• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Thần kinh » Tổn Thương Sợi Trục | Bài giảng CĐHA *

Tổn Thương Sợi Trục | Bài giảng CĐHA *

18/01/2025 ThS. Nguyễn Long 15 Bình luận  31395

Nội Dung Bài Giảng

  1. I. Đại cương
  2. II. Chẩn đoán CLVT
    1. * Đặc điểm hình ảnh
    2. * Tổn thương vi xuất huyết
    3. * Tổn thương không xuất huyết
  3. III. Chẩn đoán MRI
    1. * Đặc điểm hình ảnh
    2. * Phân độ tổn thương
  4. IV. Chẩn đoán phân biệt
  5. Tài liệu tham khảo

I. Đại cương

– Thương tổn sợi trục lan tỏa (Diffuse axonal injury – DAI) được gây nên bởi sự cắt vi thể của những sợi thần kinh, là thương tổn não nguyên phát gây ra do cơ chế chấn thương tăng tốc-giảm tốc cộng với các lực xoay tạo ra lực giằng xé làm đứt các sợi trục thần kinh, mạch máu nhỏ => tổn thương nhu mô não, phổ biến nhất là các vụ tai nạn giao thông tốc độ cao. Ảnh hưởng tới sự vận chuyển các chất trong bào tương sợi trục và sự dẫn truyền dòng điện dọc theo sợi thần kinh => dẫn tới phù và suy giảm trao đổi thông tin giữa các neuron.
– Cơ chế tổn thương: chất xám và chất trắng có tỷ trọng khác nhau, khi có sự giảm tốc nhanh đột ngột, chất xám và chất trắng dừng lại với tốc độ khác nhau làm xé rách các sợi thần kinh tại ranh giới trắng-xám.
– Với các chấn thương nặng, sợi trục bị cắt đứt ngay tại thời điểm chấn thương hoặc khởi phát hàng loạt các thay đổi bên trong sợi trục gây thoái hóa sợi trục trong vòng 6-12h.
– Chiếm gần 50% các trường hợp chấn thương sọ não nặng, chiếm 1/3 các trường hợp tử vong do chấn thương sọ.

Tổn thương sợi trục

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán CLVT

* Đặc điểm hình ảnh

– Phát hiện CT trong DAI có thể khó thấy hoặc không có trong 50-80% trường hợp.
– Cắt lớp vi tính có thể thấy phù não lan tỏa, chảy máu dưới nhện.
– Việc phát hiện tổn thương phụ thuộc các tổn thương có xuất huyết nhiều hay không.
– Tổn thương vi xuất huyết thường đa ổ, kích thước từ 0.1-1.5cm, có thể có viền phù nề xung quanh.
– Xuất huyết dưới nhện có liên quan đến tổn thương sợi trục lan tỏa nghiêm trọng, với độ nhạy 60,8% và độ đặc hiệu 81,7%

* Tổn thương vi xuất huyết

+ Ranh giới chất xám-chất trắng thùy trán, thái dương: 70%
+ Thể chai: thường ở thân sau và đuôi thể chai: 20%.
+ Ở thân não, thường nằm ở mặt sau bên của não giữa và phần trên cầu não.
+ Vị trí khác: nhân bèo, nhân đuôi, đồi thị, bao trong, cuống tiểu não.
+ Kích thước từ vài mm tới vài cm.
+ Dạng chấm nốt, tròn, bầu dục.
+ Thường cả 2 bên.

[gallery link="file" columns="5" ids="166811,182595,177776,55748,176358,176360,156207,31119,128008,128024,128025,128026,152781,152782"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="44112,44111,44110,44109,44113"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="2" ids="50464,50465"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="63710,63711,63713,63714,63715"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="152750,152751,152752,152753,152754,152755"]

– Khoảng 30% cắt lớp vi tính là âm tính nhưng lại dương tính trên cộng hưởng từ.

[gallery columns="4" link="file" ids="127972,152768,152769,152770"]

* Tổn thương không xuất huyết

– Là những ổ giảm tỷ trọng.
– Chúng thường trở nên rõ ràng hơn trong vài ngày khi phù nề xung quanh. Vì vậy, việc lặp lại các lần chụp thường cho thấy các tổn thương mới.

III. Chẩn đoán MRI

* Đặc điểm hình ảnh

– MRI là phương pháp lựa chọn để đánh giá nghi ngờ tổn thương sợi trục lan tỏa ngay cả ở những bệnh nhân có CT não hoàn toàn bình thường.
– FLAIR là xung tốt nhất để phát hiện các tổn thương không xuất huyết, biểu hiện tăng tín hiệu. Trong vài ngày đầu tiên, mức độ phù nề xung quanh thường sẽ tăng lên, nhưng những thay đổi FLAIR sau chấn thương ở các tổn thương không xuất huyết sẽ giảm dần sau vài tuần đến vài tháng.
– Các tổn thương xuất huyết giảm tín hiệu trên FLAIR.
– Trên T1W thường bình thường.
– Các tổn thương xuất huyết giảm tín hiệu trên T2W, tổn thương không xuất huyết tăng tín hiệu.

[gallery link="file" columns="4" ids="128017,128019,153451,153539"]

– T2* / SWI: rất nhạy để đánh giá ổ vi xuất huyết => là xung quan trọng trong đánh giá tổn thương sợi trục lan tỏa.
– DWI: những vùng tổn thương không hồi phục sẽ biểu hiện hạn chế khuếch tán.

[gallery columns="4" link="file" ids="31126,25608,25609,127865,31125,128007,128513,131203,152764,152765,153452"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="4" link="file" ids="25604,25605,25606,25607"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="43455,43454,43453,43452,43451,43450"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="44120,44119,44118,44117,44116"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="127975,127976,127978,127979"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="127981,127982,127983,127985,127986"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="127987,127988,127989,127990,127991,127992"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="127995,127996,127997,127998,127999,128000"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="152774,152775,152776,152778,152779"]

* Phân độ tổn thương

– Độ 1: tổn thương ở chất trắng thùy trán-thái dương.
– Độ 2: tổn thương thùy trán thái dương + thể chai.
– Độ 3: + tổn thương phần lưng bên não giữa và phần trên cầu não.

IV. Chẩn đoán phân biệt

– Dập não: thường nằm ở bề mặt, liên quan đến vỏ não (chứ không phải ở điểm nối chất trắng – xám), kích thước lớn.

[gallery link="file" ids="160742,160743,160744"]

– Xuất huyết đa ổ: bệnh mạch máu não nhiễm bột (người già, huyết áp bình thường), tăng huyết áp mãn tính (cao tuổi, tăng huyết áp), dị dạng mạch não thể hang.

=> Case lâm sàng 1: bệnh mạch não nhiễm bột

[gallery link="file" columns="5" ids="62501,62502,62503,62504,62505"]

=> Case lâm sàng 2: u mạch thể hang

[gallery link="file" columns="5" ids="62653,62654,62655,62657,62658"]

Tài liệu tham khảo

* Diffusion Tensor MR Imaging – Konstantinos Arfanakis
* 
Traumatic Brain Injury – Amon Y. Liu
* Diffuse Axonal Injury Associated with Chronic Traumatic Brain Injury: Evidence from T2* – Rainer Scheid, Cristoph Preul
* Diffuse axonal injury: a study of patients in neurological intensive care unit, with emphasis on follow up and value of diffusion weighted imaging – L. Amaral, A. A. S. M. D. Santos, V. E. C. Oliveira
* Conventional magnetic resonance and diffusion tensor imaging in diffuse axonal injury after traumatic brain injury – J. R. Docampo, S. Oria, I. Martin, C. Castillo
* Tips and tricks for detecting diffuse axonal injury on CT and MR neuroimaging – M. Marinkic, D. Zadravec, Zagreb/HR, 2Zageb/HR
* Current contribution of diffusion tensor imaging in the evaluation of diffuse axonal injury – Daphine Centola Grassi, David Macedo da Conceição, Claudia da Costa Leite
* Diffuse axonal injuries: pathophysiology and imaging – Dima A Hammou, Bruce A Wasserman
* Imaging findings in diffuse axonal injury after closed head trauma – P. M. Parizel
* Diffuse Axonal Injury in Children: Clinical Correlation with Hemorrhagic Lesions – Karen A. Tong, MD, Stephen Ashwal, MD, Barbara A. Holshouser, PhD
* Brain Imaging with MRI and CT An Image Pattern Approach – Zoran Rumboldt
* CT and MRI of the Whole Body, 6e – John R. Haaga, MD
* Diagnostic Imaging Pediatric Neuroradiology – Barkovich
* Neuroimaging, a key role in diagnosis of diffuse axonal injury. CT and MRI patterns every radiologist should know – I. Jovanoska, D. Veljanovski, A. Gjoreski, I. Lombardo

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Chấn Thương Đám Rối Cánh Tay | Bài giảng CĐHA
Lao Hệ TK Trung Ương | Bài giảng CĐHA *
Động Kinh | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Thần kinh

guest
guest
15 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
18/01/2025 5:56 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 18/1/2025

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
08/10/2024 4:24 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 8/10/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
17/04/2024 11:21 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 17/4/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
15/05/2023 11:56 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 15/5/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
27/01/2023 2:39 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 27/1/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 2 3

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12643 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8470 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 1220 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN