Kén khí phổi (Pulmonary cyst) được định nghĩa là khoảng không gian chứa khí nằm trong nhu mô phổi, có thành dày < 4mm. Bệnh lý kén khí phổi được hình thành từ bong bóng khí, là một hình thái đặc biệt của "khí phế thũng", được định nghĩa là sự giãn nở bất thường và vĩnh viễn các khoảng khí tận cùng của các tiểu phế quản, mà nguồn gốc khí phế thũng là chủ yếu. Biểu hiện lâm sàng có hay không tùy thuộc vào mức độ tiến triển và kích thước của kén khí...
BỆNH LÝ HỆ HÔ HẤP
Giãn Phế Quản | Bài giảng CĐHA
Giãn phế quản (Bronchiectasis) là giãn không hồi phục một phần của cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường. Bình thường khẩu kính phế quản ngang với khẩu kính động mạch đi kèm. Trường hợp giãn phế quản, khẩu kính của phế quản sẽ lớn hơn động mạch đi kèm…
Di Căn Phổi | Bài giảng CĐHA
Di căn phổi (Pulmonary Metastases) là biểu hiện thường gặp của các u. Tần suất di căn phổi lên đến 20-54% ở các bệnh nhân tử vong do ung thư. Ung thư di căn đến phổi phần lớn theo tĩnh mạch hệ thống rồi qua động mạch phổi. Ngoài ra còn theo đường bạch mạch, xân lấn trực tiếp hoặc theo phế quản, khoang màng phổi…
Giãn Phế Nang | Bài giảng CĐHA
Bệnh khí phế thũng (Pulmonary Emphysema) đặc trưng bởi sự giãn lớn bất thường của các khoảng chứa khí phía xa các tiểu phế quản tận do hủy thành phế nang và mạng lưới các sợi đàn hồi , không có hình ảnh xơ hóa. Nguyên nhân do tổn thương các sợi đàn hồi gây hủy thành phế nang hoặc tắc nghẽn khí lưu thông…
Tắc Động Mạch Phổi | Bài giảng CĐHA
Tắc mạch phổi (Pulmonary Embolims) là hiện tượng tắc ít nhất một động mạch phổi hoặc nhánh động mạch phổi, thường do huyết khối từ tĩnh mạch sâu di chuyển lên. Đây là một bệnh khá thường gặp tuy nhiên khó chẩn đoán vì dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị phù hợp có tỷ lệ tử vong lên đến 30%.