: thường gây biến chứng viêm mủ màng phổi.
– Ký sinh trùng, nang bẩm sinh bội nhiễm, ung thư phổi giai đoạn phá hủy, hang lao.
– Do màng phổi có nhiều vòng nối bạch huyết của các cơ quan của khoang lồng ngực và ổ bụng, bởi vậy viêm mủ màng phổi có thể xảy ra sau: viêm mủ đường mật, viêm ruột thừa, viêm tụy, thủng ổ loét dạ dày – tá tràng, apxe dưới hoành, viêm phúc mạc, viêm quanh thận, nhiễm khuẩn trung thất, thành ngực…
– Nguyên nhân khác: nhiễm khuẩn huyết, viêm tấy lan tỏa thành ngực, cốt tủy viêm, thương hàn…
– Phân nửa còn lại là nguyên nhân thứ phát, là thể nặng, phải can thiệp ngoại khoa:
+ Biến chứng phẫu thuật: phổi, trung thất, thực quản, dạ dày. Trong đó biến chứng sau cắt phổi thường gặp nhất.
+ Tràn máu màng phổi sau chấn thương
Tài liệu tham khảo
* Differentiating lung abscess and empyema: radiography and computed tomography –
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 10/10/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/5/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/2/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 2/1/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 28/12/2022