• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Thần kinh » Tụ Máu Dưới Màng Cứng I Bài giảng CĐHA

Tụ Máu Dưới Màng Cứng I Bài giảng CĐHA

22/11/2023 ThS. Nguyễn Long 61 Bình luận  31714

MỤC LỤC BÀI GIẢNG

  1. I. Đại cương
  2. II. Chẩn đoán CLVT
    1. * Đặc điểm hình ảnh
    2. * Tụ máu tối cấp
    3. * Tụ máu cấp tính
    4. * Tụ máu bán cấp
    5. * Tụ máu mạn
    6. * Tụ dịch dưới màng cứng
    7. * Chẩn đoán phân biệt
  3. III. Chẩn đoán MRI
    1. * Đặc điểm hình ảnh
    2. * Tụ máu tối cấp
    3. * Tụ máu cấp tính
    4. * Tụ máu bán cấp sớm
    5. * Tụ máu bán cấp muộn
    6. * Tụ máu mạn
    7. * Chẩn đoán phân biệt
  4. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma – SDH) là tụ máu ở khoang dưới màng cứng: khoang giữa màng cứng và màng nhện.
– Vị trí hay gặp ở tầng trên lều, vùng trán đỉnh, cạnh liềm não. Thường 1 bên ở người lớn, hai bên ở trẻ em.

Tụ máu dưới màng cứng

* Nguyên nhân tụ máu

– Chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp nhất của SDH, phần lớn các trường hợp liên quan đến tai nạn giao thông, ngã cao hoặc tai nạn sinh hoạt. Sự rách của các tĩnh mạch cầu (bridging veins) dẫn lưu máu từ vỏ não đến các xoang màng cứng. Rách các tĩnh mạch này khiến cho máu chảy vào khoang giữa màng nhện và màng cứng, nơi mà các tĩnh mach này đi qua. Chảy máu tĩnh mạch thường dừng lại bởi tình trạng tăng áp lực nội sọ hoặc trực tiếp bởi cục máu đông.
– Rách động mạch cũng có thể gây ra SDH và nguyên nhân này chiếm khoảng 20-30%. Hầu hết các trường hợp làm tổn thương các động mạch nhỏ ở vỏ não có đường kinh dưới 1mm. Tự bản thân màng nhện cũng có thể bị rách và tạo nên một đường dẫn dịch não tủy từ khoang dưới nhện vào khoang dưới màng cứng. Kết quả là có sự trộn lẫn cả dịch não tủy và máu trong khoang dưới màng cứng.
– Những bệnh nhân teo não nhiều có nguy cơ SDH cao. Nhóm này bao gồm những người cao tuổi, tiền sử nghiện rượu lâu năm, và những người đã có tiền sử chấn thương sọ não trước đây. Ở những bệnh nhân này, những chấn thương đầu rất nhẹ hoặc thậm chí chỉ là những thay đổi tư thế mà không có va chạm cơ học cũng có thể tạo ra SDH
– Việc sử dụng các thuốc chống đông máu cũng là tăng nguy cơ SDH
– Hiếm gặp:
+ SDH gặp trong chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch não với tỉ lệ từ 0,5-7,9%
+ Hiếm gặp hơn, vỡ phình mạch não có thể gây ra SDH đơn thuần mà không có chảy máu dưới nhện
+ U màng não

* Giải phẫu màng não

– 3 lớp màng bao bọc từ ngoài vào trong: màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
– Tạo nên 3 khoang: ngoài màng cứng, dưới màng cứng, dưới nhện
– Màng cứng: phủ mặt trong hộp sọ, dính liền cốt mạc ở liềm đại não. Màng cứng tách ra các vách: lều tiểu não, liềm đại não, lều tuyến yên, lều hành khíu.
– Màng nhện: gồm 2 lá dính  nhau.
– Màng nuôi: phủ mặt ngoài nhu mô não.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán CLVT

* Đặc điểm hình ảnh

– Tổn thương có thể tăng – đồng – giảm tỷ trọng tùy thuộc giai đoạn tụ máu.

– Hình liềm, bờ trong thường không đều do rãnh não.

[gallery link="file" columns="5" ids="160653,172110,160673,172150,172003,172023,172115,172133,172138,172349"]

– Khối máu tụ có thể cả 2 bên bán cầu.

[gallery link="file" columns="4" ids="162708,162709,162710,172004"]

– Lực tác động gián tiếp: tổn thương vỡ xương, đụng dập phần mềm thường bên đối diện vùng tụ máu.

