I. Đại cương
– Rò động mạch cảnh xoang hang (Carotid Cavernous Fistula – CCF) là sự thông nối bất thường từ động mạch cảnh qua xoang tĩnh mạch hang. Sự thông nối này có thể là trực tiếp do rách thành động mạch cảnh trong trong tai nạn giao thông hay gián tiếp qua các nhánh màng cứng của động mạch cảnh trong hoặc cảnh ngoài – còn gọi là rò động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang.
– Nguyên nhân:
+ Lỗ rò trực tiếp: giữa động mạch cảnh trong đoạn xoang hang và xoang hang xung quanh. Vỡ phình động mạch và chấn thương là phổ biến nhất. Ở nước ta hay gặp nhất là thể rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp sau chấn thương sọ do tai nạn giao thông (0.2-0.3%), gây xé rách thành động mạch cảnh trong đoạn đi trong xoang hang. Các thể rò trực tiếp do vỡ túi phình động mạch cảnh trong hay sau các thủ thuật, phẫu thuật vùng sàn sọ cạnh xoang hang như phẫu thuật tuyến yên, xoang bướm hiếm gặp hơn. Các nguyên nhân khác bao gồm: Hội chứng thiếu hụt collagen, loạn sản sợi cơ, bóc tách động mạch
+ Lỗ rò gián tiếp: là do giao tiếp bởi các nhánh động mạch cảnh trong và/hoặc ngoài và xoang hang. Phổ biến nhất là các nhánh màng não của động mạch cảnh ngoài. Chúng được cho là xảy ra thứ phát do huyết khối xoang hang với tái tưới máu và do đó tương tự như các lỗ rò động tĩnh mạch màng cứng ở nơi khác. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm mang thai, các thủ thuật phẫu thuật và viêm xoang.
– Lâm sàng:
+ Lồi mắt mạch đập (75%): là một triệu chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự lồi ra của nhãn cầu và sự đập của nhãn cầu.
+ Phù kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc.
+ Mất thị lực tiến triển: 25-32%
+ Ù tai mạch đập
+ Tăng áp lực nội sọ
+ Xuất huyết dưới nhện, xuất huyết nội sọ, chảy máu tai, chảy máu mũi: ~5%
+ Liệt dây thần kinh sọ (III, IV, Vc, VI)
Tài liệu tham khảo
* Rò động mạch cảnh xoang hang – TS. Trần Chí Cường
* Carotid Cavernous Fistulas: Diagnosis with Spiral CT Angiography – Imaging diagnosis of dural and direct cavernous carotid fistulae – Daniela dos Santos, Lucas Moretti Monsignore, Guilherme Seizem Nakiri
* Carotid-Cavernous Fistulas (CCF´s): Imaging Features and Endovascular Treatment – D. Rodriguez, L. Aja Rodriguez, P. Mora Montoya
* Cavernous Sinus Syndrome: Anatomy and Differential Diagnosis – I. Alba de Caceres, A. Paniagua, L. Ibañez Sanz
* Carotid-cavernous fistulas: Imaging and endovascular treatment – J. Chandra, W. Kuker, J. Byrne, M. Cellerini
* Carotid-cavernous fistulas: from the pathophysiology and clinical syntomps to the radiologic findings – A. Pesquera Muñoz, D. Dualde-Beltrán, G. Joaquín
* Utility of CTA in the diagnosis and therapeutic approach of carotid-cavernous fistula – J. Garrido Rull, A. García Muñoz, M. S. GARCIA GOMEZ
* The Utility of Doppler Ultrasonography in Carotid-Cavernous Fistulas – S. M. Constantin, M. Ionescu, F. Antochi
* What radiologists need to know about carotid-cavernous fistulas (CCF´s) – V. troconis, V. Schröer, A. Lorenzo Górriz
* Thin-Section MR Imaging for Carotid Cavernous Fistula – D Kim, Y J Choi, Y Song
* Multidetector CT angiography in the diagnosis and classification of carotid-cavernous fistula – J Y Lee, C Jung, Y K Ihn
* CT angiogram findings in carotid-cavernous fistulas: stratification of imaging features to help radiologists avoid misdiagnosis – John C Benson, Charlotte Rydberg, David R DeLone
* Use of 3D models to simplify the characterization and diagnosis of carotid cavernous fistulas (CCFs) – E. Ferravante, F. D’Argento, A. Camilli, D. De Leoni, A. M. Alexandre, S. Gaudino, E. Sala, A. Pedicelli
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 23/1/2025