I. Đại cương
– Não thất bắt nguồn từ hốc của ống thần kinh được gọi là túi não, giới hạn bởi tế bào màng não thất (ependymal cells).
– Đám rối mạc màng hình thành lồng vào của màng nhện nguyên phát và màng não thất.
– Nằm dưới lớp ependymal là subependymal bao gồm các tế bào thần kinh đệm.
– Vách trong suốt cũng lót bởi thế bào thần kinh đệm và các tế bào tiền thần kinh (neuronal precursor cells) => central neurocytoma.
– Dịch não tủy chủ yếu được tiết ra ở đám rối mạch mạc ở não thất bên hai bên, xung quanh lỗ Monro đến não thất ba, qua cống não đến naõ thất IV, qua lỗ Magen die tới bể lớn, qua 2 lỗ Luschka tới góc cầu tiểu não sau đó được hấp thu lại vào các xoang tĩnh mạch qua các hạt màng nhện.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
Hệ thống não thất gồm bốn phần: Hai não thất bên, não thất III và não thất IV. * Não thất bên: * Não thất III * Não thất IV * Bể não và khoang dưới nhện – U màng não thất (Ependymoma) chiếm 3-5% u trong não thất, nam gặp nhiều hơn nữ. Ở trẻ em và người trẻ thường là loại kém biệt hóa. Loại lành tính hay ở tuổi 20-40. * Chẩn đoán cắt lớp vi tính => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: + Não thất bên * Chẩn đoán MRI + Vị trí não thất bên => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: + Vị trí dưới lều => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: * Chẩn đoán phân biệt: + U sao bào khổng lồ dưới màng não thất: Tổn thương bờ viền rõ, thường > 1cm, gần lỗ Monro. Có thể có các nốt dưới màng não thất. Thỉnh thoảng xuất hiện vôi hoá và xuất huyết. CT: giảm hoặc đồng tỷ trọng. MRI: giảm – đồng tín hiệu trên T1W, đồng – tăng tín hiệu trên T2W. Sau tiêm ngấm thuốc nhanh mạnh. – U dưới lều: + U nhú đám rối mạch mạc (Choroid plexus papilloma): Là loại u lành tính (grade I) hay gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Ở trẻ nhỏ thường ở não thất bên, ở người lớn hay nằm trong não thất IV. Vị trí hay gặp ở trong não thất III hay IV, 25% u phát triển ra góc cầu tiểu não qua lỗ Luschka. Khối có bờ rõ nét nhưng không đều dạng nhiều múi hình súp lơ (chou-fleur). Khối đồng tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, ngấm thuốc mạnh và đồng nhất có tín hiệu như mạch máu. 5-25% vôi hóa. Trong một số trường hợp cuốn mạch có thể hiện rõ dưới dạng cấu trúc ngoằn ngoèo trống tín hiệu. – U nguyên bào tủy (Medulloblastoma): hay gặp trẻ em 2-8 tuổi, thuộc nhóm u ngoại bì thần kinh nguyên phát. U có độ ác tính cao, bậc IV. Vị trí hay gặp thùy nhộng tiểu não (trẻ em) hoặc bán cầu tiểu não (người lớn). Chiếm khoảng 30-40% u hố sau ở trẻ em. U có dạng khối đặc, tín hiệu đồng nhất ở thùy nhộng tiểu não. Giảm hay đồng tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, ít khi có hoại tử hoặc chảy máu. Sau tiêm ngấm thuốc mạnh đồng nhất hơn. Một đặc điểm quan trọng là u xuất phát từ thùy nhộng tiểu não và trần não thất IV, đẩy não thất IV ra trước, làm góc trên não thất IV hẹp lại, não thất IV bao lấy u. – U nguyên bào mạch máu (Hemangioblastoma) – Di căn não – U tế bào thần kinh đệm thân não (Brainstem glioma): là u hố sau hay gặp ở trẻ em, vị trí cầu não hay gặp hơn cả. Gồm thể khu trú tạo khối và thể thâm nhiễm. + Thể thâm nhiễm lan tỏa tiên lượng xấu. Hình ảnh thân não to, hiệu ứng khối mạnh, đẩy não thất IVra