• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Sinh dục » Bệnh Lý Tinh Hoàn | Bài giảng CĐHA

Bệnh Lý Tinh Hoàn | Bài giảng CĐHA

05/12/2024 ThS. Nguyễn Long 58 Bình luận  33157

Nội Dung Bài Giảng

  1. I. Giải phẫu
    1. * Giải phẫu đại thể
    2. * Giải phẫu siêu âm
  2. II. Khối u ác tính
    1. 1. U tế bào mầm
    2. 2. U mô đệm sinh dục
    3. 3. Lymphoma
  3. III. Tổn thương lành tính
    1. 1. Tổn thương dạng nang
    2. 2. Apxe tinh hoàn
    3. 3. Nhồi máu tinh hoàn
    4. 4. Mảnh sót thượng thận
    5. 5. Vi sỏi tinh hoàn
    6. 6. U dạng tuyến mào tinh
  4. IV. Bệnh lý ngoài tinh hoàn
    1. 1. Tràn dịch màng tinh hoàn
    2. 2. Giãn tĩnh mạch tinh
  5. V. Bệnh lý cấp cứu
    1. 1. Thoát vị bẹn bìu
    2. 2. Xoắn tinh hoàn
    3. 3. Xoắn mấu phụ tinh hoàn
    4. 4. Viêm mào tinh – tinh hoàn
    5. 5. Chấn thương tinh hoàn
    6. 6. Tinh hoàn lạc chỗ
  6. Tài liệu tham khảo

I. Giải phẫu

* Giải phẫu đại thể

– Có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Tinh hoàn trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g (thiểu sản nếu < 10ml). Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng.
– Bên trong, tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron.
–
Mào tinh hoàn là một bộ phận nhỏ nằm dọc ở mặt sau bên tinh hoàn. Mào tinh hoàn bao gồm từ 10-12 ống xuất và ở người trưởng thành, chiều dài tổng cộng của các ống này lên đến 5-6 m. Cả về mặt hình thái lẫn chức năng, người ta thường chia mào tinh hoàn thành ba phần: Đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh.
– Sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Từ đây, tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh.

Bệnh lý tinh hoàn

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

* Giải phẫu siêu âm

– Thể tích tinh hoàn tăng chậm ở độ tuổi trước dậy thì, sau đó tăng đột ngột ở độ tuổi dậy thì.

– Trước dậy thì: tinh hoàn giảm âm, to dần đến tuổi dậy thì, sau đó càng cao tuổi càng nhỏ dần.
– Sau dậy thì có cấu trúc dạng hạt đồng nhất giống như cấu trúc tuyến giáp.

– Trung thất tinh hoàn đôi khí có cấu trúc một dải tăng âm hướng từ trên xuống dưới bên trong tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="4" ids="155323,155321,155384,155449"]

– Tinh hoàn được bao quanh bởi lớp vỏ bao sợi dày (Tunica albuginea), lớp này bình thường không thấy => bộc lộ rõ khi có dịch màng ngoài tinh.

[gallery link="file" columns="4" ids="155926,155431,46324,174042"]

– Các vách ngăn của tinh hoàn có thể thấy dưới dạng cấu trúc dải tăng hoặc giảm âm.
– Lưới tinh hoàn có thể thấy như vùng dạng nang giảm âm hoặc nhiều vách ngăn nằm kế cận đầu mào tinh.

[gallery columns="2" link="file" ids="155325,155386"]

– Mào tinh có cấu trúc dạng cong dài 6-7cm nằm phía sau ngoài của tinh hoàn. Đầu mào tinh hoàn phình lớn, nằm gần cực trên tinh hoàn và là phần lớn nhất (5-12mm). Thân mào tinh nằm kế bờ sau ngoài tinh hoàn, thường giảm âm hơn so với đầu tinh hoàn (2-4mm). Phần đuôi gắn lỏng lẻo vào cực dưới tinh hoàn (2-5mm).
– Viền dịch mỏng ở màng tinh hoàn thường ở vùng đầu mào tinh hoàn (85%).

[gallery link="file" columns="5" ids="155456,25548,155326,155458,155927"]

– Động mạch tinh: xuất phát từ mặt trước động mạch chậu giữa động mạch thận và động mạch mạc treo tràng dưới, đi trong ống bẹn. 2 nhánh cực trên tinh hoàn: động mạch tinh hoàn và động mạch mào tinh hoàn. Có thể động mạch khác: nhánh từ động mạch hạ vị.
– Tĩnh mạch tinh: cho tinh hoàn và đầu mào tinh hoàn đổ về tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận (trái). Tĩnh mạch tinh trong cho thân và đuôi mào tinh hoàn đổ về tĩnh mạch hạ vị.

[gallery link="file" ids="155329,155389,155429"]

II. Khối u ác tính

1. U tế bào mầm

* U tinh bào (Seminoma)
– U tinh thuần nhất là loại u tinh hoàn ở người lớn chỉ mang một dạng tế bào duy nhất, chiếm 40-50% u tân sinh tế bào mầm. Loại hỗn hợp chiếm 30%
– Hiếm khi xảy ra trước tuổi dậy thì, mức độ ác tính ít hơn các u tinh hoàn khác.
– Nhờ tính chất nhạy phóng xạ và hóa trị => tiên lượng tốt.
– Là loại u thường gặp nhất trong tinh hoàn lạc chỗ (8-30%).
– Giải phẫu đại thể: khối u đặc, chắc, tròn hoặc bầu dục, có thể là nốt nhỏ hoặc khối lớn gây biến dạng tinh hoàn.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Tổn thương đơn độc hoặc đa ổ.
+ Điển hình dạng khối đặc, ranh giới rõ, giảm âm đồng nhất, không có vôi hoặc nang, không xâm lấn vỏ bao. Đôi khi kích thước lớn chiếm toàn bộ tinh hoàn, dạng thùy múi.

[gallery link="file" columns="4" ids="166000,156532,155304,59076,155302,155331,155333,155360,155372,155907,169731"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="4" link="file" ids="25570,25571,25572,25573"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="49046,49045,49044,49043"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59261,59262,59263,59264,59265"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59266,59267,59268,59269,59270"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="59271,59273,59274,59272"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="59275,59276,59278,59277"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="59279,59281,59282,59280,59283"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="59284,59285,59286,59287,59288"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="59290,59291,59292,59293"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" columns="5" ids="59297,59295,59298,59296,59299"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="5" ids="59309,59310,59311,59312,59313"]

=> Case lâm sàng 12:

[gallery link="file" columns="4" ids="59314,59317,59315,59316"]

=> Case lâm sàng 13:

[gallery columns="4" link="file" ids="64609,64614,64616,64615,64610,64611,64612,64613"]

=> Case lâm sàng 14:

[gallery link="file" columns="4" ids="85069,85070,85071,85072"]

=> Case lâm sàng 15:

[gallery link="file" ids="113939,113940,113942,113943,113944,113945"]

