• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Hô hấp » Dấu Hiệu X-Quang Ngực I Bài giảng CĐHA

Dấu Hiệu X-Quang Ngực I Bài giảng CĐHA

21/11/2024 ThS. Nguyễn Long 56 Bình luận  39348

Nội Dung Bài Giảng

  1. 1. Dấu hiệu bóng bờ
  2. 2. Dấu hiệu cổ ngực
  3. 3. Dấu hiệu ngực bụng
  4. 4. Dấu hiệu cánh buồm
  5. 5. Dấu hiệu cánh dơi
  6. 6. Che phủ / hội tụ rốn phổi
  7. 7. Khí phế quản đồ
  8. 8. Dấu hiệu Golden S
  9. 9. Dấu hiệu liềm khí
  10. 10. Dấu hiệu Luftsichel
  11. 11. Dấu hiệu phẳng eo
  12. 12. Dấu hiệu Westemark
  13. 13. Dấu hiệu Hampton
  14. 14. Dấu hiệu Fleischner
  15. 15. Dấu hiệu thanh mã tấu
  16. 16. Dấu hiệu số 3
  17. 17. Dấu hiệu khuyết sườn
  18. 18. Dấu hiệu bờ viền đều
  19. 19. Dấu hiệu mức dịch khí
  20. 20. Dấu hiệu rãnh sâu
  21. 21. Viền khí quanh ĐM
  22. 22. Vòm hoành liên tục
  23. 23. Vòm hoành đôi
  24. 24. Dấu hiệu phổi rơi
  25. 25. Đường vào – đường ra
  26. 26. Băng qua đường giữa
  27. 27. Dấu hiệu bánh Oreo
  28. Tài liệu tham khảo

1. Dấu hiệu bóng bờ

Dấu hiệu x quang ngực
– Khi hai cấu trúc có đậm độ dịch hoặc mô mềm (biểu hiện là hình mờ) tiếp xúc với nhau về mặt giải phẫu (nằm trên cùng 1 mặt phẳng) thì trên phim chụp X-quang sẽ xóa bờ tiếp xúc, ngược lại nếu hai cấu trúc chồng hình nhưng không xóa bờ tiếp xúc thì về mặt giải phẫu chúng không tiếp xúc với nhau (không cùng nằm trên 1 mặt phẳng, 1 cấu trúc ở phía trước, 1 cấu trúc sẽ ở phía sau).
– Được coi là dấu hiệu X-quang ngực quan trọng nhất.
– Khi có xóa bờ: dấu hiệu Silhouette sign (+).

Viêm thuỳ giữa phổi phải

– Khi không xóa bờ: dấu hiệu Silhouette sign (-).

=> Case lâm sàng 1: khối u màng tim

Dấu hiệu bóng bờ (-)

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

2. Dấu hiệu cổ ngực

[gallery link="file" ids="64969,64971,64970"]

– Dấu hiệu cổ ngực (Cervico – Thoracic Sign) là một biến thể của dấu hiệu xóa bờ, giúp nhận biết một cấu trúc thuộc trung thất trước hay trung thất sau.
– Theo giải phẫu, bờ trên của trung thất trước kết thúc ngang mức xương đòn. Do vậy, bờ trên một bóng mờ trung thất không rõ hoặc biến mất trên mức xương đòn thì có nghĩa bóng mờ nằm một phần ở cổ (do bị xóa bờ bởi phần mềm vùng cổ), một phần nằm ở trung thất trước hoặc nằm hoàn toàn trong trung thất trước. Cervico-thoracic sign (+). Hay gặp nhất là bướu giáp chìm sau xương ức.

[gallery link="file" columns="5" ids="131698,153013,64786,64787,64788"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="49155,49154,49153"]

– Theo giải phẫu, phần đỉnh phổi phía trung thất sau nằm cao hơn xương đòn. Do đó, nếu bóng mờ còn thấy rõ bờ trên mức xương đòn chứng tỏ nó vẫn được bao quanh bởi khí của phổi nghĩa là nó nằm ở phần phổi cao hơn xương đòn => trung thất sau, đỉnh phổi phía sau hoặc màng phổi phía sau. Cervico-thoracic sign (-).

[gallery link="file" columns="4" ids="167480,131738,64792,64789,74290,64790,64791"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="85585,85586,85587,85588,85589"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="164659,164660,164661,164663,164664,164665"]

3. Dấu hiệu ngực bụng

– Dấu hiệu ngực bụng (Thoraco – Abdominal Sign / Iceberg Sign) giúp xác định tổn thương hoàn toàn thuộc lồng ngực hay có 1 phần thuộc ổ bụng.
– Trường hợp bóng mờ ở vùng đáy phổi, có bờ thấy rõ phía dưới mức vòm hoành nghĩa là còn được bao bọc bởi khí trong phổi => bóng mờ hoàn toàn thuộc lồng ngực.

[gallery link="file" columns="5" ids="124920,73886,64781,124930,124931"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="176788,176789,176791,176792,176793,176794"]

– Nếu bóng mờ ngang qua vòm hoành mà không rõ bờ hoặc đi xa bờ cột sống thì tổn thương có phần trong lồng ngực và phần trong ổ bụng (không thấy do không có khí bao quanh – dấu hiệu bóng bờ). Hình ảnh này gọi là dấu hiệu “Tảng băng” với phần nổi của tảng băng là phần thấy được ở lồng ngực.

[gallery link="file" ids="65004,64783,64785,64780,64782,64784"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="124976,124977,124978,124979,124980,124981"]

4. Dấu hiệu cánh buồm

– Dấu hiệu cánh buồm / Dấu hiệu sóng (Sail Sign / Wave Sign)
– Tuyến ức thường lớn và gần như phát triển đầy đủ khi mới sinh, tăng kích thước trong thời kỳ đầu của trẻ sơ sinh. Tuyến ức dần dần thoái triển sau 2 tuổi, khó nhìn thấy trên X-quang sau 8 tuổi. Đến tuổi trưởng thành, mô tuyến ức phần lớn được thay thế bằng mỡ.
– Trên X-quang ngực, tuyến ức bình thường không nhìn thấy được ở thanh thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bóng tuyến ức có thể rbị nhầm lẫn với khối u trung thất.
– Hình ảnh thấy được trên X-quang rất đa dạng, trong đó dấu hiệu cánh buồm là điển hình: là một hình mờ trung thất, hình tam giác, thường thấy ở bên phải hoặc cả hai bên.


– Dấu hiệu sóng “wave sign”: bờ tuyến bị ấn lõm bởi các cung sườn.

[gallery link="file" columns="5" ids="175067,173659,64777,64778,171677,171685,175066,64779,64864,173660"]

– Hình thái tuyến ức thay đổi khi chup trong thì hít vào & thở ra: thường tăng kích thước trong thì thở ra và giảm kích thước trong thì hít vào => đặc điểm phân biệt với khối u trung thất.

[gallery link="file" columns="2" ids="173662,173661"]

5. Dấu hiệu cánh dơi

– Dấu hiệu cánh tuyến ức (thymic wing sign): còn gọi là dấu hiệu cánh buồm lớn “spinnaker sign” hoặc dấu hiệu cánh dơi, cánh thiên thần “angel wing sign” xảy ra ở trẻ em với lượng khí trung thất đủ lớn, tuyến ức có thể đẩy lên cao.

[gallery link="file" columns="4" ids="64975,64976,64977,64978,64979,19315,78627,78629,154056,156375,155788,157048"]

6. Che phủ / hội tụ rốn phổi


* Dấu hiệu che phủ rốn phổi (Hilum Overlay Sign)
– Khi giữa bóng mờ ở vùng rốn phổi còn thấy rõ động mạch phổi và các nhánh thì bóng mờ đó không nằm ở rốn phổi. Nếu nằm ở rốn phổi, theo “Dấu hiệu bóng bờ” nó phải xóa mờ bờ các mạch máu động mạch phổi.
– Bệnh lý có thể gặp: tuyến ức, lymphoma, u tế bào mầm, bệnh lý hạch, giả phình và phình mạch.

[gallery link="file" columns="4" ids="173664,173669,173665,173670"]

– Nếu bóng mờ đó mà xóa bờ tim thì nó sẽ nằm ở cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm phía trước động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía trước”
– Nếu bóng mờ đó không xóa bờ tim thì nó sẽ không nằm cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm ở phía sau động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía sau”

[gallery link="file" columns="5" ids="131701,65005,74527,64763,64764,64765,122914,64767,64768,64769,64770,80880,122911,151974,167482"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="172793,172794,172795"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="173088,173091,173089,173090"]

* Dấu hiệu hội tụ rốn phổi (Hilum Convergence Sign)
– Xác định bóng mờ thấy ở vùng rốn phổi có bản chất là mạch máu phổi (giãn động mạch phổi) hay không phải là mạch máu (khối trung thất cạnh rốn phổi).
– Nếu các mạch máu hội tụ về bóng mờ ở rốn phổi hoặc dừng lại trên bờ của bóng mờ, hoặc không đi quá 1cm so với bờ ngoài bóng mờ => bóng mờ này có nguồn gốc mạch máu vùng rốn phổi => thường gặp trong tăng áp động mạch phổi, phình động mạch phổi.

[gallery link="file" columns="4" ids="173673,65006,157364,82246,64775,74517,126457,64774,64771,64772,64773,82248"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="123993,123994,123995,123996,123997"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="174059,174060,174061"]

* Dấu hiệu rộng rốn phổi (Hilar enlargement / Dense hilum sign)
– Dấu hiệu cho thấy bệnh lý ở rốn hoặc trong phổi nằm phía trước hoặc sau rốn phổi. Trên phim chụp x quang ngực thẳng bình thường đậm độ của rốn phổi có thể so sánh được ở cả hai bên, thường bằng nhau và đối xứng.
– Dấu hiệu rộng rốn phổi có thể xuất hiện 1 hoặc 2 bên.
– Nguyên nhân: bệnh lý tại rốn phổi (hạch), bệnh lý mạch máu hoặc bệnh lý nhu mô phổi phía trước hoặc phía sau rốn phổi.

[gallery columns="5" link="file" ids="171135,171136,171142,171143,170297,170298,157359,157358,157350,157351,157352,157353,157354,157355"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="172397,172398,172399,172400,172401"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="129460,129461,129466,129467,129462,129463,129464,129465"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="74531,74532,74533,74534,74535"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="61686,61687,61689,61690"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="74540,74542,74543,74544,74545"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="84347,84348,84349,84350,84351,84352,84353"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery columns="4" link="file" ids="126008,126009,126010,126011"]

7. Khí phế quản đồ

– Bình thường các phế quản trong phổi không thấy được bởi chúng chứa khí và bao quanh bởi các phế nang cũng chứa khí.
– Khi nhu mô phổi xung quanh bị đông đặc, các phế nang lấp đầy dịch, trong khi lòng phế quản còn chứa khí => lúc này sẽ thấy rõ lòng các phế quản chứa khí: Air bronchogram sign (+).
– Dấu hiệu này có thể thấy trên cả siêu âm, x- quang và CT.

[gallery link="file" columns="4" ids="64738,129469,131724,174175,129533,91053,64739,64740,64742,156373,64741"]

– Một bóng mờ có Air bronchogram sign (+) thì có thể khẳng định tổn thương ở trong phổi. Air bronchogram sign (+) giúp loại trừ một tổn thương thành ngực, màng phổi và trung thất.
– Air bronchogram sign (+): gặp trong viêm phổi, phù phổi, xẹp phổi thụ động, đôi khi trong nhồi máu phổi, xuất huyết phổi, chấn thương phổi.
+ Phù phổi là quá trình bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng tim và sự tích tụ dịch trong khoảng kẽ và lòng phế nang.
+ Trong ARDS, dấu hiệu khí phế quản không liên quan sự mở rộng của bóng tim.
+ Xẹp phổi không do tắc nghẽn, hình ảnh khí phế quản thường ở thùy dưới và liên quan với sự giảm thể tích phổi.
– Các khối u phổi thường có Air bronchogram sign (-), ngoại trừ ung thư biểu mô phế quản phế nang (Bronchoalveolar carcinoma).

[gallery link="file" ids="64743,64745,64746,64747,64744,64748"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="64753,64754,64755,64756,64757"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="64759,64758,64760,64761"]

8. Dấu hiệu Golden S

– Gặp trong xẹp thùy trên phổi phải do khối u ở rốn phổi phải trên phim chụp PA. Nó còn được gọi là dấu hiệu chữ S đảo ngược của Golden “reverse S sign of Golden”.
– Lần đầu được mô tả bởi Ross và Golden năm 1925.
– Khối u phế quản thùy trên khi phát triển sẽ chèn ép phế quản gây xẹp phổi. Bờ của vùng phổi xẹp cùng với khối u tạo thành hình chữ S ngược.

