I. Đại cương
– Đám rối thần kinh cánh tay – ĐRTKCT (Brachial plexus) là cấu trúc thần kinh được tạo thành bởi ngành trước của các rễ thần kinh sống C5, C6, C7, C8 và T1. Chi phối vận động, cảm giác và dinh dưỡng cho chi trên.
– Tổn thương ĐRTKCT xảy ra khi một hay nhiều rễ thần kinh bị bứt ra khỏi tủy sống ở phần gốc, hay các thân, bó thần kinh bị kéo giãn, đứt, đụng dập, chèn ép… ở phía ngoài lỗ ghép. Đây là loại tổn thương trầm trọng, khó điều trị, khả năng tự phục hồi rất ít, có thể gây liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn và rối loạn cảm giác phần chi mà nó chi phối, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và tâm lý của người bệnh.
– Tổn thương ĐRTKCT do chấn thương có xu hướng ngày một gia tăng, nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông. Trên thế giới, tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 78,7% trong số những nguyên nhân chính gây tổn thương ĐRTKCT. Tại Việt Nam thì tỷ lệ tổn thương thần kinh do chấn thương cột sống cổ cũng khá cao (60-70%).
– Triệu chứng lâm sàng, kết quả điều trị tổn thương ĐRTKCT phụ thuộc vào vị trí, mức độ, số lượng rễ thần kinh bị tổn thương cũng như khoảng thời gian kể từ khi bị bệnh cho đến lúc được điều trị. Chẩn đoán chậm trễ, can thiệp điều trị muộn sẽ bỏ lỡ cơ hội phục hồi sớm và phục hồi tối đa rễ thần kinh.
  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng
  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA
  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !
  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!
– ĐRTKCT là một mạng lưới thần kinh được tạo thành bởi nhánh trước của các thần kinh sống C5, C6, C7, C8, T1 và có thể có thêm sự tham gia của ngành trước rễ thần kinh sống C4. Các nhánh trước này (phần đầu tiên của đám rối) được gọi là các rễ của ĐRTKCT. – Nó đảm nhiệm chức năng vận động, cảm giác và dinh dưỡng cho toàn bộ chi trên. – Dưới xương đòn: các ngành trước và sau tạo thành 3 bó: – ĐRTKCT được chia ra các nhánh: – ĐRTKCT được tạo thành bởi tập hợp ngành trước của các dây thần kinh sống C5, C6, C7, C8 và T1. – Các rễ thuộc ĐRTKCT hợp lại thành 3 thân: – Các giới hạn liên quan: => Giải phẫu MRI (Coronal): – Trực tiếp: yếu tố chấn thương tác động trực tiếp lên thân đốt sống và rễ hoặc thân dây thần kinh, làm đứt lìa rễ ra khỏi tuỷ sống, ví dụ như khi bị bắn, bị đâm trực tiếp… – Gián tiếp: do cột sống cổ dịch chuyển theo kiểu giãn cách với vai và cánh tay cùng bên, hay chúng xoắn vặn ngược chiều nhau một cách đột ngột, làm dây thần kinh bên đó bị nhổ ra khỏi gốc tuỷ hoặc bị đứt dưới tác động của lực giằng giật, co kéo, xoắn vặn. Nguyên nhân này thường do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, lao động hay sinh hoạt. – Cơ chế ngoại vi: nhổ rễ ngoại vi xuất hiện khi có một lực kéo mạnh lên cánh tay làm các sợi tăng cường xung quanh các rễ bị đứt. Lớp áo ngoài màng cứng có thể bị kéo ra khỏi ống tủy, tạo ra giả thoát vị màng tủy. – Hình ảnh rễ con bị bứt ra khỏi tủy sống ở phần gốc, dấu hiệu này thường thấy trên hình ảnh cắt ngang và nghiêng theo góc lối ra của rễ thần kinh, dễ thấy hơn trên ảnh T2W. => Case lâm sàng 1: – Thường đi kèm sau nhổ rễ thần kinh, rách màng cứng tuỷ, tạo thành túi dịch ở lối ra của rễ thần => Case lâm sàng 1: => Case lâm sàng 2: => Case lâm sàng 3: – Hình ảnh tăng tín hiệu khu trú, tương đối mạnh, thường không đồng nhất tại rễ, thân hoặc bó của ĐRTKCT trên T2W và giảm tín hiệu trên T1W. – Hình ảnh 1 đoạn ở phía ngoài lỗ ghép tăng kích thước, tăng tín hiệu trên T2W và giảm tín hiệu trên T1W (so với bên đối diện và so với vị trí lành), lan toả, không rõ ranh giới, khá đồng nhất. – Các sợi bên trong của 1 đoạn ĐRTKCT đã đứt nhưng màng ngoài chưa bị tổn thương. – Hình ảnh gián đoạn không hoàn toàn rễ, thân hoặc bó của ĐRTKCT. – Hình ảnh đứt (gián đoạn) hoàn toàn tại một vị trí nhất định của ĐRTKCT, đôi khi kèm theo biểu hiện phù nề, tăng kích thước, tăng tín hiệu trên ảnh T2W và giảm tín hiệu trên ảnh T1W tại hai đầu, sát vị trí đứt. – Teo rễ (Asymmetrical atrophy) có thể thấy ở những bệnh nhân đến muộn, màng bọc bên ngoài của rễ, thân hay bó thần kinh vẫn nguyên vẹn, tuy nhiên do hậu quả của chấn thương, theo thời gian các sợi thần kinh bên trong thoái hoá, thiểu dưỡng hoặc có thể bị tổn thương như giãn, đứt bán phần, xơII. Giải phẫu
* Giải phẫu đại thể
– Trên xương đòn: ngang mức bờ ngoài cơ bậc thang giữa, các rễ hợp lại thành 3 thân:
+ Thân trên: hợp nhất của nhánh trước rễ C5 và C6, đôi khi có thêm nhánh trước rễ C4.
+ Thân giữa: tạo bởi nhánh trước rễ C7.
+ Thân dưới: tạo bởi nhánh trước rễ C8 và T1.
– Mỗi thân của ĐRTKCT được chia ra ngành trước và ngành sau khi qua khe cổ nách phía sau xương đòn.
+ Bó ngoài: tạo nên bởi ngành trước thân trên và thân giữa, nằm ngoài động mạch nách.
+ Bó trong: tạo nên bởi ngành trước của thân dưới, nằm trong động mạch nách.
+ Bó sau: tạo nên bởi ngành sau của 3 thân, nằm sau động mạch nách.
+ Phần trên xương đòn tách ra 6 nhánh: thần kinh ngực dài, thần kinh trên vai, nhánh góp phần tạo nên thần kinh hoành, thần kinh cơ dưới đòn, thần kinh cơ bậc thang và cơ dài cổ.
+ Phần dưới xương đòn tách ra 3 nhóm nhánh: các nhánh thuộc bó ngoài, bó trong và bó sau. Các nhánh thuộc bó ngoài gồm có: thần kinh ngực ngoài, thần kinh cơ bì, rễ ngoài của thần kinh giữa. Các nhánh thuộc bó trong gồm có: thần kinh ngực trong, thần kinh bì cánh tay trong, thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh trụ, rễ trong của thần kinh giữa. Các nhánh thuộc bó sau gồm có: thần kinh dưới vai trên, thần kinh ngực lưng, thần kinh dưới vai dưới, thần kinh nách (mũ), thần kinh quay.
* Giải phẫu MRI
– Rễ thần kinh gồm phần trước hạch và sau hạch.
+ Phần trước hạch nằm trước hạch gai trong lỗ tiếp hợp và sau hạch là ngoài lỗ tiếp hợp.
+ Phần rễ con (rễ trước và rễ sau): giảm tín hiệu trên T2W và bao quanh là dịch não tuỷ tăng tín hiệu trên T2W.
+ Thân trên: sự hợp nhất giữa nhánh trước rễ C5 và C6.
+ Thân giữa: tạo nên bởi nhánh trước rễ C7.
+ Thân dưới: tạo nên bởi nhánh trước rễ C8 và T1.
– Bình thường rễ, thân, bó và dây thần kinh có cấu trúc dạng dải đồng tín hiệu so với cơ và bao quanh bởi mỡ.
+ Phía trước: cơ bậc thang trước, tĩnh mạch dưới đòn.
+ Phía sau: cơ bậc thang giữa.
+ Phía dưới: xương sườn 1, động mạch dưới đòn.III. Nguyên nhân
IV. Cơ thế chấn thương
– Cơ chế trung tâm: nhổ rễ trung tâm xuất hiện khi chấn thương cột sống cổ mạnh, tủy sống bị di chuyển đột ngột theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tủy sống bị uốn cong gây ra nhổ các rễ thần kinh
– Tổn thương các rễ cao của ĐRTKCT thường xảy ra khi đầu và cổ bị tác động của lực chấn thương làm di chuyển mạnh, quá mức ra khỏi vai cùng bên, hoặc khi vai buộc phải di chuyển xuống dưới, còn đầu buộc phải di chuyển về phía đối diện. Kết quả là gây căng và nhổ rễ hoặc đứt thân của các rễ phía trên (C5, C6, C7) trong khi đó các rễ thấp (C8, T1) vẫn còn nguyên vẹn. Còn với tác động của lực giật mạnh làm kéo căng cánh tay giống như treo hay kéo cánh tay thì thường làm tổn thương các rễ thấp (C7, C8, T1)
V. Chẩn đoán hình ảnh
* Nhổ rễ thần kinh
– Có thể nhổ hoàn toàn rễ trước và rễ hoặc nhổ rễ trước ra khỏi cột tuỷ.* Giả thoát vị màng tủy
kinh.
– Hình ảnh 1 ổ dịch, tăng tín hiệu mạnh trên T2W và giảm tín hiệu trên T1W, tạo nên hình ảnh mất cân xứng so với bên đối diện.* Đụng dập
* Phù nề
– Thường là hậu quả của chấn thương, đụng dập, kéo giãn, đứt trong bao, đứt bán phần hay đứt hoàn toàn.
* Đứt trong bao
– Hình ảnh như tổn thương đụng dập, tương đối khu trú tuy nhiên cường độ tín hiệu khá đồng nhất, trên hình ảnh dựng 3D thấy phần vỏ của đoạn thần kinh vẫn căng và nhẵn.* Đứt không hoàn toàn
– Tăng tín hiệu trên ảnh T2W và giảm tín hiệu trên ảnh T1W do phù nề.* Đứt hoàn toàn
* Teo rễ
hóa quanh rễ… dẫn đến làm giảm kích thước (đường kính) của rễ thần kinh trên hình ảnh CHT.
Tài liệu tham khảo
* Anatomy, Imaging, and Pathologic Conditions of the Brachial Plexus – Brian M. Gilcrease-Garcia, Swati D. Deshmukh, Matthew S. Parsons
* MRI of the brachial plexus: A pictorial review – Hendrik W. van Es ∗, Thomas L. Bollen, Hans P.M. van Heesewijk
* High-Resolution 3T MR Neurography of the Brachial Plexus and Its Branches, with Emphasis on 3D Imaging – A. Chhabra, G.K. Thawait, T. Soldatos, R.S. Thakkar, F. Del Grande, M. Chalian and J.A. Carrino
* MRI of the Brachial Plexus: Modified Imaging Technique Leading to a Better Characterization of Its Anatomy and Pathology – Carlos Torres
* Brachial Plexus Injury: Clinical Manifestations, Conventional Imaging Findings, and the Latest Imaging Techniques – Takeharu Yoshikawa, MD, PhD
* Post-traumatic brachial plexus MRI in practice – O.Silbermann-Hoffman
* Magnetic resonance imaging of traumatic and non-traumatic brachial plexopathies – Yiru Lorna Fan
* Brachial Plexus Ultrasound and MRI in Children with Brachial Plexus Birth Injury – A. Gunes, E. Bulut, A. Uzumcugil and K.K. Oguz
* Pictorial essay: Role of magnetic resonance imaging in evaluation of brachial plexus pathologies – Malini Lawande, Deepak P Patkar, Sona Pungavkar
* MR Imaging of the Brachial Plexus – I. Rehman · F. H. Chokshi · F. Khosa
* A simplified approach to MR imaging of the brachial plexus – I. Rehman
* Evaluation of Brachial Plexus Injuries: techniques and spectrum of magnetic resonance imaging findings – A. Zavareh
* Brachial plexus injuries: imaging features – A. Leone
* Ultrasound in Post-traumatic Brachial Plexus Imaging – O. K. Nwawka, Y. Endo, T. Miller; New York City, NY/US
* Magnetic resonance imaging of the brachial plexus – Pawel Szaro
* Practical Management of Pediatric and Adult Brachial Plexus Palsies Expert Consult – Kevin C Chung
* Brachial Plexopathy: A Review of Traumatic and Nontraumatic Causes – Baxter D. Tharin, Jonathan A. Kini, Gerald E. York
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 27/1/2023
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 28/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết 24/12/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 7/11/2022
# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 31/10/2022