=> Case lâm sàng 16:

[gallery link="file" columns="5" ids="126464,126465,126466,126467,126468"]

=> Case lâm sàng 17:

[gallery link="file" columns="5" ids="151951,151952,151953,151955,151956"]

* Ung thư biểu mô tế bào phôi (Embryonal cell carcinoma)
– Là u tân sinh tế bào mầm thường gặp thứ hai, chiếm 20-25% u tế bào mầm ác tính.
– Thường kèm với các thành phần tế bào mầm tân sinh khác: u túi noãn hoàng (Yolk sac tumor) và u quái (teratoma).
– Thường gặp ở nhóm trẻ tuổi, đỉnh là thập niên thứ 2,3. Hiếm khi xảy ra trước tuổi dậy thì hoặc sau 50.
– Xu hướng ác tính hơn Seminoma, xâm lấn làm biến dạng đường bờ tinh hoàn. Thường di căn tạng. Ít nhạy với hóa trị và xạ trị, tỷ lệ sống trên 5 năm 25-35%.
– Ở trẻ em (< 2 tuổi), u xoang nội bì hoặc u túi noãn hoàng là những loại u thường gặp ở trẻ em, chiếm 60% ung thư tinh hoàn trong nhóm tuổi này.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Khối không đồng nhất, chủ yếu thành phần đặc, nang hóa gặp trong 1/3 trường hợp.
+ Đường bờ không rõ, có thể xâm lấn bao trắng làm biến dạng đường bờ ngoài tinh hoàn.
+ Vôi hóa hiếm gặp.

[gallery link="file" columns="4" ids="59077,59078,59079,155309,155426,155909,169733"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59319,59320,59321,59322"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59323,59324,59325,59326"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59327,59328,59329,59330,59331"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59332,59333,59334,59335,59336"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59337,59340,59341,59338,59339"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="59342,59343,59344,59345"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="59349,59348,59346,59347,59350"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="59351,59352,59353,59354"]

* U quái (Teratoma)
– Chiếm 5-10% u tân sinh nguyên phát của tinh hoàn.
– 3 loại: trưởng thành, không trưởng thành và chuyển dạng ác tính.
– 1/3 trường hợp có di căn, đặc biệt di căn hệ bạch huyết.
– Tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và 30-40 tuổi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là u tinh hoàn thường gặp thứ 2, thường là loai trưởng thành, biệt hóa và lành tính. Ở người trưởng thành thường là loại ác tính.
– Hình ảnh siêu âm: khối bờ đều, ranh giới rõ, không đồng nhất, chứa các vùng dạng nang và đặc với kích thước khác nhau, nốt tăng âm kèm bóng cản do vôi hóa, thành phần sụn, xương chưa trưởng thành, có thể kèm xơ hóa.

[gallery link="file" ids="166824,156540,25530,155474,155490,156662"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59357,59358,59356,59359"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59360,59361,59362,59363"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59364,59365,59366,59367,59368"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery columns="5" link="file" ids="155467,155468,155469,155470,155471"]

* Ung thư biểu mô rau (Choriocarcinoma)
– Hiếm gặp, chiếm 1-3% u tinh hoàn nguyên phát ác tính.
– Độ tuổi thường gặp là 20-30, ác tính cao, di căm sớm qua đường máu và bạch huyết.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Khối dạng hỗn hợp do chứa vùng nang hóa do xuất huyết, hoại tử. Xuất huyết kèm hoại tử khu trú là đặc điểm điển hình của ung thư biểu mô rau.
+ Các vùng nang hóa thường vôi hóa.

[gallery columns="2" link="file" ids="25437,155493"]

* U tế bào mầm dạng hỗn hợp (Mixed germ cell tumor)
– Là loại u ác tính nguyên phát thường gặp thứ 2 sau Seminoma, chiếm 40% tất cả u tế bào mầm.
– Loại kết hợp giữa u quái và carcinoma tế bào phôi là thường gặp nhất.
– Hình ảnh siêu âm tương tự Teratoma với hỗn hợp thành phần đặc và thành phần nang.

[gallery link="file" columns="4" ids="166003,155483,155486,155487,155495,155497,166825"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59369,59370,59371,59373,59372"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59374,59375,59376,59377,59378"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59379,59380,59383,59381,59382"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="59387,59384,59385,59386"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59390,59388,59389,59392,59391"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="59393,59394,59396,59397,59395"]

2. U mô đệm sinh dục

– Phát sinh từ các thành phần không phải tế bào mầm.
+ Tế bào Leydig: phát sinh từ tế bào kẽ. Tuổi thường gặp 30-60 tuổi, 25% trước tuổi dậy thì.
+ Tế bào Sertoli: phát sinh từ tế bào lót trong ống sinh tinh. Gặp ở mọi lứa tuổi, 1/3 trường hợp < 12 tuổi.
+ Tế bào hạt: khối u dây sinh dục.
+ U nguyên bào sinh dục: chứa cả mô đệm và tế bào mầm.
– Có thể gặp cả 2 bên tinh hoàn (3%).
– Khối u lành tính thường < 3cm, khối u ác tính thường > 5cm.
– Thường có ranh giới rõ, hình tròn hoặc dạng thùy múi.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Có thể không phân biệt được với u tế bào mầm.
+ U tế bào Leydig: thường kích thước nhỏ, dạng đặc, giảm âm. Khối u lớn thường xuất huyết, hoại tử. Có thể thấy thành phần thoái hóa nang.
+ U tế bào Sertoli: kích thước nhỏ, giảm âm, âm vang có thể không đồng nhất do chảy máu. Vôi hóa dạng chấm hoặc vôi hóa lớn.
+ U tế bào hạt: thành phần hỗn hợp gồm phần đặc và phần nang.

[gallery link="file" columns="5" ids="178620,178621,25439,178619,178622"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="44067,44066,44065,44064,44063"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59421,59423,59422,59420"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59424,59425,59426,59427,59428"]

3. Lymphoma

– Đứng thứ 2 các u tinh hoàn thứ phát, chiếm 1-8% tất cả các u tinh hoàn.
– Thường gặp 20-80 tuổi. 80% được chẩn đoán ở tuổi > 50. Khối u tinh hoàn ác tính thường gặp nhất ở người lớn tuổi.
– Là khối u tinh hoàn 2 bên phổ biến nhất.
– Tỷ lệ sống 5 năm khoảng 5-20%.
– Lâm sàng: hầu hết biểu hiện bằng khối u tinh hoàn không đau hoặc tinh hoàn to đều.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Hình thái tinh hoàn không bị thay đổi.

+ Khối u lan rộng vào mào tinh và thừng tinh chiếm 50% trường hợp.
+ Tổn thương giảm âm đơn độc hoặc đa ổ.
+ Dạng thâm nhiễm lan tỏa tinh hoàn to, giảm âm.
+ Doppler: tổn thương tăng sinh mạch,

[gallery link="file" columns="4" ids="25531,151237,151238,151239,151240,155306,155337,178628"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59400,59403,59399,59401,59402"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59404,59406,59405,59407,59408"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59409,59410,59411,59412,59413"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59414,59415,59416,59417,59418"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="106957,106958,106959,106960,106961,106962"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="102661,102662,102663,102664,102665"]

III. Tổn thương lành tính

1. Tổn thương dạng nang

* Nang bao trắng (Tunica albuginea cyst)
– Thường ở mặt trước và ngoài tinh hoàn.
– Kích thước 2-5mm, giới hạn rõ.
– Đơn lẻ hoặc nhiều.
– Có thể vôi hóa trong nang, kết tủa calci.
– Nang phức tạp có thể giống u tân sinh tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="4" ids="25538,25539,25540,25568"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="58964,58965,58966,58967"]

* Nang màng ngoài tinh hoàn

JClinImagingSci_2011_1_1_5_73503_u10

* Nang tinh hoàn (Testicular cyst)
– Chứa thanh dịch, kích thước 2-18mm.
– Tổn thương giới hạn rõ, trống âm, thành mỏng, tăng âm thành sau.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="58950,58951,58952,58954,58953"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="58955,58956,58957,58958"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="58959,58963,58961,58962,58960"]

* Giãn lưới tinh hoàn (Tubular ectasia)
– Biến đổi dạng nang của lưới tinh hoàn.
– Thường đi kèm với tắc nghẽn mào tinh thứ phát sau viêm hoăc chấn thương.
– Vị trí thường phía sau, gần trung thất tinh hoàn.
– Thường cả 2 bên tinh hoàn.
– Các khoang nang có kích thước thay đổi, có thể thay thế phần lớn tinh hoàn.
– Khi siêu âm, nó xuất hiện dưới dạng nhiều cấu trúc dạng nang hoặc hình ống dọc theo trung thất tinh hoàn.
– Có thể gặp các u nang tinh dịch cùng bên.
– Không hiệu ứng khối và giảm tưới
máu trên Doppler.

[gallery link="file" columns="4" ids="178600,58968,58969,58971,155905,58970,155932"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="58974,58975,58976,58977"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="58978,58979,58980,58981"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="58982,58983,58984,58985"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="58986,58987,58988,58989"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="58990,58991,58992,58993,58994"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="108687,108688,108689,108690"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="108692,108693,108694"]

* Nang thượng bì (Epidermoid cyst)
– U lành tính có nguồn gốc tế bào mầm.
– Chiếm 1-2% tất cả u tinh hoàn.
– Thường gặp 20-40 tuổi.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Kích thước 0.5-10.5cm.
+ Khối đặc, phản âm kém, giới hạn rõ đôi khi có phản âm dày bên trong, không có tín hiệu mạch.
+ Điển hình có vỏ bao tăng âm.
+ Có thể biểu hiện hình dạng “vỏ hành” với nhiều lớp với các vòng tăng âm và giảm âm xen kẽ.
+ Tổn thương dạng “hình bia” hoặc “mắt bò”: tổn thương dạng nang với vùng tăng âm trung tâm.
+ Khối tăng âm với vôi hóa dày đặc kèm bóng cản phía sau.
+ Doppler: không có tín hiệu mạch.

[gallery columns="4" link="file" ids="165996,59073,155441,155442,155443,155444,155476,156537,156538,166827,178633,178634"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59459,59457,59458,59456"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59455,59453,59452,59454"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="45685,45684,45683,45682"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59438,59439,59437,59436,59440"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59441,59443,59442,59444,59445"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="59448,59449,59447,59450,59451"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="59464,59463,59460,59461,59462"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="91482,91483,91484,91485"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="124689,124690,124691,124692"]

* Nang mào tinh hoàn

– U nang tinh dịch (Spermatocele) là nang của lưới tinh hoàn hoặc mào tinh có chứa tinh trùng. Thường gặp hơn các kén mào tinh (chứa dịch đơn thuần). Thường thứ phát sau viêm mào tinh, chấn thương, thắt ống dẫn tinh.
– Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp ở 20-40% nam giới.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Biểu hiện các khối dạng nang ở đầu mào tinh hoàn. Nang mào tinh hoàn có thành mỏng, dịch trong nang đồng nhất. U nang tinh dịch có thể có vách và mảnh vụn bên trong.
+ Kích thước 3mm tới 10cm.
+ U nang tinh dịch thường gặp ở đầu mào tinh, kén mào tinh xuất hiện dọc theo thân và đuôi mào tinh.

[gallery link="file" columns="4" ids="155901,59072,155311,155312,155378,155930,178656"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="58995,58996,58997,58998"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="58999,59000,59001,59002"]

2. Apxe tinh hoàn

– Thường là biến chứng viêm tinh hoàn – mào tinh (6%), u hoại tử hoặc nhiễm trùng.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Tinh hoàn, mào tinh thường tăng kích thước.
+ Khối giảm âm hoặc hoặc hỗn hợp, có thể kèm bóng khí, thành dày.
+ Dày bao trắng tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="4" ids="25577,165993,25575,155804"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="25579,25580,25581,25582,25583"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59091,59093,59092,59094,59095"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59098,59097,59096,59099,59100"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="69843,69844,69845,69847,69848"]

3. Nhồi máu tinh hoàn

– Thứ phát sau chấn thương, xoắn tinh hoàn, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng đông máu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…Nhồi máu tinh hoàn tự phát hiếm gặp.
– Tổn thương 1 phần hoặc toàn bộ tinh hoàn.
– Vị trí thường phần trên tinh hoàn (ít nguồn cung cấp máu phụ hơn).
– Nhồi máu không điển hình có hình dạng tròn có thể giả u.
– Hình ảnh siêu âm thay đổ tùy theo thời gian nhồi máu, có thể đồng âm và khó nhận biết ở giai đoạn cấp tính ban đầu. Ranh giới dễ nhận biết hơn khi tổn thương trở lên giảm âm theo thời gian, viền tăng âm.
+ Giai đoạn đầu: vùng nhối máu biểu hiện tổn thương khu trú, giảm âm hoặc tổn thương giảm âm lan tỏa trên tinh hoàn kích thước bình thường. Doppler không có tín hiệu mạch. Giai đoạn này khó chẩn đoán phân biệt với u tân sinh.
+ Giai đoạn sau: ổ nhồi máu thu nhỏ kích thước, cấu trúc âm tăng do xơ hóa và vôi hóa do loạn dưỡng.

[gallery link="file" columns="4" ids="178593,155416,178592,37753,37752,37751,37750,155391"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59508,59510,59511,59509,59512"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59515,59513,59514,59516"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59517,59518,59519,59520,59521"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="78094,78095,78096,78097,78098"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="94659,94660,94661"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery columns="4" link="file" ids="99918,99919,99911,99912,99913,99914,99915,99916"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="100295,100296,100297,100298"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" ids="136385,136386,136387"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="4" ids="166164,166165,166166,166168,166169,166170,166171"]

4. Mảnh sót thượng thận

– Mảnh sót tuyến thượng thận (Adrenal rest) biểu hiện khối u trong tinh hoàn, tinh hoàn to, dậy thì sớm.
– Nguồn gốc từ tế bào vỏ thượng thận lạc chỗ xâm nhập mô sinh dục ở bào thai. Chúng tạo ra những khối u đáp ứng với tình trạng tăng ACTH do tăng sản thượng thận bẩm sinh và hội chứng Cushing.
– Siêu âm thấy nhiều tổn thương trống âm, đôi khi có bóng cản. Nhiều mảnh sót tuyến thượng thận có tuần hoàn với nhiều mạch máu vùng ngoại biên hướng tâm dạng nan hoa.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59430,59431,59432,59434,59433"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="123969,123970,123971,123972"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="123973,123974,123975"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="155734,155735,155736,155737"]

5. Vi sỏi tinh hoàn

– Vi sỏi tinh hoàn (Testicular microlithiasis) là tình trạng vi vôi hóa nằm trong ống sinh tinh.
– Thường gặp ở bé trai lớn hoặc tuổi thiếu niên, hiếm gặp ở trẻ < 2 tuổi.
– Lâm sàng: thường không có triệu chứng, phát hiện ngẫu nhiên trên hình ảnh.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán chủ yếu là có 5 sỏi nhỏ trong một tinh hoàn, trong phần lớn các trường hợp, sỏi nhỏ tinh hoàn là 2 bên.
– Sỏi nhỏ tinh hoàn gặp lên đến 0.6% bệnh nhân được siêu âm tinh hoàn.
– Vôi hóa có thể thấy trong nhu mô tinh hoàn, trên bề mặt tinh hoàn hoặc nằm tự do trong dịch xen kẽ giữa các lớp của màng tinh hoàn.
– Vôi hóa to trơn láng không kèm khối u mô mềm gợi ý u tế bào Sertoli tế bào lớn.
– Vôi hóa rải rác có thể gặp trong lao, giun chỉ, sẹo từ tế bào mầm thoái triển hoặc chấn thương.
– Hình ảnh siêu âm nhiều ổ 1-3mm, tăng âm, lan tỏa rải rác không đều trong nhu mô tinh hoàn, hiếm khi kèm bóng cản, đôi khi thấy hình đuôi sao chổi, có thể xảy ra ở cả hai bên tinh hoàn.

[gallery columns="5" link="file" ids="25509,33044,151243,151244,155300,155307,155481,169729,178606"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59466,59467,59468,59469,59470"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59474,59471,59472,59473"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="100719,100720,100721"]

=> Case lâm sàng 4:

[playlist type="video" ids="90216,90217,90218"]

– Nốt vôi hóa riêng lẻ: ít hơn năm nốt vôi hóa trong mỗi tinh hoàn, có thể lành tính liên quan tới viêm nhiễm, gralunoma hoặc mạch máu.


– Vôi hóa ngoài tinh hoàn: phát sinh từ bề mặt màng ngoài tinh và có thể bong ra di chuyển giữa hai lớp của màng này. Nguyên nhân có thể do viêm màng ngoài tinh, xoắn mấu phụ tinh hoàn hoặc mào tinh. Thường gặp kèm tràn dịch màng ngoài tinh.

[gallery link="file" ids="25522,25523,25524"]

6. U dạng tuyến mào tinh

– U dạng tuyến mào tinh (Adenomatoid) là u đặc hay gặp nhất của mào tinh.
– Tuổi mắc bệnh thường > 20 tuổi, trung bình 36 tuổi.
– Vị trí:
+ Mào tinh hoàn, phổ biến nhất ở đuôi mào tinh.
+ Bao trắng.
+ Hiếm gặp trong tinh hoàn.
– Kích thước 5mm tới 5cm.
– Đặc điểm hình ảnh:
+ Khối hình tròn hoặc hình trứng, ranh giới rõ.
+ Mức độ hồi âm thay đổi.
+ Doppler: thường không có tăng sinh mạch.

[gallery columns="4" link="file" ids="178714,155447,59021,178713"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59009,59010,59011,59012"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59013,59014,59016,59015"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="59017,59018,59019,59020"]

IV. Bệnh lý ngoài tinh hoàn

1. Tràn dịch màng tinh hoàn

– Tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele / hematocele / pyocele)​ là tình trạng tích tụ dịch bất thường bên trong ống bẹn và/hoặc bìu.
– Bìu bình thường chứa vài ml thanh dịch nằm giữa các lớp của màng tinh hoàn. Dịch màng ngoài tinh là tình trạng lắng đọng thanh dịch nhiều hơn mức bình thường
– Nguyên nhân:
+ Bẩm sinh do đóng không hoàn toàn của ống phúc tinh mạc gây ra sự tồn tại nối thông giữa túi cùng bìu và khoang phúc mạc, thường ở trẻ < 18 tháng tuổi.
+ Mắc phải: chấn thương, khối u, viêm mào tinh – tinh hoàn, xoắn tinh hoàn.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Biểu hiện cấu trúc trống âm dạng dịch bao quanh tinh hoàn chủ yếu mặt trước bên, ngoại trừ vùng trần nơi màng bao tinh hoàn không che phủ tinh hoàn và dính vào màng tinh hoàn.
+ Một số trường hợp có thể gặp mức lắng đọng dịch – dịch do các tinh thể fibrin và mỡ, di chuyển tự do trong vùng tràn dịch.
+ Trường hợp tụ mủ do vỡ apxe vào khoang màng ngoài tinh, có thể có vách bên trong lớp tụ dịch, dịch không đồng nhất, có thể kèm theo hình ảnh tăng âm kèm bóng lưng bẩn của khí.
+ Dày màng bao, có vách và vôi hóa có thể gặp trong trường hợp mạn tính.

