I. Đại cương
– Trước 1970, lymphoma biểu hiện tại não chiếm dưới 1% các u não. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh càng tăng dần, phần lớn bệnh liên quan tới tình trạng suy giảm miễn dịch trong AIDS và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp ghép tạng, điều trị hoá chất ung thư, một số hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
– Phân loại:
+ Lymphoma hệ thần kinh nguyên phát: Bắt nguồn từ các nguyên bào miễn dịch quanh các mạch máu nội sọ. Bao gồm: lymphoma ở nhu mô não, hốc mắt, màng não, thần kinh ngoại vi, và cột sống. Hầu hết là lymphoma tế bào lớn dòng B lan tỏa (90-95%). Tỷ lệ tăng gần đây do đi kèm AIDS (10% AIDS sẽ phát triển lymphoma). Tổn thương ở nhu mô thường nghĩ tới nguyên phát. Khối ở đồi thị, nhân nền, thể chai thường ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chiếm khoảng 4-7% u nguyên phát nội sọ.
+ Lymphoma hệ thống với tổn thương thần kinh: Gặp ở 15% tổn thương lymphoma hệ thống, thường gặp do tổn thương non-Hodgkin lymphoma ác tính, sau 5-12 tháng đầu tiên của bệnh. Đối lập với tổn thương nguyên phát: biểu hiện chính là thâm nhiễm màng mềm, có thể ở cả dây thần kinh, tủy sống.
– Chiếm 5% u não nguyên phát
– Có thể phối hợp với Epstein-Bar virus và cytomegalovirus
– Yếu tố nguy cơ: suy giảm miễn dịch-
– Hiếm khi di căn (6%)
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Tổn thương thường đơn độc (40-60%) hoặc đa ổ (lan theo khoang Virchow Robin, hay gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch). – Hiếm khi gặp u lympho của màng cứng, màng mềm, võng mạc, dịch kính và thị thần kinh * Lymphoma nguyên phát – Không tiêm thuốc cản quang: – Sau tiêm thuốc cản quang: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: * Lyphoma thứ phát – Tần suất liên quan đến hệ thần kinh trung ương ở những bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là ung thư hạch hệ thống phụ thuộc vào phân nhóm mô học, với nguy cơ 2-27% đối với lyphoma không Hodgkin, so với < 0,5% lymphoma Hodgkin. * Lyphoma màng cứng – U nguyên phát phát sinh từ màng cứng. – T1: giảm hoặc đồng tín hiệu với chất xám. Có thể không đồng nhất do hoại tử hoặc xuất huyết ở người suy giảm miễn dịch. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: – Xuất huyết và vôi hóa không phổ biến nhưng có thể gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. – U nguyên bào thần kinh đệm đa hình (Glioblastoma multiforme – GBM) => Case lâm sàng 1: – Viêm não tuỷ rãi rác cấp tính (Acute Disseminated Encephalomyelitis – ADEM) là tổn thương viêm cấp, thường sau nhiễm khuẩn hoặc tiêm chủng. Có đặc điểm tổn thương chất trắng đa ổ. – Chẩn đoán phân biệt quan trọng của Lymphoma ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch là toxoplasmosis. Toxoplasmosis là tổn thương não phổ biến nhất ở bệnh nhân AIDS. – Tổn thương đơn độc hoặc phối hợp lao màng não. – Cộng hưởng từ – Bệnh nhân trẻ tuổiII. Chẩn đoán hình ảnh
– Thường không có chảy máu, hoại tử hoặc vôi hóa.
– Ranh giới rõ hoặc thâm nhiễm
– Có thể dạng cánh bướm: lan rộng thùy trán hai bên hoặc thể chai.
– Hầu hết các tổn thương ở trên lều và chất trắng cạnh não thất. Nằm lân cận khoang dưới nhện hoặc dưới màng não thất là một dấu hiệu phổ biến để chẩn đoán.
– Vị trí tổn thương: thuỳ trán (20-43%), hạch nền (13-20%), thể chai (10%), hố sau (13%), tuỷ sống (1-2%)1. Chẩn đoán CLVT
+ Tổn thương hình tròn/ oval.
+ Đồng hoặc tăng tỷ trọng với chất trắng.
+ Hiếm gặp hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.
+ Thường gặp: ngấm thuốc vừa đến mạnh.
+ Hiếm gặp: không ngấm thuốc/ ngấm thuốc không đồng nhất.
+ Các tổn thương đơn độc thường thấy ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Ngược lại, bệnh nhân bị ức chế miễn dịch có thể có nhiều tổn thương, có thể biểu hiện ngấm thuốc dạng vòng ngoại vi không đều và thường có vùng hoại tử. Xuất huyết trong khối u có thể được nhìn thấy trong PCNSL liên quan đến HIV.
– Bệnh nhân có xu hướng xuất hiện với sự tham gia của màng não màng não hoặc nhu mô não sau 5-12 tháng kể từ khi chẩn đoán ban đầu.
– Biểu hiện dưới dạng một tổn thương ngoài trục với sự tham gia của màng cứng và thường có dấu hiệu “đuôi màng cứng”.
2. Chẩn đoán MRI
– T2: giảm hoặc đồng tín hiệu với chất xám vỏ não (đặc điểm giúp phân biệt với đa số u não tăng tín hiệu trên T2W. Có thể không đồng nhất do hoại tử hoặc xuất huyết ở người suy giảm miễn dịch. Vùng tăng tín hiệu phù não nhẹ xung quanh.
– FLAIR: đồng nhất, đồng hoặc giảm tín hiệu so với vỏ não. Có thể tăng tín hiệu, phù não nhẹ xung quanh
– DWI: U lympho giàu tế bào => hạn chế khuếch tán.
– T2* GRE: hiếm gặp chảy máu hoặc vôi hoá trong u (giảm tín hiệu)
– Sau tiêm đối quang từ:
+ Thường gặp: ngấm thuốc vừa đến mạnh
+ Hiếm gặp: không ngấm thuốc/ ngấm thuốc không đồng nhất
+ Dạng ngấm thuốc: đặc, không đều, đều, chấm nốt, viền …III. Chẩn đoán phân biệt
* GBM
– Dấu hiệu cánh bướm, lan qua thể chai.
– Thường có chảy máu, hoại tử
– Điển hình: ngấm thuốc không đồng nhất
– Ngấm thuốc viền và hoại tử bên trong: 95%
– U lympho thường hạn chế khuếch tán rõ hơn và có giá trị ADC thấp hơn* ADEM
– CLVT thường bình thường trong giai đoạn đầu, và có biểu hiện hình ảnh sau 5-14 ngày. Điển hình là tổn thương chất trắng dưới vỏ đa ổ, giảm tỷ trọng.
– Quan sát tốt hơn trên CHT, không gây hiệu ứng khối và có thể thấy các tổn thương rải rác trong chất trắng vùng hố sau và bán cầu não. Tổn thương tiểu não và thân não thường phổ biến ở trẻ em.
– Đặc điểm tổn thương trên CHT là rải rác các vùng tăng tín hiệu trên T2W và FLAIR, một số có thể ngấm thuốc sau tiêm, có thể thấy phù não rộng xung quanh.* Toxoplasmosis
– Đặc điểm hình ảnh CT và MRI của cả hai khó phân biệt. Bệnh nhân có thể điều trị toxoplasmosis trong hai tuần => Nếu đáp ứng điều trị => Toxoplasmosis.
– Toxoplasmosis thường nhiều ổ có ưu thế ở hạch nền và ranh giới trắng – xám, không thấy lan quanh não thất và đôi khi có thể xuất huyết.
– T1W: thường đồng tín hiệu, trong khi lymphoma não có thể được phát hiện trên cả xung T1W.
– DWI: vùng trung tâm lỗi hoại tử thường không hạn chế khuếch tán.
– Sau tiêm ngấm thuốc dạng viền với nốt ngấm thuốc lệch tâm hoặc dạng nốt, trong khi lymphoma thường ngấm thuốc không đồng nhất và mức độ dữ dội hơn.* Củ lao
– Thường đa ổ, kích thước thường < 1cm
– Vị trí ranh giới chất xám – chất trắng, quanh não thất.
– Cắt lớp vi tính:
+ Biểu hiện dạng vòng tăng tỷ trọng hoặc dạng nốt đặc
+ Phù xung quanh mức độ trung bình hoặc rõ rệt
+ Ngấm thuốc đồng nhất hoặc ngấm thuốc viền sau tiêm
+ T1W: đồng tín hiệu với chất xám, trung tâm có thể tăng tín hiệu do hoại tử.
+ T2W: đồng tín hiệu với chất xám, trung tâm có thể giảm tín hiệu do tăng sinh và thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân, bao quanh bởi quầng phù.
+ T1W Gado: ngấm thuốc dạng viền hoặc dạng nốt ngấm thuốc đồng nhất.
+ DWI: điển hình trung tâm có tín hiệu thấp (không hạn chế khuếch tán), tuy nhiên có thể hạn chế khuếch tán do hoại tử (Khó phân biệt với apxe não).
+ SWI: viền ngoại vi giảm tín hiệu* Hủy myelin giả u
– Có thể bao gồm thể trai
– Thường ngấm thuốc không hoàn toàn, hình móng ngựa, mở về phía vỏ não
Tài liệu tham khảo
* Central Nervous System Lymphoma: Characteristic Findings on Traditional and Advanced Imaging – I.S. Haldorsen, A. Espeland and E.-M. Larsson
* A rare subtype of lymphoma: Intravascular lymphoma – V. Vivas Escalona, B. A. Givica Pérez; Las Palmas/ES
* Imaging features of primary brain lymphoma – M. Y. Alaoui Lamrani, B. Alami1, M. Maaroufi
* Changing Face of Primary CNS Lymphoma – S. Jaggi, J. R. Nair
* Primary CNS Lymphoma in the Immunocompetent patient – M. Schembri, R. Grech; Msida/MT
* Primary central nervous system lymphomas: CT, MRI and MR spectroscopy findings at presentation – A. Brakus, K. Petrovic, N. Vuckovic
* Lymphoma of the central nervous system: patterns of disease and imaging findings – S. Y. Rodriguez, A. Granados, J. F. Orejuela
* Imaging features of Primary Central Nervous System Lymphoma in immunocompetent and immunocompromised populations – A. Ezponda Casajús, M. Calvo Imirizaldu, P. Malmierca Ordoqui
* Primary Central Nervous System Lymphoma: Typical and Atypical Radiological Imaging Appearances: A Pictorial Review – R. Ramesh, K. O’Donnell, F. Gaillard
* Changing Face of Primary CNS Lymphoma – S. Jaggi, J. R. Nair, P. HANAGANDI
* Primary CNS Lymphoma in the Immunocompetent patient – M. Schembri, R. Grech; 1Msida/MT, 2Dublin 9/IE
* The imaging of lymphoma in the central nervous system (CNS) – Y. Tang, T. C. Booth, A. Malhotra, T. Wilhelm; London/UK
* Typical and Atypical Radiological Findings and Treatment Related Changes in Central Nervous System (CNS) Lymphoma – S. Kumar, A. Javalgi, M. Varghese
* Hình ảnh cộng hưởng từ u não – PGS.TS Vũ Đăng Lưu
* Primary and secondary CNS lymphoma: An educational exhibit – Y. C. Kheng, H. Cliffe, M. S. Igra
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 21/3/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 19/1/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 31/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 25/11/2022
bài viết bổ ích
# Cảm ơn nhận xét của bạn !