I. Đại cương
– Viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thương cấp tính ở tuỷ sống, có thể tổn thương chất trắng hay chất xám của tuỷ sống hoặc toàn bộ ở một đoạn tuỷ hay vài đoạn kế cận nhau.
– Thuật ngữ chuyên biệt khác được sử dụng để chỉ ra chính xác hơn sự phân bố của quá trình viêm:
+ Tổn thương giới hạn ở chất xám là viêm tuỷ xám (poliomyelitis).
+ Tổn thương ở chất trắng là viêm tuỷ trắng (leucomyelitis).
+ Toàn bộ khu vực cắt ngang của tuỷ đều bị tổn thương được gọi là viêm tuỷ ngang (myelitis transversa).
+ Tổn thương ở nhiều nơi và lan rộng quá phạm vi chiều dài của tủy là viêm tuỷ rải rác (difuse hoặc disseminated).
+ Thuật ngữ Meningomyelitis là sự phối hợp của viêm màng tuỷ và tuỷ sống.
+ Tổn thương phối hợp viêm tuỷ sống với viêm dây thần kinh thị giác, gọi là viêm tuỷ thị thần kinh (Optico myelitis).
+ Các dạng bệnh lý viêm tuỷ cấp còn có thể phối hợp một số ổ viêm đồng thời có ở tuỷ sống và ở trong não, gọi là viêm não tuỷ cấp tính (Encephalomyelitis acute).
+ Có thể phối hợp viêm tuỷ với viêm dây thần kinh tuỷ sống (Myeloradiculiis).
+ Một dạng viêm tuỷ đặc biệt khác như viêm tuỷ leo (liệt leo Landry).
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Viêm tủy cắt ngang có thể là 1 biểu hiện của đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS). – Đặc điểm hình ảnh: + Trên lát cắt ngang: hình tròn hoặc hình nêm với đỉnh về trung tâm tủy, diện tích tổn thương < 1/2 diện tích mặt cắt ngang của tủy, vị trí chủ yếu phía sau và bên tủy. + Có thể gặp tổn thương ở phía trước. + Sau tiêm có thể ngấm thuốc hoặc không, đôi khi dạng giả u. + Có thể teo tủy khu trú trong tổn thương mạn tính. + Hiếm gặp tổn thương tủy có thể lan tỏa kéo dài tương tự viêm tủy cắt ngang hoặc giả u. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Viêm tủy thị thần kinh (Neuromyelitis Optica – NMO) còn gọi là bệnh Devic, là một thể đặc biệt của viêm tủy ngang cấp, biểu hiện viêm kết hợp dây thần kinh thị giác với viêm tủy ngang. – Viêm não tuỷ rải rác cấp tínhh (Acute Disseminated Encephalomyelitis – ADEM) là bệnh của hệ thần kinh trung ương với biểu hiện viêm cấp tính, mất myelin rải rác ở não, tiểu não và tủy sống. Bệnh đặc trưng bởi các thiếu sót thần kinh và bằng chứng tổn thương mất myelin nhiều ổ trên phim chụp cộng hưởng từ. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Hình ảnh MRI cột sống: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Viêm tủy cắt ngang, còn được gọi là viêm tủy ngang cấp tính, là một tình trạng viêm ảnh hưởng đến cả hai nửa (trước và sau) của tủy sống và liên quan đến rối loạn chức năng vận động, cảm giác và tự động tiến triển nhanh chóng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: => Apxe tủy sống: => Case lâm sàng 1: => Nhồi máu tủy sống: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Viêm tủy trong bệnh Lupus chiếm khoảng 3%, hay gặp ở nữ. 1/2 trường hợp biểu hiện tủy là khởi đầu của bệnh. => Case lâm sàng 1: – Biến chứng thần kinh của bệnh Lyme (bệnh xoắn trùng truyền bởi ve đốt), hiếm gặp (17%) và khởi phát muộn so với tổn thương xuất hiện tại da (đỏ mạn tính di trú) và ở khớp. – Virus hay gặp: varicella zoster, Herpes, virus bại liệt, HIV. – Herpes: tổn thương có thể dạng mảng, tăng tín hiệu trên T2W, vị trí phía bên hoặc sau bên so với chỗ ra của rễ sau hoặc lan rộng hơn một nửa tủy trên lát cắt ngang. Tổn thương lan rộng tối đa theo chiều cao là hai đốt tủy. – Virus bại liệt: tổn thương chất xám sừng trước của tủy, làm phồng tủy và tăng tín hiệu trên T2W. – Virus HIV: * Sán lợn (Cysticercosis) – Tổn thương tủy và màng tủy chiếm dưới 5% các trường hợp tổn thương hệ thần kinh trung ương. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: * Viêm rễ tủy do sán – Tổn thương hệ thần kinh trung ương do sán Schistosoma Mansoni, Haematobium hoặc Japonicum. * Toxocarose – Hay gặp tổn thương ở gan, phổi, mắt do di cư ấu trùng vào tạng. – Rất hiếm gặp, chiếm 2% tổn thương hệ thần kinh trung ương do mạch tủy có đường kính rất nhỏ và hướng đi gấp vuông làm giảm khả năng di chuyển huyết khối vi khuẩn. => Case lâm sàng 1: – Viêm tủy do lao thường xảy ra thứ phát của viêm màng não do hoặc từ các ổ lân cận của lao đốt sống. – Tổn thương tủy có triệu chứng gặp trong 0.3% bệnh u hạt hệ thống và < 10% các trường hợp u hạt hệ thần kinh trung ương (Neurosarcoidosis). => Case lâm sàng 1:II. Viêm tủy vô trùng
1. Đa xơ cứng
– Tổn thương tủy ổn định trong quá trình bệnh và đôi khi tạo nên triệu chứng.
– Biểu hiện lâm sàng: hội chứng Brown-Sequard, tổn thương cột sau với dấu hiệu Lhermitte (dị cảm chạy dọc xuống cột sống thường đến chân khi vận động, điển hình tổn thương mất myelin cột sau tủy cổ), hội chứng liệt kiểu tiến triển với nhiều hình thái.
+ Nhiều tổn thương tăng tín hiệu, vị trí hay gặp tủy cổ hơn là đoạn ngực và nón tủy. Khi tổn thương chỉ đơn độc và nghi ngờ MS thì chụp lai sau 6–8 tuần (điều trị corticosteroids) thì sẽ giảm kích thước.
+ Chiều dài tổn thương ngắn ≤ 2 chiều cao thân đốt sống.
+ Hình bầu dục theo trục đứng dọc, ngoại vi và không đối xứng.
+ Tổn thương đơn độc hoặc đa ổ: các tổn thương lớn hơn được hình thành do sự hợp nhất của các mảng nhỏ hơn.
+ T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu.
+ T2W: tăng tín hiệu rời rạc không rõ.
+ STIR: tăng tín hiệu
+ DWI: điển hình hạn chế khuếch tán
+ Gado: ngấm thuốc đồng nhất, dạng vòng hoặc dạng nốt trong giai đoạn bán cấp / cấp tính. Không ngấm thuốc trong giai đoạn mãn tính.2. Viêm tủy thị thần kinh
– Bệnh được gây ra bởi một kháng thể tự miễn AQP4-IgG.
– Tổn thương bất cứ nơi nào của tủy sống, phổ biến nhất là tủy sống ngực. Thường không kèm theo tổn thương não ngoại trừ có thể tổn thương dưới đồi và hành não, quanh não thất.
– Tuổi trung bình khi xuất hiện triệu chứng là 41. Ưu thế ở nữ, tỷ lệ nữ/nam = 9/1.
– Lâm sàng: đặc trưng bởi viêm dây thần kinh thị giác hai bên (thường là hai bên, nhưng cũng có thể là một bên) và viêm tủy, dẫn đến mù lòa và liệt hai chi dưới. Mặc dù hai triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc, nhưng cũng không hiếm khi một triệu chứng xuất hiện trước triệu chứng kia đến vài tuần, hoặc xuất hiện riêng biệt như các biểu hiện lâm sàng độc lập. Ngoài ra, các hội chứng lâm sàng khác có thể xuất hiện:
+ Buồn nôn, nôn mạn tính. Nấc kéo dài.
+ Hội chứng thân não
+ Chứng ngủ rũ, rối loạn chức năng tự động: điều hoà nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim…
+ Hội chứng não
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Hình ảnh điển hình: viêm tủy cắt ngang kéo dài theo chiều dọc > 3 đoạn đốt sống, tăng tín hiệu trên T2W trong tủy sống + tăng cường ngấm thuốc dây thần kinh thị giác (85% trường hợp). Tổn thương ở não: chất trắng sâu, vùng quanh não thất, thể chai, các bó tháp, thân não, và tiểu não.
+ Thần kinh thị phình to nhẹ với ưu thế ở phía sau và chéo thị giác. Tăng tín hiệu trên T2W và xung xóa mỡ. Tăng cường ngấm thuốc sau tiêm.
+ Tổn thương tủy lan rộng kéo dài > 3 thân đốt sống, thường liên quan tủy trung tâm với sự tham gia chủ yếu của chất xám.
+ Thường gặp ở tuỷ cổ.
+ T1W: phì đại tủy sống hình thoi với đồng hoặc giảm tín hiệu trung tâm. Các lần chụp theo dõi có thể thấy teo tủy và giảm tín hiệu (giai đoạn mạn tính).
+ T2W/STIR: tăng tín hiệu tủy sống trung tâm với sự tham gia chủ yếu của chất xám. Có thể cho thấy tăng tín hiệu T2W không đồng nhất “tổn thương sáng loang lổ”.
+ DWI: hạn chế khuếch tán mức độ trung bình.
+ Gado: ngấm thuốc không đồng nhất (loang lổ) trong giai đoạn cấp tính / bán cấp.
+ Cần phân biệt với đa xơ cứng khi cũng có tổn thương viêm thị thần kinh và tổn thương tủy sống, tuy nhiên trong hội chứng Devic thường tổn thương tủy kèo dài > 3 thân đốt sống, trong đa xơ cứng tổn thương < 2 thân đốt sống.3. ADEM
– Tổn thương viêm các tế bào quanh mạch máu nhỏ, chủ yếu viêm các tế bào thần kinh đệm cùng với sự mất myelin.
– Bệnh thường xảy ra sau đợt nhiễm trùng hoặc tiêm chủng (93% trong vòng 3 tuần sau nhiễm trùng, 5% trong vòng 1 tháng sau tiêm chủng), do sự mất điều hòa miễn dịch hay sự đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể.
– Thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Độ tuổi trung bình là 5-8 tuổi nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
– Lâm sàng: sốt, đau đầu, giảm ý thức, co giật, yếu nửa người, liệt dây thần kinh sọ, rối loạn vận động, trầm cảm, loạn thần.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán: (International Pediatric Multiple Sclerosis Study Group – 2011):
+ Triệu chứng thần kinh đa dạng ở não hoặc/ và tủy sống, xuất hiện cấp tính hoặc bán cấp, có thể tự phát hoặc sau tiêm chủng hoặc nhiễm trùng toàn thân 1-3 tuần.
+ MRI sọ não hoặc/và tủy sống: tổn thương mới đa ổ tăng tín hiệu trên T2W và Flair.
+ Xét nghiệm máu và dịch não tủy không có biểu hiện của một đợt viêm cấp và không biểu hiện rối loạn chuyển hóa.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Các tổn thương có thể từ những đốm nhỏ đến các vùng dạng khối u, phân bố trong chất trắng trên lều hoặc dưới lều. Chất trắng sâu/dưới vỏ bị ảnh hưởng nhiều hơn chất trắng quanh não thất.
+ Hiệu ứng khối từ các tổn thương dạng khối u có thể không tương xứng với kích thước của chúng.
+ Các tổn thương thường đối xứng, nhưng không cân xứng.
+ Tổn thương chất xám dưới vỏ não: đặc biệt là đồi thị và thân não không phổ biến, nhưng nếu có sẽ hữu ích trong việc phân biệt với đa xơ cứng.
+ Tủy sống có thể thấy các tổn thương nội tủy hợp nhất với ngấm thuốc biến đổi, thấy trong 1/3 trường hợp.
+ Thường ít chảy máu
+ T1W: tổn thương giảm tín hiệu ranh giới rõ.
+ T2W/FLAIR: các vùng tăng tín hiệu với phù nề xung quanh.
+ DWI: thường không hạn chế khuếch tán hoặc hạn chế khuếch tán ngoại vi. Hạn chế khuếch tán => tiên lượng xấu.
+ Gado: sau tiêm ngấm thuốc dạng nốt, vòng, hoặc dạng vòng mở không liên tục (chữ C). Không loại trừ được chẩn đoán trong trường hợp không thấy ngấm thuốc.
+ Trên hình ảnh cột sống, các tổn thương của ADEM có thể không thể phân biệt được với các tổn thương của đa xơ cứng. Thường gặp hơn ở tủy ngực, có ranh giới kém (do phù nề lân cận) và lớn hơn ở mặt cắt ngang.
+ Tổn thương chất trắng tủy sống.
+ T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu khu trú và tăng nhẹ kích thước tủy sống.
+ T2W/ STIR: tăng tín hiệu đa ổ hình “ngọn lửa”
+ DWI: tổn thương cấp tính có thể hạn chế khuếch tán.
+ Gado: có thể không ngấm thuốc hoặc ngấm thuốc không đồng nhất, hình vòng, dạng nốt4. Viêm tủy cắt ngang
– Tỷ lệ mắc viêm tủy ngang cấp tính là 1-4 trường hợp trên một triệu người mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, với đỉnh điểm ở độ tuổi 10-19 và 30-39. Không có sự phân biệt về giới tính hoặc tiền sử gia đình, và thường không có tiền sử bất thường về thần kinh.
– Tổn thương hay gặp vị trí cột sống ngực, cột sống cổ.
– Lâm sàng: rất thay đổi nhưng thường tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng và dấu hiệu thường là hai bên và bao gồm:
+ Viêm tủy sống đoạn ngực: rối loạn vận động và cảm giác chi dưới. Những phản xạ ở chi dưới, phản xạ bụng vẫn còn nếu tổn thương nằm ở phía trên đoạn tủy ngực 8 (D8).
+ Viêm tủy sống đoạn cổ: rối loạn vận động xảy ra ở cả chi dưới và chi trên. Mới đầu, tất cả các phản xạ đều mất, sau đó lại xuất hiện lại ở chi dưới. Rối loạn cơ thắt khi có, khi không.
+ Viêm tủy sống đoạn thắt lưng và nón tận: liệt mềm các chi dưới, rối loạn các cơ thắt. Mất phản xạ bánh chè. Phản xạ gan bàn chân thường mất.
– Xét nghiệm dịch não tủy: không thay đổi đáng kể, một số có thể tăng protein (< 1g/l), bạch cầu đơn nhân tăng nhẹ (100 bc/mm3)
– Nguyên nhân:
+ Các bệnh lý viêm tự miễn của hệ thần kinh trung ương : bệnh đa xơ cứng rải rác, các rối loạn dạng viêm tủy thị thần kinh, viêm não tủy cấp tính lan tỏa (ADEM).
+ Các rối loạn viêm và tự miễn hệ thống: viêm cột sống dính khớp, hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis, bệnh Behcet.
+ Nguyên nhân nhiễm trùng: do các vi khuẩn, do virus, ký sinh trùng, nấm.
+ Hội chứng cận u và ung thư.
+ Viêm tủy cắt ngang vô căn.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ 40% trường hợp không có phát hiện trên MRI.
+ Tủy tăng nhẹ kích thước, tổn thương khu trú ≤ 2 thân đốt sống (gợi ý bệnh đa xơ cứng) hoặc kéo dài > 3,4 đoạn tủy sống (thường gặp). Thay đổi tín hiệu kéo dài theo chiều dọc liên quan đến viêm tủy thị thần kinh (NMO).
+ Diện tổn thương > 2/3 tiết diện tủy sống trên mặt cắt ngang.
+ T1W: tín hiệu trung gian hoặc giảm tín hiệu khu trú hoặc lan tỏa. Tăng tín hiệu nhẹ do xuất huyết điểm (hiếm gặp).
+ T2W/ STIR: tăng tín hiệu không rõ ràng, khu trú hoặc lan tỏa.
+ Gado: không ngấm thuốc trong tối đa 40-50% trường hợp hoặc ngấm thuốc lan tỏa, loang lổ, ngoại vi.
+ Teo tủy có thể xuất hiện ở giai đoạn mãn tính.
+ Tuỷ sống tăng kích thước.
+ Ổ tổn thương hình tròn hay thuôn dài hình bầu dục kích thước thay đổi, thường < 2cm.
+ Tuỷ sống mở rộng, giảm tín hiệu không rõ ràng trên T1W, ổ apxe giảm tín hiệu khu trú.
+ Tăng tín hiệu trên T2W và STIR vùng lõi apxe và phù nề xung quanh, tuỷ sống mở rộng. Vỏ bảo có thể có tín hiệu thấp.
+ Thường hạn chế khuếch tán trên DWI.
+ Sau tiêm ngấm thuốc dạng viền không đều.
– Nguyên nhân:
+ Vô căn (thường gặp nhất)
+ Xơ vữa mạch
+ Chấn thương
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tủy sống thường mở rộng.
+ Tăng tín hiệu trên T2W và DWI: giới hạn ở chất xám trung tâm hoặc có thể liên quan đến toàn bộ diện tích mặt cắt của tủy sống.
+ Gado: không ngấm thuốc hoặc ngấm thuốc (thường trong giai đoạn bán cấp).
+ Thân đốt sống có thể tăng tín hiệu nếu có nhồi máu.
+ Trong khoảng 50% trường hợp, MRI có thể âm tính trong 24 giờ đầu tiên.5. Viêm tủy do tự miễn
– Hình ảnh có thể bình thường trong 30% trường hợp.
– Vị trí hay gặp là đoạn tủy cổ, lưng – thắt lưng.
– Đoạn tủy tổn thương dài, phình to giai đoạn cấp và tăng tín hiệu.
– Giai đoạn muộn có thể dẫn tới teo tủy.
– Tổn thương thoái triển sau điều trị.III. Viêm tủy nhiễm trùng
1. Neuroborrelliose
– Chẩn đoán xác định khi phát hiện kháng thể kháng Borrelia burgdorferi trong máu và chủ yếu tổng hợp trong dịch não tủy.
– Đặc điểm hình ảnh: tổn thương viêm rễ – tủy thần kinh, ngấm thuốc rễ thần kinh đoạn trong ống màng cứng, tăng tín hiệu tủy trên T2W và ngấm thuốc sau tiêm.2. Viêm tủy virus
– Varicella zoster: hiếm gặp do hoạt hóa virus ẩn trong hạch thần kinh cảm giác lan theo rễ cảm giác sau và cột tủy. Tăng tín hiệu tủy không đối xứng, phía sau bên, so với rễ sau thì ít nhiều lan rộng ra trước và sang bên đối diện. Sau tiêm có thể thấy ngấm thuốc rễ và tổn thương tủy.
+ Vị trí: Ngực > cổ. Tủy sống ngực giữa đến thấp.
+ Thường teo tuỷ sống.
+ T1W: tín hiệu có thể bình thường.
+ T2W: tín hiệu có thể bình thường hoặc tăng tín hiệu lan toả, hoặc tăng tín hiệu đối xứng liên quan đến cột sau.
+ Có thể ngấm thuốc sau tiêm.3. Viêm tủy ký sinh trùng
– Tổn thương khoang dưới nhện trong ống sống là do di chuyển của các nang trong khoang màng não nội sọ có thể gây chèn ép tủy và các rễ vùng đuôi ngựa.
– Tổn thương tủy ngực-thắt lưng hay gặp hơn đoạn cổ.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tổn thương khoang dưới nhện trong ống sống là do di chuyển của các nang trong khoang màng não nội sọ có thể gây chèn ép tủy và các rễ vùng đuôi ngựa.
+ Thường biểu hiện lan tỏa dạng nang, tăng tín hiệu trên T2W, giảm tín hiệu trên T1W, vị trí khoang dưới nhện hoặc trong tuỷ.
+ Kích thước nang thay đổi (5-20 mm) và các nang chứa đầu sán có kích thước từ 1-4 mm.
+ Hiệu ứng khối với tuỷ sống (phù nề), đè đẩy chùm đuôi ngựa liền kề.
+ Hạn chế khuếch tán trên DWI trong giai đoạn nang keo.
+ Sau tiêm ngấm thuốc thành nang.
– Hiếm gặp, chẩn đoán đặt ra trên bệnh nhân trẻ đi vào vùng dịch tễ (Mỹ La Tinh, châu Phi, châu Á), biển hiện đau lưng lan theo rễ thần kinh, liệt chi dưới tiến triển nhanh và rối loạn cơ tròn.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ T1W: tuỷ sống, rễ tuỷ mở rộng.
+ T2W: tăng tín hiệu lan toả trong tuỷ sống qua nhiều đoạn.
+ Gado: tăng cường ngấm thuốc không đồng nhất, dạng dải hoặc nốt, có thể kéo dài qua nhiều đoạn.
– Rất hiếm gặp tổn thương ở não và tủy sống.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tổn thương chủ yếu ở vùng sau bên hoặc phía sau.
+ Tăng tín hiệu trên T2W ở trung tâm và lan tỏa trên mặt phẳng axial hoặc tăng tín hiệu hình nêm.4. Viêm tủy vi khuẩn
– Ưu thế ở nữ, tỷ lệ nữ/nam = 3/1
– Tuổi hay gặp < 40 tuổi.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Tuỷ sống tăng kích thước.
+ Ổ tổn thương hình tròn hay thuôn dài hình bầu dục kích thước thay đổi, thường < 2cm.
+ Tuỷ sống mở rộng, giảm tín hiệu không rõ ràng trên T1W, ổ apxe giảm tín hiệu khu trú.
+ Tăng tín hiệu trên T2W và STIR vùng lõi apxe và phù nề xung quanh, tuỷ sống mở rộng. Vỏ bảo có thể có tín hiệu thấp.
+ Thường hạn chế khuếch tán trên DWI.
+ Sau tiêm ngấm thuốc dạng viền không đều.5. Viêm tủy do lao
– Dạng tổn thương chính là viêm màng nhện, dính và làm mất phân biệt cấu trúc rễ thần kinh trên T1W, sau tiêm ngấm thuốc dạng dải hoặc dạng nốt bề mặt tủy sống hoặc rễ thần kinh.IV. Viêm tủy u hạt
– Chẩn đoán đặt ra khi có sự không tương xứng giữa lâm sàng rất mờ nhạt so với tổn thương rất nhiều trên hình ảnh.
– Đặc điểm hình ảnh: tổn thương trên đoạn dài tủy lưng – thắt lưng, diện tổn thương trên nửa tủy, tủy phình to, ngấm thuốc màng mềm dạng nốt.
Tài liệu tham khảo
* Hình ảnh cộng hưởng từ bệnh lý tủy sống – GS.TS Phạm Minh Thông, PGS.TS Vũ Đăng Lưu
* Spine: Myelopathy – Majda Thurnher and Robin Smithuis
* MRI Predictors of Recurrence and Outcome after Acute Transverse Myelitis of Unidentified Etiology – E. Bulut, T. Shoemaker, J. Karakaya, D.M. Ray
* Lyme Neuroborreliosis: Manifestations of a Rapidly Emerging Zoonosis – P. Hildenbrand, D.E. Craven, R. Jones and P. Nemeskal
* MR imaging findings in neuro-Lyme disease – M. D. M. Cordon Holzknecht, E. Salvado, A. Samitier Pastor
* Imaging in Lyme neuroborreliosis – Elisabeth S. LindlandEmail authorAnne Marit SolheimSilje Andreassen
* MRI of the spinal cord: How to make the correct diagnosis of non-traumatic medullar pathology – M. Vidal, B. Asenjo, A. del Toro
* Revisiting Neuromyelitis Optica – a primer for the radiology resident – R. S. O. D. P. Furtado, E. K. U. N. Fonseca, M. Dalaqua
* Magnetic resonance imaging of spinal cord lesions: A pictorial review – M. Gaha1, B. Zarrouk, H. chahbeni
* Transverse myelitis revisited – V. Lolli , D. Balériaux; Brussels/BE
* Parasitic and Rare Spinal Infections – Lázaro Luís Faria do Amaral
* Location, length, and enhancement: systematic approach to differentiating intramedullary spinal cord lesions – Sarah Mohajeri Moghaddam
* The frequency of longitudinally extensive transverse myelitis in MS: A population-based study – Solmaz Asnafi, P Pearse Morris, Elia Sechi
* MRI in transverse myelitis – Christine Goh, Patricia M Desmond, Pramit M Phal
* Neuroimaging in Acute Transverse Myelitis – Christine Goh, Pramit M Phal, Patricia M Desmond
* The differential diagnosis of longitudinally extensive transverse myelitis – J L Kitley, M I Leite, J S George, J A Palace
* An Approach to the Diagnosis of Acute Transverse Myelitis – Anu Jacob and Brian G. Weinshenker
* Radiology Illustrated Spine – Heung Sik Kang, Joon Woo Lee, Jong Won Kwon
* CT and MRI of the Whole Body, 6e – John R. Haaga, MD
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 10/1/2025