I. Giải phẫu
1. Giải phẫu x-quang
– Tư thế chụp thẳng sau trước (PA): chỉ thấy các bờ phía ngoài của tim
+ Tâm nhĩ trái (Left atrium): cấu trúc nằm sau nhất, nhận máu từ các tĩnh mạch phổi (chạy gần như theo phương ngang, hướng về tâm nhĩ trái). Tiểu nhĩ trái (hình máu tím) đôi khi có thể biểu hiện là 1 phần nhỏ lồi ra, ngay dưới thân động mạch phổi trái. Giãn nhĩ trái trên phim chụp thẳng biểu hiện lồi bờ tim trên – phải và góc tạo bởi phế quản gốc 2 bên (góc carina) là góc tù / Trên phim nghiêng thấy lồi ra của bờ tim sau trên.
+ Tâm nhĩ phải (Right atrium): nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Giãn nhĩ phải sẽ gây lồi bờ tim phải.
+ Tâm thất trái (Left ventricle): nằm ở bên trái và ở phía sau so với tâm thất phải. Giãn thất trái sẽ biểu hiện lồi bờ tim trái / Trên phim nghiêng thấy lồi bờ tim sau dưới.
+ Tâm thất phải (Right ventricle): nằm ở trước nhất và nằm sau xương ức. Giãn thất phải sẽ biểu hiện lồi bờ tim trái.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Tư thế chụp nghiêng: * Tư thế thẳng * Tư thế nghiêng * Nguyên nhân * Đặc điểm hình ảnh => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Không chính xác khi: + Dị dạng lồng ngực, tim phổi mạn do chỉ số này đánh giá bề ngang tim, bỏ qua bề sau và bề cao của tim. * Nguyên nhân * Nguyên nhân * Hình ảnh tim phổi thẳng – Dấu hiệu bờ đôi bờ tim phải “Double density sign” – Dấu hiệu cung thứ 3 “third mogul sign” – Khoảng cách từ bờ bên phải của tâm nhĩ trái tới điểm giữa của phế quản gốc bên trái > 7 cm => Case lâm sàng 1: * Hình ảnh tim phổi nghiêng + Mất khoảng sáng sau tim => Case lâm sàng 1: + Nếu chụp thực quản cản quang: thực quản bị đè ép ở 1/3 giữa => Case lâm sàng 1: * Nguyên nhân: * Đặc điểm hình ảnh – Khi nhĩ phải giãn: chiều cao cung nhĩ phải > 50% chiều cao bóng tim – quai động mạch chủ và khoảng cách từ bờ nhĩ phải tới đường giữa > 5.5cm. – Dấu hiệu không đặc hiệu: gan to đẩy vòm hoành phải cao, tĩnh mạch chủ trên giãn, quai Azygos giãn > 7mm. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: * Nguyên nhân * Hình ảnh tư thế thẳng – Bóng tim to. – Giai đoạn muộn: giãn thất trái => mỏm tim dịch chuyển ra ngoài, xuống dưới. * Hình ảnh tư thế nghiêng – Dịch chuyển đường bờ thất trái ra sau => Che lấp khoảng sáng sau tim. * Nguyên nhân * Hình ảnh tư thế thẳng – Bóng tim có thể không to do thất phải ở phía trước và dưới nên khi to khó nhận biết. * Tư thế nghiêng – Mất khoảng sáng trước tim.
+ Tâm nhĩ trái (Left atrium): tạo lên bờ tim sau – trên. Giãn nhĩ trái => lồi bờ tim sau – trên.
+ Tâm thất trái (Left ventricle): tạo lên bờ tim sau – dưới. Giãn nhĩ trái => dịch chuyển bờ tim về phìa sau.
+ Tâm thất phải (Right ventricle): nằm ở phía dưới khoảng sáng sau xương ức. Lớn thất phải => làm mờ khoảng sáng sau xương ức.
2. Giải phẫu CLVT
[gallery columns="5" link="file" ids="72341,72342,72343,72344,72345,72346,72347,72348,72349,72350,72351,72352,72353,72354,72355,72356,72357,72358"]
II. Chẩn đoán hình ảnh
1. Bóng tim to
– Suy tim
– Bệnh van tim
– Tràn dịch màng ngoài tim
– Bệnh tim bẩm sinh
– Bệnh cơ tim
– Đánh giá chỉ số tim ngực (Cardiothoracic ratio): là tỷ lệ giữa đường kính ngang lớn nhất của tim / Đường kính trong lớn nhất lồng ngực.
+ Trẻ em và người lớn: < 0.5
+ Trẻ sơ sinh: ≤ 0.6
+ Sự chồng lấn của bóng tuyến ức.