sau, không phân biệt được ranh giới u. Trên T1W giảm tín hiệu không đồng nhất, tăng tín hiệu mạnh trên T2W, sau tiêm ngấm ít hoặc không ngấm thuốc. Khối lan tỏa ra ngoài vào các bể não. – U dưới màng não thất (Subependymoma) chiếm tỷ lệ 0,2-0,7% u não * Đặc điểm hìnn ảnh MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: + Vị trí não thất IV: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – U Tế bào thần kinh trung ương (Central Neurocytoma) được mô tả lần đầu vào năm 1982 bởi Hassoun. * Đặc điểm chung: * Đặc điểm cắt lớp vi tính => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: * Đặc điểm hình ảnh MRI => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: => Case lâm sàng 11: => Case lâm sàng 12: => Case lâm sàng 13: * Chẩn đoán phân biệt – U sao bào khổng lồ dưới màng não thất (Subependymal giant cell astrocytoma) là u não thường gặp ở bệnh nhân xơ cứng củ (Tuberous sclerosis) (16%). * Đặc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – U đám rối mạch mạc (Choroid plexus tumor) chiếm tỷ lệ 2-4% u não trẻ em; 0.5% u não người lớn * U nhú đám rối mạch mạc – Hình ảnh CT: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Hình ảnh MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: * Ung thư đám rối mạch mạc => Case lâm sàng 1: * U mỡ đám rối mạch mạc => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – U màng não trong não thất (Intraventricular meningioma) chiếm tỷ lệ 0.5-3.7% u màng não nội sọ * Đặc điểm hình ảnh MRI: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – Di căn trong não thất (Intraventricular metastasis) chiếm 0.9-4,6% di căn não => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Nang keo nội sọ (colloid cyst) là một nang bẩm sinh, chiếm 0,2-2% các khối u nội sọ, nang thường nằm trong não thất III ngay sau lỗ Monro, xuất phát từ mái não thất III, lót bởi tế bào biểu mô khối hay biểu mô trụ (epithelial). Nang thường dính các cấu giải phẩu liên quan như vòm não, mái não thất III, phần lưng yên, đôi khi là đám rối mạch mạc. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Hình ảnh MRI => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: => Case lâm sàng 11:II. Giải phẫu
– Nằm ở trung tâm của bán cầu tương ứng, thông với não thất III qua lỗ Monro, chia bốn phần: sừng trán, sừng chẩm, thái dương và thân não thất bên.
– Sừng trán: Trong là vách trong suốt, phía ngoài là đầu nhân đuôi.
+ Thành trên hay vòm ứng với mặt dưới lõm của thân thể chai.
+ Thành dưới liên quan đầu nhân đuôi, gối thể chai.
+ Thành trong là vách trong suốt có hình dấu phảy.
+ Bờ ngoài ở chỗ nối của mặt dưới thể chai và phần lồi của đầu nhân đuôi.
– Thân não thất bên: dẹt từ trên xuống dưới
+ Thành trên lõm quay xuống dưới từ trước ra sau, tạo thành bởi mặt dưới của thân thể chai.
+ Thành dưới liên quan thân nhân đuôi, mặt trên đồi thị, mặt trên thể tam giác
+ Thành trong là một bờ dọc theo đường nối của thể chai và thể tam giác. Ở phía trước, chỗ nối với thành dưới có lỗ Monro. ở đây đám rối mạch mạc giữa nối tiếp với đám rối mạch mạc bên, tĩnh mạch thể vân nối vào tĩnh mạch của vách trong suốt và tĩnh mạch mạch mạc bên để tạo thành tĩnh mạch Galen.
+ Bờ ngoài tương ứng chỗ nối của thể chai và phần ngoài của nhân đuôi.
– Sừng chẩm: hình cong lõm quay vào trong.
+ Thành trên ngoài hay vòm: lõm quay vào bên trong, tương ứng với các bó chất trắng như: bó lớn thể chai, bó trên của sợi thị giác, bó dọc dưới.
+ Thành dưới trong: liên quan với phần trong của bó lớn thể chai và cựa Morand.
+ Đầu sau được bao bọc bởi hai nhánh ngoài và trong của bó lớn thể chai.
– Sừng thái dương:
+ Thành trên ngoài lõm quay xuống dưới và vào trong, liên quan với đuôi nhân đuôi, mặt dưới nhân đậu và vùng dưới đậu.
+ Thành dưới trong : lồi ra ngoài và liên quan với hồi hải mã.
+ Bờ ngoài có bó liên hợp dọc dưới (bó chẩm – trán).
+ Bờ trong là màng ống nội tủy.
– Là não thất giữa, ở trung tâm não, giữa hai đồi thị, ở dưới các mép liên bán cầu và màng mạch mạc trên, ở trên vùng dưới đồi thị. Thông với não thất bên qua lỗ Monro và não thất IV qua cống Sylvius.
– Là sự giãn to của ống nội tủy, giữa hành tủy và cầu não ở phía trước, tiểu não ở phía sau. Não thất IV thông ở phía trên với não thất III qua cống Sylvius và ở dưới với ống nội tủy của tủy sống. Nó cũng thông với khoang dưới nhện qua lỗ Magendie và Luschka.
– Sàn não thất IV là nơi tập trung các nhân dây thần kinh sọ, ở cạnh đường giữa là nhân vận động, ngoài cùng là nhân cảm giác, còn bốn cột nhân ở giữa là thuộc về thần kinh thực vật, đặc biệt là cột nhân dây X. Hai góc bên của não thất IV có đám rối mạch mạc tham gia việc điều tiết dịch não- tủy.
– Dịch não tủy: được sinh ra bởi đám rối mạch mạc, chủ yếu não thất bên, có khoảng 500ml/24h dịch não tủy được sinh ra. Dịch não tủy đi từ não thất bên sang não thất III qua lỗ Monro, từ não thất III sang não thất IV qua cống não (cống Sylvius) để vào các bể não hố sau, chỉ một phần nhỏ dịch não tủy qua ống trung tâm tủy sống.
– Phần lớn dịch não tủy lưu thông trên lều vào các bể trên yên, bể quanh cuống, khoang dưới nhện, một phần đi xuống vào trong khoang màng nhện tủy sống.
– Trong não thất có khoảng 150ml dịch não tủy, chiếm 20% tổng số dịch não tủy. 50% ở khoang dưới nhện, 30% trong khoang dưới nhện tủy.
– Phần lớn dịch não tủy được hấp thu qua các nhú màng nhện trong xoang tĩnh mạch, nhất là xoang dọc trên và xoang bên. Một phần qua màng não thất, một phần qua thành mao mạch và một phần qua hệ thống bạch mạch cạnh các dây thần kinh sọ và tủy sống.III. Vị trí u não thất
IV. Chẩn đoán hình ảnh
1. U màng não thất
– 40% trên lều – thường gặp lứa tuổi 18-24, 60% hố sau – thường gặp trẻ em 6 tuổi. Đứng thứ 3 u não ở trẻ em, sau u nguyên bào tủy và u sao bào. Tổn thương vùng dưới lều (trẻ em), khối u từ sàn não thất IV lan vào ống tủy, qua các lỗ Luschka vào góc cầu tiểu não, bể lớn. Tổn thương vùng trên lều (người trẻ) khối u ở trong hay cạnh não thất.
– Ở trẻ em, 90% u màng não thất là nội sọ, 60% nằm ở hố sau, phần còn lại phát sinh trong ống tủy. Ngược lại, 75% u màng não thất ở người lớn phát sinh trong ống sống.
– Có 3 dạng: Ependymoma u cơ nhú, nhú, dưới màng não thất. Đó là các u lành (Bậc I) nhưng có thể chuyển thành u kém biệt hóa (Bậc II, III – OMS).
– U phát triển từ màng não thất vào trong não thất hay ra nhu mô.
– Thường gặp dạng hỗn hợp: phần đặc + nang + vôi hóa + chảy máu.
– U khi còn nằm hoàn toàn trong não thất có bờ đều, khi phát triển ra ngoài xâm lấn nhu mô não, lan qua lỗ Mangendie, Luschka thì bờ không đều, giới hạn không rõ.
– Kích thước trung bình 49-53mm.
– Dấu hiệu gián tiếp: Phù não và giãn não thất, ứ nước não thất.
– Dạng điển hình u nằm trong não thất IV có cấu trúc không đồng nhất, có những ổ hoại tử xen kẽ và nốt vôi hóa (50%) hoặc chảy máu hoặc kén nhỏ (15%). Ngấm thuốc không đều sau tiêm. Có thể thấy hình ảnh u xâm lấn vào thân não, các bể não. Giãn hệ thống não thất phía trên là triệu chứng thường gặp.
– Vị trí:
+ Nếu tổn thương ở vùng dưới lều, từ sàn não thất IV lan vào ống tủy, qua lỗ Luschka vào góc cầu tiểu não và bể lớn. Vôi hóa thường gặp (50%), dạng nang, chảy máu.
– Điển hình khối kích thước lớn, 94% trên 4cm tại thời điểm chẩn đoán.
– U trên lều thường có thành phần nang lớn.
– U dưới lều, trong não thất IV có khuynh hướng lấp đầy não thất IV, phát triển qua lỗ Luschka, Magendie vào các bể não hoặc lỗ chẩm. U dưới lều thường gây giãn não thất.
– Vôi hóa thường gặp, khoảng 50% trường hợp. Đôi khi có chảy máu.
– T1W: tín hiệu không đồng nhất, đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: tín hiệu không đồng nhất, đồng hoặc tăng tín hiệu. Thành phần nang tăng tín hiệu.
– FLAIR: thành phần nang tăng tín hiệu do giàu protein
– T2 */ GRE /SWI: giảm tín hiệu do vôi hóa và lắng đọng hemosiderin do chảy máu.
– DWI: hạn chế khuếch tán thành phần đặc.
– Gado: thành phần đặc ngấm thuốc ít không đồng nhất sau tiêm. Ngấm thuốc nhiều ở loại kém biệt hóa.
– Trường hợp u trên lều thường phát triển ra ngoài não thất và nằm xung quanh não thất, gây phù não xung quanh.
– Trong não thất bên:
+ U nhú của đám rối mạch mạc (Choroid plexus papilloma): khối dạng đặc nằm trong não thất, ngấm thuốc mạnh và đồng nhất sau tiêm.
+ U sao bào nang lông (Astrocytoma Pilocitique): là loại u sao bào hay gặp nhất ở trẻ em, chiếm 10-20% u nội sọ trẻ em, là u lành tính (Grade I). Vị trí thường gặp bán cầu tiểu não và thùy nhộng. Tổn thương gồm phần đặc và phần nang. Phần nang tín hiệu dịch, không ngấm thuốc sau tiêm. Phần tổ chức đặc đồng tín hiệu trên T1W, tăng trên T2W, ngấm thuốc mạnh và đồng nhất sau tiêm. U tế bào hình sao nang lông ở trẻ em hay gặp trong bệnh cảnh NF1 (Von Reckinghausen). Đặc điểm tin cậy nhất để chẩn đoán phân biệt là u nguyên bào tủy tăng tỷ trọng tự nhiên trên phim chụp cắt lớp còn u tế bào hình sao nang lông thì giảm tỷ trọng trừ khi có vôi hóa hoặc chảy máu.
+ Thường gặp ở người trẻ, tuổi 25-30.
+ Khối u lành tính phát triển chậm (grade I).
+ Vị trí thường gặp là tiểu não (93,4%).
+ Tổn thương có 4 dạng: dạng nang đơn thuần, dạng nang với nốt đặc ở thành, dạng đặc chứa nang ở trung tâm và dạng đặc.
+ Tổn thương dạng nang với nốt đặc ở thành thường gặp nhất. Khối dạng nang thường kích thước 5-6cm, nốt nhỏ 1cm ở thành nang. Dịch trong đồng tín hiệu hoặc tăng tín hiệu trên T1W và T2W (bản chất giàu protein). Thành nang mỏng thường đồng hoặc tăng tín hiệu trên T1W và T2W. Nốt đặc ở thành đồng tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, sau tiêm ngấm thuốc mạnh và đồng nhất.
+ 25-30% u nguyên bào mach máu nằm trong bệnh cảnh Von Hippel Lindau.
+ Là tổn thương hay gặp vùng hố sau người lớn. Thường biểu hiện nhiều khối.
+ Chẩn đoán khó khăn khi tổn thương dạng 1 khối và không có tổn thương nguyên phát
+ Hình ảnh đa dạng và không đặc hiệu. Đồng tín hiệu trên T1W và đồng hay tăng tín hiệu trên T2W. Ngấm thuốc dạng viền hoặc không đều.
+ Vị trí tổn thương thường ở ranh giới chất xám, chất trắng.
+ Giới hạn rõ, phù não rộng biểu hiện bằng vùng giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W và FLAIR.
+ Thể tạo khối hay ở vị trí củ não sinh tư, phần sát tủy cổ, độ ác tính thấp, tiên lượng tốt. Khối kích thước nhỏ, giới hạn khối và bờ rõ. Giảm tín hiệu không đồng nhất trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, sau tiêm ngấm thuốc dạng lốm đốm, phần hoại tử trung tâm không ngấm thuốc.2. U dưới màng não thất
– Nam:nữ = 2,3:1
– 85% bệnh nhân >15 tuổi
– Thường không có triệu chứng và phát hiện tình cờ. Đa phần < 2cm, gây triệu chứng khi > 4cm (giãn não thất)
– Giả thuyết: phát sinh từ lớp tế bào thần kinh đệm dưới màng não thất
– Não thất IV (50% – 60%); não thất bên (30-40%). Hiếm khi ở vị trí khác hay trong ống tủy.
– Tiên lượng tốt, hiếm khi tái phát sau phẫu thuật.
– Dạng nang: phổ biến, vôi hóa và chảy máu có thể thấy
– T1W: giảm hoặc đồng tín hiệu với chất trắng
– T2W: tăng tín hiệu, tín hiệu không đồng nhất do các thành phần nang và xuất huyết trong các khối u lớn
– FLAIR: tăng tín hiệu
– Ngấm thuốc thay đổi chủ yếu không hoặc ngấm thuốc ít không đồng nhất
– T2 */ GRE/ SWI: nốt vôi hóa giảm tín hiệu
– Gado: thường không ngấm thuốc hoặc ngấm thuốc ít.
– Khác u màng não thất: thường không xâm lấn nhu mô não và hiếm phù não chất trắng lân cận
– Có thể đa ổ
+ Vị trí não thất bên:3. U tế bào TK trung ương
– Chiếm khoảng 0.25 – 0.5% u nội sọ, 10% khối u trong não thất.
– Là u biểu mô thần kinh, phân loại bậc II theo WHO.
– Thường gặp ở người lớn trong khoảng 20 – 40 tuổi (70%), trung bình 29 tuổi.
– Không có sự khác biệt giới tính.
– Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ u hoàn toàn.
– Tiên lượng tốt, tỷ lệ sống sau 5 năm > 90%. Rất hiếm khi có thứ phát trong sọ não và tủy sống.
– Vị trí điển hình là trong não thất, dính vào vách trong suốt (>50% sừng trán / thân não thất bên), 15% xâm lấn vào não thất III. 13% trong não thất bên hai bên. Chỉ trong não thất III: 5%
– Khối ranh giới rõ, bờ thùy múi với các nang nhỏ bên trong (hình bong bóng hoặc dạng bọt). Cũng có thể dạng đặc chiếm ưu thế.
– Khối tỷ trọng không đồng nhất gồm phần đặc và phần nang, nằm trong não thất.
– Phần đặc thường tăng hoặc đồng tỷ trọng
– Thường có vôi hóa.
– Hay gặp giãn não thất.
– Hiếm có chảy máu.
– Sau tiêm khối ngấm thuốc không đồng nhất.
– T1W: tín hiệu không đồng nhất, phần đặc đồng tín hiệu với chất xám.
– T2W: phần đặc thường tăng hoặc đồng tín hiệu với chất xám. Thành phần nang tăng tín hiệu hoặc có dạng bong bóng (Bubbly). Có thể thấy khoảng trống dòng chảy (flow voids).
– FLAIR: tăng tín hiệu không đồng nhất.
– T2*/GRE/SWI: thành phần vôi hóa giảm tín hiệu trên các chuỗi xung.
– DWI: thành phần đặc hạn chế khuếch tán.
– Gado: Sau tiêm phần đặc ngấm thuốc mức độ trung bình, không đồng nhất.
– U dưới màng não thất: thường gặp bệnh nhân lớn tuổi (50 – 60 tuổi). Giảm hoặc đồng tỷ trọng trên cắt lớp. Ngấm thuốc kém hoặc không sau tiêm.
– U màng não thất: ít gặp trong não thất bên. Ngấm thuốc, gây giãn não thất và phù não. Thường có chảy máu. Có thể xâm lấn, di căn.
– U sao bào khổng lồ dưới màng não thất: vị trí thường gặp tại lỗ Monro, thường có vôi hóa. Ngấm thuốc rất mạnh sau tiêm. Không hạn chế khuếc tán trên DWI. Kèm các triệu chứng xơ cứng củ: nốt dưới màng não thất, củ vùng vỏ não, tổn thương chất trắng.
– U màng não trong não thất: thường gặp phụ nữ trung niên. Bờ ranh giới rõ. Ngấm thuốc mạnh và đồng nhất sau tiêm. Vị trí: ngã ba não thất bên.
– U đám rối mạch mạc: thường gặp ở trẻ <2 tuổi. Tổn thương hình “súp lơ”, ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
– Di căn màng não thất: hiếm gặp, thường ở người lớn tuổi, tiền sử u nguyên phát.4. U sao bào khổng lồ
– Tuổi trung bình 11 (khoảng rộng từ sơ sinh – 50 tuổi).
– Thường phát triển gần lỗ monro => triệu chứng lâm sàng tăng áp lực nội sọ.
– Điều trị phẫu thuật, hiếm khi tái phát hoặc di căn theo dịch não tuỷ
– Tổn thương bờ viền rõ, thường > 1cm, gần lỗ Monro
– Có thể có các nốt dưới màng não thất
– CT: tỷ trọng không đồng nhất, giảm hoặc đồng tỷ trọng. Có thể vôi hóa, não úng thủy. Sau tiêm ngấm thuốc mạnh không đồng nhất.
– MRI:
+ T1W: giảm – đồng tín hiệu trên T1W, nốt vôi hóa giảm tín hiệu.
+ T2W: tín hiệu không đồng nhất, đồng hoặc tăng tín hiệu, nốt vôi hóa giảm tín hiệu.
+ FLAIR: tăng tín hiệu không đồng nhất, tăng tín hiệu quanh não thất (não úng thủy).
+ T2*/ GRE/ SWI: nốt vôi hóa giảm tín hiệu.
+ Gado: sau tiêm ngấm thuốc nhanh mạnh.5. U đám rối mạch mạc
– Phát triển từ biểu mô đám rối mạch mạc
– 85% u đám rối mạch mạc xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi.
– Ở người lớn: 70% xuất hiện trong não thất 4, ở trẻ em chủ yếu não thất bên (80%).
– Thường ở ngã ba não thất bên (50%), 40% não thất IV, 10% não thất III
– Bao gồm: U nhú đám rối mạch mạc (Choroid plexus papilloma – CPP), CPP không điển hình, ung thư đám rối mạch mạc (Choroid plexus carcinoma – CPC). Tỷ lệ CPP: CPC= 5:1
– CPP tuổi rộng hơn nhưng phổ biến ở trẻ em
– CPC gần như hoàn toàn ở trẻ em 26-32 tháng tuổi
– Tiên lượng CPP tốt, sống 5 năm 97%; CPC 26-43%
– Khối phát sinh trong não thất, ở các vùng của đám rối mạch mạc.
+ Khối u có hình súp lơ, chia thùy.
+ Đồng hoặc tăng tỷ trọng so với nhu mô não.
+ Có thể có thành phần nang, vôi hóa hoặc chảy máu.
+ Não úng thủy là phổ biến.
+ Sau tiêm: ngấm thuốc đồng nhất, có thể thấy 1 động mạch đám rối tăng kích thước nếu u ở ngã ba não thất bên.
+ T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu trên T1W
+ T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu. Có thể có tín hiệu dòng trống (flow voids).
+ FLAIR: tăng tín hiệu quanh não thất
+ T2 */ GRE/ SWI: giảm tín hiệu do vôi hóa hoặc lắng đọng hemosiderin
+ Gado: ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
+ U đám rối có thể có cuống mạch nuôi dài, có thể tắc mạch => nhồi máu
+ Spectro: cholin cao, lactate cap, không có đỉnh NAA hoặc Creatinin
– Khối dạng nhiều thùy hoặc bờ không đều.
– Xâm lấn thành não thất.
– Xuất huyết, thoái hóa nang, vôi hóa và hoại tử thường gặp.
– T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: tín hiệu thay đổi, không đồng nhất do nang, hoại tử, chảy máu và vôi hóa
– T2 */ GRE/ SWI: giảm tín hiệu do vôi hóa hoặc lắng đọng hemosiderin
– DWI: các thành phần đặc hạn chế khuếch tán.
– Gado: ngấm thuốc không đồng nhất.
– U mỡ đám rối mạch mạc (Choroid plexus lipoma) hiếm gặp, chiếm 0.45% u não.
– Tổn thương thường đơn độc, hình tròn, kích thước 2mm-1cm.
– CT: tổn thương cạnh đám rối mạch mạc, có tỷ trọng điển hình của mỡ.
– MRI: tăng tín hiệu trên T1W và T2W, mất tín hiệu trên chuỗi xung xóa mỡ, không ngấm thuốc sau tiêm đối quang từ.6. U màng não trong não thất
– Phát triển từ tế bào bao màng nhện của đám rối mạch mạc và tấm màng mạch
– Hay gặp ở ngã ba não thất bên
– Nữ:nam= 2:1
– Tuổi hay gặp 30-60
– Giãn khu trú hoặc lan tỏa tủy vào mức độ gây tắc nghẽn dịch não tủy
– Vôi hóa 50% trường hợp
– Nang có thể thấy, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn
+ Đồng/ giảm trên T1W
+ Đồng/ tăng trên T2W
+ Ngấm thuốc mạnh đồng nhất
+ Spectro: Choline tăng, NAA và Cr giảm, đỉnh lactat, lipid và alanin thay đổi
+ Perfusion: tăng tưới máu do phá vỡ hàng rào máu não7. Di căn não thất
– Nguyên nhân:
+ Người lớn: carcinoma thận, đại tràng, phổi
+ Trẻ em: u nguyên bào thần kinh, u Wilms và u nguyên bào võng mạc
– Di căn thường gặp não thất bên
– Di căn dạng đặc đến đám rối mạc mạc khó phân biệt với u màng não hoặc u đám rối mạch mạc => tiền sử K để nghĩ tới di căn
– Thường ngấm thuốc mạnh, phù mạch có thể thấy ở nhu mô não xung quanh.8. Nang keo não thất
– Nang keo não thất III được mô tả đầu tiên trong y văn từ năm 1858 bởi Wallmann một nhà phẫu thuật thần kinh. Về sau Dandy là người đầu tiên phẫu thuật thành công nang này.
– Triệu chứng lâm sàng thường dễ bỏ sót, phần lớn bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau đầu thoáng quá, đau ngắt quãng trong thời gian dài, đến khi nang phát triển lớn chèn ép lỗ Monro gây giãn não thất, bệnh nhân có biểu hiện của tăng áp nội sọ, rối loạn thị trường hoặc nhìn đôi. Một số ít trường hợp bệnh nhân có bệnh cảnh giãn não thất cấp do xuất huyết trong nang hay nang quá lớn có thể gây tử vong.
– Điều trị bóc nang được chỉ định với những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, đường kính nang trên 10mm.
– Hình ảnh cắt lớp vi tính:
+ Tổn thương ranh giới rõ, tròn ở mái của não thất 3
+ Đơn độc
+ Thường tăng tỷ trọng do thành phần protein cao
+ Vôi hóa hiếm gặp.
+ Có thể gây tắc nghẽn não thất.
+ T1W: 50% tăng tín hiệu do hàm lượng protein cao, có thể giảm hoặc đồng tín hiệu.
+ T2W: tăng tín hiệu, có thể có phần trung tâm giảm tín hiệu.
+ FLAIR: thường tăng tín hiệu.
+ DWI: không hạn chế khuếch tán.
+ Sau tiêm không ngấm thuốc hoặc hiếm gặp ngấm viền mảnh.
+ Khối lớn có thể chèn ép gây giãn não thất.
Tài liệu tham khảo
* Intraventricular Mass – Paul Shogan, Kevin P. Banks and Stephen Brown
* Cerebral Intraventricular Neoplasms: Radiologic-Pathologic Correlation- Kelly K. Koeller, CAPT, MC, USN
* Imaging findings of intraventricular and ependymal lesions – Vandesteen L, Drier A, Galanaud D, Clarençon F
* Update on Brain Tumor Imaging: From Anatomy to Physiology – S. Cha
* Intraventricular mass lesions at magnetic resonance imaging: iconographic essay – Felipe Damásio de Castro, Fabiano Reis and José Guilherme Giocondo Guerra
* Primarily solid intraventricular brain tumors – Michael Fenchel Rudi Beschorner, Thomas Naegele
* Intraventricular CNS Masses : A Pictorial Essay – D. Ou, T. Sutherland, C. Tartaglia, N. Trost; Fitzroy/AU
* Must to remember the Ependymomas – A practical review – T. Oliveira, M. C. Calegari, R. O. Martins
* Eveything you need to know about the fourth ventricle – C. Santos Montón, J. M. Villanueva Rincón, M. A. Martin Perez
* Solids in Liquid: Intraventricular Neoplasms – A Pictorial Review – S. Sajid, N. Fatima, S. Sajid, S. Vattoth; Doha/QA
* Intraventricular Neoplasms: Radiologic- Pathologic Correlation – J. Duarte1, F. H. de Oliveira, J. Adams Perez
* MRI of intraventricular tumors: a step-by-step diagnostic approach – M. Cucos, J.-F. Meder, E. Meary
* Intraventricular tumours in children – L. C. El Ouazzani, D. Meriem, A. Jadib; Casablanca/MA
* Intraventricular brain tumors: A pictorial review – J. J. Sanchez, P. Puyalto, C. Majos
* Common cerebral intraventricular neoplasms: Diagnostic keys – E. Garcia Garrigos, J. J. Egea Martinez, J. J. Cortes Vela
* Intraventricular masses. Differential diagnosis – A. Salazar, X. leunda, E. ALONSO
* MRI of intracranial intraventricular lesions – Sudha Muly, Syrone Liu, Roland Lee
* Brain Imaging with MRI and CT An Image Pattern Approach – Zoran Rumboldt
* Intraventricular neoplasms: Differential diagnosis – M. M. Merideño García
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 7/6/2024
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/6/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/2/2023