[gallery link="file" columns="5" ids="178777,178778,178779,178780,178781,155380,155418,155419,155420,155806,155903,178681,178683"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="58940,58941,58942"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="58943,58944,58945"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="59004,59005,59006,59007"]

2. Giãn tĩnh mạch tinh

– Là sự giãn bất thường, ngoằn ngoèo và dài của đám rối tĩnh mạch hình dây leo phía sau của tinh hoàn, đi cùng với mào tinh hoàn và ống dẫn tinh trong thừng tinh.
– Đường kính của tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch hình dây leo bình thường 0.5-1.5mm, với tĩnh mạch dẫn lưu có thể giãn tới 2mm.
– 80% gặp ở bên trái. 15% ở cả hai bên.

combined-varicocele-pic-1400x1341

– Phân loại:
+ Nguyên phát: thường do suy van tĩnh mạch thừng tinh gây trào ngược, thường gặp ở đàn ông vô sinh. 98% giãn loại này ở bên trái do dẫn lưu tĩnh mạch tinh trái đổ về tĩnh mạch thận trái thường dài hơn bên phải. Các búi giãn tĩnh mạch thường nổi rõ khi bệnh nhân đứng hoặc làm nghiệm pháp Valsalva hoặc có thể xẹp khi bệnh nhân nằm ngửa. Giãn nguyên phát hai bên chiếm 70% các trường hợp.
+ Thứ phát: do tăng áp lực trong tĩnh mạch thừng tinh hoặc các nhánh do nguyên nhân như thận ứ nước nặng, gan to, khối ổ bụng chèn ép. Hình ảnh giãn tĩnh mạch thứ phát thường không bị ảnh hưởng khi thay đổi tư thế.
– Lâm sàng: sờ thấy thừng tinh và mào tinh lộn xộn, ấn xẹp và to lên ở tư thế đứng.
– Hình ảnh siêu âm:
+ Biểu hiện các cấu trúc trống âm dạng hình ống, ngoằn ngoèo, đường kính > 2-3mm, thường nằm gần cực trên tinh hoàn và đầu mào tinh.

[gallery link="file" columns="4" ids="178670,155899,87504,59074,75644,160143,37258,37259,37260,37261,155808"]

+ Khi làm nghiệm pháp Valsalva hoặc chuyển tư thế đứng: đường kính tĩnh mạch phải tăng ít nhất > 1mm, có dòng trào ngược. Sóng đảo chiều > 500ms.

[gallery link="file" columns="5" ids="151250,38125,38124,38123,38122,38121,38128,155393,155424,155423"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59024,59025,59026,59027,59028"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59029,59030,59031,59032,59033"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59034,59035,59036,59037,59038"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="59039,59042,59040,59041"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59043,59044,59047,59045,59046"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="59048,59049,59050,59051,59052"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="59056,59054,59055,59053,59057"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="4" ids="59058,59060,59059,59061"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="2" ids="96613,96614"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" columns="5" ids="127003,127005,127006,127008,127009"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="4" ids="151896,151897,151898,151899"]

=> Case lâm sàng 12:

[playlist type="video" ids="87505,87506,96615"]

+ Phân biệt ứ dịch tinh (Spermacocele): khó ấn xẹp khi sử dụng nghiệm pháp ấn đầu dò, không có tín hiệu Doppler.

– Phân loại Sarteschi
+ Độ 1: Có dòng trào ngược của thừng tinh đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava.
+ Độ 2: Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) ở cực trên tinh hoàn.
+ Độ 3: Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.
+ Độ 4: Giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsava ở tư thế nằm.
+ Độ 5: Giãn, có dòng trào ngược ngay cả không làm nghiệm pháp Valsava.

V. Bệnh lý cấp cứu

1. Thoát vị bẹn bìu

20333974_l
– Cấu trúc thoát vị có thể là ruột non, đại tràng hoặc mạc nối.
– Sự hiện diện của quai ruột trong túi thoát vị có thể được khẳng định bằng sự có mặt của các van hồi quy trên thành ruột và hình ảnh nhu động ruột.
– Cấu trúc tăng âm mạnh trong bìu có thể do thành phần mạc nối trong tổ chức thoát vị hoặc do khối u chứa mỡ => chẩn đoán phân biệt.
– Xác định cổ túi thoát vị vùng ống bẹn, đánh giá mức độ rộng hoặc hẹp của cổ túi => tiên lượng nguy cơ nghẹt.
– Khi các quai ruột trong bìu giãn, nhu động khó đánh giá => hình ảnh khí với tăng cường âm mạnh kèm bóng lưng bẩn => Chẩn đoán phân biệt với khí trong bìu do các apxe từ ổ bụng có vi khuẩn sinh hơi.

[gallery link="file" columns="5" ids="178769,24897,24898,24899,24900"]

– Thoát vị bẹn trực tiếp:
+ Túi thoát vị nhô ra qua tam giác Hesselbach. Giới hạn của tam giác Hesselbach là ống bẹn (ở phía dưới), mạch thượng vị dưới (ở phía ngoài – nhánh bên của động mạch chậu ngoài) và mép ngoài của cơ bụng thẳng (ở trong).
+ Túi thoát vị phía trên dây chằng bẹn, nhô lên phía trên trong nơi xuất phát của mạch thượng vị dưới.
+ Túi thoát vị nằm phía trước củ mu.
+ Thoát vị nhỏ có thể giảm khi bệnh nhân nằm ngửa => bỏ qua trên cắt lớp vi tính.
+ Trong ống bẹn, túi thoát vị đè ép các thành phần trong ống bẹn, tổ chức mỡ của ống bẹn bị đè ép, di lệch sang bên, có dạng hình lưỡi liềm (Lateral crescent sign).
– Thoát vị bẹn gián tiếp:
+ Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc phải (yếu cơ vòng bẹn trong).
+ Túi thoát vị nhô ra bên ngoài tam giác Hesselbach, phía trên ngoài mạch máu thượng vị dưới.
+ Ống bẹn được mở rộng, các thành phần của nó không rõ ràng.

Thoát vị bẹn trực tiếp - gián tiếp

– Thoát vị đùi:
+ Ít gặp hơn thoát vị bẹn (2-4% thoát vị bẹn), thường gặp ở nữ gấp 4 lần nam giới.
+ Do cổ thoát vị hẹp => tỷ lệ biến chứng nghẹt cao.
+ Ống đùi nằm phía trong tĩnh mạch đùi, dưới dây chằng bẹn, thường chứa mỡ và bạch huyết.
+ Cổ thoát vị đùi phía dưới dây chằng bẹn và mạch thượng vị dưới.
+ Túi thoát vị liên kết chặt chẽ với đường đi tĩnh mạch đùi => gây xẹp tĩnh mạch đùi.
+ Túi thoát vị nằm phía sau củ mu.

Thoát vị đùi

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="61276,61277,61278,61279"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="61280,61281,61282,61283"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="61285,61286,61288,61287,61284"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="61289,61290,61291,61292"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="61293,61294,61295,61296"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="61297,61298,61299,61300,61301"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="61306,61305,61304,61302,61303"]

=> Xem bài “Thoát vị thành bụng”

2. Xoắn tinh hoàn

Screenshot_17

– Phân loại:
+ Xoắn trong bao: là loại thường gặp nhất, xảy ra hầu hết ở tuổi dậy thì. Xoắn này do chỗ treo bất thường của tinh hoàn bằng một cuống dài của thừng tinh.
+ Xoắn ngoài bao: thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do tính di động của toàn bộ màng tinh hoàn tạo xoắn tinh hoàn và lớp bao ngang vòng ngoài.

– Lâm sàng: biểu hiện đau dữ dội vùng bìu, nôn hoặc buồn nôn, thăm khám nhấc bìu lên không thấy đau => phân biệt với viêm tinh hoàn nhấc bìu lên sẽ đỡ đau. Tinh hoàn lên cao, có thể nằm ngang, ít di động. Tinh hoàn to hơn bên đối diện.

– Điều trị: tỷ lệ cứu sống tinh hoàn phụ thuộc khoảng thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện hiện triệu chứng đau tới khi phẫu thuật.
+ 80-100% < giờ
+ 76% < 6-12 giờ
+ 20% < 12-24 giờ
+ 0% > giờ

– Đặc điểm hình ảnh: phụ thuộc vào mức độ và thời gian xoắn.
– Giai đoạn cấp tính trong 1-6h:
+ Tinh hoàn tăng kích thước, cấu trúc âm không đồng nhất và giảm âm hơn so với tinh hoàn đối diện.
+ Có thể tăng kích thước mào tinh, âm không đều, có nốt tăng hoặc giảm âm trong mào tinh.
+ Ít gặp hơn là kích thước tinh hoàn bình thường.
+ Cấu trúc âm có thể tăng do hoại tử, chảy máu.
+ Phù nề thành bìu.
+ Có thể tràn dịch màng tinh hoàn.
+ Độ phản âm của tinh hoàn hoàn toàn bình thường là yếu tố dự báo khả năng sống sót của tinh hoàn. Độ phản âm giảm và không đồng nhất => tiên lượng xấu.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="4" link="file" ids="37237,37238,37239,37240"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="53198,53199,53200,53201,53202"]

– Giai đoạn bán cấp (1-10 ngày):
+ Trong 5 ngày đầu tinh hoàn vẫn tăng kích thước, giảm âm sau đó có thể biểu hiện nhồi máu khu trú hoặc lan tỏa.
+ Mào tinh hoàn vẫn tăng kích thước, cấu trúc âm tăng âm.
+ Có thể kèm theo tràn dịch màng tinh.

[gallery link="file" ids="37155,37156,37157"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="51730,51734,51731,51732,51733"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="61649,61650,61651,61652,61653"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="116837,116838,116839,116840,116841"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="153354,153356,153357,153358,153359"]

– Siêu âm Doppler:
+ Đánh giá Doppler là chìa khóa để chẩn đoán sớm xoắn tinh hoàn vì những thay đổi trong dòng chảy mạch máu được phát hiện trước khi phát hiện trên nhu mô. Dòng chảy không nhất thiết phải vắng mặt trong bối cảnh xoắn. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng cần phải xoắn 720° để làm tắc động mạch tinh hoàn.
+ Hình ảnh cuống xoắn. Dấu hiệu xoáy nước tại cuống xoắn.
+ Xoắn hoàn toàn: không thấy tín hiệu mạch tại mào tinh và tinh hoàn.
+ Xoắn không hoàn toàn: giảm tưới máu tinh hoàn và mào tinh, tín hiệu dòng chảy giảm, RI > 0.75.
+ Giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính: không có dòng chảy trong tinh hoàn và tăng dòng chảy trong các mô cạnh tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="5" ids="155352,155354,155355,155376,155413,75646,151247,151248,155203,155215,155217,155412,155793,155911,165991,178580"]

=> Case lâm sàng:

[gallery link="file" columns="4" ids="50150,50149,50148,50151,50147,50146,50152,50145"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59186,59185,59182,59183,59184"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59187,59188,59190,59189"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59191,59192,59193,59194,59195"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="59196,59198,59197,59199"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59202,59200,59201,59203,59204"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="59205,59208,59209,59207,59206"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="5" ids="59212,59213,59214,59211,59210"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="59215,59216,59217,59218,59219"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="5" ids="59220,59221,59222,59223,59224"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery link="file" columns="5" ids="59225,59228,59226,59227,59229"]

=> Case lâm sàng 11:

[gallery link="file" columns="5" ids="59231,59233,59234,59230,59232"]

=> Case lâm sàng 12:

[gallery link="file" columns="5" ids="59238,59235,59239,59236,59237"]

=> Case lâm sàng 13:

[gallery link="file" columns="4" ids="59240,59242,59241,59243"]

=> Case lâm sàng 14:

[gallery link="file" columns="5" ids="59244,59245,59246,59247,59248"]

=> Case lâm sàng 15:

[gallery link="file" columns="5" ids="59249,59250,59253,59252,59251"]

=> Case lâm sàng 16:

[gallery link="file" ids="85077,85078,85079"]

=> Case lâm sàng 17:

[gallery link="file" ids="96957,96958,96959,96960,96961,96962"]

=> Case lâm sàng 18:

[gallery link="file" ids="99504,99505,99506,99507,99508,99509"]

=> Case lâm sàng 19: Videos

[playlist type="video" ids="87804,109076,109077,109107,155263"]

3. Xoắn mấu phụ tinh hoàn

– Mấu phụ tinh hoàn (appendix testis) là di tích ống tuyến Muller, nằm ở cực trên tinh hoàn hoặc giữa tinh hoàn và mào tinh và dính vào màng bao tinh mạc.

[gallery link="file" columns="5" ids="155244,155451,155229,155175,155181,155183,155195,155201,155219,155221,155223,155225,155227,155246,155247,156297,156298"]

– Mấu phụ mào tinh (epididymal appendix) – di tích ống wolff, dính vào đầu mào tinh bởi cuống dài 1-12mm.

[gallery columns="2" link="file" ids="58938,155296"]

– Cả hai loại mấu phụ đều có cuống, nên có thể bị xoắn.
– Xoắn mấu phụ tinh hoàn, nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vùng bìu cấp ở trẻ tiền dậy thì, với tần suất 26-67%.
– Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng tương tự xoắn tinh hoàn hay viêm tinh hoàn mào tinh, nhưng thường không có buồn nôn hay nôn.
– Dấu hiệu lâm sàng điển hình: điểm đau nhất ở cực trên tinh hoàn, khối cạnh tinh hoàn chắc tròn, nhỏ, di động, đau và thường kèm đốm màu xanh nhạt ở da bìu (Blue dot sign).

– Hầu hết mấu phụ xoắn đều teo, triệu chứng biến mất với điều trị hỗ trợ (nghỉ ngơi, giảm đau, chườm lạnh). Mấu phụ xoắn sẽ nhồi máu hoại tử, đứt cuống và vôi hóa, tạo sỏi vùng bìu. Ngoại khoa chỉ thực hiện khi triệu chứng còn kéo dài hoặc không loại trừ được xoắn tinh hoàn.

– Đặc điểm hình ảnh:
+ Kích thước bình thường mấu phụ ≤ 4 mm. Kích thước > 6 mm => Xoắn
+ Bình thường mấu phụ hình bầu dục, khi xoắn => hình cầu do phù nề.
+ Xoắn < 24 giờ: Hồi âm kém kèm những đốm hồi âm dày
+ Xoắn > 24 giờ: Hồi âm thay đổi (kém, đồng hồi âm, hoặc hồi âm dày).
+ Doppler: Không tưới máu mấu phụ + Phản ứng tăng tưới máu quanh mấu phụ.
+ Thường thấy phản ứng tràn màng tinh và dày phù nề da bìu.

[gallery link="file" columns="4" ids="155241,155179,155185,178785,155187,155189,155193,155199,155204,155213,155232,155233,155237,155206,155433,155453"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="58922,58921,58919,58920"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="58924,58925,58923,58926"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="58928,58927,58930,58929,58931"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="58933,58935,58934,58932,58936"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="61312,61313,61314,61315,61316"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="155208,155209,155210"]

=> Clips xoắn mấu phụ:

[playlist type="video" ids="155265,155266"]

4. Viêm mào tinh – tinh hoàn

(Epididymitis / Edpdidmo-orchitis)

33452374_l

– Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn là tổn thương cấp tính ở bìu thường gặp nhất ở người trưởng thành. Thường thứ phát sau nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, nhiễm khuẩn huyết hoặc sau chấn thương.
– Lâm sàng: sưng đau vùng bìu, đau tăng nhanh sau 1-2 ngày, sờ nắn đau tăng, nhấc tinh hoàn lên sẽ giảm đau (phân biệt xoắn tinh hoàn).
– Viêm mào tinh hoàn:
+ Mào tinh hoàn tăng kích thước 2-3 lần so với bình thường, giai đoạn sớm thường gặp ở đuôi mào tinh.
+ Cấu trúc giảm âm, mật độ âm thô không đều do hiện tượng phù và chảy máu.
+ Dịch màng ngoài tinh thường gặp.
+ Doppler có tăng sinh mạch trong mào tinh.
+ Giai đoạn mạn: mào tinh hoàn tăng âm, tăng kích thước.
+ Viêm mào tinh hoàn tiến triển hoặc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu tĩnh mạch tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="4" ids="178650,155365,155366,155402,155404,155436,59068,155382,155438,155934,178645,178648"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="49974,49973,49972,49971,49970"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59149,59151,59152,59150"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59156,59154,59155,59157,59153"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="59161,59158,59159,59160"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="61321,61322,61318,61320,61319"]

– Viêm tinh hoàn / mào tinh:
+ Xâm lấn trực tiếp từ tổn thương viêm mào tinh hoàn tới tinh hoàn gặp trong 20% gọi là viêm mào tinh – tinh hoàn.
+ Tinh hoàn bị ảnh hưởng có thể viêm khu trú hoặc lan tỏa.
+ Dạng khu trú: vùng tinh hoàn có phản âm kém nằm cạnh mào tinh hoàn sưng to.
+ Dạng lan tỏa: tinh hoàn tăng kích thước lan tỏa với hồi âm không đồng nhất, bao trắng dày lên.
+ Có thể gây tổn thương mạch máu => thiếu máu cục bộ => nhồi máu tinh hoàn: biểu hiện các vùng vô mạch trong tinh hoàn sung huyết.
+ Biểu hiện viêm quanh tinh hoàn.
+ Doppler: tăng sinh mạch.

[gallery link="file" columns="4" ids="59069,155407,155408,155795"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="59103,59104,59105,59102,59106"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59111,59109,59110,59108,59107"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery columns="5" link="file" ids="59114,59112,59113,59115,59116"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59118,59119,59117,59120,59121"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59122,59124,59125,59123,59126"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="61324,61325,61326,61323"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="96948,96949,96950,96951,96952,96953"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="112869,112870,112871,112872,112873"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" columns="5" ids="116829,116830,116831,116832,116833"]

– Viêm tinh hoàn:
+ Viêm tinh hoàn nguyên phát do quai bị và thường xảy ra ở cả 2 bên tinh hoàn.
+ Tổn thương viêm tinh hoàn đơn độc thường hiếm.
+ Tổn thương tinh hoàn có thể khu trú hoặc lan tỏa, cấu trúc âm thường giảm, tinh hoàn tăng kích thước.
+ Doppler có tăng sinh mạch trong tinh hoàn.

[gallery link="file" columns="5" ids="155915,53099,53102,141360,155797"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59170,59169,59167,59168"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="59174,59171,59175,59172,59173"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59176,59177,59180,59178,59179"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="87642,87643,87644"] [playlist type="video" ids="87646,87647"]

– Biến chứng: hậu quả của thiếu máu kèm theo viêm mào tinh hoàn, tinh hoàn có thể tạo nguy cơ apxe tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn – mào tinh hoại thư lan tỏa.

[gallery link="file" columns="6" ids="155350,155369,155370,155395,155410,155799"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="59127,59129,59128"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="59130,59131,59132,59133"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="59134,59135,59136,59137"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59139,59142,59138,59141,59140"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59147,59143,59146,59145,59144"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="5" ids="108934,108935,108937,108938,108939,108940,108941,108942,108943,108944"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="145120,145121,145122,145123,145124,145125"]

– Thâm nhiễm mỡ, phù nề tổ chức mô mềm, apxe tổ chức mô mềm xung quanh.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="109030,109031,109033,109034,109035,109037"]

– Tổn thương thừng tinh phối hợp: viêm, apxe


– Viêm mào tinh hoàn mạn: thường trên bệnh nhân viêm mào tinh hoàn cấp không được điều trị triệt để. Siêu âm biểu hiện hình ảnh dày của lớp màng trắng, mào tinh bờ không đều. Vôi hóa màng trắng hoặc mào tinh. Tổn thương viêm khu trú tinh hoàn có thể biểu hiện tương tự khối u, nếu lan tỏa sẽ gây tinh hoàn to, bờ không đều, giảm âm lan tỏa.

5. Chấn thương tinh hoàn

http___sph.sagepub.com_content_early_2014_05_30_1941738114537786_F4.large_Xray.vn
– Khoảng 90% chấn thương tinh hoàn có thể hồi phục nếu được phẫu thuật trong 72h sau chấn thương. Chẩn đoán thường khó do việc đau và sưng tinh hoàn gây hạn chế thăm khám.
– Hình thái tổn thương:
+ Tụ máu màng tinh hoàn

[gallery link="file" columns="2" ids="25552,25553"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="59477,59479,59478,59480"]

+ Tụ máu trong tinh hoàn: ổ tụ máu khu trú hoặc lan tỏa, tăng hoặc giảm âm tùy thuộc giai đoạn khối máu tụ.

[gallery link="file" columns="5" ids="155298,59070,155314,155357,155374,155397,174050,25551,155358"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="86781,86782,86783,86784,86785"]

+ Vỡ tinh hoàn: đường vỡ trong nhu mô hoặc gây gián đoạn bờ tinh hoàn => ranh giới tinh hoàn không rõ, mất cấu trúc hình trứng.

[gallery link="file" ids="25554,25555,25556,25557,155802,178756"]

+ Mào tinh hoàn có thể đụng dập tụ máu hoặc tách rời khỏi tinh hoàn.

+ Đụng dập tụ máu dưới da bìu, tụ máu thừng tinh.

+ Doppler có thể thấy sự giảm tưới máu.

=> Case lâm sàng 1

[gallery link="file" ids="44702,44701,44700,44699,44698,44697"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="50004,50003,50002,50001,49999"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="59482,59481,59483,59484,59485"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="59486,59487,59488,59489,59490"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="5" ids="59491,59492,59493,59494,59495"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="59503,59504,59505,59506"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" ids="69346,69347,69348,69349,69351,69352"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" columns="5" ids="69353,69354,69355,69356,69357"]

6. Tinh hoàn lạc chỗ

– Tinh hoàn ẩn (Undescended testicle) hoặc tinh hoàn lạc chỗ (Cryptorchidism) là tinh hoàn không di chuyển vào vị trí thích hợp của nó trong túi da treo phía sau dương vật (bìu) trước khi bé trai sinh ra.
– Tinh hoàn bắt đầu quá trình di chuyển từ ống bẹn xuống bìu vào khoảng tuần 36 thai kỳ. Dây chằng bìu trải từ cực dưới tinh hoàn đến bìu và hướng dẫn tinh hoàn trong lộ trình di chuyển xuống, bình thường hoàn tất vào lúc sinh ra.
– 3,5% bé trai nặng hơn 2.5kg có một tinh hoàn không xuống, 10-25% trường hợp này xảy ra hai bên => con số này giảm 0,8% sau khoảng 1 năm tuổi. Tỷ lệ lạc chỗ tăng lên với trẻ thiểu dưỡng, có thể 100% ở trẻ < 1kg.
– Vị trí tinh hoàn lạc chỗ: có thể gặp bất kỳ vị trí nào dọc theo đường di chuyển của tinh hoàn từ sau phúc mạc tới bìu. 80% gặp ở vị trí ống bẹn. 10% gặp ở cả 2 bên. Xác định tinh hoàn ẩn rất quan trọng để ngăn ngừa hai biến chứng tiềm ẩn là vô sinh và ung thư. Tinh hoàn không xuống có nguy cơ biến đổi ác tính cao hơn 48 lần so với bình thường.
– Đặc điểm siêu âm:
+ Tinh hoàn ẩn thường nhỏ hơn so với tinh hoàn bình thường.
+ Có thể nhầm tinh hoàn ẩn với một hạch kích thước lớn => đường hồi âm của trung thất tinh hoàn giúp phân biệt.
+ Khối hình trứng, âm vang đồng nhất, ranh giới rõ.
+ Đồng hoặc giảm âm so với tinh hoàn bình thường.

[gallery link="file" columns="5" ids="178767,155318,33573,33572,33571"]

Tài liệu tham khảo

* Diagnostic Ultrasound – Carol Rumack Stephanie Wilson J. William Charboneau Deborah Levine
* 
Testicular Tumors: What Radiologists Need to Know—Differential Diagnosis, Staging, and Management – Courtney Coursey Moreno, MD William C. Small, MD
*
Ultrasonography of the scrotum in adults – Anna L. Kühn, Eduardo Scortegagna, Kristina M. Nowitzki
* Spermatic cord: the largely forgotten with much to say – A. P. Solano Romero, E. Parlorio de Andrés, A. Blanco Barrio
* Radiology Illustrated Uroradiology – Seung Heup Kim
* Approach to ultrasound of paediatric scrotal masses – J. C. M. Sitt, J. Abrigo, J. W. L. Yu
* Ultrasound evaluation of Scrotal pathology – C. Costa, M. Horta; Lisbon/PT
* Acute scrotum on US: a useful and practical guide for residents on call – M. D. M. Cordon Holzknecht
* US features of scrotal disorders: A pictorial essay – J. Saad
* Ultrasounds findings of acute male genitourinary pathology – M. Roquette Mateos
* Ultrasonography of pediatric scrotal masses – F.-E. BADI, A. O. DJIDDA, D. LAOUDIYI, K. Chbani, S. Salam, L. OUZIDANE; CASABLANCA/MA
* Ultrasound of the scrotum: what the radiologist needs to know – R. Ribeiro, A. E. A. G. Costa, M. Faustino; Vila Franca de Xira/PT
* Applied scrotal ultrasound anatomy and pathology:a pictorial review – S. Santos Magadán
* Scrotal ultrasound: A pictorial review of anatomical variants and pathologies – F. Bayam
* Scrotal ultrasound: a challenge for the radiologist – F. Cabrera Canal
* Acute scrotum in adults in the emergency department : Ultrasound findings – K. Melaki, V. Mellou, I. Antonakou, D. D. Cokkinos, I. kalogeropoulos; ATHENS/GR
* Diagnostic Accuracy of the “Extratesticular Mass Sign” in Partial and Intermittent Testicular Torsions – L. Rivera Valladares
* Testicular mimickers… not everything is malignant – R. Giovanetti González
* Doppler ultrasound. Key findings in testicular torsion – C. P. rincon
* Benign Extra testicular pathologies. A pictorial ultrasound overview – N. Poole, C. Chinake, E. Simpson, J. Richenberg, F. Cuthbert; Brighton/UK
* Radiological features of acute testicular pain – P. Anand
* Acute Scrotum Syndrome: Anatomy, differential diagnosis and radiological findings – A. P. Quispe Mauricio
* Testicular tumors: ultrasound diagnosis – S. Gallego García
* Role of radiological imaging in diagnosis of scrotal swellings – A. yousaf
* Ultrasounds findings of acute male genitourinary pathology – M. Roquette Mateos
* Pictorial Review: Sonographic Findings of Scrotal Emergencies – L. R. Rodriguez-Ortiz
* Imaging of Pediatric Testicular and Para-Testicular Tumors: A Pictural Review – Anne-Laure Hermann
* Ultrasound of the scrotum: what the radiologist needs to know – R. Ribeiro, A. E. A. G. Costa, M. Faustino; Vila Franca de Xira/PT
* Oddballs in balls and when to kick them out – ultrasonography of rare scrotal tumors – J. Grzelja, M. Simunovic, M. Mursic, S. Dobrota, I. Sjekavica; Zagreb/HR
* A Beginner’s Sonographic Review of Common Testicular Pathologies – S. S. Yeong; Singapore/SG

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

MRI Tuyến Vú | Bài giảng CĐHA
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt | Bài giảng CĐHA
Hội Chứng Fitz-Hugh-Curtis | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Sinh dục

guest
guest
58 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
04/12/2024 10:42 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/12/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
02/12/2024 10:17 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 2/12/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
01/12/2024 4:55 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 1/12/2024

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
22/02/2024 8:54 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 22/2/2024

Trả lời ↵
nguyenduchieu0198
nguyenduchieu0198
Thành viên
14/02/2024 3:48 chiều

Tất cả hình ảnh nên có chú thích tổn thương cho dễ nhận biết ạ.

Trả lời ↵
« Trang trước 1 … 9 10 11

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12654 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8478 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 1263 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN