• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Tiêu hóa » Bệnh Lý Lách | Bài giảng CĐHA *

Bệnh Lý Lách | Bài giảng CĐHA *

17/03/2025 ThS. Nguyễn Long 30 Bình luận  32776

Nội Dung Bài Giảng

  1. 1. Lách phụ
  2. 2. Nang lách
  3. 3. Apxe vi khuẩn
  4. 4. Vi apxe do nấm
  5. 5. Thương tổn do lao
  6. 6. U máu
  7. 7. Lymphoma lách
  8. 8. U mạch bạch huyết
  9. 9. U mô thừa
  10. 10. Di căn lách
  11. 11. Nhồi máu lách
  12. 12. Mô lách lạc chỗ
  13. 13. Hội chứng đa lách
  14. Tài liệu tham khảo

1. Lách phụ

– Lách phụ (Accessory spleen) là cấu trúc mô lách bình thường nhưng định vị bên ngoài lách chính, tỷ lệ lách phụ xuất hiện trong khoảng 16% các trường hợp chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
– Có thể nhầm với cấu trúc hạch hoặc có tỷ lệ tái sinh lách là lách phụ lớn ra sau khi khối lách chính đã được cắt bỏ.
– 80% lách phụ định vị ở vùng rốn lách, dây chằng dạ dày – lách, dây chằng lách – thận, đuôi tụy, mạc nối lớn, mạc treo ruột non, thành dạ dày hoặc ruột, bìu.
– Số lượng: 1 nốt (88%), 2 nốt (9%), > 2 nốt (3%).
– Kích thước: thay đổi từ 1mm đến vài cm, thường < 2.5cm.
– Thường hình tròn hoặc hình bầu dục, viền ngoài bởi bao mảnh có hồi âm tăng.
– Hồi âm giống hoàn toàn mô lách.
– Tỷ trọng và ngấm thuốc ~ nhu mô lách.
– Luôn luôn có hiện diện cầu nối giữa lách phụ và lách chính: là cuống mạch nối giữa lách phụ với động mạch lách.

Cắt lách sau chấn thương

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

2. Nang lách

* Phân loại:
– Nang nguyên phát (20%):
+ Nguồn gốc bẩm sinh.
+ Có biểu mô lót bên trong.
+ Nguyên nhân: di trú bất thường trung mô.
+ Thường người trẻ
– Nang thứ phát (80%):
+ Nang giả: nguồn gốc thứ phát, là các tổn thương nang mắc phải không có thành biểu mô thực sự: sau chấn thương (75%), nhồi máu lách, nang giả tụy.
+ Nhiễm trùng: nang sán chó.

* Nang thứ phát:
– Nang điển hình: cấu trúc hình tròn hoặc bầu dục, thành mỏng, bờ trơn láng đều, dịch bên trong nang đồng nhất và không tạo hồi âm, có tăng cường âm phía sau.
– Nang không điển hình: có thể méo mó, vôi hóa thành nang hoặc gờ nhỏ trên thành nang, hiện diện vách mỏng, dịch trong nang không đồng nhất với sự hiện diện hồi âm lắng cặn. Có thể dạng mô đặc trong trường hợp biến chứng chảy máu.

[gallery link="file" columns="4" ids="141315,13783,121172,121224,121117,121168,121189,121201,121202,121203,121226,186468"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="95596,95597,95598,95599"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="95601,95602,95603,95604"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="95606,95607,95608,95609,95610"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="95612,95613,95614,95615"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="95617,95618,95619,95620,95621"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="95623,95624,95625,95626"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="95629,95630,95631"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="95633,95634,95635,95636"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="95844,95845,95846,95847"]

* Nang hydatid
– Nguyên nhân chủ yếu do sán chó (Enchinococcus granulosus).
– Bệnh hydatid ở lá lách được báo cáo chiếm tới 4% các trường hợp bệnh hydatid ở bụng.
– Nang hydatid ở lá lách thường là đơn độc. Khi nang hydatid tăng kích thước, nó có thể dẫn đến sự chèn ép các mạch máu của lá lách, dẫn đến teo lách.
– Hình ảnh siêu âm phụ thuộc vào vị trí, giai đoạn phát triển.
+ Loại I: Nang đơn giản, không có cấu trúc bên trong hoặc phức tạp đáng kể.
+ Loại II: Nang phức tạp với các nang con. Loại IIA: Nang con tròn ở ngoại vi. Loại IIB: Nang con lớn, hình dạng không đều chiếm gần như toàn bộ nang mẹ. Loại IIC: Các khối tròn, đậm độ cao với vôi hóa rải rác và ít nang con.
+ Loại III: Nang chủ yếu bị vôi hóa (đã chết).
+ Loại IV: Nang có biến chứng, bao gồm vỡ (vào màng bụng hoặc khoang màng phổi) và nhiễm trùng thứ phát.

[gallery columns="2" link="file" ids="141322,121246"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="45506,45505,45504,45503,45502"]

* Nang biểu mô lách (Splenic epithelial cysts)
– Nang biểu mô lách, còn được gọi là nang biểu bì lách hoặc nang lách nguyên phát.
– Nguồn gốc bẩm sinh, là các “nang thực sự”, chúng có lớp lót biểu mô.
– Chiếm khoảng 20% các nang lách.
– Thường gặp ở nữ giới.
– Phát triển chậm và kích thước lúc phát hiện thường lớn (khoảng 10 cm).
– Thường đơn độc (80%).
– Có thể vôi hóa ngoại vi (10-15%).
– Tổn thương dạng nang, thành mỏng, ranh giới đều rõ, dịch trong nang không đồng nhất.

[gallery columns="5" link="file" ids="40290,40291,40294,40293,40298,40297,40296,40295,150628,150629"]

3. Apxe vi khuẩn

– Nguyên nhân:
+ Nhiễm trùng huyết toàn thân: phần lớn áp xe lách sinh mủ phát sinh do sự lan truyền qua đường máu của nhiễm trùng.
+ Thuyên tắc nhiễm trùng: thường xảy ra trong bối cảnh viêm nội tâm mạc với sùi van tim (van hai lá/van động mạch chủ).
+ Nhiễm trùng thứ phát: Tụ máu do chấn thương hoặc nhồi máu.
+ Các yếu tố nguy cơ thuận lợi khác: tiền sử phẫu thuật, nhiễm trùng ổ bụng, sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh ác tính hoặc rối loạn huyết học, chấn thương, bệnh tiểu đường, viêm tụy.
– Các tác nhân phổ biến: vi khuẩn Gram âm chiếm 55%, với tác nhân phổ biến nhất là Klebsiella pneumoniae.
– Triệu chứng chính: sốt (92%) rét run, đau ở vùng hạ sườn trái (77%), lách to. Tăng bạch cầu (66%), cấy máu dương tính.
– Đặc điểm hình ảnh siêu âm:
+ Số lượng có thể một hoặc nhiều ổ, cấu trúc dịch vỏ dày kèm tăng hồi âm, thành trong không đều, dịch bên trong cò hồi âm lợn cợn và không đồng nhất, có thể có mức dịch lắng đọng, đôi khi có hình ảnh khí ở phần cao tạo bóng lưng bẩn.
+ Với ổ apxe lớn sát mặt hoành có thể gây xuất tiết dịch khoang màng phổi.

[gallery link="file" columns="4" ids="141317,121170,95658,121110,121176,156925,160341,160342"]

– Đặc điểm cắt lớp vi tính:
+ Tổn thương hình tròn, kích thước 3-5cm.
+ Giảm tỷ trọng (20-40HU), dịch thường không đồng nhất.
+ Viền ngấm thuốc có thể có, nhưng không rõ ràng như apxe gan.
+ Bọt khí nội nang: mặc dù không phổ biến, nhưng rất đặc hiệu cho áp xe lách.
+ Hình ảnh nhiều ổ có thể xuất hiện như apxe gan nhưng ít phổ biến hơn ở áp xe lách.
+ Có thể lan đến vị trí dưới bao nhưng hiếm khi vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể.

[gallery link="file" columns="4" ids="150631,121222,186475,186476"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="95646,95647,95648,95649,95650"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="95653,95654,95655"]

4. Vi apxe do nấm

– Vi apxe do nấm thường xảy ra trong bối cảnh suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS hoặc các rối loạn huyết học.
– Các tác nhân phổ biến nhất bao gồm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus
* Đặc điểm siêu âm:
– Thường biểu hiện dưới dạng nhiều vi apxe rải rác trong nhu mô gan và lách.
– 4 hình thái tổn thương:
+ Nốt giảm âm đồng nhất, rải rác, kích thước 2-5mm: đây là biểu hiện phổ biến nhất, đại diện cho tình trạng xơ hóa trên vùng viêm trước đó.
+ Hình ảnh bánh xe trong bánh xe: viền giảm âm ở ngoại vi do xơ hóa, viền tăng âm bên trong là các tế bào viêm, vùng trung tâm giảm âm tương ứng với hoại tử hoặc mảnh vụn do nấm.
+ Hoặc hình ảnh “mắt bò”: viền giảm âm ngoại vi, trung tâm tăng âm. Kích thước tổn thường từ 1-4mm.
+ Có thể có các nốt tăng âm do mô sẹo hoặc vôi hóa.

DSC_15777_Xray.vn

* Đặc điểm cắt lớp vi tính:
+ N
hiều tổn thương nhỏ, chỉ vài milimet, giảm tỷ trọng.
+ Thường khó quan sát trên phim chụp trước tiêm và trong nhiều trường hợp, lách to có thể là phát hiện duy nhất trên hình ảnh.
+ Thường không có viền ngấm thuốc rõ sau tiêm.
+ Sau điều trị, có thể xuất hiện nhiều vôi hóa nhỏ trong lách.

[gallery link="file" ids="186479,186480,186481"]

5. Thương tổn do lao

– Bệnh cảnh lao toàn thân lan truyền theo đường máu dưới dạng tổn thương lao kê tạo những ổ vi apxe hoặc tạo ổ apxe lớn.
– Biểu hiện rất nhiều ổ giảm âm rải rác, kích thước to nhỏ khác nhau (< 1cm) hoặc có thể gặp dạng một ổ apxe lớn, lúc này rất khó phân biệt với apxe lách do vi khuẩn. Gan to, lách to lan tỏa.
– Bệnh tiến triển thường để lại những u hạt vôi hóa rải rác.

[gallery link="file" columns="4" ids="13788,13789,186485,186483"]

6. U máu

– U máu lách (Hemangioma) là những tổn thương hiếm gặp nhưng được coi là tổn thương khu trú phổ biến thứ hai sau nang lách đơn giản. Chúng là loại u lành tính nguyên phát phổ biến nhất ở lách.
– Tuổi thường gặp 30-50 tuổi.
– Phần lớn các u máu không có triệu chứng, nhưng nếu kích thước lớn, chúng có thể gây lách to và hiếm khi dẫn đến vỡ tự phát.
– U máu có thể xuất hiện nhiều nốt như một phần của bệnh lý u máu toàn thân, chẳng hạn trong hội chứng Klippel-Trenaunay-Weber.
– Đặc điểm cắt lớp vi tính:
+ Khối dạng đặc hoặc nang đồng nhất, có thể đơn độc hoặc nhiều khối.
+ Kích thước thường < 2cm.
+ Giảm tỷ trọng trước tiêm.
+ Có thể có vôi hóa dạng chấm nhỏ ở trung tâm hoặc dạng đường cong ở ngoại vi.
+ Ngấm thuốc dạng chấm nốt ở ngoại vi trong thì động mạch, ngấm dần vào trung tâm ở thì muộn.
+ Nốt nhỏ có thể ngấm thuốc đồng nhất thì động mạch, giữ thuốc thì muộn.
+ Hiếm gặp có biểu hiện không đồng nhất với thành phần nang và các khối lớn có thể có sẹo trung tâm hoặc hoại tử (tương tự u máu gan lớn).

[gallery link="file" columns="4" ids="186543,37987,121159,121193,121198,121236,150621,150622"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="108648,108649,108651,108652"]

– Đặc điểm siêu âm:
+ U máu lách có thể có nhiều hình ảnh siêu âm khác nhau tùy thuộc vào thành phần mô học của chúng (giảm âm, đồng âm hoặc tăng âm).
+ U máu mao mạch: khối dạng đặc, giới hạn rõ, hồi âm tăng mạnh, đồng nhất, có biểu hiện tăng cường âm phía sau, có thể gặp vôi hóa dạng nốt ở trung tâm hoặc dạng viền ở ngoại vi.
+ U mạch dạng hang: khối hỗn hợp, rải rác bên trong là những hốc dịch kích thước khác nhau, dịch có thể đồng nhất hoặc không, có thể có vôi hóa trong khối.
+ Doppler: 80% không thấy dòng chảy trong khối.

[gallery link="file" columns="4" ids="186492,186493,141319,141320"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="95586,95587,95588,95589"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="95591,95592,95593,95594"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="104413,104414,104415,104416"]

7. Lymphoma lách

– Là loại u ác tính hay gặp nhất gây tổn thương ở lách, phần lớn là tổn thương thứ phát, khoảng 33% bệnh nhân lymphoma có tổn thương ở lách.
– Thường là thứ phát trong bệnh cảnh lymphoma toàn thân. Lymphoma lách nguyên phát hiếm gặp hơn, chiếm khoảng 2% tất cả các trường hợp lymphoma. Chủ yếu là lymphoma không Hodgkin (NHL) với nguồn gốc từ tế bào B hoặc tế bào B lớn lan tỏa. Thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn so với lymphoma thứ phát.
– Lâm sàng: sốt, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân. Cả lymphoma lách nguyên phát và thứ phát đều có thể gây đau hạ sườn trái.
– Hình thái tổn thương: thâm nhiễm lan tỏa, dạng nhiều nốt và dạng khối đơn độc.

– Đặc điểm siêu âm:
+ Dạng thâm nhiễm lan tỏa:
lách tăng kích thước, có thể có nốt giảm âm < 1cm.
+ Dạng nhiều nốt: tổn thương dạng nhiều nốt giảm hồi âm, > 1cm, độ hồi âm giảm nhiều gần giống cấu trúc dịch nhưng không có hiện tượng tăng âm phía sau.
+ Dạng khối đơn độc: hồi âm hỗn hợp hoặc dạng hình bia với trung tâm tăng âm được bao quanh bởi vòng giảm âm.

[gallery link="file" columns="4" ids="121120,121258,121256,121150,141324,141325,141326,154209"]

* Đặc điểm cắt lớp vi tính:
– Thể thâm nhiễm lan toả.
+ Lách có thể trông hoàn toàn bình thường hoặc xuất hiện dạng giảm tỷ trọng lan tỏa với ngấm thuốc kém. Trên hình ảnh pha động mạch, có thể mất hình thái ngấm thuốc dạng sọc (moire pattern) đặc trưng. Kiểu này thường gặp nhất trong bệnh Hodgkin.
– Thể khối đơn độc.
– Thể nhiều khối:
+ Tổn thương đa ổ với kích thước từ 1-10cm.
+ Tổn thương dạng kê với vô số nốt nhỏ kích thước < 5mm.
– Các vùng tổn thương ở lách thường giảm tỷ trọng, ngấm thuốc kém trên và tương đối đồng nhất. Trường hợp hiếm các tổn thương có thể biểu hiện hoại tử hoặc thoái hóa dạng nang (thường xảy ra sau điều trị).
– Vôi hóa: hầu như không xuất hiện trước khi điều trị.
– Lách to: 30% các lách có kích thước bình thường vẫn có thể chứa khối u ở bệnh nhân lymphoma. Lách to nhất thường được quan sát trong lymphoma vùng rìa (marginal zone lymphoma).
– Hạch to:
+ Thường xuất hiện ở khoang phúc mạc hoặc sau phúc mạc.
+ Hạch to ở vùng rốn lách rất phổ biến trong lymphoma không Hodgkin (NHL) (59%), nhưng ít gặp trong bệnh Hodgkin.

[gallery link="file" columns="5" ids="121152,121183,121195,121121,121184,121181,150633,150634,156928,156929,157012,167067,186552,186553"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="13797,13798,13799"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="13800,13801,13802"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="95411,95412,95413,95414"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="95416,95417,95418,95419"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="95421,95422,95423,95424,95425,95426"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="95428,95429,95430,95431,95432"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="95434,95435,95436,95437,95438"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" ids="95440,95441,95442,95443,95444,95445"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="5" ids="95448,95449,95450,95451,95452"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" ids="95455,95456,95457,95458,95459,95460"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="5" ids="95462,95463,95464,95465,95466"]

=> Case lâm sàng 12:

[gallery link="file" columns="5" ids="95468,95469,95470,95471,95472"]

=> Case lâm sàng 13:

[gallery link="file" ids="95474,95475,95476,95477,95478,95479"]

=> Case lâm sàng 14:

[gallery link="file" ids="95481,95482,95483,95484,95485,95486"]

=> Case lâm sàng 15:

[gallery link="file" ids="95488,95489,95490,95491,95492,95493"]

8. U mạch bạch huyết

– U mạch bạch huyết (Lymphangioma) là các khối u lành tính hiếm gặp, tương ứng với sự giãn nở bất thường của các kênh bạch huyết, có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.
– Thường gặp ở trẻ em.
– Lymphangioma có thể xuất hiện đơn lẻ trên lách hoặc là một phần của bệnh lymphangiomatosis toàn thân.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tổn thương dạng nang thường nằm dưới bao lách, có nhiều vách ngăn hoặc không, thành mỏng.
+ Dịch trong nang đồng nhất hoặc lắng cặn.
+ Có thể vôi hóa ở thành, vách.
+ Sau tiêm có thể ngấm thuốc nhẹ thành nang.

[gallery link="file" columns="4" ids="37989,121164,121191,150626"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="2" link="file" ids="121228,121231"]

9. U mô thừa

– U mô thừa lách (Hamartoma) là các tổn thương rất hiếm gặp, thường được phát hiện tình cờ trên hình ảnh.
– Khối u được tạo thành từ các kênh mạch máu phát triển không đồng nhất, trộn lẫn với phần tủy đỏ hoặc tủy trắng của lách.
– Chúng thường đơn độc nhưng có thể xuất hiện dưới dạng nhiều nốt ở bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng củ hoặc hội chứng Wiskott-Aldrich.
– Chúng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Triệu chứng xảy ra do hiệu ứng khối khi chúng phát triển lớn.
– Đặc điểm siêu âm: hầu hết các u mô thừa của lách là khối đặc giảm âm nhưng có thể không đồng nhất do xuất huyết hoặc thoái hóa nang. Tăng sinh mạch trên Doppler.
– Đặc điểm cắt lớp vi tính: khối dạng đặc đồng/ giảm tỷ trọng nhẹ, có thể chứa thành phần nang, ngấm thuốc không đồng nhất sau tiêm. Các tổn thương lớn có thể có vùng giảm tỷ trọng (sẹo hoặc hoại tử) hoặc vôi hoá.

[gallery link="file" columns="4" ids="141330,37991,121161,150624"]

10. Di căn lách

– Lách là cơ quan ít có tổn thương di căn, tỷ lệ chỉ bằng 1/10 so với di căn gan.
– Tổn thương nguyên phát: vú (21%), phổi (18%), buồng trứng (8%), dạ dày (7%), u hắc tố (6%), tuyến tiền liệt (6%). Xâm lấn trực tiếp có thể xảy ra ở các loại ung thư dạ dày, đại tràng, tụy, tế bào thận, neuroblastoma, hoặc sarcoma ở khoang sau phúc mạc.
– Biểu hiện dạng nhiều nốt rải rác hoặc một khối đơn độc hoặc dạng thâm nhiễm lan tỏa.
– Thường nốt giảm âm nhưng cũng có thể tăng âm hoặc đồng âm.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Có thể đa ổ (~ 60%) hoặc đơn độc (~ 30%).
+ Hình ảnh giảm tỷ trọng: phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát, nhưng thường giảm tỷ trọng và có dạng đặc.
+ Tổn thương “dạng nang”: Một số trường hợp có thể xuất hiện giảm tỷ trọng đồng nhất, dễ nhầm với nang hoặc áp xe (gặp trong melanoma, ung thư biểu mô tuyến của vú, buồng trứng và nội mạc tử cung).
+ Hầu hết các di căn đến lách không vôi hóa, ngoại trừ ung thư đại tràng nhầy (mucinous colon cancer).
+ Gần như luôn có bằng chứng của bệnh lý di căn ở nơi khác, vì di căn đơn độc đến lách là cực kỳ hiếm.

[gallery link="file" columns="4" ids="13803,13804,13805,141328,121206,121208,121210,121212,156933,157660,186555,186556"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="95495,95496,95497,95498,95499"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="95501,95502,95503,95504"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="95512,95513,95514,95515,95516"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="95518,95519,95520,95521,95522"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="95524,95525,95526,95527,95528"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="95530,95531,95532,95533,95534"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="95536,95537,95538,95539,95540"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="2" ids="121238,121240"]

11. Nhồi máu lách

– Nhồi máu lách là kết quả của thiếu máu cục bộ ở lách và trong nhiều trường hợp không cần điều trị. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân của nhồi máu là rất quan trọng.
– Do những nhánh động mạch lách là nhánh tận, không có sự thông nối cũng như không có tuần hoàn bàng hệ nên khi xảy ra hiện tượng tắc nghẽn dễ hình thành ổ nhồi máu.
– Nguyên nhân:
+ Bệnh máu (thường gặp ở bệnh nhân trẻ): bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu.
+ Trạng thái tăng đông: đột biến yếu tố V Leiden
+ Tắc mạch (thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi hơn): viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc. không do vi khuẩn
+ Các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh mạch máu lách, biến thể giải phẫu, bệnh collagen mạch máu, viêm tụy, bệnh ác tính không liên quan đến huyết học, chấn thương, đè ép động mạch lách (khối u tụy)…
– Lâm sàng:
+ 40% bệnh nhân bị nhồi máu lách không có triệu chứng.
+ Đau hạ sườn trái: Đây là triệu chứng phổ biến nhất.
+ Triệu chứng toàn thân: Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng toàn thân như sốt và ớn lạnh.
+ Đau bụng lan tỏa: Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng này.
+ Đau lan tỏa vai trái: Do vị trí của lách nằm dưới cơ hoành trái, đau phản xạ tới vai trái cũng là một đặc điểm.
– Hình ảnh siêu âm: tùy thuộc giai đoạn phát triển tổn thương
+ Khu vực giảm âm hình nêm ở ngoại vi của lách. Hiếm khi có thể có hình dạng tròn hoặc không đều ở trung tâm của lách (không điển hình).
+ Giai đoạn cấp: ổ nhồi máu điển hình ở ngoại vi, thường có dạng chêm với đỉnh hướng về phía rốn lách, thương tổn thường giới hạn rõ tuy bờ không đều, hồi âm thường giảm, đôi khi không có hồi âm do dịch hóa.
+ Dấu hiệu dải sáng: các dải tăng âm hoặc có vạch kẻ trong khu vực nhồi máu có thể là dấu hiệu đặc hiệu của nhồi máu.
+ Doppler: dòng chảy giảm hoặc không có trong khu vực nhồi máu, mặc dù trong một số trường hợp có thể thấy mạch máu do tái tưới máu sau khi tan cục máu đông.
+ Giai đoạn sau: diến biến tạo xơ, sẹo, co rút làm tổn thương nhỏ dần, hồi âm không đồng nhất.

[gallery link="file" columns="4" ids="37642,37639,37640,37641,121112,121174,156764,156926"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="46220,46219,46221,46218"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="46227,46225,46224,46223,46222"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="95543,95544,95545,95546"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="95548,95549,95550,95551"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="95553,95554,95555,95556"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="95558,95559,95560,95561,95562"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="95564,95565,95566,95567,95569,95572"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="95574,95578,95579,95577"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" ids="151992,151993,151994"]

– Hình ảnh cắt lớp vi tính:
+ Giai đoạn tối cấp
: nhồi máu có thể khó (hoặc không thể) nhìn thấy mà không có cản quang tĩnh mạch, nhưng có thể thấy như một vùng giảm đậm độ nhẹ. Có thể cho thấy các vùng tăng tỷ trọng không đều, đại diện cho các vùng nhồi máu xuất huyết.
+ Giai đoạn cấp tính, bán cấp: tổn thương ngoại vi, giảm tỷ trọng, hình nêm với đỉnh hướng về phía rốn lách, sau tiêm ngấm thuốc không đều. Đánh giá tốt nhất ở thì tĩnh mạch để tránh nhầm lẫn với nhu mô lách ngấm thuốc không đều trong thì động mạch. Có thể nhồi máu 1 phần hoặc toàn bộ lách.
+ Giai đoạn mãn tính: nhồi máu có thể biến mất hoàn toàn, nhưng thường hơn là mất thể tích tiến triển do co rút xơ hóa của nhồi máu, với phì đại của mô lách bình thường xung quanh. Nếu nhồi máu dịch hóa, một tổn thương dạng nang có thể còn lại với đậm độ dịch ở trung tâm. Các vị trí của nhồi máu cũ có thể cho thấy vôi hóa.
+ Biến chứng (< 20%): sự hiện diện của dịch hoặc tụ máu xung quanh lách trong bối cảnh nhồi máu gợi ý vỡ lách (thường gặp nhất trong trường hợp nhồi máu lớn hoặc toàn bộ). Ổ tụ dịch khu trú, ngấm thuốc viền, có thể có khí bên trong => apxe lách.
+ Tổn thương nhồi máu lặp đi lặp lại trong bệnh hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến lách nhỏ, vôi hóa.

[gallery link="file" columns="5" ids="160177,153686,121148,121214,121220,167158,167732,186515,186516"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="46198,46197,46200,46199"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="46206,46207,46205,46204,46203"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery columns="5" link="file" ids="46215,46214,46213,46212,46211"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="51041,51042,51043,51044,51045"]

12. Mô lách lạc chỗ

– Mô lách lạc chỗ (Spnenosis) là sự gieo giắc của mô lách ở cả khoang trong và ngoài phúc mạc, thường gặp sau chấn thương lách hoặc phẫu thuật.
– Tỷ lệ 26-66% sau cắt lách do chấn thương.
– Vị trí phổ biến nhất là góc phần tư phía trên bên trái hoặc trong mạc treo, mạc nối hoặc phúc mạc. Hiếm gặp như vùng chậu, trong gan, tụy, thận và màng phổi trái – thường xảy ra sau chấn thương thương lách và vỡ cơ hoành bên trái.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Các nốt tròn hoặc bầu dục, bờ đều rõ, có mật độ đồng nhất và các đặc điểm ngấm thuốc tương tự như phần còn lại của lách.
+ Màng phổi trái: tương đối hiếm gặp, thường xảy ra do vỡ cơ hoành và vỡ lách đồng thời.
+ Ổ bụng: ở khoang bụng hoặc vùng chậu được cho là xảy ra ở khoảng 65% trường hợp vỡ lách. Các vị trí thường gặp nhất bao gồm mạc nối lớn, thanh mạc ruột non, phúc mạc thành và mặt dưới cơ hoành. Mặc dù lách vùng bụng thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể biểu hiện bằng xuất huyết, đau thứ phát do nhồi máu hoặc xoắn, hoặc tắc nghẽn đường ruột hoặc đường tiết niệu. Những mô lách này có thể bị nhầm lẫn với bệnh ác tính nguyên phát hoặc di căn, bao gồm ung thư hạch và cũng có thể bị nhầm lẫn với bệnh lạc nội mạc tử cung khối u buồng trứng.

[gallery link="file" columns="5" ids="168406,168407,168408,168436,168437,168438,168439,174665,174666,174667,174668,174669,174670,174671"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="168409,168410,168411,168412,168413,168414"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="168428,168429,168430,168431,168432"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="168442,168443,168444,168445,168446"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="168449,168450,168451,168452"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="168422,168423,168424,168425,168426"]

13. Hội chứng đa lách

– Hội chứng đa lách (Polysplenia), còn được gọi là đồng phân bên trái, trong đó có nhiều lách bẩm sinh.
– Thường gặp ở  nữ.
– Bất thường liên quan:
+ Tim bẩm sinh (>50%)
+ Bất thường dẫn lưu tĩnh mạch phổi (70%, PAPVR/TAPVR)
+ Tim bên phải (37%)
+ Xoay ruột (80%), rò khí quản – thực quản, không có túi mật, tụy nhẫn – thiểu sản tụy.
+ Nang thận, không có thận
+ Bất thường tĩnh mạch chủ dưới, bất thường tĩnh mạch cửa…
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Nhiều lách nhỏ ở góc phần tư trên bên phải hoặc bên trái.
+ Không thấy lách bình thường tại vị trí hố lách.
+ Bất thường liên quan.

[gallery columns="4" link="file" ids="186538,186539,186537,186536"]

Tài liệu tham khảo

* A diagnostic approach to splenic lesions – Daniel Thut, DO; Sara Smolinski, MD
* Ultrasonographic findings and differentiation of benign and malignant focal splenic lesions – Y L Wan, Y C Cheung, K W Lui
* Revisited ultrasound of the spleen: common and uncommon findings – J. Amorim, I. Ferreira, M. Certo, M. Ribeiro; Porto/PT
* Extranodal lymphoma in the abdomen: Spectrum of imaging findings – N. Bystrická, H. Poláková, J. Sykora; Bratislava/SK
* Spleen ultrasound – radiologic pathologic correlation – I. Ferreira, A. B. Ramos, S. Magalhães
* A Neglected Organ: Spleen – N. Köse, M. Atalar, B. S. Seker
* Spleen – the forgotten organ – Abreu, L. A. Ferreira, C. M. Oliveira
* Splenic Emergencies: value of US exploration for the diagnosis – F. Iacobellis, M. Di Serafino, A. Borzelli
* Imaging findings in categorized splenic lesions ;usual and unusual pathologies – I. Gülmez, I. Caymaz; Istanbul/TR
* Splenic findings revised – A. Vilaça, J. Pinto, A. Reis, I. Vidal, R. Cardoso; Santa Maria da Feira/PT
* The role of Computer Tomography in the differential diagnosis of focal splenic lesions – C. Alì, R. Cannella, D. Giambelluca
* The role of radiologist in the work-up of splenic cystic lesions – D. Vrzel, K. Vukovic; Maribor/SI
* Focal splenic lesions: Role of US, CT and MR imaging in their detection and characterisation – I. Delgado Alvarez, J. Puig, A. Malet
* Radiology Illustrated Hepatobiliary and Pancreatic Radiology – Byung Ihn Choi
* CT and MRI of the Whole Body, 6e – John R. Haaga, MD
* Splenosis: Consider the diagnosis if unusual abdominal mass and absent spleen – N. Ali
* CT of Splenosis: Patterns and Pitfalls – Spencer T. Lake, Pamela T. Johnson, Satomi Kawamoto

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Tiếp Cận Chẩn Đoán U Gan I Bài giảng CĐHA
Hướng Dẫn Đọc Phim XQ Bụng | Bài giảng CĐHA
U Phân | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Tiêu hóa

guest
guest
30 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
14/03/2025 11:38 chiều

Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 14/3/2025

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
05/03/2024 9:22 chiều

Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/3/2024

Trả lời ↵
0918016311
0918016311
Thành viên
06/01/2024 10:26 sáng

Cảm ơn tác giả.

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
Trả lời  0918016311
07/01/2024 9:39 chiều

# Cảm ơn nhận xét của bạn !

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
22/06/2023 11:30 chiều

Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/6/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
07/06/2023 8:32 chiều

Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 7/6/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 3 4 5 6 Trang sau »

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12654 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8478 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 876 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN