I. Đại cương
– U tuyến nước bọt (Salivary glands) là một nhóm bệnh quan trọng trong bệnh học đầu cổ nói chung và bệnh của tuyến nước bọt nói riêng. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2-0,6 % của tất cả các loại khối u và khoảng 2-4 % khối u vùng đầu cổ.
– Phân chia: Các tuyến nước bọt phân bố ở các vị trí khác nhau:
+ 3 cặp tuyến nước bọt chính đó là một cặp tuyến mang tai ở trước tai hai bên
+ 1 cặp tuyến ở dưới hàm hai bên gọi là tuyến dưới hàm
+ 1 cặp tuyến ở sàn miệng gọi là tuyến dưới lưỡi.
+ Có nhiều tuyến nước bọt phụ phân bố khắp khoang miệng như ở lưỡi , khẩu cái, môi, má…
– Ở Việt Nam ước tính có khoảng 0,6-0,7 ca u tuyến nước bọt mới mắc/100000 dân. Theo tỷ lệ ước tính này chúng ta sẽ có khoảng 480 người mới mắc trong 1 năm.
– Vị trí: u tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó tuyến mang tai là 70% , tuyến dưới hàm là 8%, còn lại 22% gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ.
– 75% u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính.
– U tuyến nước bọt hiếm gặp ở trẻ em, tuy nhiên tần suất ác tính ở trẻ em cao hơn so với người lớn. Khoảng 35% tổng số các khối u tuyến nước bọt ở trẻ em là ác tính
– Mặc dù tuyến nước bọt nằm ở vị trí dễ phát hiện tuy nhiên bệnh nhân thường đến muộn vì thế quá trình điều trị trở nên khó khăn, làm tăng tỷ lệ biến chứng và tái phát, đặc biệt là ung thư. Sự phân bố khắp nơi của các u tuyến nước bọt phụ làm khó khăn cho việc chẩn đoán và chăm sóc.
– Một đặc điểm nữa của u tuyến nước bọt là triệu chứng nghèo nàn trong khi đặc điểm mô bệnh học lai đa dạng, phong phú với các tiên lượng khác nhau đòi hỏi chỉ định điều trị phù hợp.
* Phân loại u tuyến nước bọt
– Khối u lành tính: u tuyến đa hình, u Warthin, u nhú trong ống tuyến, u tế bào lớn ưa toan, u cơ biểu mô, u máu, u mạch bạch huyết, u mỡ.
– Khối u ác tính: phổ biến nhất là ung thư biểu mô nhày biểu bì (Mucoepidermoid carcinoma) và ung thư biểu mô dạng tuyến nang (Adenoid cystic carcinoma), ung thư biểu mô tế bào vảy, lymphoma, di căn…
II. Giải phẫu
Có 3 tuyến nước bọt chính nằm xung quanh xương hàm dưới và nhiều tuyến nước bọt phụ phân bố khắp khoang miệng như ở lưỡi, khẩu cái, môi, má…
* Tuyến mang tai
– Tuyến mang tai (Parotid gland) nằm ở sau hàm, trước tai và cơ ức đòn chũm. Các phần của thùy nông che phủ hàm dưới và phần sau của cơ cắn.
– Ranh giới giữa thùy nông và sâu được tạo bởi mặt phẳng chứa dây thần kinh mặt và các nhánh của nó. Tĩnh mạch sau hàm – thường nằm ngay trên dây thần kinh mặt được dùng làm mốc siêu âm để chia thùy nông và thùy sâu.
– Đậm độ tuyến thường đồng nhất, hồi âm tăng mạnh hoặc chỉ hơi tăng âm so với cơ quan lân cận. Đậm độ âm phụ thuộc mô mỡ trong tuyến.
– Trong nhu mô tuyến mang tai có thể thấy các hạch bạch huyết, nằm chủ yếu ở cực trên và dưới của tuyến. Hạch có hình bầu dục hoặc thon dài.
* Tuyến dưới hàm
– Tuyến dưới hàm (Submadibular gland) nằm ở phần sau của tam giác dưới hàm. Khoảng trước tuyến dưới hàm là mô liên kết và các hạch bạch huyết. Tuyến dưới hàm có thể nối với tuyến mang tai hoặc tuyến dưới lưỡi bằng các mỏm tuyến.
– Động mạch mặt có thể chạy trong tuyến dưới hàm. Tĩnh mạch mặt chạy dọc phần trên của tưới. Động mạch và tĩnh mạch lưỡi chạy phía trong tuyến.
– Ống ngoại tiết tuyến dưới hàm (ống Wharton) chạy từ vùng rốn của tuyến dưới hàm ở mức của cơ hàm móng, rồi chạy qua phần tự do của cơ hàm móng và kéo dài tới lỗ của nó ở mào dưới lưỡi theo phần trong của tuyến dưới hàm. Thông thường ống không giãn sẽ không quan sát trên siêu âm.
– Với một số bệnh nhân béo phì, đã xạ trị vùng cổ, nhu mô tuyến dưới hàm có thể cản sóng âm tới độ không thể nhìn thấy các cấu trúc nằm sâu sau tuyến và bờ sau của tuyến.
* Tuyến dưới lưỡi
– Tuyến dưới lưỡi (Sublingual gland) nằm giữa các cơ của sàn miệng: cơ cằm móng, cơ trong lưỡi, cơ móng lưỡi và cơ hàm móng. Mặt ngoài tuyến sát xương hàm. Trên mặt cắt ngang tuyến có hình bầu dục, trên mặt cắt song song với thân xương hàm tuyến hình hạt và thuôn dài, ống ngoại tiết của tuyến chạy dọc theo phần trong của tuyến.
Tài liệu tham khảo
* Imaging neck masses in children – a pictorial review with focus on ultrasound – C. Asavoaie, M. Cosarca, A. C. Andrei
* Major Salivary Glands: Sonographic Anatomy and Pathologic Conditions – E. Papadaki, I. Tritou, E. Sfakianaki
* The Parotid Gland On Ultrasound: Old But Gold – V. A. A. Pire, D. Roriz, D. Breda
* Imaging diagnosis of the salivary glands in childhood – C. Codina Aróztegui, C. Duran Feliubadaló, I. Romero Novo
* Ultrasound of salivary glands: a pictorial review – B. M. Torres Rodrigues, J. C. Ruivo Rodrigues, C. Albuquerque, D. Silva; Viseu/PT
* Imaging of salivary gland tumours – Harriet C. Thoeny
* US of the Major Salivary Glands: Anatomy and Spatial Relationships, Pathologic Conditions, and Pitfalls – Ewa J. Bialek, Wieslaw Jakubowski, Piotr Zajkowski
* Benign pathology of the salivary glands – G. Price, S. R. Rice, S. Patel, S. Morley, T. Beale; London/UK
* Benign pathology of the different salivary glands on Ultrasound and Head and Neck MRI Scan – M. Seghers
* Ultrasound of the major salivary glands: anatomy and pathology – J. D. Samper Wamba, U. Sobrino Castro, S. Molnar Fuentes
* Diagnostic value of MR imaging of parotid gland tumors – A. Gaja, S. Harguem , S. Bahi, I. Naccache, A. Ben Miled, N. Mnif; Tunis/TN
* US, CT and MR imaging of parotid gland tumours – T. Kamoun, A. Berriche, B. Miladi
* Multiparametric Magnetic Resonance Imaging for the Diagnosis and Differential Diagnosis of Parotid Gland Tumors – Erkan Gökçe, MD
* Imaging of salivary gland tumours – Y.Y.P. Lee, K.T. Wong, A.D. King, A.T. Ahuj
* State-of-the-Art Imaging of Salivary Gland Tumors – Ahmed Abdel Khalek Abdel Razek, MD
* Imaging of salivary gland tumours – Harriet C. Thoeny
* Assessment of salivary gland tumors using MRI and CT: impact of experience on diagnostic accuracy – Thomas J Vogl
* Imaging of Minor Salivary Glands – Ahmed Abdel Khalek Abdel Razek, MD
* Diferentiating malignant from benign salivary gland lesions: a multiparametric non‑contrast MR imaging approach – KojiTakumi
* Types of Salivary Gland Tumors and Diagnostic Approach – D. GÜRBÜZ, H. Erk, M. Yalçın, R. E. Özkan, O. İnce, H. Önder; İstanbul/TR
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/2/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 23/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/11/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/1/2022