I. Đại cương
– Bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải làm cho trên thành thực quản có những vùng mỏng yếu, các vùng này dần phình to lên => túi thừa.
* Phân loại
– Phân loại mô bệnh học:
+ Túi thừa thực sự: thành túi thừa bao gồm tất cả các lớp thực quản.
+ Túi thừa giả: thành túi thừa chỉ bao gồm lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, đẩy lồi qua lớp cơ.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Phân loại theo vị trí: thực quản trên / thực quản giữa / thực quản dưới. + Túi thừa kéo (Traction diverticula): do các bạch huyết viêm, xơ sẹo. Các hạch này dính vào thành thực quản và kéo thành thực quản giãn ra ngoài. * Giải phẫu – Túi thừa Zenker: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 4: – Túi thừa Killian-Jamieson: => Case lâm sàng 1: – Túi thừa Laimer: – Thường có cuống rộng, nếu chụp ở tư thế đứng nó không giữ được thuốc cản quang => nên chụp ở tư thế nằm sấp, ngửa hay đầu dốc. – Túi thừa kéo (Traction diverticula): => Case lâm sàng 1: – Túi thừa ở trên cơ hoành (Epiphrenic diverticulum): => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2:
– Phân loại theo cơ chế hình thành:
+ Túi thừa đẩy (Pulsion diverticula): do tăng áp lực bên trong thực quản. Nguyên nhân do đoạn dưới của thực quản bị hẹp hoặc co thắt. Thường thấy loại này ở thành sau thực quản, nơi ranh giới giữa thực quản và họng. Niêm mạc thực quản, phình ra qua các thớ cơ bị yếu. Loại túi thừa này có thể rất to và đè lại vào thực quản.
– Thực quản là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, hình trụ dẹp trước sau, dài khoảng 25cm, phiá trên nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10.
– Về phương diện giải phẫu học, thực quản được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ dài khoảng 3cm; đoạn ngực dài khoảng 20 cm và đoạn bụng dài khoảng 2 cm.
– Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẽo. Ở cổ, thực quản nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước động mạch chủ ngực; xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.
– Lòng thực quản có ba chỗ hẹp:
+ Chỗ nối tiếp với hầu, ngang mức sụn nhẫn.
+ Ngang mức cung động mạch chủ và phế quản gốc trái.
+ Lỗ tâm vị.
– Thực quản có cấu tạo từ trong ra ngoài gồm các lớp:
+ Lớp niêm mạc là lớp biểu mô lát tầng không sừng.
+ Tấm dưới niêm mạc: chứa các tuyến tiết nhầy.
+ Lớp cơ gồm tầng vòng ở trong, tầng dọc ở ngoài. Lớp cơ thực quản gồm hai loại là cơ vân ở đoạn 1/3 trên và cơ trơn ở 2/3 dưới.
+ Lớp vỏ ngoài là lớp tổ chức liên kết lỏng lẽo ở thực quản đoạn cổ và ngực, lớp phúc mạc ở thực quản đoạn bụng.II. Chẩn đoán x-quang
* Túi thừa 1/3 trên
+ Hay còn gọi là túi thừa hầu, là một túi lồi sau của hạ hầu, nằm gần vùng cơ vòng thực quản trên. Với các túi thừa lớn, chúng có thể kéo dài xuống trung thất.
+ Đây là một túi thừa đẩy, xảy ra do niêm mạc và lớp dưới niêm mạc bị thoát vị qua Tam giác Killian hay còn gọi là Killian dehiscence. Đây là điểm yếu khu trú ở hạ hầu, nằm giữa các sợi cơ của hai phần cơ khít hầu dưới.
+ Túi thừa cổ hẹp, cuống thường ở phía sau bên trái gần vùng nối hầu-thực quản, với miệng túi mở phía trên cơ nhẫn hầu.
+ Thường thấy ở mức đốt sống C5-C6.
+ Khi kích thước lớn có thể đè đẩy thực quản.
+ Một dấu hiệu đặc biệt của túi thừa Zenker là lúc nuốt vào thì nó trồi lên, bị ép vào nên khi đó một ít baryte chảy lên thực quản.
+ Do có đến ~90% bệnh nhân mắc Zenker diverticulum cũng bị thoát vị hoành và trào ngược dạ dày-thực quản, thực quản dưới cần được đánh giá.
+ Thuộc loại túi thừa giả.
+ Thoát vị qua miệng thực quản (miệng Killian), ít phổ biến hơn túi thừa Zenker.
+ Kích thước thường < 1.5cm, thường không có triệu chứng.
+ Thường xuất hiện dưới dạng một túi lồi ở bên trái thực quản cổ, nằm dưới cơ nhẫn hầu.
+ Khoảng 25% các trường hợp, túi lồi có thể xuất hiện ở hai bên.
+ Túi thừa Killian-Jamieson có thể được phát hiện trong quá trình siêu âm tuyến giáp: túi thừa này thay đổi hình dạng khi bệnh nhân nuốt.
+ Túi thừa Laimer xuất hiện ở thực quản cổ, nằm ở đường giữa phía sau và phía dưới cơ nhẫn hầu.
+ Cực kỳ hiếm gặp và đến nay chủ yếu được quan sát ở nhóm dân số trẻ hơn so với túi thừa Zenker.
+ Khó phân biệt với Zenker diverticulum trên hình ảnh học.* Túi thừa 1/3 giữa
– Túi thừa đẩy (Pulsion diverticula):
+ Thường là túi thừa giả, chỉ bao gồm niêm mạc và dưới niêm mạc, do tăng áp lực trong thực quản.
+ Túi lồi chứa bari xuất phát từ thực quản.
+ Thường có đường viền nhẵn, hình tròn và cổ rộng.
+ Túi thừa thường giữ lại barit sau khi thực quản xẹp.
+ Có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều túi thừa với các kích thước khác nhau.
+ Thường kèm co thắt thực quản lan tỏa hoặc rối loạn vận động nghiêm trọng.
+ Là túi thừa thật, do thực quản bị kéo ở ngoài do một quá trình xơ, viêm dính phần nhiều do hạch lao trong trung thất, kéo thành thực quản ra ngoài.
+ Ví dụ điển hình là túi thừa Rokitansky.
+ Túi thừa có hình dạng lều hoặc tam giác, với miệng rộng.
+ Túi thừa có xu hướng rỗng khi thực quản xẹp.* Túi thừa 1/3 dưới
+ Nằm sát cơ hoành và thường kết hợp giãn thực quản.
+ Thuộc loại túi thừa đẩy.
+ Phát sinh ngay gần cơ thắt thực quản dưới.
+ Nguyên nhân phát sinh bởi hiện tượng phình niêm mạc thực quản và dưới niêm mạc thực quản từ một khu vực suy yếu ở lớp cơ do tăng áp lực trong lòng thực quản (rối loạn co bóp).
+ Thường xuất hiện ở thành sau bên phải.
+ Khi kích thước lớn có thể gây chèn ép đoạn xa thực quản.III. Chẩn đoán CLVT
Tài liệu tham khảo
* Diverticula of the Esophagus – Edward L. Jenkinson, M.D.Chicago, Illinois
* Zenker’s Diverticulum – Ryan Law
* True or False: Gastrointestinal Diverticula and Complications – N. Kinger, P. Mittal; Atlanta
* Radiology Illustrated Gastrointestinal Tract – Byung Ihn Choi
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/3/2025