Nấm phổi hay nấm phế quản phổi là sự tăng sinh của nấm ở đường khí-phế quản và trong mô phổi. Các loại nấm gây bệnh ở phổi có thể biểu hiện thành dịch hay nhiễm trùng cơ hội. Nhiễm nấm cơ hội thường gây bệnh viêm phổi do nấm ở những bệnh nhân bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải ở hệ miễn dịch và các bệnh lý khác gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Trong đó, Aspergillus và Candida là hai loại thường gặp nhất. Ngoài ra có một số loại nấm khác cũng gây bệnh ở người: Actinomyces, Streptothrix, Torula….
BỆNH LÝ HỆ HÔ HẤP
Lao Phổi | Bài giảng CĐHA
Lao phổi (Pulmonary Tuberculosis) gây ra chủ yếu bởi trực khuẩn lao Mycobacteria Tuberculosis. Bệnh lây chủ yếu qua hít phải các bọt khí nhỏ chứa mầm bệnh. Ngoài phổi, lao còn gặp ở nhiều cơ quan khác như: tiết niệu, sinh dục, thần kinh, xương khớp…Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 260.000 trường hợp lao mới và 130.000 trường hợp BK dương tính. Bệnh có khuynh hướng gia tăng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch…
Dấu Hiệu X-Quang Ngực I Bài giảng CĐHA
Tài liệu tham khảo:
* Dấu hiệu X-Quang lồng ngực – Bs. Nguyễn Quý Khoáng
* Thực hành X-Quang ngực – TS. Nguyễn Văn Thành
* Bài giảng Chẩn đoán X-Quang – PGS.TS Phạm Ngọc Hoa
* Classic Signs in Thoracic Radiology – A. Manzella, P. Borba Filho, E. Marchiori
* Classic signs in thoracic computed tomography: a pictorial review – E. F. M. P. Negrao, B. S. D. Flor de Lima, J. Pinheiro Loureiro
* Signs in Thoracic Radiology : Role of radiographic signs in the present era – A. Mahajan; Mumbai/IN
Xẹp Phổi | Bài giảng CĐHA
Xẹp phổi (Atelectasis) là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan toả, làm mất thể tích phổi, đây có thể là một biến chứng của nhiều vấn đề về hô hấp. Chất nhầy trong đường hô hấp sau khi phẫu thuật, xơ nang, hít sặc từ ngoài, hen suyễn nặng và chấn thương ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến của xẹp phổi. Lượng mô phổi bị xẹp có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân…
Tràn Khí Màng Phổi | Bài giảng CĐHA
Tràn khí màng phổi (Pneumothorax) là hiện diện của khí bất thường trong khoang màng phổi, có thể 1 hoặc 2 bên. Có thể tạo áp lực dương trong khoang màng phổi do cơ chế van, khí đi vào mà không thoát ra được, gọi là tràn khí màng phổi áp lực, kèm với di lệch trung thất sang bên đối diện…