I. Đại cương
– Là một trong những biến chứng của loét dạ dày – tá tràng. Tất cả mọi vị trí của ổ loét dạ dày-tá tràng, ở gần hay xa môn vị đều có thể gây hẹp môn vị tạm thời hay vĩnh viễn.
+ Ổ loét ở môn vị, gần môn vị gây nên hẹp tại chỗ. Đặc biệt ổ loét ở nằm ngay lỗ môn vị sẽ thể hiện hội chứng Reichman.
+ Loét tá tràng: loét xơ chai gây biến dạng, chít hẹp
+ Co thắt: có thể gây hẹp tạm thời hoặc vĩnh viễn
+ Viêm nhiễm phù nề hang vị và môn vị
II. Lâm sàng
1. Tiền sử
– Triệu chứng của loét dạ dày – tá tràng tiến triển nhiều năm
– Hội chứng Reichman: hẹp môn vị cấp tính, đau sớm, dữ dội, tăng nhanh. Nôn nhiều.
2. Giai đoạn đầu
* Lâm sàng
– Đau sau bữa ăn
– Nôn hoặc không, đầy bụng.
* Nội soi:
– Dạ dày ứ đọng nhẹ
– Môn vị phù nề, lỗ môn vị co thắt
– Ổ loét bờ gồ cao, đáy sâu, lớp niêm mạc nề đỏ
3. Giai đoạn tiến triển
* Lâm sàng
– Đau bụng muộn 2-3h sau ăn, từng cơn liên tiếp nhau
– Nôn ngày càng nhiều, nước ứ đọng màu xanh và thức ăn cũ. Nôn được thì hết đau.
– Toàn thân: da xanh, khô, mất nước.
– Khám thực thể:
+ Óc ách lúc đói: lắc bụng buổi sáng sớm, khi chưa ăn uống.
+ Sóng nhu động: xuất hiện từng đợt, bắt đầu từ dưới sườn trái -> phía phải vùng môn vị
+ Dấu hiệu Buverret: đặt tay vùng trên rốn thấy căng từng lúc, bụng dưới lép kẹp. Bụng lõm lòng thuyền.
* Nội soi
– Dạ dày ứ đọng, nhiều dịch và cặn thức ăn cũ
– Hang môn vị phù nề
– Lỗ môn vị thắt nhỏ
– Nếu ổ loét sau hành tá tràng thì lỗ môn vị mở rộng, hánh tá tràng giãn mới tới chỗ hẹp.
3. Giai đoạn muộn
* Lâm sàng
– Đau liên tục nhưng nhẹ hơn hoặc không đau
– Nôn ít hơn nhưng mỗi lần nôn số lượng nhiều hơn. Thức ăn cũ có thể sau 2-3 ngày, mùi thối.
– Toàn thân suy sụp rõ rệt: bệnh cảnh mất nước.
– Khám thực thể:
+ Dạ dày giãn to, quá mào chậu => chướng toàn ổ bụng
+ Dấu hiệu lắc óc ách lúc đói
+ Dạ dày mất trương lực, không co bóp.
* Nội soi:
– Dạ dày giãn to, ứ đọng nhiều dịch nâu
– Môn vị chít hẹp hoàn toàn
– Niêm mạc viêm phù nề
Tài liệu tham khảo
* Infantile Hypertrophic Pyloric Stenosis – Marta Hernanz-Schulman, MD
* Hypertrophic Pyloric Stenosis – everything a radiologist needs to know – J. C. Ruivo Rodrigues, B. Rodrigues, C. F. R. C. Ribeiro
* Value of combined pyloric muscle thickness and antropyloric distensibility in ultrasound diagnosis of hypertrophic pyloric stenosis – C. Valle, P. A. Bonaffini, G. C. Preziosa, M. Pace
* Practical approach to hypertrophic pyloric stenosis: technical considerations, imaging features and diagnostic pitfalls – C. Valle, P. A. Bonaffini, A. Barletta, G. C. Preziosa
* Infantile Hypertrophic Stenosis of the Pylorus: Tips and tricks for Radiology Residents – J. H. del Riego Ferrari, C. Serrano Burgos
* Ultrasound (US) examination of the pylorus in children – S. Cacaci, R. Inchingolo, V. Martinelli
* Role of upper GI series in children – L. Mohamed Rawash, M. Hatem Shalaby
* Hypertrophic pyloric stenosis: tips and tricks for ultrasound diagnosis – Sílvia Costa Dias, Sophie Swinson, Helena Torrão
* Pyloric stenosis: role of imaging – Marta Hernanz-Schulman
* Hypertrophic pyloric stenosis: tips and tricks for ultrasound diagnosis – Sílvia Costa Dias, Sophie Swinson, Helena Torrão
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/1/2024