• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • Tài Liệu
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Tim mạch » Phình Tách ĐM Chủ Ngực | Bài giảng CĐHA

Phình Tách ĐM Chủ Ngực | Bài giảng CĐHA

25/05/2023 ThS. Nguyễn Long 29 Bình luận  16665

Lượt share1kFacebookEmail

MỤC LỤC BÀI GIẢNG

  1. I. Đại cương
    1. * Phình
    2. * Giả phình
    3. * Bóc tách
    4. * Giải phẫu bệnh
    5. * Phân loại De Bakey
    6. * Phân loại Stanford
  2. II. Giải phẫu
  3. III. Chẩn đoán x-quang
  4. IV. Chẩn đoán CLVT
    1. * Phình
    2. * Giả phình
    3. * Bóc tách
    4. * Tụ máu thành mạch
    5. * Loét xơ vữa
    6. * Dấu hiệu dọa vỡ
    7. * Biến chứng
  5. V. Phân biệt
  6. Hình ảnh bệnh lý ↵
  7. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

* Phình

– Phồng hay phình động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch giãn rộng, với đường kính đoạn giãn ≥ 1.5 lần đường kính của động mạch bình thường lân cận. Đường kính động mạch chủ trung bình của người Việt Nam từ 16-20mm, do vậy đa số tác giả thống nhất gọi là phình khi đường kính động mạch chủ ≥ 30mm.
– Do thay đổi cấu trúc thành mạch (xơ vữa) làm một đoạn thành động mạch chủ yếu đi và giãn to => phồng, thường là phồng hình thoi. N
ếu khối phình lớn, lớp áo trong và áo giữa bị mỏng đi, đôi khi không thể xác định được ở một số đoạn của thành mạch.
– Biến chứng hay gặp là của phồng động mạch chủ bụng là phồng dọa vỡ hay vỡ phồng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa với tỷ lệ tử vong cao.

F10.large

– Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi: thường xảy ra ở những người 60 tuổi trở lên.
+ Thuốc lá: là một yếu tố nguy cơ mạnh cho sự phát triển phình động mạch chủ. Trẻ em đã hút hoặc nhai thuốc lá, nguy cơ càng lớn.
+ Tăng huyết áp: tăng huyết áp thường gây thiệt hại mạch máu trong cơ thể, nâng cao cơ hội phát triển phình động mạch.
+ Xơ vữa động mạch: xơ vữa động mạch, sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương thành mạch máu, yếu tố làm tăng nguy cơ phình động mạch.
+ Nam giới: đàn ông nguy cơ phát triển phình động mạch chủ từ năm đến 10 lần nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ với phình động mạch chủ có nguy cơ vỡ cao hơn so với các nam giới.
+ Chủng tộc: thường xảy ra ở người da trắng hơn so với ở những người của các chủng tộc khác.
+ Gia đình: những người có tiền sử gia đình phình động mạch chủ có nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Những người có tiền sử gia đình của chứng phình động mạch có xu hướng phát triển chứng phình động mạch ở độ tuổi trẻ hơn và có nguy cơ vỡ cao hơn.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giả phình

– Là hậu quả của rách thành động mạch dẫn đến máu chảy ra ngoài thành mạch. Khối giả phình chứa máu, được bao phủ bởi mô liên kết chứ không phải các lớp áo của thành động mạch. Một khối máu tụ ngoại mạch như thế, nếu có thông thương với nội mạch, sẽ được gọi là khối máu tụ nảy theo mạch (pulsating hematoma).
– Giả phồng thường hình túi.
– Nguyên nhân: chấn thương, nhiễm trùng, sau phẫu thuật ngực…


* Bóc tách

– Bóc tách động mạch chủ là kết quả của sự tách dọc dài tự phát lớp áo trong và lớp áo ngoài động mạch chủ được gây ra do gia tăng dòng máu đến và làm phá vỡ lớp áo giữa của thành động mạch chủ. Rách lớp áo trong cho phép máu đi vào lớp áo giữa từ lòng mạch. Khoang được lấp đầy máu nằm trong lớp áo giữa trở thành lòng giả. Điều này dẫn đến hai lòng: lòng thật và lòng giả – với lòng giả có áp lực lớn hơn hoặc bằng lòng thật.

??????????????????????????????????????????????????????????

– Lòng ống thật nhỏ hơn được lót bởi lớp áo trong, và lòng ống giả được lót bằng lớp áo giữa. Thông thường, dòng chảy trong lòng giả chậm hơn so với trong lòng thật sự và lòng giả thường trở thành phình mạch khi chịu áp lực hệ thống.
– Một bóc tách động mạch chủ cấp tính được coi là mãn tính ở mức 2 tuần. Bóc tách thường dừng lại khi động mạch chủ chia nhánh hoặc ở đoạn có một mảng bám xơ vữa động mạch.


– Bóc tách động mạch chủ cổ điển bắt đầu tại 3 vị trí giải phẫu phân biệt: gốc động mạch chủ, 2 cm ở trên  gốc động mạch chủ và đoạn xa động mạch dưới đòn trái. Sự ảnh hường đến động mạch chủ lên có thể dẫn đến tử vong do vỡ thành ĐMC, tràn máu màng ngoài tim và chèn ép, tắc của ĐM vành với nhồi máu cơ tim, suy động mạch chủ nặng.

[gallery link="file" ids="23096,23095,23094"]

– Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ:
+ Giãn động mạch chủ hoặc tăng huyết áp gây rạn nứt nội mạc lòng mạch, sau đó máu sẽ thấm vào qua vết nứt. Dưới tác dụng của áp lực tuần hoàn theo nhịp đập, dòng máu thấm vào sẽ tách rời các lớp của thành động mạch chủ. Một số ít các trường hợp còn lại có liên quan với các yếu tố làm yếu thành mạch, dễ gây nên tách thành động mạch chủ: như hội chứng Marfan (biến dị nhiễm sắc thể làm thay đổi tổng hợp polypeptide).
+ Hẹp eo động mạch chủ.
+ Thiểu sản quai động mạch chủ.
+ Do thủ thuật, phẫu thuật với động mạch chủ: dụng cụ thông tim, bóng động mạch chủ, vị trí phẫu thuật tim (đặt canuyn, kẹp động mạch chủ, nối mảnh ghép…).
+ Tuổi già.
+ Thoái hoá lớp giữa: hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos.
+ Hội chứng Noonan, hội chứng Turner, viêm động mạch tế bào khổng lồ.
+ Thai nghén.

* Giải phẫu bệnh

+ Phình tách thành mạch: là tình trạng tràn máu đột ngột trong thành động mạch qua vết rách lớp nội mạc. Dẫn đến sự hình thành lòng giả trong thành động mạch. Có thể có từ 1-4 lòng giả.

[gallery link="file" columns="4" ids="22860,22861,22862,22863,22864,22866,22868"]

+ Máu tụ trong thành mạch (Aortic Intramural haematoma – AIH):
– Là sự có mặt của máu trong thành mạch nhưng không có dòng chảy hay sự hiện diện của vết rách nội mạc. Có thể chuyển thành phình tách, vỡ hoặc phình dạng túi. Nó là kết quả trong một khối tụ máu tự phát trong lớp áo giữa thành động mạch hay có thể thứ phát sau cơn nhồi máu của các mạch máu nuôi lớp ngoại mạc.
– Máu tụ thành mạch thấy ở 5-20% bệnh nhân có dấu hiệu bóc tách động mạch chủ cấp tính. Tỷ lệ tử vong được báo cáo là 21%. 57% là Stanford loại A và 43% là loại B. Hầu hết bệnh nhân là nam giới, với tỷ lệ mắc 61%. Tuổi trung bình của bệnh nhân được trình bày cao hơn đáng kể ở phụ nữ, ở tuổi 68, so với nam giới, ở tuổi 63. Cả tụ máu nội nhãn và bóc tách động mạch chủ đều có các nguy cơ, dấu hiệu và triệu chứng có xu hướng gần như giống hệt nhau với tăng huyết áp là yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất.

– Máu tụ trong thành được phân loại phổ biến theo hệ thống Stanford như bóc tách động mạch chủ điển hình. Nhiều tác giả khuyên rằng máu tụ trong thành Stanford loại A được điều trị phẫu thuật.

[gallery link="file" ids="22804,22803,22807,22805,22926,22927"]

+ Loét xơ vữa thành mạch (Penetrating atherosclerotic ulcers – PAU):
– Là ổ loét thứ phát trên cơ sở tổn thương xơ vữa, nó ăn mòn lớp chun ở phía trong, xuyên vào lớp áo giữa và tạo khối máu tụ ở lớp áo giữa, có bóc tách và máu tụ khu trú trong thành ĐM vượt quá lớp đàn hồi trong của thành mạch. Ngoài khả năng tiến triển thành phình tách và huyết khối trong thành mạch, có thể hình thành một giả phình hình túi hoặc vỡ mạch.
– Khác bóc tách động mạch chủ điển hình, loét xuyên mảng vữa xơ thường xảy ra ở bệnh nhân già có bệnh vữa xơ động mạch nặng. Các mảng loét này điển hình liên quan đến quai động mạch chủ và động mạch chủ ngực xuống, hiếm khi xảy ra ở động mạch chủ lên nơi dòng máu phụt nhanh từ tâm thất trái chống lại vữa xơ động mạch

[gallery columns="5" link="file" ids="22790,22792,22793,22791,22794,22801,22932,22796,22798"]

* Phân loại De Bakey

– Loại I: Bóc tách bắt đầu ở động mạch chủ lên và lan xuống cả động mạch chủ ngực-bụng. Điểm vào ở động mạch chủ lên.
– Loại II: Bóc tách chỉ ở động mạch chủ lên.
– Loại III: Điểm vào của bóc tách ở đoạn động mạch chủ xuống và đoạn ngang.
– Loại IIIa: Bóc tách cả xuống dưới vào động mạch chủ ngực bụng và lan ngược lên trên vào động mạch chủ lên.
– Loại IIIb: Bóc tách chỉ lan xuống động mạch chủ xuống và động mạch chủ bụng.

* Phân loại Stanford

– Loại A: Bóc tách từ động mạch chủ lên, điểm vào có thể ở các vị trí khác nhau.
– Loại B: Bóc tách chỉ ở động mạch chủ xuống và lan xuống động mạch chủ bụng, động mạch chủ lên không bị tổn thương

II. Giải phẫu

1. Động mạch chủ lên
– Xuất phát từ tâm thất trái, động mạch chủ lên đi lên hướng sang phải, đến ngang mức góc xương ức (tương ứng đốt sống ngực 4). Động mạch chủ lên nằm trong trung thất giữa và được màng ngoài tim bao bọc cùng với thân động mạch phổi.
– Ở người ViệtNam, động mạch chủ lên dài khoảng 4-5 cm và đường kính trung bình là 21,7 mm. Phần đầu động mạch chủ lên phình ra tạo nên xoang động mạch chủ, liên quan với các lá van bán nguyệt.
– Liên quan
+ Phần đầu: nằm sau thân động mạch phổi; trước tiểu nhĩ trái.
+ Phần cuối: nằm trước động mạch phổi phải và phế quản chính phải.
– Nhánh bên: Động mạch chủ lên có hai nhánh bên là động mạch vành phải và trái.

2. Cung động mạch chủ
– Nối tiếp với động mạch chủ lên, cung động mạch chủ chạy cong sang trái và hướng ra sau tạo thành một cung lõm xuống dưới, ôm lấy phế quản chính trái. Cung động mạch chủ nằm ở trong trung thất trên, ngang mức đốt sống ngực 4.
– Ở người Việt Nam, cung động mạch chủ có đường kính trung bình là 19,1 mm.
– Liên quan:
+ Phía trước có dây thần kinh hoành trái, thần kinh lang thang trái và những nhánh tim cuả thần kinh lang thang trái.
+ Phía sau: là khí quản và thực quản.
+ Phía dưới: liên quan với chỗ chia đôi của thân động mạch phổi, có dây chằng động mạch; phế quản chính trái và thần kinh quặt ngược thanh quản trái.
+ Phía trên: là các nhánh bên của nó và trước các nhánh bên này là tĩnh mạch tay đầu trái.
– Nhánh bên:
+ Thân động mạch cánh tay đầu.
+ Động mạch cảnh chung trái.
+ Động mạch dưới đòn trái.

3. Động mạch chủ xuống
– Động mạch chủ xuống là đoạn tiếp nối từ cung động mạch chủ cho đến chỗ chia đôi, đường kính nhỏ hơn hai đoạn đầu.
– Phần tiếp nối giữa cung động mạch chủ và động mạch chủ xuống còn được gọi là eo động mạch chủ, có đường kính nhỏ nhất và là nơi hay bị rách vỡ trong trường hợp chấn thương gia tốc.
– Động mạch chủ xuống còn được chia thành hai phần nhỏ là động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng.

* Động mạch chủ ngực
– Từ cung động mạch chủ (ngang mức đốt sống ngực 4) chạy xuống đến lỗ động mạch chủ của cơ hoành (ngang mức đốt sống ngực 12). Động mạch chủ ngực chạy trong trung thất sau, lúc đầu nằm sát ở bên trái thân các đốt sống ngực, dần dần động mạch chủ ngực chạy ngay trước cột sống. Sau khi chui qua lỗ động mạch chủ của cơ hoành thì đổi tên thành động mạch chủ bụng.
– Đường kính trung bình của động mạch chủ ngực ở người Việt Nam là 15,8mm.
– Liên quan:
+ Phía trước: liên quan với cuống phổi trái (phần trên) và với thực quản (phần dưới).
+ Phía sau: với cột sống ngực.
+ Bên phải: với ống ngực và tĩnh mạch đơn.
+ Bên trái: với tĩnh mạch bán đơn và tĩnh mạch bám đơn phụ.


– Nhánh bên:
+ Các động mạch phế quản: có 1-2 động mạch mỗi bên và đi sau phế quản chính.
+ Các động mạch trung thất: là các nhánh nhỏ cấp máu cho phần sau màng ngoài tim.
+ Các động mạch thực quản: 1-2 động mạch nhỏ mỗi bên.
+ Các động mạch hoành trên: xuất phát từ phần dưới của động mạch chủ ngực, cấp máu cho mặt trên phần sau cơ hoành.
+ Các động mạch gian sườn sau: thường có 9 cặp động mạch gian sườn sau, xuất phát từ mặt sau của động mạch chủ ngực. Các động mạch này đi vào 9 khoảng gian sườn cuối.

* Động mạch chủ bụng
– Động mạch chủ bụng bắt đầu từ lỗ động mạch chủ của cơ hoành (ngang mức đốt sống ngực 12) chạy xuống dưới dọc phía trước cột sống thắt lưng, nằm sau phúc mạc, đến ngang mức đốt sống thắt lưng 4 thì chia thành hai động mạch chậu chung phải và trái.
– Liên quan:
+ Phía trước: là phúc mạc thành sau của ổ bụng, và qua phúc mạc liên quan từ trên xuống với hậu cung mạc nối, tuỵ, tĩnh mạch thận trái, phần ngang tá tràng và rễ mạc treo ruột non.
+ Phía sau với cột sống thắt lưng.
+ Bên phải với tĩnh mạch chủ dưới.
+ Bên trái với thận và tuyến thượng thận trái, chuỗi hạch giao cảm thắt lưng trái.


– Nhánh bên:
+ 2 động mạch hoành dưới: xuất phát từ động mạch chủ bụng ngay khi động mạch chủ bụng chui qua lỗ động mạch chủ, ngang mức đốt sống ngực 12.
+ Động mạch thân tạng: xuất phát từ mặt trước của động mạch chủ bụng, ngang mức đốt sống ngực 12 , ngay dưới vị trí xuất phát của động mạch hoành dưới. Động mạch thân tạng cho 3 nhánh cùng là động mạch gan chung, động mạch lách và động mạch vị trái.
+ Động mạch mạc treo tràng trên: xuất phát từ mặt trước của động mạch chủ bụng, dưới vị trí xuất phát của động mạch thân tạng khoảng 1 cm, ngang mức đốt sống thắt lưng 1.
+ 2 động mạch thượng thận giữa: tách ra từ mặt bên của động mạch chủ bụng, gần như cùng mức với động mạch mạc treo tràng trên.
+ 2 động mạch thận: xuất phát từ mặt bên của động mạch chủ bụng, thấp hơn vị trí xuất phát của động mạch mạc treo tràng trên, ngang mức đốt sống thắt lưng 1.
+ 2 động mạch sinh dục: xuất phát từ mặt bên của động mạch chủ bụng, giữa động mạch thận và động mạch mạc treo tràng dưới.
+ Động mạch mạc treo tràng dưới: xuất phát từ mặt trước động mạch chủ bụng, lệch về bên trái đường giữa, trên chỗ chia đôi của động mạch chủ bụng 4-5 cm, tương ứng với đốt sống thắt lưng 3 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng 4.
+ 4-5 đôi động mạch thắt lưng.
+ Động mạch cùng giữa.
– Nhánh tận:
+ Động mạch chủ bụng chia thành hai động mạch chậu chung phải và trái ở ngang mức đốt sống thắt lưng 4. Các động mạch chậu chung không cho nhánh bên, trung bình dài 40mm, đường kính 7,7mm.
+ Mỗi động mạch chậu chung lại chia thành động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài.
+ Động mạch chậu ngoài là nguồn chính cấp máu cho chi dưới. động mạch chậu trong cấp máu cho các tạng vùng tiểu khung và vùng mông.

III. Chẩn đoán x-quang

– Trung thất dãn rộng là phát hiện phổ biến nhất trên phim X-quang trong phình và bóc tách động mạch chủ, có thể nhìn thấy ở khoảng 80% bệnh nhân.

[gallery link="file" columns="4" ids="47254,47253,47252,47251"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="126016,126017,126018,126019"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="126028,126029,126030,126031"]

– Khoảng cách bờ ngoài khí quản đến bờ quai ĐMC > 7.4cm. Có thể đè đẩy khí quản.

– Dấu hiệu cung động mạch chủ đôi (hiện diện trong 40% bệnh nhân)
– Sự dãn rộng lan tỏa của động mạch chủ không rõ nguyên nhân hoặc bất thường của đường viền động mạch chủ
– Sự lệch vào phía trong của thành vôi hóa động mạch chủ hơn 10 mm
– Tràn dịch màng phổi (phổ biến hơn ở phía bên trái, cho thấy sự rò rỉ)
– Tràn dịch màng ngoài tim
– Bóng tim dãn rộng
– Sự lệch của ống thông mũi-dạ dày
– Tất cả các phát hiện trên phim X-quang là không đặc hiệu nhưng có thể giúp đỡ trong việc xác định sự cần thiết các cận lâm sàng chuyên sâu hơn. Mỡ trung thất thường gây ra một dãn rộng của trung thất, có thể dẫn đến chẩn đoán dương tính giả bóc tách động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="4" ids="22766,22767,22768,22769,22770,22771,22772,22774"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="33654,33653,33652"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="45159,45163,45160,45162,45161"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="46857,46858,46856,46859"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="47485,47483,47482,47481"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="48012,48010,48009,48008"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="48238,48237,48239,48236"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="48563,48566,48565,48564"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="50802,50803,50804,50805,50806"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="62072,62073,62074,62075"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" ids="62674,62675,62676"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" ids="62678,62679,62680"]

=> Case lâm sàng 12:

[gallery link="file" ids="62682,62683,62685"]

=> Case lâm sàng 13:

[gallery link="file" ids="62688,62687,62686"]

=> Case lâm sàng 14:

[gallery link="file" columns="4" ids="67780,67786,67787,67782,67781,67784,67785,67788"]

=> Case lâm sàng 15:

[gallery link="file" columns="4" ids="72952,72953,72954,72955"]

=> Case lâm sàng 16:

[gallery link="file" columns="5" ids="89034,89035,89036,89037,89038"]

– X-quang thường quy hạn chế đánh giá bóc tách động mạch chủ ngực, có thể thấy hình ảnh bóc tách trong trường hợp thấy sự di chuyển vào trong của vôi hóa lớp nội mạc.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="62714,62716,62717"]

– Hình ảnh rộng trung thất, tràn máu màng tim khi có biến chứng vỡ do phình tách.

[gallery link="file" columns="4" ids="120128,120129,120130,120131,120132,120133,120134,120135"]

IV. Chẩn đoán CLVT

* Phình

– Đánh giá kích thước động mạch. Tránh chỉ đo đường kính lớn nhất trên lát cắt ngang. Sử dụng các lát mỏng để tái tạo trên nhiều mặt phẳng và đo đường kính phình động mạch theo măt phẳng cắt ngang của nó. Chỉ dựa vào hình ảnh axial có thể phóng đại kích thước phình mạch.

– Hình dạng phình (hình túi, hình thoi).
– Đo đường kính lớn nhất trên lát cắt ngang, khẳng định phình khi đường kính lớn hơn 1.5 lần đường kính động mạch phía trên.
– Đánh giá thành mạch: huyết khối, xơ vữa, biến chứng (rò ri, tụ máu, vỡ…)

[gallery link="file" columns="4" ids="167412,22783,22782,22777,156453,22780,22775,22781,22834,22883,167304"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="44285,44284,44283,44282,44281,44280,44279,44278"]

* Giả phình

[gallery columns="2" link="file" ids="156044,156282"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="13604,13606,13605"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="120957,120958,120959,120960,120961"]

* Bóc tách

– Trước tiêm thuốc
+ Thấy lòng thật và lòng giả do bóc tách: tỷ trọng cao của huyết khối trong lòng giả.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="88847,88848,88849,88850,88851,88852,88853,88854"]

+ Sai chỗ của lớp áo trong có vôi hóa (bị đẩy vào trong). Dấu hiệu này có thể bị nhầm với một phình mạch có huyết khối thành bị vôi hóa.

[gallery columns="2" link="file" ids="22850,156247"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="46798,46797,46793,46794,46796"]

– Sau tiêm thuốc
+ Lớp áo trong chia động mạch thành lòng thật và lòng giả

[gallery columns="4" link="file" ids="121047,163446,22839,22851,22853,22833,22835,22836,22837,22852,22854"]

+ Vị trí rách lớp nội mạc, thoát thuốc từ lòng thật vào lòng giả.

[gallery link="file" columns="4" ids="156513,156250,156251,156252"]

=> Xác định lòng thật và lòng giả:
+ Khảo sát từ chỗ xuất phát của động mạch chủ lên ở tâm thất trái để xác định chính xác xuất phát của lòng thật và vị trí rách lớp áo trong.

[gallery columns="4" link="file" ids="75681,75680,75679,75669"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="22842,22843,22844,22845,22840,22846"]

+ Lòng thật thường hình tròn hoặc oval, lòng giả thường hình liềm.
+ Lòng giả thường có mật độ ngấm thuốc thấp hơn lòng thật.
+ Diện tích mặt cắt ngang của lòng giả lớn hơn do áp lực trong lòng giả cao hơn.

[gallery link="file" columns="4" ids="121014,22849,22857,22858"]

+ Dấu hiệu tơ nhện (Cobweb sign): Một vùng tỷ trọng thấp hình các dải mảnh đôi khi xuất hiện trong lòng giả. Dấu hiệu này tương ứng với các dải không bị đứt của lớp áo giữa trong quá trình bóc tách

[gallery link="file" ids="22871,156621,156261"]

+ Dấu hiệu mỏ chim (Beak sign): là góc nhọn hình thành ở rìa lòng giả. Nó được hình thành bởi đường viền phía ngoài của thành động mạch chủ và lớp nội mạc bị bóc tách. Lòng giả có thể bị huyết khối 1 phần => mỏ bị cùn. Đó là một đặc điểm đáng tin cậy giúp phân biệt với lumen thật.

[gallery columns="2" link="file" ids="64449,156260"]

+ Huyết khối trong lòng giả: huyết khối bán phần hoặc lấp hoàn toàn lòng giả.

[gallery link="file" columns="5" ids="156263,156265,50603,75685,121034,50600,50601,50602,121092,121095"]

+ Vôi hóa nội mạc của lòng mạch => xác định lòng thật. Tuy nhiên đóng vôi có thể thấy trong thành lòng giả của bóc tách mạn tính.


+ Hiếm hơn, có thể thấy bóc tách ba kênh nếu bóc tách thứ phát xảy ra bên trong của một trong ba kênh, với nắp lớp áo trong tạo ra dấu hiệu Mercedes-Benz

[gallery columns="2" link="file" ids="156626,22827"]

– Lồng nội mạc-nội mạc (intimointimal intussusception): là một kiểu bất thường của bóc tách động mạch chủ do bóc tách theo toàn bộ chu vi của lớp áo trong, tiếp theo nó lồng như hình ống gió (windsock). Rách nội mạc mạch thường bắt đầu gần các lỗ động mạch vành. CT có thể cho thấy một ống bao quanh ống khác ở quai động mạch chủ, ống trong luôn luôn là lòng thật.

[gallery link="file" columns="4" ids="23089,23090,23091,23092"]

* Tụ máu thành mạch

– Không tiêm thuốc:
+ Thành mạch tăng tỷ trọng hình liềm (giai đoạn bán cấp 60-70HU) => thể hiện khối máu tụ trong lớp áo giữa. Hoặc có thể không tăng tỷ trọng (giai đoạn mạn).
+ Vôi hóa bám thành nội mạc có thể bị huyết khối đẩy vào phía trong.
+ Khi nghi ngờ bóc tách động mạch chủ thì điều quan trọng là chụp CT không tiêm thuốc cản quang trước tiên, bởi vì chất cản quang bên trong lòng mạch có thể che khuất máu tụ trong thành.

[gallery link="file" columns="5" ids="167346,165856,156644,156273,156275,156277,149745,22929,48256,62332,22905,22907,22906,121008,156632"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="120308,120309,120310,120311,120312,120313,120314,120315"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="91463,91464,91465,91466"]

– Tiêm thuốc:
+ Không giống lòng giả trong bóc tách động mạch chủ điển hình, vùng máu tụ trong thành mạch sẽ không ngấm thuốc cản quang sau tiêm.
+ Không thấy rách lớp áo trong: không thấy hình ảnh đường vào của dòng máu qua vết rách nội mạc như trong bóc tách động mạch.

[gallery link="file" columns="5" ids="22875,120999,121000,121006,121016,121027,121037,121045,121049,121062"]

=> Case lâm sàng:

[gallery link="file" columns="4" ids="22810,22813,22809,22811,22815,22816,22820,22819"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="51030,51032,51033,51034,51036,51037"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="62306,62307,62308"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="122196,122197,122198,122200,122201,122202,122203,122204"]

+ Tụ máu thành mạch có thể tiến triển thành bóc tách động mạch.

[gallery link="file" ids="121068,121069,121070"]

* Loét xơ vữa

– Không tiêm thuốc:
+ Hình ảnh mảng xơ vữa kéo dài, huyết khối trong thành có đội dài rất biến đổi
+ Huyết khối trong thành thường ở trung tâm
+ Vôi hóa nội mạc thường bị đẩy vào trong.
– Tiêm thuốc:
+ Sau tiêm thuốc cản quang một ổ chất cản quang lồi bên ngoài lòng động mạch chủ trong ổ xơ vữa.
+ Các tổn thương có thể đơn độc hoặc nhiều. Loét xuyên mảng vữa xơ thường kết hợp với dày thành động mạch chủ, đoạn thành này thường ngấm thuốc cản quang
+ Khi xảy ra vỡ và chảy máu trung thất, thì gần như không thể phân biệt giữa phình mạch vỡ và loét mảng xơ vữa biến chứng. Trong cả hai trường hợp, phẫu thuật được yêu cầu ngay lập tức.

[gallery columns="4" link="file" ids="165857,156634,156638,121090,22796,22798,22799,22884,22917,22918,22919,23045,120994,121018,121029,121031,121039,156647,157971"]

* Dấu hiệu dọa vỡ

– Liềm tăng đậm sát thành mạch trước tiêm cản quang và dấu hiệu thuốc cản quang ngấm vào huyết khối trong thành mạch thể hiện nứt túi phình. Trường hợp thuốc cản quang thoát ra ngoài thành mạch hoặc tràn máu màng tim, màng phổi cho phép xác định tình trạng vỡ túi phình.

9781604063776_c013_f010

* Biến chứng

– Dịch máu màng ngoài tim, tụ máu trung thất, máu màng phổi (hay gặp màng phổi trái).
– Vỡ động mạch: thoát thuốc cản quang ngoài lòng mạch sau tiêm.

[gallery link="file" columns="5" ids="156257,123183,121041,22828,22829,22830,22831,22832,22887,22888,22889,121025,121079,121080,121081"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="121084,121085,121086,121087"]

V. Phân biệt

– Máu tụ thành mạch: đường kính mạch bình thường, thường dạng hình liềm theo thành mạch, thành lớp áo trong nhẵn, vôi hóa nội mạc thường bị đẩy vào bên trong (trừ trường hợp tụ máu thành mạch mạn tính có thể hình ảnh vôi hóa).

[gallery columns="4" link="file" ids="22903,22913,22914,22915,22923,22924,22925,62334"]

– Huyết khối bám thành trong phình mạch: bám quanh chu vi thành mạch, đường kính mạch máu lớn, đường viền phía trong huyết khối có bờ không đều, vôi hóa lớp áo trong nằm ở ngoại vi (lớp nội mạc).

[gallery link="file" columns="4" ids="156269,156280,156285,22909,22908,22920,22921"]

– Huyết khối trong lòng giả bóc tách: huyết khối trong bóc tách động mạch chủ có xu hướng xoắn ốc vòng quanh chiều dọc động mạch chủ, trong khi máu tụ trong thành (IMH) có xu hướng duy trì liên quan theo chu vi với thành động mạch chủ.

Hình ảnh bệnh lý ↵

Tài liệu tham khảo

* Multidetector CT of Thoracic Aortic Aneurysms – Prachi P. Agarwal, MD, Aamer Chughtai, MD
* Phồng động mạch chủ – PGS.TS Nguyễn Hữu Ước
* 
Emerging Concepts in Intramural Hematoma Imaging – Susan E. Gutschow, MD, Christopher M. Walker, MD
* 
Penetrating Atherosclerotic Ulcer of the Aorta: Imaging Features and Disease Concept – Hideyuki Hayashi, MD, Yohjiro Matsuoka, MD
* Acute aortic syndrome: differential diagnosis in the emergency department – . J. Delgado Moraleda, R. M. Piqueras Olmeda, Y. Ochoa
* Red alert: the radiologist role in aortic emergencies – A. Mesquita, P. Maximiano, R. Cordeiro
* The importance of the Angio-CT in the evaluation of Acute Aortic Pathology – A. B. Barba Arce, E. herrera romero, Y. Lamprecht
* CT imaging of non traumatic aortic emergencies: acute aortic syndrome and beyond – R. Gautam, O. GOMEZ, V. R. Tatco
* Acute aortic syndrome and non-traumatic aortic emergencies: what the radiologist should know – A. Moreira, I. Portugal, A. Carvalho
* Pitfalls in the Diagnosis of Thoracic Aortic Dissection at CT Angiography – P Batra, B Bigoni, J Manning
* Don’t overlook the thoracic aorta – a guide to a systematic approach – R. B. P. Prata, T. Neves, C. A. S. Ruano; Lisbon/PT
* Acute aortic syndrome: what radiologists should know – V. Gandileva
* Acute aortic syndrome: CT imaging features – S. Teixeira, F. Matos, P. G. J. Magalhaes, P. M. R. C. Patrão, A. Figueiredo, D. Silva; Viseu/PT
* Aortic Dissection and Other Acute Aortic Syndromes: Diagnostic Imaging Findings from Acute to Chronic Longitudinal Progression – Horacio Murillo

Xem thêm bài giảng

Đọc Phim XQ Ngực | Bài giảng CĐHA
Khối U Vùng Cổ | Bài giảng CĐHA
Bất Thường Bóng Tim | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Tim mạch

guest
guest
29 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
24/05/2023 1:50 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 24/5/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
06/04/2023 9:06 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 6/4/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
24/02/2023 9:31 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 24/2/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 4 5 6

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (441)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (637)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (878)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (355)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1435)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (530)

×

Thống Kê Website

  • » 354 Bài Giảng XQ-SA-CT-MRI
  • » 8921 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 144 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 6438 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 6755591 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN
Chia sẻ bài viếtGửi tới Email

Email sent!