• Giải Phẫu
  • Xương Khớp
  • Thần Kinh
  • Hô Hấp
  • Tim Mạch
  • Tiêu Hóa
  • Tiết Niệu
  • Sinh Dục

Xray.vn

Chẩn Đoán Hình Ảnh

Đăng ký Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵
  • Atlas Netter
    • Atlas Đầu cổ
    • Atlas Lồng ngực
    • Atlas Ổ bụng
    • Atlas Chậu hông
    • Atlas Cột sống
    • Atlas Chi trên
    • Atlas Chi dưới
  • Can Thiệp
  • Siêu Âm
  • Test CĐHA
    • Test Giải phẫu
    • Lý thuyết CĐHA
    • Giải phẫu X-quang
    • Case lâm sàng XQ
    • Case lâm sàng SA
    • Case lâm sàng CT
    • Case lâm sàng MRI
    • Giải trí Xray.vn
  • CASE
  • Đào Tạo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Trang chủ » Tim mạch » Bệnh Lý Mũi Xoang | Bài giảng CĐHA

Bệnh Lý Mũi Xoang | Bài giảng CĐHA

17/09/2023 ThS. Nguyễn Long 7 Bình luận  32163

Nội Dung Bài Giảng

  1. I. Giải phẫu
  2. II. Triệu chứng x-quang
    1. 1. Mờ xoang
    2. 2. Mức dịch – khí
    3. 3. Dày niêm mạc
    4. 4. Thay đổi thành xương
  3. III. Hình ảnh bệnh lý
    1. 1. Viêm xoang
    2. 2. Viêm xoang do nấm
    3. 3. Polyp mũi xoang
    4. 4. Nang nhầy
    5. 5. U nhú lành tính
    6. 6. U ác tính
    7. 7. Phì đại cuốn mũi
    8. 8. Xoang hơi cuốn mũi
    9. 9. Vẹo vách ngăn mũi
    10. 10. Tế bào xoang
  4. Tài liệu tham khảo

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoản
   
Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

I. Giải phẫu

* Xoang hàm
– Thuộc xương hàm trên
– Thành trước là mặt trước xương hàm trên
– Thành sau là mặt dưới xương thái dương của xương hàm trên
– Thành trong là thành ngoài hốc mũi
– Trần xoang là mặt ổ mắt của xương hàm trên.
– Nền là mỏm huyệt răng của xương hàm trên
– Lỗ thông đổ ra khe mũi giữa

* Xoang trán
– Thuộc xương trán
– Thành sau liên quan hố sọ trước
– Thành bên liên quan hốc mắt
– Gồm hai xoang phải và trái
– Xoang trán thông với khe mũi giữa bằng ống mũi trán.

* Xoang bướm
– Thuộc xương bướm
– Gồm hai xoang phải và trái, cách nhau bởi vách xoang.
– Lỗ thông đổ ra ngách mũi trên hay ngách mũi trên cùng

* Xoang sàng
– Thuộc xương sàng
– Gồm hai nhóm: xoang sàng trước và xoang sàng sau
– Nhóm sàng trước đổ vào khe mũi giữa
– Nhóm sàng sau đổ vào khe mũi trên

[gallery columns="4" link="file" ids="133532,63140,63141,63142,63143,63144,63145,63146,63147,63148,63149,63150,63151,63152,63153,63155,63156,63157,63158,63159,63160,63161,63162,63163"]

II. Triệu chứng x-quang

1. Mờ xoang

– Hình ảnh mờ, mất đi hình sáng bình thường của xoang
– Thông thường có thể dùng độ sáng của vùng ổ mắt để so sánh hoặc xoang đối bên để so sánh
– Mức độ mờ có thể nhiều , rõ hoặc chỉ mờ nhẹ, ít thay đổi
– Hình ảnh mờ xoang có thể do chất tiết trong viêm, chảy máu, dày niêm mạc, u…
– Xoang có thể mờ toàn bộ trong xuất tiết, tụ dịch, tụ máu hoặc mờ một phần do polyp, u

[gallery link="file" columns="4" ids="133632,133568,133575,133597,133598,133599,133600"]

2. Mức dịch – khí

– Do sự hiện diện đồng thời của khí và dịch trong xoang và hướng tia X đi song song với mặt phẳng chứa mức dịch khí
– Hình ảnh mức dịch – khí có thể gặp trong viêm, chấn thương

[gallery link="file" columns="5" ids="133633,133570,133563,133564,133578"]

3. Dày niêm mạc

– Bình thường niêm mạc xoang rất mỏng, khó xác định trên phim
– Viêm nhiễm có thể làm dày lớp niêm mạc xoang
– Mức độ dày nhiều hay ít, bề mặt niêm mạc đều hay không tùy thuộc bệnh lý

4. Thay đổi thành xương

– Thành xương của xoang thường rõ, dễ xác định
– Thành xương của xoang dày, xơ hóa trong viêm xoang mạn tính
– Thành xương hủy không đều trong viêm xương tủy xương, xâm lấn u
– Thành xương mất liên tục, gãy, biến dạng trong chấn thương

[gallery link="file" columns="2" ids="133611,133612"]

=> Case lâm sàng 1: u xoang hàm

[gallery link="file" ids="133602,133603,133604,133606,133607,133608"]

III. Hình ảnh bệnh lý

1. Viêm xoang

* Viêm xoang cấp
– Hình ảnh mờ xoang
– Dày niêm mạc khu trú
– Hình ảnh mức dịch – khí (rất đặc trưng)

[gallery link="file" columns="4" ids="133550,133589,133590,133591,133592,133593,133594,133595"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="133580,133581,133582,133583,133584,133586,133587"]

* Viêm xoang mạn
– Hình ảnh mờ xoang
– Dày niêm mạc xoang
– Hủy xương hay tăng sinh xương của thành xoang. Quá trình hủy xương có thể rất nặng nề , đặc biệt nếu kết hợp với Polyp kích thước lớn hay u nhầy

[gallery link="file" ids="133643,133507,133526"]

2. Viêm xoang do nấm

– Mỗi cơ quan thường có một loại nấm nào đó gây bệnh, riêng ở mũi xoang thường gặp nhất là nấm Aspergillus. Nấm Aspergillus có hơn 300 chủng loại nhưng chỉ có khoảng 7 loại gây bệnh cho người, đó là: Aspergillus fumigatus (90% gây bệnh cho xoang), flavus, glaucus, versicolor, nidulans, niger…
– Giai đoạn sớm thường thấy mờ xoang
– Giai đoạn muộn gây xâm lấn, hủy các cấu trúc lân cận => Tổn thương hốc mắt, xoang hang
– Có thể có ngấm vôi

[gallery link="file" ids="133661,133645,133616,133617,133618,133619"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="133622,133623,133624,133625,133626,133627,133628"]

3. Polyp mũi xoang

– U hay gặp nhất ở hốc mũi xoang
– Thường kết hợp: viêm mũi xoang dạng polyp, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, viêm mũi hóa chất
– Hình mờ khu trú, hình tròn, một hoặc nhiều nơi, lồi vào lòng xoang
– Thành xoang có thể bị đẩy, phình lớn và bào mòn xương
– Đôi khi có hủy xương nhiều, giống các bệnh ác tính

[gallery link="file" columns="5" ids="155994,133641,133647,133476,133477,133480,133475,133478,133479,133481,133482,133669,133663,133664"]

4. Nang nhầy

– Gặp khoảng 10%
– Nguyên nhân do tắc nghẽn lỗ thông của xoang, tích tụ chất bài tiết, dần dần làm phình lớn, bào mòn thành xoang
– Tần suất gặp: xoang trán, sàng, hàm, bướm

[gallery link="file" ids="77689,77690,77691"]

* Đặc điểm cắt lớp vi tính:
– Thành xoang phình lớn, biến dạng, bào mòn.
– Có thể vôi hóa ngoại vi.
– Dịch nhầy: có thể tỷ trọng thấp như nước hoặc tăng tỷ trọng không đều.
– Sau tiêm ngấm thuốc viền.

011-2

* Đặc điểm MRI
– Dịch nhầy có tín hiệu thay đổi tùy thuộc thành phần nước, dịch nhầy và protein.
– T1W: giảm tín hiệu (chủ yếu thành phần nước) hoặc tăng tín hiệu (thành phần protein).
– T2W: tăng tín hiệu.
– DWI: có thể hạn chế khuếch tán.
– Gado: có thể ngấm thuốc viền.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="77692,77693,77694,77695,77696"]

5. U nhú lành tính

– U nhú mũi xoang loại u thường gặp nhất trong các khối u lành tính mũi xoang, do quá sản lớp biểu mô mũi xoang, chiếm tỷ lệ 0,5-4% u mũi xoang.
– Tỷ lệ gặp không cao nhưng hay tái phát, có thể ung thư hóa, đặc biệt là thể đảo ngược.
– Giả thuyết về Human PapillomaVirus (HPV): là một loại vius phát triển ở người, có nhiều típ được tìm thấy, đặc biệt là HPV mũi xoang liên quan đến các típ sau:
+ Nhóm HPV 6, 11: thường gặp u nhú thông thường thanh quản, mũi xoang
+ Nhóm HPV 16, 18:Thường gây K hóa biểu mô.
– Khối tỷ trọng tổ chức, mật độ tương đối đồng nhất, không bắt nhiều thuốc cản quang, thường gây viêm tắc mũi xoang, có thể lan rộng vào trong xoang.
– Giai đoạn sớm có thể thấy giãn rộng, đẩy lồi xương.
– Nếu có phá hủy, tiêu xương, có thể K hóa hoặc thể đảo ngược.

[gallery link="file" ids="133439,133440,133529,133651,133666,133671"]

6. U ác tính

– Carcinoma tế bào vảy là loại hay gặp (90%)
– Vị trí: xoang hàm (80%) – xoang sàng (10%)
– Hình ảnh mờ xoang, hủy xương không đều, không có hình ảnh xơ đặc xương
– U thường xâm lấn xung quanh. Có thể xâm lấn trực tiếp vào hố chân bướm khẩu cái, hố thái dương, hốc mắt, hố sọ trước

[gallery link="file" columns="4" ids="133655,133656,133657,133658,133504,133673,133674,133675"]

7. Phì đại cuốn mũi

– Phì đại cuốn mũi (Turbinate Hypertrophy) là bệnh vùng mũi thường gặp, để chỉ hiện tượng cuốn mũi bị viêm sưng thường do chứng viêm khoang mũi kích thích lâu ngày gây nên và thường xuất hiện sau khi niêm mạc cuốn mũi phì đại dày mãn tính.
– Cuốn mũi phì đại gây nên các triệu chứng: tắc mũi, khó thở, chảy nước mũi, đau dây thần kinh sàng trước, đau vùng trán, khứu giác suy giảm…Về lâu dài, phì đại cuống mũi có thể khiến quá trình hô hấp, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
– Nguyên nhân
+ Kích thích của thuốc: Việc lạm dụng hay dùng thuốc nhỏ mũi không đúng cách, sẽ khiến vùng khoang mũi của bạn bị ảnh hưởng, tổn thương, cuốn mũi bị kích thích phát sinh sự phì đại.
+ Chất kích thích: Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá,… dùng lâu ngày sự kích thích sẽ tăng dần lên, nó có thể khiến cuốn mũi phát triển phì đại.
+ Bệnh đường hô hấp: Các bệnh như viêm xoang mũi, apxe vách ngăn mũi, viêm V.A mạn, viêm amidan mạn,… biến chứng cũng có thể khiến cuốn mũi phát triển 1 cách bất thường.
+ Viêm mũi mạn tính: mô sợi trong niêm mạc khoang mũi sẽ tăng sinh, dẫn đến cuốn mũi phì đại. Nguyên nhân này có thể sẽ bị chẩn đoán nhầm thành đau đầu dây thần kinh.

[gallery columns="4" link="file" ids="133466,133468,133469,133472,107918,133467,133470,133473"]

8. Xoang hơi cuốn mũi

– Dị hình hốc mũi là thay đổi về cấu trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong hốc mũi. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến chức năng sinh lý mũi xoang.
– Dị hình cuốn giữa là những biến đổi của cuốn giữa bao gồm các hình thái như xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa hai thùy, cuốn giữa xẻ đôi.
– Các dị hình cuốn giữa này thường gây ra những biến đổi về thông khí trong hốc mũi dẫn đến những rối loạn sinh lý và chức năng mũi xoang, đặc biêt là rối loạn về ngửi. Những dị hình này cũng có thể gây chèn ép vào khe giữa và khe trên làm rối loạn sự vân chuyển niêm dịch trong các xoang dẫn đến các bênh lý mũi xoang.
– Trong các dị hình cuốn giữa thì xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là môt dị hình rất hay gặp và gây ảnh hưởng đến con đường vận chuyển niêm dịch của hệ thống xoang trước. Do quá trình phát triển của các tế bào sàng, có môt tế bào sàng phát triển vào xương cuốn giữa và hình thành nên túi hơi cuốn giữa. Chính sự hình thành túi hơi này làm cho cuốn giữa to ra làm tắc nghẽn sự lưu thông, có thể gây ra đau đầu, chảy mũi, viêm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng…

[gallery columns="4" link="file" ids="133510,107915,133554,133638,133534,133461,133462,133463,133458,133459,133460,133464"]

9. Vẹo vách ngăn mũi

– Vẹo vách ngăn (Deviated Septum) là chỉ phần nằm ở phía trước và sau trong hốc mũi (cấu tạo bằng sụn, dài khoảng 5 cm có thể dùng tay sờ thấy được) bị vẹo sang bên, phát triển không bình thường. Người bị vẹo vách ngăn mũi thường mắc các bệnh về đường hô hấp trên gây hiện tượng ngủ ngáy… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

ff136081ce4ed144d8f966ac838e6243

– Phân loại:
+ Vẹo vách ngăn giản đơn: là hiện tượng vẹo vách ngăn do phần sụn bị cong kiểu mặt kính đồng hồ. Khi được giải phóng, tấm sụn này sẽ dãn ra và phẳng trở lại trong hầu hết các trường hợp.
+ Vách ngăn gập góc và chạm vào thành mũi xoang: hiện tượng này tạo nên một sự tắc nghẽn làm cản trở lưu thông không khí của mũi. Người bệnh thường phải dùng thuốc co hồi niêm mạc mũi.
+ Vẹo vách ngăn do gẫy xương: loại này thông thường tạo ra một mào xương ở phía sau ngang tầm xương lá mía. Mào này tạo nên một vách ngăn đúp do sự trượt của sụn tứ giác từ trước ra sau đến gần mặt dưới thân xương bướm. Mào xương này thường chạm vào xương cuốn dưới.

[gallery link="file" columns="4" ids="133536,133451,133636,133449,133454,133452,133450,133453"]

10. Tế bào xoang

* Tế bào Haller

– Tế bào Haller là một tế bào sàng trước, thuộc nhóm tế bào mỏm móc, nằm ở góc nhị diện của hốc mắt và thành trên xoang hàm.
– Vị trí: thường ở hai bên (89.2%), 1 bên (10.8%),
– Kích thước đường kính ngang 3-10mm
– Hình dạng: tròn hoặc bầu dục
– Tỷ lệ viêm xoang sàng trước ở bệnh nhân có tế bào Haller chiếm 80%, và tỉ lệ viêm xoang hàm ở bệnh nhân có tế bào haller chiếm 47%. Mặt khác tế bào Haller bị viêm cũng có khả năng gây viêm xoang hàm sàng trước mãn tính cao gấp 1,8 lần so với không có tế bào Haller hoặc tế bào không bị viêm.

[gallery columns="4" link="file" ids="133509,133538,133446,133444,133443,133447,133445,29561"]

* Tế bào Agger narsi
– Là loại tế bào tập trung nhiều nhất ở xoang sàng trước, kích thước có thể to nhỏ khác nhau.
– Kích thước có thể gây tắc nghẽn ngách trán.

* Tế bào Onodi
– Là loại tế bào tập trung nhiều nhất ở xoang sàng sau, trên xoang bướm, nằm ngay phía dưới chính giữa các dây thần kinh thị giác.

Tài liệu tham khảo

* Radiologic Features of Sinonasal Tumors – Kelly K. Koeller
* The opacified paranasal sinus: Approach and differential – Daniel F. Broderick, MD, FACR
* Evaluation of paranasal sinus diseases by computed tomography and its histopathological correlation – Sarabpreet Singh Kanwar, Mukta Mital, Prashant K Gupta, Sonal Saran, Nishtha Parashar, Akanksha Singh
* Imaging the Paranasal Sinuses: Where We Are and Where We Are Going – GIRISH M. FATTERPEKAR
* Radiologic Imaging in the Management of Sinusitis – KOLAWOLE S. OKUYEMI, M.D., M.P.H., and TERANCE T. TSUE, M.D.
* The Preoperative Sinus CT: Avoiding a “CLOSE” Call with Surgical Complications – William T. O’Brien, Sr , Stefan Hamelin, Erik K. Weitzel
* Imaging features of benign mass lesions in the nasal cavity and paranasal sinuses according to the 2017 WHO classification – Hiroyuki Tatekawa, Taro Shimono, Masahiko Ohsawa, Satoshi Doishita, Shinichi Sakamoto & Yukio Miki
* Digital Volume Tomography of the paranasal sinuses – T. Rodt, C. von Falck, S. Stolle, J. Weidemann, H. Rosenthal, F. Wacker; Hannover/DE
* Nasal Cavity Masses: clinico-radiologic collaborations, differential diagnosis by special clues – D. Yildirim, B. Gurpinar, O. Saglam; Istanbul/TR
* Anatomic variants of paranasal sinuses – A. Mesquita, S. Amante, M. Chaves
* Normal Anatomy and Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses on Computed Tomog raphy – Sanjay Vaid
* Communication issue – What should the radiologist report before functional endoscopic sinus surgery – A. M. Dobra, C. A. Badiu, A. Balint
* Patología de senos paranasales – A. I. Fernández Martín, R. Galvan Florez, J. F. Molina Granados
* Frontal sinsusitis and the relationship with frontal recess, concha bullosa and uncinate process: Multidetector computed tomography assisted study – J. K. Han, Y. T. Kim, S. S. Jo, S. W. Kim; Cheonan/KR
* High-density paranasal sinus images: CT evaluation – X. Pruna, V. Garriga, N. Ros, M. Cuadrado
* Paranasal sinus tumors: from small to extensive and everything in between – C. E. Desaga; Cluj Napoca/RO
* Paranasal sinus opacification: Imaging patterns in tumours and histological correlation – P. Hota, A. Nagadi, H. C. Chadaga

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Xem thêm bài giảng

Hướng Dẫn Đọc Phim XQ Ngực I Bài giảng CĐHA
Khối U Vùng Cổ | Bài giảng CĐHA
Bất Thường Bóng Tim | Bài giảng CĐHA

Danh mục: Tim mạch

guest
guest
7 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
13/05/2023 7:12 sáng

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 13/5/2023

Trả lời ↵
ThS. Nguyễn Long
ThS. Nguyễn Long
Admin
04/02/2023 3:21 chiều

# Cập nhật nội dung bài viết & Case lâm sàng 4/2/2023

Trả lời ↵
« Trang trước 1 2

Sidebar chính

Thư Viện Ca Lâm Sàng

  • Hô Hấp

    Hô Hấp (450)

  • Sinh Dục

    Sinh Dục (638)

  • Tai Mũi Họng

    Tai Mũi Họng (241)

  • Thần Kinh

    Thần Kinh (885)

  • Tiết Niệu

    Tiết Niệu (357)

  • Tiêu Hóa

    Tiêu Hóa (1445)

  • Tim Mạch

    Tim Mạch (170)

  • Xương Khớp

    Xương Khớp (544)

×

Thống Kê Website

  • » 352 Chủ Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • » 12654 Lượt Cập Nhật Bài Viết
  • » 8478 Tài Khoản Đã Đăng Ký
  • » 1424 Tài Khoản Đang Truy Cập

© 2014-2025 | HPMU Radiology

HƯỚNG DẪN   ĐĂNG KÝ & GIA HẠN