– Phần lồi ra của chữ S ngược chính là vị trí khối u, phần tiếp theo lõm vào chính là phần nhu mô phổi bị xẹp do khối u gây tắc phế quản. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đúng với hình chữ S ở bên phải, khi tổn thương nằm bên phổi trái thì chữ S nằm xuôi.
– Dấu hiệu này điển hình thấy ở khối u phế quản thùy trên phổi (P) nhưng cũng có thể gặp ở thùy trên phổi trái.

[gallery link="file" columns="5" ids="64731,170309,170310,64733,129477,157362,129521,47782,172570,64732,47778,73245,64734,83800,83801"]

9. Dấu hiệu liềm khí

– Dấu hiệu liềm khí (Air Crescent sign) thường gặp trong bệnh nhiễm nấm Aspergillosis xâm nhập.
– Biểu hiện hình liềm khí viền theo khối mờ tổ chức nấm.
– Nấm aspergillus sinh sôi ban đầu trong lòng phế quản, rồi xâm nhập vào đường máu qua động mạch phế quản, tạo cục huyết khối, gây hoại tử tạo hang. Có thể là do sự hấp thu tổ chức hoại tử ở ngoại vi nhiều hơn so với trung tâm. Dấu hiệu này gặp ở khoảng 50% bệnh nhân nhiễm nấm xâm nhập.
– Một số tổn thương hoại tử nhu mô phổi khác cũng tạo ra hình ảnh liềm khí như lao, áp xe, ung thư phế quản, tổn thương do ký sinh trùng (kén hydatid).

– Hình ảnh tương tự dấu hiệu Monod: mô tả khí bao quanh u nấm (thường là u nấm aspergillus) trong 1 hang có sẵn, thành hang mỏng. Dấu hiệu này thường thấy ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch với tiền sử có hang hoặc nang phổi trước đó.

[gallery link="file" columns="4" ids="64726,129471,129479,129535,129498,129517,74293,64727,64728,64829,149596,154345"]

10. Dấu hiệu Luftsichel

– Khi thùy trên phổi trái bị xẹp, nó sẽ bị kéo vào trong và lên trên. Bờ trên trong của thùy trên sẽ tạo một liềm khí với quai động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="5" ids="131726,178074,178058,64831,178059,154710,129526,64724,178060"]

11. Dấu hiệu phẳng eo

– Dấu hiệu phẳng eo (Flat Waist Sign): Khi thùy dưới (T) xẹp hoàn toàn, nó sẽ kéo rốn phổi (T) xuống dưới, bóng tim bị xoay, làm cho mất bờ ngoài của rốn phổi (T) và quai động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="4" ids="64719,64720,64721,64722"]

12. Dấu hiệu Westemark

– Bác sĩ x-quang người Thụy Điển Nils Johan Hugo Westermark (1892-1980) lần đầu tiên mô tả dấu hiệu này vào năm 1938.
– Dấu hiệu này xảy ra khi thuyên tắc động mạch phổi làm giảm tưới máu phần phổi sau tắc nghẽn.
– Hình ảnh cắt cụt mạch máu khu trú ở phần xa do tắc nhánh động mạch phía trước.
– Chỉ thấy ở 10% bệnh nhân thuyên tắc mạch phổi.

[gallery link="file" ids="64716,64717,64718"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="47788,47787,47785,47786"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="125279,125280,125281,125282,125283"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="125286,125287,125289,125290,125291"]

13. Dấu hiệu Hampton

– Được mô tả vào năm 1940 bởi Aubrey Otis Hampton (1900-1955), một bác sĩ x quang người Mỹ.
– Khi xảy ra thuyên tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi thì trên phim ngực xuất hiện bướu Hampton.
– Điển hình là bóng mờ đồng nhất hình chêm ở ngoại vi phổi, có đáy nằm trên lá tạng màng phổi, đỉnh tròn hướng về rốn phổi.

