I. Đại cương
– Phù phổi cấp tính (Acute Pulmonary edema) là cấp cứu nội khoa, do sự thấm, thoát nhanh, đột ngột của dịch ở tổ chức phổi, huyết tương hoặc máu từ hệ mao mạch chức năng của phổi vào phế nang, phế quản gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính và suy tim trái cấp tính.
– Phù phổi cấp tính có thể gặp ở tất cả các khoa lâm sàng, từ 1-5% trong tổng số cấp cứu nội khoa ở bệnh viện.
– Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ra và mức độ bệnh: nhẹ, trung bình, nặng, mức độ tăng của áp lực trung bình ở động mạch phổi, mức độ suy hô hấp cấp tính, mức độ suy tim trái cấp tính, trình độ hiểu biết bệnh sinh và tổ chức cấp cứu…
II. Sinh lý bệnh
– Cơ chế bảo vệ “phổi khô”:
+ Bình thường áp lực keo luôn cao hơn áp lực thủy tĩnh. Áp lực keo protein huyết tương khoảng 25mmHg, áp lực mao mạch phổi khoảng 7-12mmHg
+ Tính thấm màng phế nang mao mạch
+ Hệ thống bạch mạch giúp thoát dịch ứ đọng ở gian bào.
– Phù phổi do tim: hay phù phổi cấp huyết động, phù phổi tăng áp lực thủy tĩnh, do mất cân bằng áp lực ở 2 phía của màng phế nang mao mạch gây tăng lọc nước vào khoảng kẽ rồi tràn vào phế nang.
– Phù phổi không do tim: do rối loạn tính thấm của màng phế nang mao mạch, hậu quả là gây tăng lọc nước qua màng mao mạch phế nang bị tổn thương => gây tổn thương phế nang lan tỏa hoặc không.
III. Nguyên nhân
* Phù phổi cấp huyết động: là biểu hiện lâm sàng của suy thất trái cấp.
– Nguyên nhân hàng đầu là suy tim cấp
– Bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đặc biệt là nhồi máu cơ tim
– Tăng huyết áp, nhất là cơn tăng huyết áp.
– Hẹp van động mạch chủ
– Hẹp khít van hai lá
– Cơn loạn nhịp nhanh
* Nguyên nhân ngoài tim gây tăng áp lực động mạch phổi
– Nhồi máu phổi chiếm tỉ lệ hàng đầu
– Phù phổi do độ cao: gặp ở độ cao 3500m, trong vòng 3 ngày đầu, với yếu tố thuận lợi là gắng sức, có bệnh lý tim mạch kèm theo.
– Giảm áp lực keo huyết tương, gặp trong bệnh lý xơ gan
– Tăng áp lực âm khoảng kẽ: làm nở phổi quá nhanh trong trường hợp tràn dịch hay tràn khí màng phổi có thể gây phù phổi một bên. Cơ chế là do tăng áp lực âm của khoang kẽ hoặc giảm surfactant.
– Phù phổi do tăng gánh thể tích do tăng tiền gánh đột ngột.
* Phù phổi cấp tổn thương
– Do nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu đặc biệt là ở các bệnh nhân choáng nhiễm trùng.
– Do ngộ độc: hít phải các hoá chất bay hơi do cơ chế tác động trực tiếp (acid, clo, phosgen, amoniac, các khí ni tơ, khói độc, paraquat, oxyt cacbon, heroin…).
– Tai biến truyền máu
* Phù phổi hỗn hợp
– Phù phổi nguồn gốc thần kinh
– Suy thận
Tài liệu tham khảo
* Clinical and Radiologic Features of Pulmonary Edema – Thomas Gluecker, MD , Patrizio Capasso, MD
* Pulmonary edema – Craig Hacking
* Pulmonary Edema: A Pictorial Review of Imaging Manifestations and Current Understanding of Mechanisms of Disease – Maria Barile
* Clinical and Radiologic Features of Pulmonary Edema – Thomas Gluecker, Patrizio Capasso, Pierre Schnyder, François Gudinchet, Marie-Denise Schaller, Jean-Pierre Revelly, René Chiolero, Peter Vock, Stéphan Wicky
* The Radiologic Distinction of Cardiogenic and Noncardiogenic Edema – Eric N. C. Miln & Massimo Pistolesi
* Unilateral pulmonary oedema, a forgotten presentation – C. A. Arboleda Vallejo
* Differences between cardiac edema, viral pneumonia and ARDS presented by MDCT – T. Milosavljevic
* Lower Lobe—Predominant Diseases of the Lung – Stefan F. Nemec, Alexander A. Bankier, and Ronald L. Eisenberg
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/3/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/3/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/10/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/10/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/6/2022