[gallery link="file" columns="4" ids="52697,156691,172142,172148"]

– Tuy nhiên có thể lực tác động cùng bên với vùng tụ máu.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="162662,162659,162660,162661"]

– Khối máu tụ vượt qua đường khớp sọ.

[gallery link="file" columns="4" ids="52756,172006,172021,172130"]

– Không vượt qua nếp gấp của màng cứng (liềm đại não, lều tiểu não).

[gallery columns="4" link="file" ids="20347,20348,20350,20351,20352,20353,20354,20355"]

– Có thể lan vào rãnh liên bán cầu, dọc theo liềm đại não, lều tiểu não, khe Sylvius. Trong trường hợp này cần đánh giá trên các hướng cắt khác nhau (Coronal, Sagittal).

[gallery columns="4" link="file" ids="172357,172108,160671,172121,155649,20357,20358,20359,20361,20362,20364,172127"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="52781,52782,52783,52784,52785"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="75444,75445,75446,75447,75448,75449"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="75451,75452,75453,75454,75455"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="75457,75458,75459,75460,75461"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="75472,75473,75474,75475,75476"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="75478,75479,75480,75481,75482,75483,75484,75485"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="75489,75490,75491,75492,75493"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="77740,77741,77742,77743,77744,77745,77746,77747"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="75463,75464,75465,75466,75467,75468,75469,75470"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" columns="5" ids="83628,83629,83630,83631,83632"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="5" ids="87690,87691,87692,87693,87694"]

=> Case lâm sàng 12:

[gallery link="file" ids="90386,90387,90388,90389,90384,90383"]

=> Case lâm sàng 13:

[gallery link="file" ids="96455,96456,96457,96458,96459,96460"]

=> Case lâm sàng 14:

[gallery link="file" ids="115946,115947,115948,115949,115950,115951"]

– Tổn thương phối hợp: đụng dập nhu mô não, chảy máu khoang dưới nhện.

[gallery link="file" columns="4" ids="160690,160701,160702,160699,20344,20345,20346,89246,172105,172140,172144,172146"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="162630,162633,162631,162632,162634"]

– Tổn thương phối hợp: tụ máu dưới da đầu, phù nề phần mềm vùng hàm mặt, khí dưới da, vỡ xương hộp sọ, vỡ xương hàm mặt, dị vật phần mềm.

[gallery link="file" columns="4" ids="98883,52905,52906,74108"]

– Biến chứng: phù não, thoát vị não.

[gallery link="file" columns="5" ids="160663,153972,154043,172103,172119"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="162656,162655,160694"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="162665,162664,160655"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="162671,162668,162669"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="162698,162695,162696,162697"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="61884,61885,61886,61887,61888"]

– Sau tiêm thuốc cản quang:
+ Tĩnh mạch vỏ não bị đè ép.

[gallery link="file" columns="2" ids="61908,172025"]

+ Đánh giá tình trạng thoát mạch trong ổ tụ máu => dự báo nguy cơ gia tăng kích thước khối máu tụ ở những bệnh nhân xuất huyết dưới màng cứng không do chấn thương.

[gallery link="file" columns="2" ids="52800,52801"]

* Tụ máu tối cấp

– Tụ máu tối cấp (< 12h): khối máu tụ có thể đồng tỷ trọng với vỏ não liền kề.

[gallery link="file" columns="4" ids="160653,162676,162674,61905"]

– Tỷ trọng hỗn hợp của cục máu đông và dòng máu đang chảy => dấu hiệu “dòng xoáy – swirl sign”.

* Tụ máu cấp tính

– Tụ máu cấp tính (< 1-3 ngày): tổn thương hình liềm đậm độ cao (50-60HU), bờ trong không đều.
– Đậm độ máu tụ có thể tăng đồng nhất, hỗn hợp hoặc hiếm hơn là giảm đậm độ.

[gallery columns="5" link="file" ids="20313,20314,20315,20316,20317,20318,20319,20320,20321,20372,20373,20374,20375,20376"]

– Cần mở rộng cửa sổ để quan sát khi khối máu tụ ít.

[gallery columns="2" link="file" ids="61906,172276"]

– Tụ máu dưới màng cứng cấp tính có thể gần như đồng tỷ trọng với vỏ não liền kề. Nguyên nhân do thuốc chống đông máu, rối loạn đông máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng khi nồng độ hemoglobin giảm xuống 8-10 g/dl.

[gallery link="file" ids="61893,61894,61895,61896,61898,61899"]

– Ở những bệnh nhân có tình trạng huyết sắc tố và tiểu cầu thấp như thiếu máu hồng cầu hình liềm, tụ máu dưới màng cứng cấp tính có thể giảm tỷ trọng cả trong giai đoạn cấp tính .

[gallery link="file" columns="5" ids="52776,52777,52778,52779,52780"]

* Tụ máu bán cấp

– Tụ máu bán cấp (3 ngày – 1 tuần): khi cục máu đông và sự thoái hóa protein xảy ra, tỷ trọng khối máu tụ bắt đầu giảm. Tỷ trọng có thể sẽ giảm xuống còn 35-40 HU và trở thành đồng tỷ trọng với vỏ não liền kề, làm cho tổn thương khó nhận biết hơn, đặc biệt nếu có tụ máu dưới màng cứng hai bên bán cầu không làm di lệch đường giữa.
– Phát hiện dựa vào hiệu ứng choán chỗ, ranh giới trắng-xám bị đẩy ra xa bản sọ, các mạch máu bị đẩy xa làm cho vỏ não như dày bất thường.

[gallery columns="4" link="file" ids="160679,160692,20323,20324,20325,20326,20327,20328,20329,20330,20331,53181"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="80882,80883,80884,80885,80886"]

* Tụ máu mạn

– Tụ máu mạn (> 3 tuần): sự thoái hóa các sản phẩm của máu khiến cho khối máu tụ dưới màng cứng trở nên hóa lỏng hơn cho đến khi khối máu tụ trở thành dịch huyết thanh và chứa các sản phẩm của máu
– Hình ảnh giống tụ máu dưới màng cứng cấp tính nhưng đậm độ máu tụ giảm so với nhu mô não, có thể 0HU.
– Cấu trúc bên trong có thể: máu tụ đồng nhất, tách thách lớp, có vách, vỏ bao dày đóng vôi.

[gallery columns="4" link="file" ids="172063,160677,20332,20333,20334,20335,20336,20337,20338,20339,20340,52965"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="52759,52760,52761,52762,52763"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="52764,52765,52766,52767,52768"]

– Khối máu tụ có thể tăng tỷ trọng nếu có chảy máu tái phát, xen kẽ là phần máu tụ đã dịch hóa hoặc tạo mức dịch – dịch. Sự xuất huyết trở lại bắt nguồn từ mạch máu ở màng tân tạo hoặc do vỡ các tĩnh mạch cầu não gặp ở khoảng 5-10%

[gallery link="file" columns="5" ids="160669,160665,160659,160660,160658,160661,160683,160685,160687"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="162683,162680,162681,162682"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="162688,162686,162687"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="162690,162691,162692,162693"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="63103,63105,63106,63107,63108"]

* Tụ dịch dưới màng cứng

– Tụ dịch dưới màng cứng (Subdural hygroma) là tập hợp dịch não tủy trong khoang dưới màng cứng sau một chấn thương sọ, sau rách màng nhện, vỡ nang màng nhện, sau phẫu thuật lấy máu tụ, dẫn lưu não thất.
– Tụ dịch dưới màng cứng có thể xuất hiện trong 24h đầu sau chấn thương tuy nhiên thời gian thường là 9 ngày sau chấn thương.
– Hầu hết tụ máu mạn tính dưới màng cứng chứa đựng cả dịch não tủy và các sản phẩm thoái triển của máu.


– Hầu hết các hygroma dưới màng cứng sẽ tự khỏi khi có sự bù lại thể tích của các thành phần nội sọ (ví dụ như tăng thể tích nước). Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ trở thành mạn tính. Sự tồn tại của hygroma được cho là có liên quan đến sự hình thành của các màng giả nằm ở giữa màng nhện và màng cứng trong giai đoạn cấp tính. Các màng này được cấp máu bởi các mao mạch bất thường và điều này khiến cho nó có thể tiếp tục tích lũy dịch dưới màng cứng.

poa20396f1

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="50913,50914,50915,50916,50917"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="52959,52960,52961"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="52962,52963,52964"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="82335,82336,82337,82338,82339,82340"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="96442,96443,96444,96445,96446,96447"]

– Hình ảnh cộng hưởng từ: đồng tín hiệu với dịch não tủy trên các chuỗi xung (trên FLAIR có thể tăng tín hiệu).

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="99893,99894,99895,99896,99897,99898,99899,99900"]

* Chẩn đoán phân biệt

– Tụ máu ngoài màng cứng: hình thấu kính 2 mặt lồi, bờ trong thường nhẵn do bao quanh bởi màng cứng, không vượt qua khớp sọ, đi qua các nếp màng cứng, lực tác động trực tiếp (tổn thương vỡ xương, đụng dập phần mềm tương ứng vị trí vùng tụ máu). Hiệu ứng khối ít, không tương xứng với kích thước khối máu tụ. Tụ máu  ngoài màng cứng xu hướng khu trú không xu hướng lan rộng và kéo dài như tụ máu dưới màng cứng.

– Chảy máu dưới nhện: lan tỏa, đi sâu vào rãnh não hơn.


– Tăng tỷ trọng tự nhiên xoang tĩnh mạch.

[gallery link="file" columns="2" ids="53297,53298"]

– Dày màng cứng: nhiễm trùng, u màng não, di căn màng cứng

[gallery link="file" ids="155989,52798,151083"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="53444,53445,53446,53447,53448,53449"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="62118,62123,62120,62122"]

– Tụ máu dưới da: sau phẫu thuật mở sọ => tụ máu dưới da. Phân biệt: không có hiệu ứng khối choán chỗ nội sọ, không biểu hiện phù não như tụ máu dưới màng cứng.

– Tụ mủ dưới màng cứng: không có hiệu ứng khối, thành và vách dày ngấm thuốc sau tiêm.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="32178,32179,32180,32181,32182"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="64653,64654,64655,64656,64657"]

– Nhiễu ảnh: do bệnh nhân cử động trong quá trình chụp, rãnh cuộn não bình thường, không có hiệu ứng khối.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="52791,52792,52793,52794"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="121314,121316,121322,121323,121318,121319,121320,121321"]

– Phân biệt: Rộng khoang dưới nhện (Teo não) # Tụ máu dưới màng cứng mạn tính – Tụ dịch dưới màng cứng (Hygroma):
+ Rộng khoang dưới nhện: dịch não tủy lan theo các rãnh cuộn não rộng và sâu, tĩnh mạch vỏ não không bị đè đẩy trong khoang dịch não tủy.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="24919,24920,24921"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="2" ids="47839,47840"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="153753,153754,153755,153756"]

+ Tụ máu dưới màng cứng mạn tính / Tụ dịch dưới màng cứng (Hygroma): dịch giảm tỷ trọng không lan theo các rãnh cuộn não rộng và sâu, tĩnh mạch vỏ não bình thường nằm sát bản trong xương hộp sọ bị đè đẩy vào trong (quan sát rõ nhất trên mặt cắt axial và coronal).

[gallery link="file" columns="4" ids="53177,53178,53176,172046"]

=> Case lâm sàng 1: Hygroma vùng thái dương đỉnh trái

[gallery link="file" columns="5" ids="87937,87938,87939,87940,87941"]

=> Case lâm sàng 2: Hygroma 2 bán cầu

[gallery link="file" columns="4" ids="134624,134625,134626,134627,134628,134629,134630,134631"]

=> Case lâm sàng 3: Hygroma 2 bán cầu

[gallery link="file" columns="4" ids="153722,153723,153724,153725"]

III. Chẩn đoán MRI

* Đặc điểm hình ảnh

– Khối máu tụ có hình liềm, bờ trong thường không đều do rãnh não.

[gallery columns="4" link="file" ids="162704,162702,162705,162703"]

– Tín hiệu của khối máu tụ liên quan tới thời gian xuất huyết, phụ thuộc thành phần khối máu tụ hay chuyển hóa hemoglobin.

4335229e5cdc58b20ac83fa6cbd8d920

* Tụ máu tối cấp

– Tụ máu tối cấp (Oxyhemoglobin nội bào): đồng tín hiệu chất xám trên T1W, đồng hoặc tăng trên T2W. Tăng tín hiệu so với dịch não tủy trên FLAIR.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="151802,151803,151804,151805,151806,151807"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="151810,151812,151813,151814,151815,151816,151817"]

* Tụ máu cấp tính

– Tụ máu cấp tính (Deoxyhemoglobin nội bào): đồng hoặc giảm tín hiệu so với chất xám trên T1W, đồng hoặc tăng trên T2W. Tăng tín hiệu so với dịch não tủy trên FLAIR.

* Tụ máu bán cấp sớm

– Tụ máu bán cấp sớm (Methemoglobin nội bào): tăng tín hiệu trên T1W, giảm tín hiệu trên T2W.

[gallery columns="2" link="file" ids="160727,32173"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="90401,90402,90403,90404"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="125478,125479,125480,125481"]

* Tụ máu bán cấp muộn

– Tụ máu bán cấp muộn (Methemoglobin tự do): tăng tín hiệu trên T1W, T2W và FLAIR.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="39583,39587,39584,39585,39586"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="91816,91817,91818,91819"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="98581,98583,98584,98585,98586,98587"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="99955,99956,99957,99958,99959"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="105263,105264,105265,105266"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="122557,122558,122562,122559,122561"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="125472,125473,125475,125474,125477"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="125491,125492,125493,125494"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="5" ids="151329,151330,151331,151332,151333"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" columns="4" ids="168224,168226,168225,168227"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="5" ids="172278,172279,172282,172281,172280"]

* Tụ máu mạn

– Tụ máu mạn (Hemosiderin)
+ T1W: nếu tổn thương ổn định thường đồng tín hiệu với dịch não tủy, tăng tín hiệu khi có chảy máu hoặc nhiễm trùng.
+ T2W: nếu tổn thương ổn định đồng tín hiệu với dịch não tủy, giảm tín hiệu nếu có chảy máu tái phát.
+ FLAIR: tăng tín hiệu so với dịch não tủy.

[gallery link="file" columns="4" ids="67749,67747,61912,61913,61914,61915,61916"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="125523,125524,125525,125526"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="67655,67656,67657,67658,67660"]

* Chẩn đoán phân biệt

– Phân biệt rộng khoang dưới nhện (Teo não) vs Tụ dịch dưới màng cứng (Hygroma)
+ Rộng khoang dưới nhện: vùng dịch não tủy lan theo các rãnh cuộn não rộng và sâu, có mạch máu đi vào trong vùng khoang dịch.

+ Tụ dịch dưới màng cứng (Hygroma): vùng dịch giảm tỷ trọng dưới màng cứng không lan theo các rãnh cuộn não rộng và sâu. Mạch máu màng não bị đẩy vào trong. Tín hiệu không tương đồng hoàn toàn với dịch não tủy trên xung FLAIR.

– Viêm mủ dưới màng cứng
+
Là biến chứng nặng của các ổ nhiễm trùng lân cận (viêm xoang, viêm tai, chấn thương, viêm màng não).
+ Hình ảnh khối mủ giảm tỷ trọng dưới màng cứng, màng não dày ngấm thuốc sau tiêm.
+ Có thể kèm hình ảnh phù não, nhồi máu nhỏ, huyết khối tĩnh mạch vỏ não.

[gallery columns="4" link="file" ids="20538,153484,153494,153495,153496,153497,153498,153502"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="153490,153489,153491"]

– Di căn màng cứng
+ Di căn màng cứng (Dural Metastases) là tổn thương rất hiếm gặp so với di căn não và màng não, có thể xảy ra cả trong cột sống.
+ Thường tổn thương nguyên phát từ ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư máu, neuroblastoma.
+ Tổn thương dạng loan tỏa hoặc dạng khối khu trú ở màng cứng, thường gặp dạng lan tỏa.

[gallery link="file" columns="4" ids="76012,169169,155651,167373"]

Tài liệu tham khảo

* Imaging in Subdural Hematoma – Andrew L Wagner, MD; Chief Editor: L Gill Naul, MD
* 
Chronic subdural hematoma: demonstration by magnetic resonance – J T Sipponen, R E Sepponen, and A Sivula

* MR characteristics of subdural hematomas and hygromas at 1.5T – ES Fobben, RI Grossman, SW Atlas, DB Hackney, HI Goldberg, RA Zimmerman and LT Bilaniuk
*
Contrast Extravasation on CT Angiography Predicts Hematoma Expansion and Mortality in Acute Traumatic Subdural Hemorrhage – J.M. Romero, H.R. Kelly, J.E. Delgado Almandoz
* Subdural haematoma mimics – M. Lim, S.W. Kheok, K.C. Lim
* imaging of subdural hematomas – Jason J. Carroll, MDa, Sean D. Lavine, MD, Philip M. Meyers, MD
* CT and MRI of the Whole Body, 6e – John R. Haaga, MD
* Emergency Radiology The Requisites – Jorge A. Soto and Brian C. Lucey

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Chấn Thương Đám Rối Cánh Tay | Bài giảng CĐHA
Lao Hệ TK Trung Ương | Bài giảng CĐHA
Động Kinh | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Thần kinh

guest
guest
61 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
16/11/2023 12:05 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/11/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
07/11/2023 11:11 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 7/11/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
18/07/2023 12:10 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 18/7/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
16/06/2023 11:41 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 16/6/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 9 10 11

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (449)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (884)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1442)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (543)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Bài Giảng Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 9940 Lượt Cập Nhật Bài Giảng
  • » 1561 Tài Khoản Đang Truy Cập
  • » 7007 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 10307876 Lượt Truy Cập Website

© 2014-2023 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN