I. Đại cương
– U vùng tuyến tùng (Pineal Region Tumors) là khối u nằm ở vùng này bao gồm u của tuyến tùng và u các thành phần, cấu trúc của vùng này.
– U chiếm khoảng 3-9% khối u nội sọ. Khối u vùng này có thể gây chèn ép não thất III, chèn ép cống não, cuống não trên, tiểu não, hố sau, phần trên não thất IV, củ não sinh tư.
– Biểu hiện lâm sàng:
+ Hội chứng Parinaud: liệt vẫn nhãn theo chiều dọc, giãn đồng tử, liệt hội tụ 2 mắt, co thắt mi do chèn ép hoặc xâm lấn màng mái.
+ Não úng thủy do tắc nghẽn cống não
+ Đau đầu, buồn nôn do tăng áp lực nội sọ.
+ Dậy thì sớm do u tế bào mầm
+ Giảm ý thức và đâu đầu: do xuất huyết trong nang
+ Hội chứng Parkinson
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– U nguồn gốc tế bào tuyến tùng: u tế bào tuyến tùng (pineocytoma), u nguyên bào tuyến tùng (pineoblastoma), u tuyến tùng biệt hóa vừa, nang tuyến tùng – Kích thước 7x6x3mm – U tế bào tuyến tùng (Pineocytoma) xếp loại Grade I-II (WHO), chiếm 14-16% u nguồn gốc tuyến tùng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Hình ảnh cộng hưởng từ: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – U tuyến tùng có mức độ biệt hóa trung gian là các khối u nằm giữa u tế bào tuyến tùng (biệt hóa tốt, WHO cấp độ 1) và u nguyên bào tuyến tùng (biệt hóa kém, WHO cấp độ 4). Chúng được coi là các khối u cấp độ 2 hoặc 3. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – U nguyên bào tuyến tùng (Pineoblastoma) xếp loại IV (WHO), chiếm 24-50% u nguồn gốc tuyến tùng – Đặc điểm MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – U tế bào mầm (Germ cell tumor) xuất phát từ nội bì, trung bì và ngoại bì nguyên thủy còn sót lại, mỗi loại u tương ứng với sự tân sinh xảy ra trong mỗi giai đoạn phát triển của phôi. * U tế bào mầm tinh (Germinoma) => Case lâm sàng 1: – Hình ảnh cộng hưởng từ: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: * U quái (Teratoma) – Đặc điểm Cộng hưởng từ: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: – Xảy ra ở mọi lứa tuổi, ưu thế 20-30 tuổi. – Đặc điểm cắt lớp vi tính: => Case lâm sàng 1: nang vôi hóa => Case lâm sàng 2: nang vôi hóa – Đặc điểm hình ảnh MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: nang chảy máu – Ít gặp => Case lâm sàng 1: – Cắt lớp vi tính: tăng tỷ trọng, 15-20% vôi hóa, ngấm thuốc mạnh, dựa vào màng cứng và dấu hiệu đuôi màng cứng. Có thể chèn ép gây giãn não thất. – Cộng hưởng từ: thấp hoặc đồng tín hiệu trên T1W, đồng hoặc tăng tín hiệu trên T2W. Sau tiêm ngấm thuốc mạnh. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Do sự biệt hóa bất thường của màng não nguyên thủy. => Case lâm sàng 1: – Hiếm gặp, thường xảy ra đồng thời với di căn màng nhện. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Là nang vùi bẩm sinh chứa các thành phần biểu mô. * Nang thượng bì (Epidermoid cyst) * Nang bì (Dermoid cyst) – Đặc điểm phát hiện trên xung T1W và T2W là hình ảnh bỏng ngô “Popcorn” với các mức độ tín hiệu khác nhau chứa cản sản phẩm giáng hóa của máu. => Case lâm sàng 1: – Dị dạng tĩnh mạch Galen (Vein of Galen malformation) là một dạng thông nối động – tĩnh mạch giữa các động mạch màng mạch và tĩnh mạch não trước giữa (tiền thân của tĩnh mạch Galen thời kì bào thai). Sự thông nối tạo nên một túi mạch máu lớn nằm sau não thất III.* Phân loại
– U tế bào mầm
– U tế bào thần kinh đệm: astrocytoma bậc thấp, astrocytoma bậc cao, Ependymoma
– Nang thượng bì (Epidermoid cyst), nang bì (Dermoid cyst)
– U màng não
– U mỡ
– Di căn* Giải phẫu
– Nằm trên đường giữa, trên lều.
– Trên củ não sinh tư, mép sau
– Dưới lồi thể chai, tĩnh mạch não lớn.
– Bám vào bờ sau não thất IV
– Mô học: 95% tế bào tuyến tùng, 5% tế bào thần kinh đệm
– Vôi hóa trung tâm có thể 40%
– Không có hàng rào máu não nên ngấm thuốc mạnh.II. Chẩn đoán hình ảnh
1. U tế bào tuyến tùng
– Xảy ra ở mọi lứa tuổi, ưu thế người trưởng thành (20-60 tuổi).
– Không khác biệt về giới.
– Tỷ lệ sống > 5 năm (86-100%), không tái phát sau cắt bỏ toàn bộ, không di căn theo dịch não tủy.
– Hình ảnh cắt lớp vi tính:
+ Thường là các khối u phát triển chậm và ranh giới rõ, hình tròn hoặc chia thùy.
+ Hiếm khi xâm lấn hoặc lan vào não thất III.
+ Thường dạng khối đặc, mặc dù có thể xuất hiện các khu vực thoái hóa nang hoặc xuất huyết. Khi thành phần nang lớn, việc phân biệt chúng với các nang tuyến tùng có thể trở nên khó khăn.
+ Kích thước thường < 3cm
+ Tăng hoặc đồng tỷ trọng với mô não lân cận
+ Vôi hóa thường ngoại vi và nang thường gặp
+ Sau tiêm ngấm thuốc mức độ vừa, thường không đồng nhất.
+ Tổn thương hình tròn hoặc chia thùy, có giới hạn rõ.
+ T1W: giảm hoặc đồng tín hiệu với nhu mô não.
+ T2W/ FLAIR: thành phần đặc đồng hoặc tăng tín hiệu, thoái hóa nang thường gặp (tăng tín hiệu) – đôi khi phần lớn khối u là dạng nang, xuất huyết ít gặp.
+ T2 * GRE/ SWI/ GRE: nốt vôi hóa giảm tín hiệu ngoại vi.
+ Gado: thành phần đặc ngấm thuốc mạnh sau tiêm hoặc dạng nang ngấm thuốc viền.2. U tuyến tùng biệt hóa vừa
– Mặc dù các khối u này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chúng đặc biệt xuất hiện ở người lớn trung niên (từ 20-70 tuổi) với xu hướng cao hơn ở nữ giới.
– Chiếm < 20% u có nguồn gốc tuyến tùng.
– Tỷ lệ sống sau 5 năm (39-74%)
– Đặc điểm hình ảnh nằm giữa các đặc điểm của u tế bào tuyến tùng và u nguyên bào tuyến tùng.
– Thường xuyên mở rộng vào các cấu trúc lân cận: não thất, cuống não, đồi thị.
– Lan truyền theo dịch não tủy (hiếm gặp).
– T1W: khối u dạng thùy có tín hiệu hỗn hợp đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: đồng tín hiệu với chất xám. Các ổ nhỏ trong khối u dạng nang, tăng tín hiệu.
– T2*/SWI: vôi hóa giảm tín hiệu.
– Gado: ngấm thuốc mạnh, không đồng nhất.3. U nguyên bào tuyến tùng
– Chủ yếu xảy ra < 20 tuổi, ưu thế nhẹ nữ giới.
– Có một mối liên hệ rõ ràng với u nguyên bào võng mạc di truyền. Khoảng 5% bệnh nhân bị u nguyên bào võng mạc di truyền (chủ yếu có bệnh song phương) phát triển các khối u trên yên hoặc tuyến tùng. Bệnh nhân mắc hội chứng DICER1 có nguy cơ cao phát triển u nguyên bào tuyến tùng.
– Thường có kích thước lớn và gần như luôn liên quan đến tràn dịch não tủy do chèn ép.
– Di căn theo dịch não tủy thường gặp => Khảo sát toàn bộ trục não tủy.
– Tỷ lệ sống sau 5 năm (58%)
– Đặc điểm CT:
+ Khối thường có kích thước > 3cm, đa thùy, ranh giới không rõ. Xu hướng xâm lấn các cấu trúc não lân cận: thể chai, đồi thị, trung não, tiểu não.
+ Tỷ trọng hỗn hợp, thành phần đặc thường tăng tỷ trọng
+ Vôi hóa ngoại vi phổ biến.
+ Thường kèm não úng thủy (~ 100%).
+ Sau tiêm ngấm thuốc không đồng nhất.
+ T1W: tín hiệu không đồng nhất, thành phần đặc đồng hoặc tăng tín hiệu.
+ T2W: thành phần đặc thường đồng hoặc giảm tín hiệu. Tín hiệu có thể không đồng nhất do hoại tử, nang hóa hoặc xuất huyết.
+ T2*/SWI: vôi hóa và xuất huyết giảm tín hiệu.
+ DWI: hạn chế khuếch tán do mật độ tế bào cao.
+ Gado: ngấm thuốc mạnh không đồng nhất sau tiêm. Hoại tử trung tâm đôi khi xuất hiện, khiến khối u có vẻ như có dạng nang trung tâm và do đó có thể tương tự như một nang tuyến tùng.
+ Khảo sát toàn bộ trục thần kinh là cần thiết vì sự lan truyền qua dịch não tủy được thấy ở 45% các trường hợp.4. U tế bào mầm
+ Trong giai đoạn tế bào mầm: u tế bào mầm tinh (germinoma)
+ Trong các giai đoạn biệt hóa hơn tại phôi: u quái (teratoma), ung thư biểu mô phôi (embryonic carcinoma )
+ Trong các giai đoạn biệt hóa hơn ngoài phôi: những loại u của túi rốn (umbilical vesicle), ung thư nguyên bào nuôi (choriocarcinoma)
– U tế bào mềm tinh (Germinoma) là khối u phổ biến nhất của vùng tuyến tùng, chiếm khoảng 50% và phần lớn (khoảng 80%) các khối u tế bào mầm trong não.
– Có sự ưu thế rõ rệt của nam giới với tỷ lệ nam:nữ=13:1.
– Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán < 20 tuổi.
– Vị trí: ở gần đường giữa, 50-65% ở vùng tuyến tùng, 25-35% ở vùng trên yên. Sự kết hợp của khối u tế bào mầm tinh vùng trên yên và tuyến tùng được gọi là “u tế bào mầm đường giữa kép” xảy ra ở khoảng 20% các trường hợp.
– Di căn theo dịch não tủy và xâm lấn mô lân cận thường xảy ra => Cần đánh giá toàn bộ trục não tủy để xác định di căn theo dịch não tủy
– Tiên lượng tốt với tỉ lệ sống sau 5 năm >90%, nhạy với xạ trị
– Hình ảnh cắt lớp vi tính:
+ Khối tăng tỷ trọng hơn so với mô não, dạng thùy múi.
+ Bao quanh não thất thứ 3 phía sau hoặc bao quanh tuyến tùng vôi hóa.
+ Có thể có thành phần nang.
+ Vôi hóa: thường gặp.
+ Có thể kèm não úng thủy.
+ Ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
+ Có thể lan theo dịch não tủy: tìm kiếm não thất thứ 3 phía sau, xâm lấn trung não/đồi thị.
+ T1W: đồng hoặc tăng tín hiệu với chất xám.
+ T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu với chất xám. Thành phần nang tăng tín hiệu.
+ FLAIR: tăng nhẹ tín hiệu so với chất xám.
+ DWI: thường hạn chế khuếch tán
+ T1*/SWI: thành phần vôi hóa, xuất huyết giảm tín hiệu.
+ Gado: ngấm thuốc mạnh sau tiêm đối quang từ, có thể lan theo dịch não tủy, xâm lấn lân cận.
– Phân loại:
+ Teratoma trưởng thành: mô biệt hóa hoàn toàn
+ Teratoma chưa trưởng thành: hỗn hợp giữa mô thai từ cả 3 lớp mầm và các mô đã trưởng thành.
+ Teratoma chuyển dạng ác tính: ít gặp nhất.
– Đặc điểm Cắt lớp vi tính:
+ Khối tỷ trọng hỗn hợp gồm thành phần mỡ, mô mềm, vôi hóa.
+ Thành phần dạng nang phổ biến.
+ Thường có kích thước lớn.
+ Sau tiêm thành phần mô mềm ngấm thuốc.
+ T1W: Mỡ và thành phần nang giàu protein: tăng tín hiệu. Giảm tín hiệu trên chuỗi xung xóa mỡ. Thành phần mô mềm: tín hiệu trung gian. Thành phần vôi hóa và sản phẩm chảy máu: giảm tín hiệu.
+ T2W tín hiệu hỗn hợp. Các thành phần mô mềm đồng hoặc tăng tín hiệu.
+ FLAIR: thành phần nang giảm tín hiệu, thành phần mô mềm tăng tín hiệu.
+ T2*/SWI: thành phần vôi hóa giảm tín hiệu.
+ DWI: thành phần mô mềm hạn chế khuếch tán.
+ Gado: thành phần mô mềm ngấm thuốc.5. Nang tuyến tùng
– Ưu thế ở nữ. Tỷ lệ nữ/nam = 3/1
– Điển hình: không triệu chứng, kích thước 2-15mm, theo dõi thường ổn định về kích thước. Khi >15mm, có thể có triệu chứng đau đầu hoặc rối loạn thị giác, xuất huyết trong nang và não úng thủy hiếm xảy ra.
+ Tổn thương tỷ trọng dịch, giới hạn rõ.
+ Viền vôi hóa ngoại vi (25%).
+ Sau tiêm ngấm thuốc viền.
+ Các tĩnh mạch não trong thường bị nâng lên và giãn.
+ Hình tròn hoặc bầu dục, thành mỏng, giới hạn rõ.
+ T1W: thường đồng hoặc giảm tín hiệu. 55-60% tăng nhẹ so với dịch não tủy. Thường có tín hiệu đồng nhất.
+ T2W: tăng tín hiệu, thường hơi giảm tín hiệu so với dịch não tủy. Các vách ngăn mỏng hoặc các nang nhỏ bên trong có thể hiện diện.
+ FLAIR: tín hiệu tăng không bị xóa hoàn toàn do có thành phần protein.
+ DWI: không hạn chế khuếch tán.
+ Gado: ngấm thuốc của thành nang thường gặp (60%), ngấm hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
+ Thì muộn (60-90 phút): ngấm thuốc toàn bộ nang như u đặc có thể thấy do thuốc khuếch tán qua thành nang hay được bài tiết bởi thành nang.
+ Trường hợp không điển hình, ngấm thuốc có thể là dạng nốt hoặc có thể xuất huyết trong nang.6. U tế bào hình sao
– Xuất phát từ lồi thể chai, đồi thị, màng mái, hiếm khi xuất phát từ tế bào thần kinh trong tuyến tùng.
– Có thể giới hạn rõ (u sao bào lông) hoặc thâm nhiễm lan tỏa.
– U ở màng mái thường làm tắc cống não. Thường xảy ra ở trẻ em và phát triển chậm.
– MRI: phình lớn màng mái, đồng tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, ngấm thuốc không đồng nhất sau tiêm.7. U màng não
8. U mỡ
– Là dị dạng không phải tân sinh.
– CT Scans: đậm độ thấp tỷ trọng mỡ
– MRI: tín hiệu của mỡ, mất tín hiệu trên các xung xóa mỡ, không ngấm thuốc sau tiêm.9. Di căn tuyến tùng
– 0,4-3,8% ở những bệnh nhân có khối u đặc di căn.
– Thường do ung thư phổi, vú, thận, thực quản, dạ dày, đại tràng, bàng quang, buồng trứng, tinh hoàn.
– Di căn tại tuyến tùng có thể thấy mà không có di căn nhu mô não.10. Nang bì
– Nang biểu bì chiếm 1% u nội sọ, 3-4% tại vùng tuyến tùng
– Tuổi: nang biểu bì thường gặp 3 thập niên đầu, nang bì gặp ở trẻ em hoặc thanh niên
– Nang biểu bì phát triển chậm do sự bong tróc của các tế bào biểu bì và có thể đạt kích thước lớn.
– Nang bì tăng kích thước do bong tróc và tuyến bài tiết
– Chuyển dạng ác tính thành K tế bào vẩy có thể xảy ra nhưng hiếm
– Cắt lớp vi tính: tỷ trọng thấp ~ dịch não tủy, có thể vôi hóa ngoại vi.
– Cộng hưởng từ:
+ T1W: giảm tín hiệu
+ T2W: tăng tín hiệu
+ FLAIR: tín hiệu tăng không bị xóa hoàn toàn
+ DWI: hạn chế khuếch tán
+ Gado: không ngấm thuốc, có thể ngấm thuốc viền do viêm nhiễm
– Cắt lớp vi tính: tỷ trọng thấp có vùng tỷ trọng mỡ, có thể vôi hóa ngoại vi.
– Cộng hưởng từ:
+ Thành phần mỡ tăng tín hiệu trên T1W, mất tín hiệu trên chuỗi xung xóa mỡ.
+ Gado: không ngấm thuốc, có thể ngấm thuốc viền do viêm nhiễm11. U mạch thể hang
– 1 vòng hemosiderin giảm tín hiệu, quan sát tốt nhất trên xung T2W, FLAIR hoặc T2*/SWI ở ngoại vi tổn thương.
– DWI: không hạn chế khuếch tán.12. Dị dạng tĩnh mạch Galen
– Chiếm dưới 1-2% tổng số dị dạng mạch máu nội sọ nhưng là nguyên nhân của 30% các dị dạng mạch máu não xuất hiện ở nhóm tuổi nhi khoa. Đây cũng là dị dạng mạch máu nội sọ được chẩn đoán trước sinh phổ biến nhất. Có thể có xu hướng tăng ở nam giới.
– Lâm sàng: ngày càng nhiều chẩn đoán được thực hiện trước sinh bằng siêu âm trong quý III thai kỳ. Biểu hiện thường gặp là suy tim do lưu lượng cao trong giai đoạn sơ sinh, các phình động mạch lưu lượng thấp có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành. Có tới 80% lưu lượng tim có thể chuyển qua lỗ rò.
– Dị dạng này thực chất là do rò động mạch-tĩnh mạch trung tâm của não trước (tiền thân của tĩnh mạch Galen) xảy ra ở tuần thứ 6-11 của thai kỳ. Các kết nối giữa các động mạch màng mạch và tĩnh mạch trung tâm của não trước vẫn tồn tại và dẫn đến sự mở rộng của tĩnh mạch này. Do đó, máu động mạch được chuyển từ các động mạch màng mạch (áp lực cao) sang tĩnh mạch Galen (áp lực thấp). Tĩnh mạch trung tâm của não trước không thoái triển và trở nên phình to. Nó dẫn lưu qua xoang thẳng (50%) hoặc xoang dọc trên và tĩnh mạch Galen không hình thành. Vì tĩnh mạch Galen là một kênh mạch máu lớn và không được nâng đỡ bởi mô xung quanh, bất kỳ sự tăng áp lực tĩnh mạch nào cũng dẫn đến giãn tĩnh mạch, thường chuyển đổi từ hình trụ bình thường thành hình cầu.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Giãn lớn tĩnh mạch ở đường giữa, giãn hình ống hoặc hình cầu.
+ Động mạch cấp máu: động mạch màng mạch sau trong và ngoài, động mạch quanh thể chai.
+ Xoang dọc trên phôi thai dẫn lưu ở 50% trường hợp. Không có xoang thẳng.
+ Dòng chảy ngược vào hệ thống tĩnh mạch màng não tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ.
+ Giảm tín hiệu chất trắng dưới vỏ và vôi hoá do thiếu máu tĩnh mạch mạn tính.
+ Có thể có não úng thuỷ.
+ X-quang ngực: suy tim sung huyết, bóng tim to, phù phổi.
Tài liệu tham khảo
* U vùng tuyến tùng – PGS.TS Đồng Văn Hệ
* U vùng tuyến tùng – Bs. Đào Thị Thùy Trang
* CT of Pineal Region Tumors – SR Ganti
* Masses of the pineal region: clinical presentation and radiographic features – Frank Gaillard, Jeremy Jones
* Neuroimaging of Pediatric Brain Tumors: From Basic to Advanced Magnetic Resonance Imaging (MRI) – Ashok Panigrahy, Stefan Blüml
* Masses of the Pineal Region and their Radiographic Features – J. B. Jones, S. Farooq, F. Gaillard
* Pituitary Region Tumours: Not Always An Adenoma – C. W. Oh, F. Gaillard, Y. D. Weerakkody
* MRI diagnostic guide to pineal region tumors: radiological anatomy, semeiotics, differential diagnosis, literature review – S. Gangi, E. Soligo, S. Bor
* MRI findings in childhood neurohypophyseal germinomas – C. Laganâ, S. I. Sirvent, M. A. Lopez-Pino
* A pictorial review of pineal region masses and pathologies in children – J. L. Babar, L. K. R. MacPherson; Birmingham/UK
* Pineal gland masses – J. F. González, F. Restrepo, A. Arbelaez, L. Garcia; Medellín/CO
* Lesions of the Pineal Region: A Practical Approach – C. Calles Blanco, J. A. Guzman de Villoria; Madrid/ES
* Imaging analysis and differentiation of pineal region tumors other than germ cell tumors in the adults – T. Du, M. Zhu, X. Zhang, L. Wang, J. Hu, J. Gao; Beijing/CN
* MRI features of pediatric intracranial germ cell tumor subtypes – Chih-Chun Wu, Wan-Yuo Guo, Feng-Chi Chang
* Intracranial Calcifications- A Pictorial Review – A. Chattopadhyay, J. Coates, I. Craven
* Pineal gland masses – J. F. González, F. Restrepo, A. Arbelaez, L. Garcia; Medellín/CO
* MRI diagnostic guide to pineal region tumors: radiological anatomy, semeiotics, differential diagnosis, literature review – S. Gangi, E. Soligo, S. Bor
* Lesions of the Pineal Region: A Practical Approach – C. Calles Blanco, J. A. Guzman de Villoria
* Systematic Approach to Pineal Region Lesions – S. Moawad, S. Hasan, H. Semaan
* Magnetic resonance imaging of pineal tumors and drop metastases: a review approach – Aikaterini G. Solomou
* Neuroimaging in pineal tumors – F Reis, A V Faria, V A Zanardi
* Magnetic resonance imaging of pineal region tumours – Adam S Fang, Steven P Meyers
* Pineal Region Masses in Pediatric Patients – Benita Tamrazi, Marvin Nelson, Stefan Blüml
* Pineal Region Masses – Imaging Findings and Surgical Approaches – Forrester D. Lensing, MD, Travis A. Abele, MD, Walavan Sivakumar, MD
* Brain Imaging with MRI and CT An Image Pattern Approach – Zoran Rumboldt
* Diagnostic Imaging Pediatric Neuroradiology – Barkovich
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 9/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 7/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/2/2025