[gallery link="file" columns="4" ids="125337,123185,129523,167484,64713,64715,64714,64712"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="172558,172561,172559,172560"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="125258,125259,125260"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="125263,125264,125265,125266"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="125269,125271,125272,125273"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="175468,175470,175469,175472"]

14. Dấu hiệu Fleischner

– Được đặt theo tên của Felix George Fleischner (1893-1969), bác sĩ x-quang người Mỹ gốc Áo, người lần đầu tiên mô tả nó vào năm 1961.
– 1 động mạch phổi nổi rõ ở trung tâm. Do tắc động mạch hoặc tăng áp động mạch phổi. Nó thường liên quan với dấu hiệu ngón tay gập “knuckle sign”: là sự gián đoạn đột ngột của nhánh động mạch do huyết khối. Dấu hiệu này gặp trong thuyên tắc mạch phổi.

[gallery link="file" ids="129475,129519,64707,64708,64709,64710"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="90989,90990,90991,90992"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="125250,125251,125252,125253,125254,125255"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="135692,135693,135694,135695,135696,135697,135698"]

15. Dấu hiệu thanh mã tấu

– Hội chứng Scimitar là một hội chứng hiếm gặp, đặc trưng bởi shunt trái-phải, do bất thường sự
trở về tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch phổi dẫn lưu bất thường về tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa, thường liên quan đến chứng giảm sản phổi.
– Hội chứng scimitar có mối liên quan cao với các dị tật bẩm sinh khác (khoảng 25%) liên quan đến tim mạch (thông liên nhĩ và thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot), hệ thống xương và hệ thống sinh dục cũng như các bất thường của cơ hoành phải. Trẻ em mắc bệnh này không có triệu chứng trừ khi có khuyết tật tim bẩm sinh liên quan hoặc shunt trái-phải đáng kể dẫn đến tình trạng quá tải thể tích tim phải và suy tim.
– Trên chụp X quang ngực, biểu hiện đặc trưng là thông khí phổi không đối xứng liên quan đến giảm sản phổi phải, thường tạo ra biểu hiện tăng độ sáng của phổi đối diện. Giảm thể tích phổi phải gây ra sự dịch chuyển trung thất và chuyển hướng tim. Rốn phổi phải có thể nhỏ thứ phát do thiểu sản hoặc bất sản động mạch phổi phải.
– Dấu hiệu hình ảnh đặc trưng là dấu hiệu Scimitar, một đường cong mờ rộng được hình thành bởi tĩnh mạch bất thường chạy song song với bờ tim phải giống như hình ảnh thanh gươm Thổ Nhĩ Kỳ và chạy từ giữa phổi về phía góc tâm hoành. Khoảng 1/3 trường hợp có thể thấy dấu hiệu này trên phim x-quang

[gallery columns="5" link="file" ids="164908,164903,164904,164906,64706,133784,133785,142843,174877"]

16. Dấu hiệu số 3

– Dấu hiệu số 3 (Figure 3 Sign / Mogul Sign): vị trí của thắt eo động mạch chủ thường ở sau nơi xuất phát động mạch dưới đòn (T). Qua chỗ thắt eo động mạch chủ sẽ phình ra sau hẹp và tạo thành hình số 3 ngay dưới quai động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="5" ids="64703,64704,64705,133779,133778"]

17. Dấu hiệu khuyết sườn

– Dấu hiệu khuyết sườn (Rib Notching Sign): trong thắt eo động mạch chủ máu sẽ thiếu hụt sau chỗ thắt => tuần hoàn bàng hệ phát triển:
+ A: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vai xuống, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
+ B: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vú trong, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
– Hình ảnh khuyết bờ dưới cung sườn do giãn động mạch gian sườn. Thường ảnh hưởng các xương sườn 3 đến 8

[gallery link="file" columns="5" ids="64700,64701,64702,133782,143165"]

18. Dấu hiệu bờ viền đều

– Dấu hiệu đường viền không liên tục “Icomplete border sign” hay bờ viền đều “Tapered margins”

[gallery link="file" ids="152515,152505,152506"]

– Giúp phân biệt tổn thương thuộc phổi hay ngoài phổi.
– Tổn thương thành ngực, màng phổi hoặc trung thất có đường viền đều và góc tiếp xúc với thành ngực là góc tù.

[gallery link="file" columns="4" ids="131708,64699,131714,131710,131711,131712,131713"]

– Tổn thương thuộc phổi thường có bờ không đều, góc tiếp xúc với thành ngực là góc nhọn.

