I. Đại cương
– Di căn não (Cerebral Metastases) là nguyên nhân đáng kể gây tử vong và tàn tật ở bệnh nhân ung thư.
– Chiếm khoảng 25-50% các khối u nội sọ ở bệnh nhân nhập viện. 13-25% các u nội sọ ở người > 40 tuổi.
– Tỷ lệ thực sự của di căn não chưa được biết chính xác, nhưng ước tính có thể cao tới 200.000 trường hợp mỗi năm chỉ riêng tại Hoa Kỳ.
– Có 5 loại u nguyên phát chiếm 80% các trường hợp di căn não: Ung thư phổi, ung thư tế bào thận, ung thư vú, u hắc tố, ung thư tuyến đường tiêu hóa (phần lớn là ung thư đại trực tràng).
– Lâm sàng: có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, co giật, thay đổi trạng thái tâm thần, mất phối hợp động tác, buồn nôn và nôn, và rối loạn thị giác. Tuy nhiên, 60-75% bệnh nhân có thể không có triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán.
– Vị trí tổn thương:
+ Thường nằm ở phần tiếp giáp ranh giới trắng – xám. 5% ở chất trắng sâu.
+ Bán cầu đại não (80-85%), tiểu não (10-15%), thân não (3-5%), hạch nền (3%).
+ Bán cầu đại não thường gặp ở ranh giới giữa thùy chẩm, đỉnh và thái dương – là nơi có các nhánh tận của động mạch não giữa.
+ Có thể gặp ở bất kỳ vùng nào của não, kể cả khoang dưới nhện, màng não.
– Di căn nhu mô não có thể đơn độc (50%), xuất hiện dưới dạng 2 tổn thương (20%) hoặc nhiều tổn thương (30%).
– Kích thước thay đổi, hầu hết < 1,5cm.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– Hình ảnh đa dạng: nốt, vòng, dạng hỗn hợp. Đơn độc hay nhiều ổ (50-60%). => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: – Vôi hóa hiếm gặp (8,2%). => Case lâm sàng 1: – Hầu hết các di căn kích thước lớn được bao quanh bởi phù mạch do các mạch máu mới hình thành kém: biểu hiện vùng giảm tỷ trọng, hiệu ứng khối mạnh (phù mạch). => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Mức độ phù não: – Trên phim có tiêm thuốc cản quang: – Di căn não kích thước nhỏ thường ngấm thuốc đồng nhất, mức độ trung bình, phù não xung quanh ít => có thể khó nhận biết trên phim chụp trước tiêm. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Những trường hợp đơn độc 1 ổ, dạng chảy máu, dạng kén hay apxe hóa thì chẩn đoán phải kết hợp với dấu hiệu lâm sàng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: * Di căn một ổ – Apxe não: Bệnh cảnh nhiễm trùng. Khối thành mỏng, nhẵn. Chẩn đoán phân biệt tốt nhân trên cộng hưởng từ dựa vào xung khuếch tán: tín hiệu cao trên DWI, thấp trên bản đồ ADC. * Di căn đa ổ – Sán não: 4 giai đoạn tổn thương (Escobar) + Giai đoạn viêm hạt (Grannular): nang xẹp, giảm phù não xung quanh, ngấm thuốc sau tiêm. – Toxoplasmosis + Tổn thương dạng nhiều ổ giảm tỷ trọng, ngấm thuốc dạng nốt đặc nhưng thường gặp hơn là ở viền mạnh kèm ổ ngấm thuốc trung tâm => hình bia bắn. Phù não xung quanh. – Củ lao (Tuberculoma): => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Vị trí u: hay gặp ở ranh giới trắng – xám, 80% gặp ở bán cầu đại não, 15 % ở tiểu não, 3 % ở hạch nền, ít gặp ở đám rối mạch mạc, màng não thất… Vị trí có liên quan tới lượng máu cấp cho các vùng khác nhau của não, vùng được cấp máu nhiều nhất là vùng cấp của động mạch não giữa. Theo Matthew T.Walker (2007) thì 80% khối u có vị trí ở vòng tuần hoàn trước, 20% ở vòng tuần hoàn phía sau. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: – Vôi hoá trong u: – Giàu Protein: rất hiếm gặp, thành phần protein biểu hiện tăng tín hiệu trên cả T1W, T2W và FLAIR, không ngấm thuốc sau tiêm. => Case lâm sàng 1: – Chảy máu trong u: vùng chảy máu có tín hiệu khác nhau tuỳ theo chảy máu mới hay cũ, thường tăng tín hiệu trên T1W, giảm tín hiệu trên T2W và SWI. => Case lâm sang 1: => Case lâm sang 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – Hoại tử, thoái hóa nang: gồm phần đặc và phần nang dịch do hoại tử, biểu hiện vùng giảm tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu trên T2W, thường có tín hiệu không đồng nhất, không ngấm thuốc đối quang từ sau tiêm hoặc ngấm thuốc dạng viền. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: – Với xung khuếch tán: thường không hạn chế khuếch tán. Các di căn có tế bào dày đặc có thể hạn chế khuếch tán. Di căn não có độ ác tính cao thường ADC thấp. ADC thấp cho thấy hiện tượng giảm sự khuếch tán trong khối, phản ánh lượng acid hyaluronic ngoài tế bào giảm. – Phù não: không có sự liên quan giữa phù não và kích thước u cũng như bản chất u. Nguyên nhân của phù não là tăng khả năng thẩm thấu của các mạch máu lân cận, do phá vỡ hàng rào mạch máu não và quan trọng hơn là do chất tiết từ khối u. Phù não là vùng tăng tín hiệu quanh khối trên T2W và FLAIR, chỉ ảnh hưởng tới chất trắng. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: – Hiệu ứng khối do khối u phụ thuộc vào kích thước khối u và mức độ phù não. Biểu hiện là sự thay đổi hình dạng, cấu trúc các não thất, sự dịch chuyển đường giữa. – Một số trường hợp có hình ảnh giống u màng não. Di căn từ ung thư thận thường liên quan đến đám rối mạch mạc trong não thất. * MAGIC DR Có nhiều chẩn đoán phân biệt đối với các tổn thương ngấm thuốc ngoại vi hoặc dạng vòng. + M: metastasis (di căn) – Tính chất ngấm thuốc: – Tính chất vùng phù xung quanh: – Số lượng tổn thương: * U thần kinh đệm – Có thể xuất hiện dưới dạng ngấm thuốc tương phản thường dạng viền hoặc nốt được bao quanh bởi lượng lớn của phù. * Apxe não – Vùng phù não xung quanh: giảm nhẹ trên T1W và tăng trên T2W. – Dấu hiệu viền kép (Dural rim sign) * ADEM – Là bệnh của hệ thần kinh trung ương với biểu hiện viêm cấp tính, mất myelin rải rác ở não và tủy sống. Bệnh đặc trưng bởi các thiếu sót thần kinh và bằng chứng tổn thương mất myelin nhiều ổ trên phim chụp cộng hưởng từ. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: * Toxoplasmosis – Vị trí: tổn thương vùng vỏ – dưới vỏ, nhân xám trung ương, thùy trán hoặc thùy đỉnh, đồi thị, hố sau. – Dấu hiệu bia lệch tâm “Eccentric target sign”: sau tiêm ngấm thuốc viền không đều, có nốt ngấm thuốc lệch tâm. – Thường tổn thương dạng nhiều ổ, nhiều giai đoạn. * Củ lao – Tổn thương đơn độc hoặc phối hợp lao màng não. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 7: => Case lâm sàng 8: => Case lâm sàng 9: => Case lâm sàng 10: * Sán não – Giai đoạn nang keo (Colloidal vescicular): dịch trong nang không đồng nhất (tăng tín hiệu so với dịch não tủy trên T1W) – Giai đoạn viêm hạt (Granular): nang xẹp, giảm phù nề xung quanh. – Di căn màng mềm (Leptomeningeal metastases) đề cập đến sự lan rộng của các tế bào ác tính qua khoang dịch não tủy. Những tế bào này có thể xuất phát từ các khối u ác tính nội sọ nguyên phát hoặc từ các khối u ở xa đã di căn qua đường máu. * Nguyên nhân: * Đặc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – Di căn màng cứng (Dural Metastases) rất hiếm gặp so với di căn não và màng mềm, có thể xảy ra cả trong cột sống. – Tổn thương dạng dày lan tỏa hoặc dạng nốt khu trú ở màng cứng, thường gặp dạng lan tỏa. => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: => Case lâm sàng 6: => Case lâm sàng 1: – U màng não (Meningioma) – dấu hiệu đuôi màng cứng, thường ngấm thuốc mạnh đồng nhất sau tiêm. – Di căn tuỷ sống rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 2%. – Đặc điểm hình ảnh: => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: => Case lâm sàng 4: => Case lâm sàng 5: – Sự lan rộng của khối u ác tính qua các không gian dưới nhện của não và tủy sống được gọi là di căn màng mềm. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào ung thư xâm nhập vào dịch não tủy và lan rộng khắp hệ thần kinh trung ương. => Case lâm sàng 1:II. Chẩn đoán CLVT
1. Đặc điểm hình ảnh
– Vị trí: trên lều chiếm đa số 87,5 %, dưới lều 13,5%. Thường xu hướng ngoại vi, ranh giới trắng xám (nơi có nguồn cấp máu dồi dào).
– Hình dạng: hình tròn chiếm đa số (75%), còn lại là hình bầu dục và đa hình.
– Kích thước u đa dạng, chủ yếu 3-5cm.
– Cấu trúc: u đặc hoặc u hỗn hợp phần đặc và dịch do hoại tử chảy máu, thoái hóa nang.
– Trước tiêm thường đồng hoặc giảm tỷ trọng so với chất xám. Nếu chảy máu trong u (thường gặp ở ung thư tế bào thận, u hắc tố, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư tuyến giáp) biểu hiện hình ảnh tăng tỷ trọng. Đôi khi khối u có hình ảnh giống một khối máu tụ trong não do chảy máu nhiều.
– Những tổn thương nhỏ nhiều khi không thấy phù não xung quanh.
– Ngưỡng kích thước mà các di căn phát triển phù não thay đổi tùy theo mô học (từ 4 đến >30 mm) với những di căn từ đường tiêu hóa có thể phát triển phù ở đường kính rất nhỏ.
+ Karner và cộng sự đánh giá theo 3 mức độ: độ I rìa phù tới 2 cm đường kính quanh u, độ II rìa phù từ 2cm đường kính đến nửa bán cầu đại não, độ III rìa phù quá nửa bán cầu đại não.
+ Mức độ chuyển dịch đường giữa là dấu hiệu của hội chứng choán chỗ, là yếu tố tiên lượng biến chứng tụt kẹt não ở các bệnh nhân u não. Chia làm 3 mức độ: độ I < 5mm, độ II từ 5-10mm, độ III > 10mm.
+ Hình thái ngấm thuốc chia: hình vòng (hình nhẫn), ngấm thuốc dạng chấm nốt, ngấm thuốc đồng nhất và không ngấm thuốc
+ Điển hình ngấm thuốc cản quang hình nhẫn vì trung tâm khối u thường hoại tử.
+ Cường độ ngấm thuốc đo tỷ trọng trước tiêm so sánh với tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang chia ra làm 3 mức độ. Đ I ngấm < 5HU, độ II ngấm từ 5-10 HU, độ III ngấm > 10 HU.2. Phân biệt
+ Giai đoạn nang keo (Colloidal): phản ứng viêm, vỡ nang, thành nang ngấm thuốc, có phù não xung quanh
+ Tổn thương thường dạng nốt hoặc ổ ở các nhân xám trung ương, vùng ranh giới trắng-xám hay có khi chỉ ở chất trắng.
+ Kích thước thường < 1cm, có thể > 3cm. Giảm tỷ trọng, có quầng phù não xung quanh.
+ Tổn thương đơn độc hoặc phối hợp lao màng não.
+ Thường đa ổ, kích thước thường < 1cm
+ Vị trí ranh giới chất xám – chất trắng, quanh não thất.
=> Cắt lớp vi tính:
+ Biểu hiện dạng vòng tăng tỷ trọng hoặc dạng nốt đặc
+ Phù xung quanh mức độ trung bình hoặc rõ rệt
+ Ngấm thuốc đồng nhất hoặc ngấm thuốc viền sau tiêmIII. Chẩn đoán MRI
1. Đặc điểm hình ảnh
– Kích thước u: rất đa dạng, từ vài milimet đến vài centimet.
– Hình dáng: hình tròn hoặc bầu dục.
– Số lượng u: 50% số u di căn là đơn ổ, 20% là đa ổ và 30% từ 3 ổ trở lên
– T1W: đồng hay giảm tín hiệu, nếu có xuất huyết có thể tăng tín hiệu. Di căn không xuất huyết cũng có thể có tín hiệu tăng do tính chất thuận từ của melanin.
– T2W/FLAIR: rất đa dạng thường là tăng tín hiệu vừa, xung quanh là vùng phù não rộng tăng tín hiệu nổi bật. Nếu có xuất huyết/melanin có thể tín hiệu thay đổi. Các di căn u nhầy thường có tín hiệu rất thấp.
– DWI: thường không hạn chế khuếch tán. Các di căn có tế bào dày đặc có thể hạn chế khuếch tán.
– T2*/SWI: giảm tín hiệu của khu vực chảy máu.
– Gado: thường ngấm thuốc mạnh. Kiểu ngấm thuốc đồng nhất, dạng chấm nốt hay hình nhẫn.
+ Hiếm gặp, biểu hiện những vùng mất (trống) tín hiệu trên cả T1W và T2W, ít trường hợp tín hiệu vôi có thể thay đổi trên T1.
+ Một số trường hợp vôi hoá thấy được trên cắt lớp vi tính nhưng không thấy được trên cộng hưởng từ do thành phần vôi hoá nhỏ, không đồng nhất tín hiệu, đó là hạn chế của cộng hưởng từ trong phát hiện vôi hoá.2. Phân biệt
+ A: abscess (apxe)
+ G: glioblastoma (GBM – u nguyên bào thần kinh đệm đa hình)
+ I: infarct (nhồi máu), inflammatory – neurocysticercosis (sán não), tuberculoma (củ lao)
+ C: contusion (đụng dập)
+ D: demyelinating (hủy myelin)
+ R: radiation necrosis (hoại tử tia xạ)
+ Thành dày và nốt ở thành gợi ý ung thư (di căn / GBM)
+ Thành mỏng và đều gợi ý apxe.
+ Thành không hoàn toàn thường mở về phía vỏ não gợi ý hủy myelin.
+ Tín hiệu thấp / trung bình trên T2W vỏ bao gợi ý apxe.
+ Hạn chế khuếch tán vùng thành ngấm thuốc gợi ý GBM hoặc hủy myelin.
+ Kích thước vùng phù lớn hơn tương đối so với tổn thương gợi ý apxe.
+ Tăng tưới máu gợi ý ung thư (di căn / u não ác tính nguyên phát).
+ Hạn chế khuếch tán gợi ý apxe.
+ Nếu không có hạn chế khuếch tán gợi ý u có thành phần hoại tử trung tâm (điển hình là di căn).
+ Các tổn thương tròn, kích thước tương tự nhau ở vùng ranh giới trắng xám gợi ý di căn hoặc apxe.
+ Khối bờ không đều kèm các tổn thương lân cận nằm trong cùng một vùng phù gợi ý GBM.
+ Các tổn thương nhỏ <1-2 cm có thành mỏng, đặc biệt có các nốt vôi gợi ý sán lợn hệ thần kinh.
– Phân biệt giữa hai khối u đặc biệt khó khăn khi tổn thương là đơn độc và bệnh nhân không có tiền sử bệnh ác tính trong quá khứ.
– Tăng tín hiệu trên hình ảnh FLAIR xung quanh vùng ngấm thuốc tương phản trong u thần kinh đệm bao gồm cả phù nề, sự hiện diện của các tế bào u và mao mạch khối u là thâm nhiễm xung quanh tổn thương, trong khi tăng tín hiệu trên hình ảnh FLAIR xung quanh tổn thương di căn chỉ phản ánh phù vận mạch (vasogenic edema).
– Vỏ: đồng hoặc tăng nhẹ trên T1W, đồng hoặc giảm tín hiệu trên T2W.
– Sau tiêm: vỏ ngấm thuốc dạng vòng, cả bờ trong và ngoài đều trơn nhẵn. Không đều trong giai đoạn chuyển từ viêm sang apxe.
– Vùng dịch mủ trung tâm hạn chế khuếch tán trên DWI.
+ Có thể gặp ở 75% trường hợp apxe não, là dấu hiệu hữu ích trong việc phân biệt với u não hoại tử.
+ Xung T2W và SWI: hình ảnh 2 viền đồng tâm bờ đều bao quanh ổ apxe, thường liên tục (75), viền giảm tín hiệu xen kẽ viền tăng tín hiệu.
– Tổn thương viêm các tế bào quanh mạch máu nhỏ, chủ yếu viêm các tế bào thần kinh đệm cùng với sự mất myelin.
– Bệnh thường xảy ra sau đợt nhiễm trùng 1-3 tuần hoặc sau tiêm chủng, do sự mất điều hòa miễn dịch hay sự đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể.
– Sự tái phát của bệnh đôi khi rất khó phân biệt với bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis – MS) hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hóa thần kinh. Di chứng nặng nếu không được chẩn doán và điều trị sớm.
– Chẩn đoán xác định bệnh ADEM:
+ Triệu chứng thần kinh đa dạng ở não hoặc/ và tủy sống, xuất hiện cấp tính hoặc bán cấp, có thể tự phát hoặc sau tiêm chủng hoặc nhiễm trùng toàn thân 1-3 tuần.
+ MRI sọ não hoặc/và tủy sống: tổn thương mới đa ổ tăng tín hiệu trên T2W và Flair.
+ Xét nghiệm máu và dịch não tủy không có biểu hiện của một đợt viêm cấp và không biểu hiện rối loạn chuyển hóa.
– Hình ảnh MRI:
+ Tổn thương đa ổ, hai bên bán cầu, lan toả thường không đối xứng.
+ Vị trí: dưới vỏ, chất trắng sâu, thân não
+ Thường ít chảy máu
+ Hiệu ứng khối ít
+ T1W: tổn thương giảm tín hiệu, ranh giới rõ.
+ T2W/ FLAIR: tăng tín hiệu với phù nề xung quanh.
+ DWI: thường không hạn chế khuếch tán. Hạn chế khuếch tán => tiên lượng xấu.
+ Gado: sau tiêm ngấm thuốc dạng nốt, vòng cung hoặc dạng vòng mở (không liên tục).
– Tổn thương thường đa ổ, số tổn thương đơn độc chỉ chiếm 14%.
– Kích thước tổn thương < 10mm (52%), 10-30mm (36%), > 30mm (12%).
– T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu.
– T2W: tăng tín hiệu, tín hiệu hỗn hợp hoặc giảm tín hiệu tùy giai đoạn bệnh.
+ Tăng tín hiệu: nghĩ tới sự hoại tử nhu mô não
+ Đồng tín hiệu: nghĩ tới sự hình thành áp xe
+ Tổn thương có viền phù não bao quanh
– DWI: hạn chế khuếch tán ngoại vi, vùng lõi apxe (ngấm thuốc viền sau tiêm) không hạn chế khuếch tán.
– T2*: có thể giảm tín hiệu nếu chảy máu.
– Ngấm thuốc dạng viền hoặc dạng nốt, có thể ngấm thuốc không đều hoặc đồng nhất, có thể có nốt ngấm thuốc lệch tâm (30%). Xung quanh là vùng phù.
– MRI phổ: tăng lactate, lipid, giảm Cholin, CR và NAA
– Thường đa ổ, kích thước thường < 1cm
– Vị trí ranh giới chất xám – chất trắng, quanh não thất.
– Cộng hưởng từ
+ T1W: đồng tín hiệu với chất xám, trung tâm có thể tăng tín hiệu do hoại tử.
+ T2W: đồng tín hiệu với chất xám, trung tâm có thể giảm tín hiệu do tăng sinh và thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân, bao quanh bởi quầng phù.
+ T1W Gado: ngấm thuốc dạng viền hoặc dạng nốt ngấm thuốc đồng nhất.
+ DWI: điển hình trung tâm có tín hiệu thấp (không hạn chế khuếch tán), tuy nhiên có thể hạn chế khuếch tán do hoại tử.
– Phù não xung quanh
– Thành nang dày ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
– Nang đồng hoặc có vùng giảm tín hiệu trên T2W (vôi hóa)
– Thành nang mỏng, ngấm thuốc sau tiêm.IV. Di căn màng mềm
– Di căn màng mềm liên quan đến các khoang dưới nhện và lớp màng dọc theo bề mặt nhu mô và rãnh cuộn não.
– Di căn màng mềm chiếm khoảng 10% di căn nội sọ.
– Khối u nội sọ nguyên phát:
+ U nguyên bào thần kinh đệm đa hình
+ U sao bào chuyển dạng
+ U nguyên bào tủy
+ U màng não thất
+ U tế bào mầm tinh
+ Ung thư biểu mô màng mạch
+ U nguyên bào tuyến tùng / u tế bào tuyến tùng.
– Khối u ngoài sọ: Phần lớn các di căn màng mềm xảy ra trong bối cảnh bệnh di căn lan rộng, do lan truyền theo đường máu. Hơn 50% trường hợp có phối hợp di căn não.
+ Ung thư vú
+ Ung thư phổi
+ Ung thư hắc tố
+ Ung thư dạ dày, đại tràng
+ Lymphoma, bệnh bạch cầu
+ Ít phổ biển hơn: ung thư tụy, buồng trứng, thận, tử cung, tuyến thượng thận, tinh hoàn…
+ T1W: thường bình thường.
+ T2W: thường bình thường.
+ FLAIR: tăng tín hiệu trong rãnh não, hiếm khi trên bề mặt nhu mô.
+ Gado: điển hình là ngấm thuốc dạng cuộn tạo ra một vùng ngấm thuốc tương ứng với vị trí màng mềm. Những tổn thương này được nhìn thấy cả ở lồi não và nền sọ. Hoặc màng mềm dày lan tỏa, ngấm thuốc dạng nốt. Xung FLAIR sau tiêm nhạy hơn trong đánh giá ngấm thuốc màng mềm.V. Di căn màng cứng
– Ung thư nguyên phát:
+ Ung thư vú
+ Ung thư tiền liệt tuyến
+ Ung thư phổi
+ U nguyên bào thần kinh
+ Ung thư dạ dày
+ Ung thư đại tràng
+ Ung thư túi mật
+ Ung thư thận
+ Sarcome Ewing
+ Ung thư cổ tử cung
+ Ung thư tụy* Đặc điểm hình ảnh
– T1W: đồng hoặc giảm tín hiệu với vỏ não liền kề.
– T2W: đồng hoặc tăng tín hiệu với vỏ não.
– DWI: có thể hạn chế khuếch tán.
– Gado: ngấm thuốc mạnh sau tiêm.
– Có thể có phản ứng màng xương lân cận.
– Khối u lớn có thể cản trở tĩnh mạch vỏ não, viêm xoang tĩnh mạch => Nhồi máu tĩnh mạch não.* Phân biệt
VI. Di căn ống sống
* Di căn tủy sống
– Nguyên nhân: u phổi (61%), vú (11%), u hắc tố (5%), ung thư thận (4%), lymphoma ác tính (3%), u đại trực tràng (3%)…
– Vị trí: tuỷ cổ (45%), tuỷ ngực (35% ), vùng thắt lưng (8%).
– Tổn thương dạng thâm nhiễm lan tỏa hoặc nốt khu trú trong tủy sống.
+ Tổn thương thường có ranh giới rõ và thường tạo ra sự giãn nở tủy sống trên 1 đoạn.
+ Kích thước < 1.5cm, hình tròn hoặc bầu dục.
+T1W: đồng tín hiệu. Nếu tổn thương thứ phát sau melanoma thường tăng tín hiệu (do các sản phẩm thoái hoá của chảy máu trong khối, hoặc các sản phẩm của melanin).
+ T2W: tăng tín hiệu, biểu hiện phù nề bao quanh nốt tổn thương. Hiếm khi gặp giảm tín hiệu do chảy máu.
+ T2*: giảm tín hiệu nếu có thành phần chảy máu.
+ T1W sau tiêm:
+ Dấu hiệu viền (ring sign): một viền ngấm thuốc mạnh hoàn toàn hoặc không hoàn toàn của trung tâm ngấm thuốc.
+ Dấu hiệu ngọn lửa (flame sign): ngấm thuốc khó xác định ở cực trên hoặc dưới của tổn thương trông giống như tia lửa.* Di căn màng mềm
– Di căn màng mềm và khoang dưới nhện (Intradural extramedullary metastases) rất hiếm gặp, chiếm 5% của di căn cột sống, lan truyền theo dịch não tủy từ các khối u nguyên phát của hệ thần kinh trung ương.
– Tổn thương dưới dạng thâm nhiễm lan tỏa hoặc dạng nốt phát tán ở khoang dưới nhện.
– Khối u nguyên phát: Glioblastoma, Ependymoma, u nguyên bào tủy, u tuyến tùng (Germinoma, Pineoblastoma). Ung thư phổi, vú, lymphoma, bạch cầu cấp…
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Trên T1W: rễ thần kinh dày lên hoặc tổn thương dạng nốt đồng tín hiệu với tủy sống. Rễ thần kinh, màng cứng xuất hiện mờ, “nhòe”. Dịch não tủy có hình ảnh “kính mờ”.
+ Trên T2W: phù nề rễ thần kinh (tăng tín hiệu và kích thước). Khối u đồng hoặc tăng tín hiệu so với tủy sống, rễ thần kinh. Có thể thấy phù nề mạch máu trong tủy sống.
+ Sau tiêm: nốt ngấm thuốc rễ thần kinh hoặc tủy sống. Dấu hiệu “phủ đường – sugar coating” của tủy sống, rễ thần kinh: hay zuckerguss – tiếng Đức có nghĩa là lớp đường đóng băng, ngấm thuốc màng mềm dạng đường hoặc dạng tấm (như một lớp mỏng và rộng) lan toả trong não hoặc tuỷ sống.
Tài liệu tham khảo
* Ung thư di căn não – ThS. Trần Huy Hoàn Bảo
* CT Sọ não – ThS. Lê Văn Phước
* Diagnosis of Cerebral Metastases – PC Davis
* Intracranial dural metastases – M. Apaydin, M. Varer, N. Erdogan, O. Oyar, E. Uluc; Izmir/TR
* Intracranial metastases: A pictorial Review – M. A. Lemus Rosales, A. Pons Escoda, P. Mora Montoya
* Intracranial metastases in CT and MRI exploration – G. D. Andron, M. Hage Kheder; Roanne/FR
* Calcified brain metastases: are they really rare? – G. Rebella, N. Romano, L. R. Saitta
* CT imaging findings in spinal leptomeningeal metastases – E. Mackiewicz, E. Wnuk, E. Maj
* Leptomeningeal metastases: can MRI compare with CSF analysis – S. Geetha Virupakshappa, S. Juvekar, A. Rastogi
* Clinical and imagıng features of leptomeningeal metastases from lung carcinomas – S. Öztürk, E. Kurtulus, S. Saylisoy
* Advanced Imaging of Brain Metastases: From Augmenting Visualization and Improving Diagnosis to Evaluating Treatment Response – Elizabeth Tong
* Sensitivity of different MRI sequences in the early detection of melanoma brain metastases – K. Deike-Hofmann
* Brain metastases – Mikhail Dolgushin, Valery Kornienko, Igor Pronin
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 14/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/2/2025
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/12/2024