+ Chụp tư thế trước sau (AP): bóng tim tăng kích thước 10%.
+ Khi thất trái dãn: mỏm tim chúc xuống => xác định chính xác vị trí xa nhất bờ trái tim.2. Bóng tim nhỏ
– Khí phế thũng
– Tim phổi mạn3. Giãn nhĩ trái
– Bệnh van tim: hẹp, hở van 2 lá.
– Suy tim
+ Giai đoạn 1: hình bờ đôi nhĩ trái nằm trong, nhĩ phải nằm ngoài.
+ Giai đoạn 2: hai bờ nhĩ phải và nhĩ trái cắt nhau
+ Giai đoạn 3: hai bờ song song, nhĩ trái nằm ngoài, nhĩ phải nằm trong.
+ Bình thường bờ tim trái ở ngay dưới cung động mạch phổi (phẳng hoặc lõm nhẹ) => 2 cung.
+ Khi tiểu nhĩ trái giãn > lồi sang bờ trái tim => cung thứ 3.
+ Nguyên nhân khác: phình thất trái / nang màng tim / phình ĐM vành / u trung thất
– Phế quản chính trái đẩy cao
– Góc Carina > 90 độ (Bình thường < 70 độ).
+ Khí quản gốc bên trái bị đẩy lên cao, nằm ngang tạo hình ảnh => Dấu chân bước “Walking man sign”.4. Giãn nhĩ phải
– Tăng áp thất phải: tăng áp động mạch phổi
– Hẹp, hở van 3 lá.
– Bệnh tim bẩm sinh: Ebstein
– Tim phổi mạn
– Thông liên nhĩ
– Bệnh cơ tim giãn
– Bình thường chiều cao cung nhĩ phải < 50% chiều cao bóng tim – quai động mạch chủ.
– Khoảng cách bờ nhĩ phải tới đường giữa < 5.5cm.5. Giãn thất trái
– Tăng áp lực: tăng huyết áp, hẹp ĐM chủ
– Tăng lưu lượng: hở van ĐM chủ, hở van 2 lá
– Bất thường thành buồng tim: phình thất trái, bệnh cơ tim phì đại
– Giai đoạn sớm: dày thất trái => cung dưới trái tròn hay mỏm tim tròn => Dấu hiệu “Shmoo sign”.
– Dấu hiệu Hoffman-Rigler:
+ Từ vị trí giao nhau của tĩnh mạch chủ dưới và thành sau thất trái 2cm kẻ 1 đường song song với mặt phẳng thân đốt sống. Nếu khoảng cách này > 1.8cm => thất trái giãn.
+ Từ vị trí giao nhau của tĩnh mạch chủ dưới và thành sau thất trái kẻ 1 đường thẳng xuống vòm hoành trái. Nếu khoảng cách này < 0.75cm => thất trái giãn.6. Giãn thất phải
– Hẹp van động mạch phổi
– Tăng áp động mạch phổi
– Thông liên nhĩ (ASD), thông liên thất (VSD)
– Hở van 3 lá
– Bệnh cơ tim giãn
– Tứ chứng Fallot
– Thất trái giãn => Mỏm tim nâng lên cao.
– Giãn chóp động mạch phổi, cung giữa trái nổi rõ.
– Xóa góc lõm cung giữa trái: tiểu nhĩ trái dịch chuyển qua trái tạo nên một phần bờ trái tim.
– Rốn phổi có thể giãn to trong trường hợp tăng áp ĐM phổi hoặc teo nhỏ trong trường hợp hẹp ĐM phổi bẩm sinh.
– Dấu hiệu kèm theo: nhĩ trái giãn (trường hợp hẹp van 2 lá), vòm hoành phải nâng cao.
– Đường viền tim phía trước tiếp xúc > 1/3 chiều dài xương ức.
Tài liệu tham khảo
* Heart Size, Overall Configuration, and Specific Chamber Enlargement – Bilgen Coskun, Sergin Akpek, Fikret Dogulu
* Going beyond Cardiomegaly: Evaluation of Cardiac Chamber Enlargement at Non–Electrocardiographically Gated Multidetector CT: Current Techniques, Limitations, and Clinical Implications – Partha Hota , Scott Simpson
* Some Pitfalls in the Evaluation of Cardiac Chamber Enlargement on Chest Roentgenograms – Robert E. Dinsmore, Derek J. Goodman, Charles A. Sanders
* Identifying Cardiac Enlargement on an AP Chest Radiograph – Josi Herren
* Is there any diagnostic value of anteroposterior chest radiography in predicting cardiac chamber enlargement? – Hakan Sahin, Divya N Chowdhry, Andrew Olsen
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/2/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 17/12/2021
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 14/12/2021
# Cập nhật nội dung bài viết 5/8/2019