19. Dấu hiệu mức dịch khí

– Dấu hiệu giúp phân biệt hình ảnh mực dịch – khí ở trong nhu mô phổi hay ở màng phổi.
+ Nếu trên phim chụp phổi thẳng và nghiêng, mức dịch khí như nhau => Mứ dịch khí thuộc phổi.

[gallery link="file" columns="2" ids="64692,64693"]

+ Nếu mức dịch khí khác nhau => Mức dịch khí thuộc màng phổi.

[gallery link="file" columns="4" ids="64694,64695,64696,64697"]

20. Dấu hiệu rãnh sâu

– Dấu hiệu rãnh sâu (Deep Sulcus Sign): Dấu hiệu thấy trên các phim chụp bệnh nhân tràn khí màng phổi ở tư thế nằm. Vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới. Khí sẽ tụ ở vùng này.
– Khi khí tụ ở góc sườn hoành trước, tạo ra dấu hiệu góc sườn hoành sâu.

[gallery link="file" columns="4" ids="152941,129505,154333,129507,151901,129504,151352,155785,160253,165691,167224,167225"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="83619,83621,83622,83623,83624"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="2" link="file" ids="175456,175457"]

21. Viền khí quanh ĐM

– Dấu hiệu viền khí quanh động mạch (Ring Around The Artery Sign): Dấu hiệu này thường thấy trên phim nghiêng giúp chẩn đoán tràn khí trung thất.

[gallery link="file" columns="4" ids="19320,64690,136211,136214"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="41984,41989,41988,41987,41986,41985"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="46157,46158,46165,46160,46161,46162,46163,46164"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="46172,46169,46171,46170"]

22. Vòm hoành liên tục

– Dấu hiệu vòm hoành liên tục (Continous Diaphragm Sign): Bình thường không thể thấy liên tục vòm hoành từ (P) sang (T) do bóng tim tạo nên dấu hiệu xóa bờ với vòm hoành.
– Khi ta thấy vòm hoành (P) được nối liên tục qua vòm hoành (T) thì gợi ý tràn khí màng ngoài tim, tràn khí trung thất hoặc khí tự do ổ phúc mạc.

[gallery link="file" columns="5" ids="64993,64994,64995,64996,64997"]

23. Vòm hoành đôi

– Dấu hiệu vòm hoành đôi (Double Diaphragm Sign): phim chụp ngực tràn khí màng phổi tư thế nằm, vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới, có thể quan sát thấy cả vòm hoành và phần trước cơ hoành.

[gallery link="file" columns="4" ids="152938,64686,64687,64688"]

24. Dấu hiệu phổi rơi

– Dấu hiệu phổi rơi (Fallen lung sign): đề cập đến hình ảnh xẹp phổi xảy ra do chấn thương phế quản và tràn khí màng phổi lượng lớn. Phổi không còn được treo ở vị trí bình thường tương xứng với rốn phổi mà như bị rơi xuống thấp và ra ngoài (phim chụp tư thế đứng) hay ra sau (tư thế nằm trên CT). Phân biệt xẹp phổi do tràn khí màng phổi: phổi xẹp co lại hướng về rốn phổi.

[gallery link="file" columns="5" ids="64898,170278,64899,64901,170274"]

25. Đường vào – đường ra

– Dấu hiệu đường vào – đường ra (Inlet to Outlet Sign): Thực quản, động mạch chủ và ống ngực là 3 cấu trúc chạy xuyên qua trung thất từ đường vào (inlet) tới đường ra (outlet).
– Giãn của 1 trong 3 cấu trúc này có thể sẽ tạo hình ảnh bóng mờ trung thất đi từ đường vào tới đường ra.
+ Bóng mờ từ đường vào đến đường ra ở bên (P) trung thất là do giãn thực quản.

[gallery link="file" columns="4" ids="64684,74519,64685,74520"]

+ Bóng mờ từ đường vào đến đường ra ở bên (T) trung thất là do phình động mạch chủ.

[gallery link="file" ids="64681,64682,64683"]

26. Băng qua đường giữa

– Dấu hiệu băng qua đường giữa (Crossing Midline Sign): Một bóng mờ ở trung thất sau dưới, nếu băng qua đường giữa thì nhiều khả năng bóng mờ đó có nguồn gốc từ ống tiêu hóa (thoát vị khe thực quản).

[gallery link="file" columns="4" ids="64677,64678,64679,64991"]

– Chẩn đoán xác định bằng chụp thực quản-dạ dày cản quang hoặc cắt lớp vi tính.

[gallery columns="4" link="file" ids="88837,88838,88839,88840"]

27. Dấu hiệu bánh Oreo

– Đánh giá tràn dịch màng ngoài tim số lượng ít trên phim chụp nghiêng.
– Khi lượng dịch ít có hình ảnh dày đường mờ trước tim trên phim nghiêng. Đường này do tương phản mỡ màng ngoài tim và lớp mỡ sau xương ức, bình thường dày khoảng 2-3mm

– Dấu hiệu bánh Oreo “Oreo cookie sign: dịch màng ngoài tim làm tăng độ mờ sau tim, tạo ra 2
đường sáng ngăn cách. Hai đường đó là mỡ sau xương ức và mỡ màng ngoài tim. Điều này thấy rõ hơn trên CT.

[gallery link="file" columns="5" ids="167763,152425,50983,50982,133925,50984,50985,133936,133954"]

Tài liệu tham khảo

* Dấu hiệu X-Quang lồng ngực – Bs. Nguyễn Quý Khoáng
* Thực hành X-Quang ngực – TS. Nguyễn Văn Thành
* Bài giảng Chẩn đoán X-Quang – PGS.TS Phạm Ngọc Hoa
* Classic Signs in Thoracic Radiology – A. Manzella, P. Borba Filho, E. Marchiori
* Classic signs in thoracic computed tomography: a pictorial review – E. F. M. P. Negrao, B. S. D. Flor de Lima, J. Pinheiro Loureiro
* Signs in Thoracic Radiology : Role of radiographic signs in the present era – A. Mahajan; Mumbai/IN
* Chest imaging using signs, symbols, and naturalistic images: a practical guide for radiologists and non-radiologists – Alessandra Chiarenza, Luca Esposto Ultimo, Daniele Falsaperla
* Back to Basics – ‘Must Know’ Classical Signs in Thoracic Radiology – Athiyappan Kumaresh, Mitesh Kumar, Bhawna Dev
* Chest CT Signs in Pulmonary Disease: A Pictorial Review – Shine Raju, Subha Ghosh, Atul C Mehta
* Signs in chest imaging – Oktay Algın, Gökhan Gökalp, Uğur Topal
* Signs in thoracic imaging – Geoffrey B Marshall, Brenda A Farnquist, John H MacGregor, Paul W Burrowes
* Top 30 Signs in Chest X-Ray – C. Maneesh Ramki, M. Farook, F. Abubacker Sulaiman
* A pictorial review of “signs in thoracic imaging” – K. Karuppasamy, J. Curtis, M. Abhyankar-Gupta
* Tell me your sign! A support for chest x-ray reporting – C. Valdesi, M. Mereu, A. Farchione
* Classic Imaging Signs of Congenital Cardiovascular Abnormalities – Emma C. Ferguson, Rajesh Krishnamurthy, Sandra A. A. Oldham
* Thoracic abnormal air collections in patients in the intensive care unit: radiograph findings correlated with CT – Masafumi Sakai
* Emergency Radiology The Requisites – Jorge A. Soto and Brian C. Lucey
* Grainger & Allison’s Diagnostic Radiology – Andreas Adam
* Residents, follow the signs! How chest X-ray can help us on the way to the right diagnosis even before computed tomography? – N. Adzic, K. Obradovic, Z. C. Milosevich
* Imaging Pulmonary Infection: Classic Signs and Patterns – Christopher M. Walker, Gerald F. Abbott, Reginald E. Greene

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

100 Ca X-Quang Ngực | Thực Hành
Hướng Dẫn Đọc Phim XQ Ngực I Bài giảng CĐHA
Triệu Chứng CT Phổi | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Hô hấp

guest
guest
56 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
10/12/2019 11:12 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 10/12/2019

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
05/08/2019 12:16 chiều

Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 5/8/2019

Trả lời ↵
huyhung2a
huyhung2a
Thành viên
03/04/2019 9:25 sáng

ad cho e hỏi sao e không đăng nhập được tài khoản ạ

Xray.vn
Xray.vn
Admin
01/04/2019 4:37 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết 1/4/2019

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
08/03/2019 9:40 chiều

Cập nhật nội dung bài viết 8/3/2019

Trả lời ↵
1 2 3 … 11 Trang sau »

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12657 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8479 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 1148 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN